Phân biệt từ đơn với từ ghép, từ ghép với cụm từ trong tiếng Việt, lâu nay đối với học sinh, sinh viênvà giáo viên các trường phổ thông vẫn là một vấn đề còn nhiều vướng mắc.. Về việc ph
Trang 1Phân biệt từ đơn với từ ghép, từ ghép với cụm từ trong tiếng Việt, lâu nay đối với học sinh, sinh viên
và giáo viên các trường phổ thông vẫn là một vấn đề còn nhiều vướng mắc
Bằng cách nào để tháo gỡ dần những khó khăn vướng mắc trong việc phân biệt các đơn vị trên, đó là mục đích mà bài viết này đặt ra
1 Về việc phân biệt từ đơn với từ ghép
Trong Tiếng Việt, vấn đề này không khó khăn lắm, có thể căn cứ vào các định nghĩa về từ đơn, từ ghép dể nhận diện chúng Những hiện nay trong Việt ngữ học lại tồn tại hai quan điểm về từ đơn - từ ghép Đây chính
là cơ sở tạo ra cỏc cách phân loại khác nhau về vấn đề từ đơn - từ ghép
a) Quan điểm lấy đơn vị "tiếng" làm tiêu chí phân loại.
Quan điểm này dựa vào đặc trưng phân tiết tính của tiếng Việt mà cho rằng trong tiếng Việt, hình vị hoàn toàn
trùng với tiếng, nên mỗi tiếng là một hình vị Đại diện cho quan điểm lấy tiếng làm tiêu chí phân loại là GS
Nguyễn Tài Cẩn
Trên cơ sở của quan điểm này, các tác giả SGK Ngữ văn lớp 6 đưa ra định nghĩa: “Tiếng là đơn vị cấu tạo nên
từ Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức Những từ phức được tạo ra bằng
cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau được gọi là từ ghép Còn những từ phức có quan hệ láy
âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.” (Ngữ văn lớp 6, tập 1 - NXBGD 2003 - Trang 14)
b) Quan điểm lấy đơn vị "hình vị" là tiêu chí phân loại.
Đại diện cho quan điểm lấy hình vị làm tiêu chí phân loại là GS Đỗ Hữu Châu Các tác giả theo quan điểm theo quan điểm này đã căn cứ vào số lượng hình vị để phân chia từ tiếng Việt thành từ đơn (từ một hình vị) và từ phức (từ do hai hình vị trở lên tạo thành) Trong “Các bình diện của từ và từ tiếng Việt”, GS Đỗ Hữu Châu xác định : ”Các từ sẽ
được phân chia theo số lượng các hình vị tạo nên chúng Kết quả ở bước này sẽ cho các từ đơn và từ phức Từ
đơn là những từ được cấu tạo theo phương thức từ hóa, là những từ chỉ có một hình vị Từ phức là những từ do hơn
một hình vị tạo nên theo các phương thức phức hóa hiện hành trong tiếng Việt Từ phức lại được chia thành từ láy
và từ ghép.” (trang 169) Cũng theo quan điểm này, tiếng Việt là tiếng đơn âm tiết nên đa số hình vị trùng với tiếng -nhưng chỉ là đa số mà không phải toàn bộ Như vậy còn một số hình vị không trùng với tiếng Đó là những trường
hợp âm thuần Việt như : bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, chèo bẻo, ác là, mắc cọt, mồ hôi, bồ hóng, mà cả và một số từ vay mượn từ ngôn ngữ ấn Âu như: a-xít, cà-phê, lắc-lê, mô-tô, ô-tô, a-pa-tít, pô-pơ-lin
Các tác giả theo quan điểm lấy hình vị làm tiêu chí phân loại từ, xếp các phức thể trên vào loại từ đơn
đa âm - để phân biệt từ đơn đơn âm (gạo, nhà, đường, nước, trứng ) Các tác giả lấy tiếng làm tiêu chí phân loại xếp chúng vào từ ghép Bởi họ cho rằng: nghĩa của mỗi tiếng trong các phức thể như: bù nhìn, bồ kết, ễnh ương tuy ngày nay không giải thích được, nhưng xét về nguồn gốc thì cũng có thể trước đây nó vẫn có
nghĩa
Vậy tuy khác nhau về quan điểm nhưng sự không thống nhất khi xác định ranh giới từ đơn - từ ghép trên thực tế chỉ thu hẹp ở một số ít các từ (nêu trên) mà thôi, việc xếp chúng vào lại từ đơn hay từ ghép là đều
có lí do Hiểu như vậy giáo viên sẽ giải toả nỗi băn khoăn, hoài nghi về tính đúng - sai của vấn đề
2 Về việc phân biệt từ ghép với cụm từ
Việc phân biệt từ ghép với cụm từ khó khăn và nan giải hơn nhiều hơn so với việc phân biệt từ đơn - từ ghép Bởi vậy, từ trước tới nay, giới Việt ngữ học đã phải đề xuất khá nhiều tiêu chuẩn dùng làm chỗ dựa dể phân biệt từ ghép với cụm từ Cụ thể :
2.1 Dựa vào đặc điểm nghĩa và mối quan hệ giữa các yếu tố
a Về mối quan hệ giữa các yếu tố
- Một tổ hợp hình vị được coi là từ thì sự kết hợp giữa các hình vị đó phải rất chặt chẽ Việc tách các hình vị ra sẽ ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của từ
Ví dụ: học sinh, công nhân, nông dân, dưa chuột, dưa gang, ăn mặc là các từ ghép, không thể
“tách” hoặc “chen” thêm yếu tố nào vào giữa các từ đó
- Trong cụm từ: quan hệ các từ là quan hệ “lỏng” nên có thể “tách”, “chen” hay “mở rộng” cụm từ
Ví dụ: học giỏi học rất giỏi
cầm bút cầm cái bút
Trang 2b Về mặt ngữ nghĩa
- Đối với từ ghép: nghĩa của từ ghép là nghĩa tổng thể, tức là toàn bộ các hình vị trong từ hợp lại mới biểu thị một sự vật, hành động hay tính chất và nghĩa của từng hình vị trong từ ghép về cơ bản không giữ nguyên nghĩa gốc của nó
Ví dụ:
“ăn nói” là từ ghép (động từ) để chỉ một hoạt dộng nói năng chung, chứ không phải một tổ hợp từ gồm hai từ gộp lại : “ăn” + “nói”
“đầu ruồi” là từ ghép (danh từ) để chỉ đầu ngắm - một bộ phận của khẩu súng, chứ không phải là “đầu của con ruồi”
- Đối với cụm từ: nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa tổng cộng, tức là nghĩa của toàn cụm từ bằng nghĩa của từng từ cộng lại và nghĩa của từng từ về cơ bản vẫn giữ nguyên nghĩa gốc của chúng
Ví dụ:
Học giỏi = học (hoạt động) + giỏi (tính chất)
Cầm bút = cầm (hoạt động) + bút (sự vật)
2.2 Dựa vào khả năng cải biến của tổ hợp
Để phân biệt từ ghép với cụm từ, các nhà nghiên cứu còn đưa ra các thủ pháp cải biến, tức đem tổ hợp đang xét cải biến đi để xem các thành tố trong tổ hợp hoạt động với tư cách là thành tố của một chỉnh thể hay với tư cách là
những đơn vị riêng lẻ, lâm thời hợp lại Các thủ pháp cải biến thường hay được nhắc tới là: mở rộng , chen, thay
thế, rút gọn.
a Thủ pháp "mở rộng"
Nếu cho A, B là hai dơn vị đang xét thì khi thêm một yếu tố x vào tổ hợp AB:
- Nếu x có quan hệ với cả tổ hợp (A+B) thì tổ hợp đó là từ ghép
Ví dụ: học sinh những học sinh
học sinh giỏi
những và giỏi có quan hệ với toàn tổ hợp học sinh, vậy học sinh là từ ghép.
- Nếu x quan hệ với từng yếu tố A, B một cách riêng lẻ thì A, B là tổ hợp tự do
Ví dụ: cầm đũa, đang cầm đũa, đang cầm đũa ngà
đang chỉ có quan hệ trực tiếp với cầm, ngà chỉ quan hệ trực tiếp với “đũa” , vậy “cầm đũa” là tổ hợp từ tự do.
b Thủ pháp "chen"
Nếu x chen vào giữa tổ hợp thep sơ đồ AxB thì AB là tổ hợp tự do Nếu không chen được thì AB là từ ghép
So sánh:
(1) Trong câu “Cho tôi đổi chiếc áo ngắn này lấy chiếc áo dài kia” thì “áo dài” cụm từ vì có thể chen từ “hơi” hay “rất” vào giữa thành “áo hơi dài” hay “áo rất dài”
(2) Trong câu “Cô thiếu nữ Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài truyền thống” thì áo dài là từ ghép vì không thể chen rất hay hơi vào giữa thành “áo rất dài” hoặc “áo hơi dài”.
c Thủ pháp thay thế
Dùng các yếu tố tương tự thay thế cho AB Nếu có thể thay thế dễ dàng AB thành A’B, AB’, A’B’, thì AB là cụm từ, nếu trái lại thì AB là từ ghép
(1) Trong câu “Mèo tha chân vịt” thì “chân vịt” là cụm từ tự do, vì có thể thay thế tổ hợp đó
thànhchân gà, đầu gà, đầu vịt
(2) Trong câu “Máy khâu bị hỏng chân vịt” thì “chân vịt” là từ ghép không thể thay thế bằng một tổ hợp khác tương đương
d Thủ pháp rút gọn
Một trong hai yếu tố A hoặc B nếu rút gọn được thì AB là cụm từ; nếu không rút gọn thì AB là từ ghép So sánh:
(1) ăn cơm ăn gì ? Có thể trả lời rút gọn : cơm ! ( +) ăn cơm : cụm từ tự do (2) nhà máy nhà gì ? Không thể trả lời rút gọn : máy ! (-) nhà máy: từ ghép
Trang 3Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại nhận thấy rằng các thủ pháp trên chỉ giúp phân biệt được từ ghép với cụm
từ trong một số hoản cảnh nhất định và chỉ phân biệt được khi tự nó đã chặt chẽ, rõ ràng: chúng là các từ ghép điển hình và các cụm từ điển hình Trên thực tế, các thủ pháp trên đã tỏ ra bất lực trong khá nhiều trường hợp
Ví dụ : nhà trẻ là từ ghép nhưng lại có thể chen một yếu tố thành “nhà giữ trẻ” Ngược lại như trường hợp
“bụng cóc”, “mắt bồ câu” dù không xen kẽ được nhưng mấy ai đã mạnh dạn cho chúng là từ ghép
3 Cần phải khoanh vùng các từ ghép để phân biệt các trường hợp điển hình với các trường hợp đáng ngờ
dễ lẫn với cụm từ.
3.1 Trường hợp từ ghép điển hình, bao gồm:
- Từ ghép có ít nhất một hình vị không độc lập, như: xanh lè, xanh ngắt, đỏ rực, đỏ ối, tròn xoe, thẳng
tuột, thẳng tắp, cứng đơ
- Từ ghép biệt lập: tai hồng, chân vịt (tàu thuỷ), đầu ruồi (súng), (quạt) tai voi, (giày) mõm nhái, (cổ) lá
sen
- Từ ghép hợp nghĩa phi cá thể : chợ búa, đường sá, thuyền bè, bếp núc, ăn nói, cơm nước, viết
lách
- Từ ghép phân nghĩa hai chiều điển hình: đảng viên, đoàn viên, đội viên, đảng uỷ, đảng bộ, đảng
tịch
- Từ ghép phân nghĩa một chiều do các hình vị có nghĩa tự do tạo nên nhưng chặt chẽ về hình thức
như:máy bay, nhà máy, xe đạp, xe hơi, xe hoả, máy tiện, máy bơm, máy nổ
Các trường hợp trên khó có thể nhầm lẫn với cụm từ nên có thể gạt ra ngoài vùng trong điểm rắc rối
3.2 Trường hợp từ ghép "đáng ngờ" dễ lẫn với cụm từ bao gồm:
a Trường hợp 1: cái nhà, cây tre, con gà, quyển sách, người thợ, vị chủ tịch, đứa em
Đây là trường hợp có cấu tạo : loại từ + danh từ biệt loại Loại này có khuôn ngữ pháp cố định (như từ ghép),
nhưng lại có bộ phận biến đổi được về từ vựng (như cụm từ): cái nhà, cái chổi, cái áo, cái quạt, con gà, con vịt, con chó, con mèo Nhưng về mặt ý nghĩa thì cả phức thể bao gồm: loại từ + danh từ mới biểu thị một sự
vật (như từ) Trường hợp 1 vừa mang đặc điểm của cụm từ lại vừa mang đặc điểm của từ ghép nên có tác giả cho là cụm từ (hay ngữ), có tác giả xếp vào từ ghép
b Trường hợp 2: niềm vui, nỗi buồn, sự hi sinh, việc nghiên cứu, vẻ đẹp, niềm tin
Đây là trường hợp có cấu tạo: loại từ + vị từ
Trường hợp 2 này có đặc điểm giống trường hợp 1, nên có tác giả xếp vào loại cụm từ, có tác giả xếp vào loại từ ghép
c Trường hợp 3: hoa hồng, lò cao, chim non, sổ vàng
Các phức thể trên có cấu tạo: danh từ + tính từ Những phức thể loại này thường gồm hai hình vị tự do, có kết cấu không thật chặt chẽ, có thể tách, chen hay mở rộng, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể Vì vậy, xếp trường hợp 3 vào loại từ ghép hay cụm từ cũng phải căn cứ vào ngữ cảnh mà chúng xuất hiện
Ví dụ 1: Cô hái cho cháu cái hoa hồng vàng ấy
Trong ngữ cảnh trên, hoa hồng được dùng với ý nghĩa chỉ tên một loài hoa, như hoa cúc, hoa lan nên nó
là từ ghép
Ví dụ 2 : Cô hái cho cháu cái bông hoa to ấy
Cô hái cho cháu cái hoa tim tím ấy
Cô hái cho cháu cái hoa hồng ấy
Trường hợp này có thể tìm thấy sự tương đương của hồng với to và tim tím Do đó, hoa hồng ở đây là
cụm từ
Trang 4d Trường hợp 4 : nhà đạo diễn, nhà biên kịch, nhà đạo diễn điện ảnh, nhà soạn kịch cổ điển, nhà nghiên cứu văn học dân gian, tính tích cực, tính hiện thực, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa hiện thực, khoa học tự nhiên
Nếu so sánh các phức thể nhiều âm tiết ở trên với các phức thể song tiết kiểu như : nhà văn, nhà báo, nhà buôn, nhà sư thì thấy chúng tuy được xây dựng theo cùng một mẫu, nhưng khác nhau về số lượng âm
tiết Các hình thức hai âm tiết có tính chặt chẽ hơn, có giá trị từ ghép rõ hơn Với các hình thức ba, bốn âm tiết, nhiều người nghiên cứu cho rằng chúng gần với cụm từ nhiều hơn và có thể xem chúng là những ngữ cố định Nhưng một số nhà nghiên cứu khác khẳng định rằng mặc dầu có những đặc điểm của cụm từ (số lượng
âm tiết dài, kết cấu giống cụm từ), nhưng điều quan trọng là từ - ngữ nghĩa của chúng là từ - ngữ nghĩa của từ
ghép như các từ ghép khác cùng kiểu (kiểu phân nghĩa một chiều như : nhà văn, nhà báo, nhà buôn ) cho
nên tư cách từ ghép của chúng là rõ ràng
e Trường hợp 5: mắt lươn, mắt phượng, mắt ốc nhồi, mũi sư tử, mũi lõ, mũi diều hâu, cười ruồi, cười khẩy, cười nhạt, mát tay, vui tính
Đây là trường hợp phức thể gồm hai đơn vị, kết cấu khá chặt chẽ, rất giống từ ghép phân nghĩa
Nhưng các đơn vị trung tâm : mắt, mũi, cười, mát, vui về cơ bản vẫn giữ nguyên ý nghĩa khái quát của nó
(giống cụm từ) Do đó có thể coi loại này là những đơn vị trung gian giữa từ ghép với ngữ cố định
Ngoài 5 trường hợp “đáng ngờ” trên, tiếng Việt còn nhiều trường hợp khác rất khó xác định tư cách từ ghép hay cụm từ Theo GS Đỗ Hữu Châu thì “ở vùng này có sự “thẩm thấu” những đặc tính cụm từ sang từ và ngược lại Bản chất của những hiện tượng “đáng ngờ”, trung gian là như thế” (Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt, NXB KHXH, 1986, trang 226) Giáo viên cần phân biệt các từ ghép điển hình với các trường hợp trung gian Khi giảng dạy, nên chọn các trường hợp điển hình Với các trường hợp trung gian, cần hiểu được hướng phân loại và bản chất của chúng để không cảm thấy lúng túng, đặc biệt không đánh đồng trường hợp trung gian với trường hợp
cụm từ đích thực như :học giỏi, cầm bút, nhà trên, nhà ngang, nóc bếp
Tài liệu tham khảo
1 Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nhà xuất bản KHXH, 1986.
2 Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
3 Ngữ văn lớp 6, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
4 Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992.