Ngày soạn: 7/3/2013 Ngày dạy: 12/3/2013 Phân môn: Giảng văn Tiết: 96 TÔI YÊU EM A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp học sinh: - Kiến thức: + Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ. + Nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm súc. - Kĩ năng: + Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. + Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ. - Thái độ: Cách ứng xử cao thượng trong cuộc sống. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK Ngữ văn 11 tập 2 (chuẩn) - Thiết kế bài học Ngữ văn 11 tập 2 C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: D. NỘI DUNG BÀI GIẢNG: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. GV đặt câu hỏi: + Thông qua sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu đôi nét tóm tắt về Pu-skin? - HS suy nghĩ trả lời. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Pu-skin (1799-1837), ông được mệh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”. Ông là một thi sĩ lừng danh (hơn 800 bài thơ Em hãy cho cô biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Hoạt động 2: Đọc và cảm nhận chung bài thơ. GV giới thiệu cho học sinh bản dịch nghĩa và cho HS đọc thầm bản dịch nghĩa, dịch thơ. HS suy nghĩ trả lời: Bài thơ là lời giãi bày trực tiếp, bộc bạch nồng nàn, tha thiết, lúc sôi nổi, mạnh mẽ, lúc dịu nhẹ, lắng sâu của một trái tim yêu đơn phương, vô vọng. Cảm tình). Ngoài ra Pu-skin còn ghi dấu ấn với tiểu thuyết, trường ca, truyện ngắn, ngụ ngôn. Các tác phẩm của Pu- skin thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn Nga khao khát TỰ DO, TÌNH YÊU. Văn chương Pu-skin là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, cuộc sống giản dị. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Ép-ghê- nhi Ô-nhê-ghin, Người tù Cáp-ca-dơ, Cô tiểu thư nông dân, Con đầm bích… 2. Bài thơ “Tôi yêu em” Là bài thơ trữ tình nổi tiếng của Pu-skin và thế giới. Ra đời vào mùa hè năm 1829, khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Pu- skin với A.A Ô-lê-nhi- na. Bài thơ không có nhan đề, nhan đề “Tôi yêu em” do người biên soạn đặt. Đọc, hiểu văn bản GV gọi một HS đọc diễn cảm bản dịch thơ và đặt câu hỏi: + Sau khi đọc diễn cảm bài thơ, em cảm nhận âm hưởng, cảm xúc bao trùm bài thơ là gì? (Âm hưởng, cảm xúc bài thơ như thế nào? Cụm từ nào được lặp lại nhiều nhất? Sự lặp lại đó mang đến cảm xúc như thế nào?) GV dẫn bài: Có thể thấy sự lặp lại ba lần của cụm từ “Tôi yêu em” không chỉ nhấn mạnh âm hưởng, cảm xúc chủ yếu của tác phẩm mà còn là “thông điệp tình yêu” của chàng trai, là “mã khoá” mở cánh cửa để người đọc bước vào thế giới nghệ thuật của thi phẩm. Em hãy xác định bố cục bài thơ dựa trên điệp khúc tình yêu đó? Hoạt động 3: Phân tích văn bản. GV đặt câu hỏi gợi mở, đặt câu hỏi: + Bài thơ mở đầu bằng cụm từ “Tôi yêu em”. So với bản dịch nghĩa, bản dịch thơ cụm xúc chủ đạo được thể hiện qua cụm từ “Tôi yêu em” lặp lại ba lần như một điệp khúc tình yêu. HS suy nghĩ trả lời: Theo điệp khúc “Tôi yêu em” , bài thơ tổ chức thành ba đoạn: + Đoạn 1: bốn câu đầu. + Đoạn 2: bốn câu cuối. HS trả lời: + Cụm từ “Tôi yêu em” mở đầu bản dịch thơ chưa thể hiện hết tinh thần của nguyên tác là “Tôi đã yêu em”. Người dịch đã bỏ qua từ “đã” chỉ thời quá khứ + Hai câu đầu giống như lời giãi bày, thổ lộ tình yêu của 1. Bốn câu đầu: lời giãi bày tình yêu của nhân vật trữ tình. “Tôi yêu em”: lời bày tỏ trực tiếp giản dị tính chất một chiều trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Đây cũng là cụm từ được nhắc nhiều nhất trong bài thơ. “Ngọn lửa tình”: tình cảm mãnh liệt của nhân vật trữ tình dành cho người yêu. từ này đã chuyển dịch hết nghĩa chưa? Vì sao? + Từ việc hiểu đầy đủ, đúng với nguyên bản như vậy, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu tiên? + Ngay từ đầu bài thơ nhân vật trữ tình đã thú nhận tình yêu một cách trực tiếp, ngắn gọn, giản dị. Tuy nhiên có người cho rằng lời bộc bạch ấy chính là khởi đầu của những mâu thuẫn giằng xé trong tâm hồn nhân vật trữ tình, có một cuộc đấu tranh giữa trái tim và lí trí trong con người nhà thơ. Em nghĩ như thế nào về ý kiến này? + Tại sao lại có sự mâu thuẫn này? Qua đây ta thấy quan niệm về tình yêu của Pu-skin như thế nào? chàng trai: Anh đã yêu em và bây giờ vẫn yêu, trái tim trong anh vẫn tiếp tục ngân rung theo năm tháng, vẫn đập những nhịp đập của tình yêu anh dành cho em. + Ta có thể thấy từ hai câu đầu đến hai câu 3-4 mạch thơ chuyển hướng đột ngột. Hai câu đầu nhân vật trữ tình thành thật bộc lộ tình cảm của mình, khẳng định tình yêu dành cho “em” vẫn chưa lụi tắt thì hai câu thơ tiếp theo nhân vật “anh” dứt khoát phải chối bỏ tình yêu, phải dập tắt “ngọn lửa tình” không để em bận lòng và buồn thêm nữa. Từ “không” được lặp hai lần tạo nên âm điệu mạnh mẽ, dứt khoát. Trong tâm hồn của nhân vật trữ tình có một cái tôi âm ỉ với tình yêu chưa tắt hẳn nhưng lại có một cái tôi dùng ý chí kiềm chế cảm xúc. + Nhân vật trữ tình muốn người yêu của mình được hạnh phúc, muốn người yêu của mình tìm được tình yêu đích thực của đời mình. “Nhưng” tạo bước ngoặc trong cảm xúc của nhân vật trữ tình mạch thơ chuyển từ chậm, ngập ngừng sang mạnh mẽ dứt khoát. Không để em “bận lòng”, “gợn bóng u hoài” nhân vật trữ tình từ bỏ tình yêu, dùng lí trí chế ngự tình cảm tâm trạng mâu thuẫn, đau khổ, giằng xé. Bốn câu đầu: nhân vật trữ tình – tôi khẳng định tình yêu vẫn còn nhưng đành lòng kìm lại mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí vì GV dẫn HS đi vào tìm hiểu bốn câu cuối: + GV gợi mở: Hai câu 3, 4 khép lại đoạn thứ nhất bằng sự kiểm soát mạnh mẽ của lí trí đối với tình cảm. Người đọc cảm thấy sự giảm nhiệt đáng kể của cảm xúc tình yêu thì bất ngờ điệp khúc “Tôi (đã) yêu em” lại xuất hiện mở đầu đoạn thơ tiếp. Theo em có biến động nào xảy ra trong tâm hồn nhân vật trữ tình? + Như vậy cảm xúc trong lòng của nhân vật trữ tình như những con sóng tràn bờ. Yêu thương say đắm Kìm nén chế ngựCảm xúc dâng trào. Theo dòng tình cảm đang trỗi dậy, nhân vật trữ tình đã bộc bạch nỗi lòng của mình như thế nào? Qua đó em cảm nhận thêm được gì về con người Vì thế nhân vật trữ tình đã tự chối bỏ tình yêu trong đau khổ. Qua đó ta thấy tình yêu đối với Pu-skin là tự nhiên, bắt nguồn từ hai phía, phải biết tôn trọng tình cảm của người mình yêu. HS suy nghĩ trả lời: + Đoạn hai của bài thơ được bắt đầu bởi cụm từ “Tôi (đã) yêu em”. Theo bản dịch nghĩa, câu 6 được hiểu là: (Tôi) “Bị dày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông”. Cấu trúc câu theo thể bị động. Nhân vật trữ tình chịu sự tác động của tình yêu. Cái tôi lí trí không thể kiểm soát, đè nén tình yêu đang dâng trào mạnh mẽ như những con sóng tràn bờ. + Bằng một thái độ thành thực, nhân vật trữ tình đã bộc bạch một tình cảm yêu đương cháy bỏng trong âm thầm; cuồng nhiệt trong vô vọng; đắm đuối đến bối rối, lo âu thấp thỏm; rụt rè lẫn trong hậm hực, ghen tuông. Sự xuất hiện liên tiếp của các cụm từ miêu tả tâm trạng, nhịp điệu không muốn gây phiền muộn cho người yêu. 2. Bốn câu cuối: các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình và lời chúc phúc chân thành , cao thượng. Cụm từ “ tôi yêu em” nhắc lại lần thứ hai nhấn mạnh tình yêu của nhân vật trữ tình. “Âm thầm”, “không hi vọng” mối tình đơn phương, trầm lặng. “Rụt rè”, “lòng ghen”: cung bậc cảm xúc, nỗi đau khắc khoải, sự tuyệt vọng trong mối tình đơn phương. Pu-skin trong tình yêu Trong câu thơ thứ 6, nhà thơ có nói đến lòng ghen. Nguyên văn dịch nghĩa là : “Bị dày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông” Em hãy đọc lĩ câu dịch nghĩa này để cảm nhận cái đúng hơn giọng điệu của nguyên tác. Từ đó, em có cảm nhận gì về cái ghen của nhân vật của các dòng thơ(…âm thầm/không hi vọng// Lúc rụt rè/khi hậm hực/lòng ghen) kết hợp với cấu trúc câu “lúc… khi” đã diễn tả một cách tinh tế những biến động dồn dập, sôi nổi nhưng cũng đầy sóng gió trong tâm hồn chàng trai đang yêu. + Qua hai câu thơ, những lớp song tình cảm ẩn chìm dưới đáy sâu tâm hồn nhân vật trữ tình đã phơi mở -> cho thấy trái tim nồng nàn, tràn trề sinh lực, một tâm hồn thành thật với tình yêu, một Puskin giàu tình cảm và rất chân thành, không né tránh mà đi thẳng vào những yếu đuối, bất lực, những góc khuất trong tâm hồn. Đối với Pu-skin ghen cũng là một biểu hiện của tình yêu. Nhưng trong giọng điệu của câu thơ ta cảm nhận được tâm trạng nặng nề, u ám, cảm giác ghen tuông có phần tiêu cực. Nhìn chung yêu và ghen là hai trạng thái đối lập nhưng thống nhất trong tình yêu. Ghen cũng là một biểu trữ tình và sự hờn ghen trong tình yêu nói chung? GV dẫn dắt HS tới hai câu thơ cuối: Điệp khúc thứ ba gắn liền với hai câu cuối. Tại sao nói hai câu cuối lại bất ngờ ẩn chứa nhiều ý vị? hiện của tình yêu. Tuy nhiên nếu đi quá giới hạn, nó sẽ khiên con người rơi vào sự thấp hèn, thậm chí biến con người thành quỷ dữ. Hai câu cuối cho thấy sự bất ngờ biểu hiện: mạch cảm xúc của bài thơ bị thay đổi đột ngột. Cảm xúc bị dồn nén ở “hậm hực”, “ghen tuông” được giải toả, nâng lên thành tình yêu “chân thành đằm thắm”. Tiết tấu câu thơ nhanh hơn, tươi sáng hơn. Câu này ẩn chứa nhiều ý vị vì đó là sự thăng hoa trong tình yêu. Nhân vật trữ tình vượt lên nỗi u buồn, lòng ích kỉ, ghen tuông để vươn tới cái cao cả trong tình yêu “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Lời chúc là lòng cao thượng của nhân vật trữ tình đã quên đi cái tôi của mình để nghĩ đến người yêu, ước mong nàng hạnh phúc -> Trong tình yêu, hạnh phúc không thuộc về một người mà thuộc về cả hai. Câu thơ cho thấy Cụm từ “tôi yêu em” nhắc lại lần thứ 3 khẳng định tình yêu tôi dành cho em là “chân thành”, “đằm thắm”. “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” lời chúc phúc cao thượng, vị tha của nhân vật trữ tình dù không được đáp lại nhưng vẫn cầu mong người yêu của mình được hạnh phúc. GV cho HS biết thêm: Thái độ cao thượng và trân trọng người tình cũng được thể hiện trong nhiều bài thơ của Pu-skin. Nhà thơ viết trong bản thảo bài “Trên đồi Gru-di-a đêm xuống: “Vẫn thuộc về em, anh lại yêu em Không hy vọng và không mong ước Như ngọn lửa hiến dâng, tình yêu anh thanh khiết Và dịu hiền như mơ ước gái đồng trinh” Ngắm nhìn cô gái đẹp, nhà thơ giãy bày tình cảm trong sáng, cao thượng: “Chân thành chúc cô cuộc đời hạnh phúc, Hồn tươi vui thoải mái vô tư, Tất cả -cả hạnh phúc của người cô lựa chọn, Người sẽ gọi cô là vợ của mình” một thái độ ứng xử trong tình yêu nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Trong chiều sâu của câu thơ dường như ta còn thấy ánh lên một sự khẳng định: Sẽ chẳng ai trên cõi đời này yêu em chân thành, mãnh liệt như anh. (Gởi K…,1832) Hoạt động 4: Tổng kết GV định hướng: Bài thơ gợi cho em những cảm nhận gì về tâm hồn Pu-skin và tình yêu thi sĩ? GV gợi mở giúp HS liên hệ rút ra bài học cuộc sống: Đánh giá bài thơ “Tôi yêu em” có người cho rằng bài thơ chỉ là sản phẩm của một tình yêu đơn phương, vô vọng của người nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp còn ngoài ra không có gì nữa cả. Em suy nghĩ thế nào về ý kiến này? GV hướng dẫn HS đánh giá đặc điểm nghệ thuật thơ Pu-skin: Ngoài đề tài tình yêu dễ thu hút mọi người thì thơ Pu- skin nói chung và “Tôi yêu em” nói riêng được bạn đọc thế giới yêu mến, thuộc lòng bởi lí do gì? Hoạt động 5: GV giao bài tập về nhà và hướng dẫn chuẩn bị bài mới. HS trả lời: “Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của một mối tình đơn phương, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn liệt, nhân hậu và vị tha Bài thơ là lời bộc bạch của mối tình đơn phương nhưng ngoài ra nó còn là quan niệm đúng đắn về tình yêu và thái độ ứng xử văn hoá trong tình yêu. Đó là bởi ngôn ngữ Pu- skin trong sáng, giản di, giàu nhạc điệu và trên hết là nhạc điệu của tâm hồn. III. Tổng kết: Nội dung: một tình yêu say đắm, mãnh liệt dù biết là đơn phương. Tuy rất yêu nhưng biết tự kìm chế vì người mình yêu. Một tình yêu nhiều cung bậc nhưng tỉnh táo, ứng xử một cách cao thượng. Nghệ thuật: ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc. Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân ngập ngừng, khi kiên quyết, day dứt… HS học thuộc phần dịch thơ, nắm được ý chính của bản dịch nghĩa. Nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Chuẩn bị soạn bài “Bài thơ số 28” -HS thực hiện theo yêu cầu của GV E. NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN Phú Yên, ngày 7 tháng 3 năm 2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Cô Phạm Thị Hạnh Tạ Nguyễn Diệu Huyền . cụm xúc chủ đạo được thể hiện qua cụm từ Tôi yêu em lặp lại ba lần như một điệp khúc tình yêu. HS suy nghĩ trả lời: Theo điệp khúc Tôi yêu em , bài thơ tổ chức thành ba đoạn: + Đoạn. cái cao cả trong tình yêu “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em . Lời chúc là lòng cao thượng của nhân vật trữ tình đã quên đi cái tôi của mình để nghĩ đến người yêu, ước mong nàng hạnh. -> Trong tình yêu, hạnh phúc không thuộc về một người mà thuộc về cả hai. Câu thơ cho thấy Cụm từ tôi yêu em nhắc lại lần thứ 3 khẳng định tình yêu tôi dành cho em là “chân thành”,