Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
256 KB
Nội dung
TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH TRÀ VINH BAN TỔ CHỨC HỘI THI BỘ CÂU HỎI – ĐÁP ÁN Hội thi tìm hiểu kiến thức phòng, chống HIV/AIDS và Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 Tháng 4 năm 2013 Phần 1 1 KIẾN THỨC CHUNG HIV/AIDS, LÂY TRUYỀN HIV VÀ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV Câu 1: Trong cơ thể người nhiễm HIV/AIDS người ta tìm thấy HIV ở đâu?, HIV lây truyền và không lây truyền như thế nào? Trả lời: 1. Trong cơ thể người nhiễm HIV/AIDS, người ta tìm thấy HIV ở trong máu, trong dịch đường sinh dục, sữa mẹ, nước bọt, nước mắt, nước mũi, nước tiểu, mồ hôi …Tuy nhiên, chỉ có máu, dịch đường sinh dục, sữa mẹ mới có đủ lượng HIV để làm lây truyền HIV cho người khác; còn nước bọt, nước mắt, nước mũi, nước tiểu, mồ hôi thì không làm lây truyền HIV. Như vậy: 2. HIV lây truyền từ người nhiễm HIV/AIDS sang người khác qua 3 đường: Đường máu, đường sinh dục và đường lây truyền từ mẹ sang con. 3. HIV không lây truyền qua sinh hoạt bình thường hàng ngày và các tiếp xúc thông thường như: Ăn uống chung, bắt tay, ôm hôn, ngồi chung ghế, mặc chung quần áo, ngủ chung giường … Câu 2: Bạn biết được những gì về các đặc điểm của HIV ? Trả lời: Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng HIV có các đặc điểm sau đây: 1. HIV sẽ bị tiêu diệt khi luộc sôi từ 20 phút trở lên. 2. HIV sẽ bị tiêu diệt khi ngâm trong dung dịch khử trùng như: Cồn 70 độ, Cloramin B 1%, nước Javen 1% từ 30 phút trở lên 3. HIV có thể sống đến 7 ngày trong máu dính ở đầu bơm - kim tiêm. Do đó nếu chỉ xử lý kim tiêm thì chưa đủ để loại bỏ các nguy cơ lây nhiễm HIV. 4. HIV có thể sống đến 3 ngày trong máu nhiễm HIV để ngoài môi trường. 5. Nhiệt độ dưới O 0 , tia X, tia cực tím cũng không tiêu diệt được HIV. 6. HIV có thể tồn tại trong xác chết của bệnh nhân AIDS đến 24 giờ. Câu 3: Tại sao nói người nghiện chích ma túy rất dễ bị lây nhiễm HIV? Trả lời: Người nghiện chích ma túy rất dễ bị lây nhiễm HIV tại vì họ thường thực hiện các hành vi không an toàn như: 1. Dùng chung bơm kim tiêm và dụng cụ pha thuốc không được khử trùng, trong khi HIV sống được trong máu nằm ở đầu bơm kim tiêm lâu đến 7 ngày. 2. Người nghiện ma túy thường mất khã năng kiểm soát hành vi của mình, nên khi hệ tình dục và thường không sử dụng BCS. 3. Tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy thường rất cao nên khả năng lây nhiễm HIV từ bạn nghiện hoặc bạn tình của mình là rất lớn. 4. Người nghiện ma túy đã nhiễm HIV, nếu tiếp tục tiêm chích sẽ rất nguy hiểm vì sẽ lây nhiễm HIV sang người khác, riêng bản thân họ cũng sẽ bị bội nhiễm 2 các bệnh nhiễm trùng khác làm cho tình trạng nhiễm HIV của họ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS và tử vong. 5. Họ thiếu hiểu biết kiến thức về lây nhiễm và dự phòng lây nhiễm HIV. Câu 4: Tại sao nói người bán dâm – mua dâm rất dễ bị lây nhiễm HIV? Trả lời: Người bán dâm – mua dâm rất dễ bị lây nhiễm HIV là vì: 1. Người bán dâm (bao gồm cả mua dâm) nói chung do quan hệ tình dục với nhiều người nên xác suất gặp phải người nhiễm HIV là rất cao. Cũng do họ quan hệ tình dục với nhiều người nên dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Lậu, giang mai, loét hạ cam, mồng gà … mà những bệnh này lây nhiễm thường song hành lây nhiễm cùng với HIV. 2. Phụ nữ bán dâm do quan hệ tình dục nhiều lần, quan hệ tình dục không tình yêu nên dễ làm trầy xước niêm mạc đường sinh dục, do đó rất dễ bị lây nhiễm HIV vì HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước. 3. Người bán dâm Nam – Nam: quan hệ tình dục qua hậu môn nên dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn - trực tràng, do đó cũng dễ bị lây nhiễm HIV hơn. 4. Người bán dâm do lệ thuộc vào người mua dâm nên thường ít hoặc không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đây là yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm HIV. 5. Trong trường hợp mua – bán dâm có tính bạo lực tình dục thì cũng dễ làm trầy xước niêm mạc đường sinh dục, do đó dễ bị lây nhiễm HIV. Câu 5: Bạn biết gì về điều trị bệnh nhân AIDS bằng thuốc kháng HIV (ARV) ? Trả lời: 1. Điều trị bệnh nhân AIDS bằng thuốc kháng HIV (ARV) là để: - Làm giảm quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể người nhiễm HIV. - Làm phục hồi lại hệ thống miễn dịch của cơ thể., giảm các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện tình trạng sức khỏe, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. - Kéo dài thời gian chuyển từ giai đoạn nhiễm HIV sang giai đoạn AIDS. - Làm giảm mức độ nguy cơ lây truyền HIV. 2. Điều trị bệnh nhân AIDS bằng thuốc kháng HIV (ARV) là điều trị suốt đời, trong thời gian điều trị thì người nhiễm HIV/AIDS vẫn có khã năng lây truyền HIV cho người khác. 3. Thuốc kháng HIV hiện nay không chữa khỏi hoàn toàn bệnh AIDS. 4. Chỉ có những người nhiễm HIV có biểu hiện lâm sàng của giai đoạn 3, 4 thì mới tiến hành điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). 5. Việc tuân thủ điều trị của người bệnh là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). (nghĩa là uống thuốc đầy đủ và đều đăn). (nghĩa là uống thuốc đầy đủ và đều đăn) 3 Câu 6: Nếu muốn xét nghiệm tự nguyện để phát hiện nhiễm HIV thì có thể xét nghiệm ở đâu ? Trả lời: Trong cuộc sống, có nhiều tình huống có thể dẫn tới việc một người nghĩ rằng mình có thể bị lây nhiễm HIV. Trong những trường hợp như vậy thì ta nên đến cơ sở y tế xin được xét nghiệm HIV để xác định xem mình có bị nhiễm HIV hay không. Việc xét nghiệm HIV tự nguyện được tiến hành nhanh chóng với kết quả đáng tin cậy; người tự nguyện xét nghiệm sẽ được tư vấn và được giữ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ cũng như kết quả xét nghiệm. Việc xét nghiệm có thể giúp ta giải tỏa những băn khoăn, lo lắng, bất ổn về tâm lý, giúp ta biết được thực trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, việc đi xét nghiệm hay không nó có tính chất riêng tư và hoàn toàn do ta quyết định. Trong địa bàn tỉnh Trà Vinh, muốn xét nghiệm HIV thì ta có thể đến các địa chỉ sau đây: 1. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS: Địa chỉ: Số 90 đường Phạm Hồng Thái, Phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. 2. Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Địa chỉ: Số 01 đường Tô Thị Huỳnh, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. 3. Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh: Địa chỉ: Ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, Trà Vinh. 4. Trung tâm Y tế các huyện/Tp trong tỉnh. Đây là những nơi sẽ thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, miễn phí, kết quả chính xác và sẽ giữ bí mật hoàn toàn. Câu 7: Việc xét nghiệm HIV bắt buộc để phát hiện nhiễm HIV/AIDS được tiến hành trong những trường hợp nào ? Trả lời: Theo điều 28 Luật phòng chống HIV/AIDS qui định các trường hợp xét nghiệm HIV bắt buộc như sau: 1. Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân . 2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh tại Thông tư số 33/2012/TT-BYT ngày 26/8/2011, cụ thể là: - Người hiến mô, bộ phận của cơ thể người. - Người nhận mô, bộ phận của cơ thể người. - Người cho tinh trùng, noãn, phôi. - Người nhận tinh trùng, noãn, phôi. - Người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh; Hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV. 4 3. Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng. Câu 8: Tại sao mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) thì làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác? Trả lời: Tại vì: 1. HIV có liên quan mật thiết với các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD), đặc biệt là các bệnh có gây viêm loét đường sinh dục như: Lậu, giang mai, loét hạ cam, U sùi mồng gà … 2 Khi một người mắc BLTQĐTD có viêm loét đường sinh dục thì khã năng nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ tăng lên từ 50 – 300 lần do các vết loét này giúp tăng khã năng xâm nhập của HIV vào cơ thể. 3. Nếu một ai mắc các BLTQĐTD đồng thời cũng có nhiễm HIV thì dịch tiết sinh dục tiết ra từ các vết loét cũng chứa lượng HIV nhiều hơn, do đó cũng làm tăng khã năng lây truyền HIV cho người khác lên nhiều lần. 4. Một số BLTQĐTD như: Herpes Simplex, giang mai, sùi mồng gà … cũng làm giảm miễn dịch của cơ thể và do đó làm tăng tính cảm nhiễm với HIV và các BLTQĐTD khác. Câu 9: Nếu không may bạn bị kim tiêm đã qua sử dụng đâm vào tay gây chảy máu thì bạn phải làm sao? Trả lời: Khi bị kim tiêm đã qua sử dụng đâm vào tay gây chảy máu thì cần phải thực hiện theo từng bước như sau: 1. Rửa vết thương dưới vòi nước chảy hoặc xối nước liên tục lâu khoảng 5phút 2. Cứ để vết thương chảy máu thêm một thời gian ngắn nữa. 3. Không bóp, không nặn máu, không hút máu ở chổ vết thương. 4. Rửa lại bằng nước xà phòng lâu khoảng 5 phút. 5. Tiếp tục ngâm, đắp gạc có chất sát trùng như: Cồn 70 độ, nước javel 1%, dung dịch Chloramin B 1% lên vết thương lâu khoảng 30 – 45 phút. 6. Lập biên bản xãy ra sự việc: ghi rỏ ngày, tháng, năm; Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ; Lý do xãy ra tai nạn … 7. Đến ngay cơ sở Y tế để được đánh giá nguy cơ nhiễm trùng, nguy cơ lây nhiễm HIV, để được làm xét nghiệm HIV, tư vấn điều trị thích hợp. 8. Thông báo cho lãnh đạo đơn vị càng sớm để được hướng dẫn và hỗ trợ. Câu 10: Khi bị nhiễm HIV, ta phải làm gì để tăng cường sức khỏe cho bản thân và phòng lây truyền HIV cho người khác ? Trả lời: Khi bị nhiễm HIV, để giữ gìn, tăng cường sức khỏe và phòng lây truyền HIV cho người khác thì ta cần phải: 1. Ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ và tập thể dục thường xuyên. 2. Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương. 5 3. Tham gia các mô hình truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại địa phương như: Câu lạc bộ đồng đẳng, nhóm bạn giúp bạn, các Câu lạc bộ tại cộng đồng. 4. Không quan hệ tình dục bừa bãi, không quan hệ tình dục với nhiều người và luôn dùng Bao cao su khi quan hệ tình dục. 5. Sử dụng riêng bơm – kim tiêm và các đồ dùng có dính máu hay dịch tiết của người nhiễm, nếu dùng chung thì phải tiệt trùng đúng cách. 6. Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai. Câu 11: Nhìn thấy một người khỏe mạnh thì người đó không phải là người nhiễm HIV. Theo bạn đúng hay sai?, Tại sao? Trả lời: Thấy một người khỏe mạnh thì nói người đó không phải là người nhiễm HIV là sai. Tại vì: 1. Mọi người có thể bị nhiễm HIV nếu không thực hiện các hành vi an toàn 2. Người nhiễm HIV thường có một thời gian dài không có triệu chứng bất thường nào, do đó nhìn rất khỏe mạnh. 3. Quá trình suy giảm miễn dịch sau khi nhiễm HIV sẽ diễn ra từ từ và phụ thuộc vào khả năng chống đỡ của cơ thể, tâm lý của người nhiễm HIV, giúp đỡ của gia đình, xã hội, nên ta thấy người nhiễm có thể bình thường trong thời gian dài. 4. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS: người phụ nữ nhiễm HIV đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn đang sống khỏe mạnh. Điều này chứng tỏ rằng: dù bị nhiễm HIV nhưng nếu biết giữ gìn sức khỏe, giữ tinh thần và tâm lý ổn định, vui vẽ, đồng thời hết hợp với điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng cơ hội và thuốc kháng HIV thì có thể giữ tình trạng khỏe mạnh giống như người bình thường thêm một thời gian dài sau khi nhiễm HIV. Phần 2 CHỐNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS C âu 12: Hãy trình bày Khái niệm về “kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS” và “phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS” ? Trả lời: - Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV. - Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV. Như vậy, kỳ thị là thái độ, còn phân biệt đối xử là hành vi hoặc hành động cụ thể đối với người nhiễm HIV. Kỳ thị là tiền đề của phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Muốn chống phân biệt đối xử phải bắt đầu từ việc chống kỳ thị với người 6 nhiễm HIV. Cũng cần lưu ý rằng kỳ thị và phân biệt đối xử không chỉ xảy ra với những người nhiễm HIV, mà còn xảy ra đối với cả những người thân và gia đình họ. C âu 13: Hãy cho biết sự “Kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS” Tại Gia đình có biểu hiện như thế nào ? Trả lời: Sự Kỳ thị và phân biệt đối xử có thể biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị dưới nhiều hình thức khác nhau và mức độ khác nhau. Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình có những biểu hiện cụ thể như sau: - Cho người nhiễm HIV ăn, ở riêng hoặc nếu ở chung thì miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm (có thể lảng tránh, không bắt tay, không muốn nói chuyện ) hoặc hạn chế, cấm đoán người khác trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm HIV; - Không muốn hoặc cấm người nhiễm HIV dùng chung các vật dụng sinh họat hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh; - Chối bỏ người nhiễm HIV (không nhận), không cho ở nhà, tìm cách đưa người nhiễm HIV vào các cơ sở tập trung; - Tước quyền làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm vợ của người nhiễm HIV; bị tước quyền sử dụng hoặc thừa kế tài sản, nhất là đối với phụ nữ nhiễm HIV C âu 14: Hãy cho biết sự “Kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS” Tại Cộng đồng có biểu hiện như thế nào ? Trả lời: Sự Kỳ thị và phân biệt đối xử có thể biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị dưới nhiều hình thức khác nhau và mức độ khác nhau. Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng có những biểu hiện cụ thể như sau: - Cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS. - Không muốn hoặc cấm người nhiễm HIV dùng chung các vật dụng sinh họat hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng, nhà ăn tập thể - Cấm hoặc hạn chế người nhiễm HIV tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, vui chơi giải trí và thể thao; - Không sử dụng các dịch vụ mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống; - Không muốn, không cho tổ chức tang lễ bình thường hoặc không đến dự tang lễ của người nhiễm HIV/AIDS… C âu 15: Hãy cho biết sự “Kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS” Tại các cơ sở y tế có biểu hiện như thế nào ? Trả lời: Sự Kỳ thị và phân biệt đối xử có thể biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị dưới nhiều hình thức khác nhau và mức độ khác nhau. Ở nhiều nơi 7 trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở y tế có những biểu hiện cụ thể như sau: - Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS, hoặc bắt phải chờ đợi lâu, hẹn đến khám bệnh vào lúc khác; - Gây khó khăn khi nhập viện và điều trị; - Đùn đẩy bệnh nhân AIDS giữa các khoa, giữa các bệnh viện; - Trì hoãn, từ chối phẫu thuật hoặc tiến hành các thủ thuật y tế; - Ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh, cho xuất viện sớm; - Đánh dấu hồ sơ, giường nằm, đồ vải của những người nhiễm HIV hoặc bệnh nhân AIDS; - Xét nghiệm phát hiện HIV trước phẫu thuật, trước khi sinh mà không có ý kiến của bệnh nhân; - Từ chối điều trị HIV/AIDS theo chế độ bảo hiểm y tế…; C âu 16: Hãy cho biết sự “Kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS” Tại nơi học tập, nơi làm việc có biểu hiện như thế nào ? Trả lời: Sự Kỳ thị và phân biệt đối xử có thể biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị dưới nhiều hình thức khác nhau và mức độ khác nhau. Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS tại nơi học tập, nơi làm việc có những biểu hiện cụ thể như sau: - Xa lánh, ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập cùng người nhiễm HIV; - Lấy máu xét nghiệm HIV khi tuyển dụng hoặc trong quá trình lao động, học tập (nhưng không nói là để xét nghiệm HIV). - Tuỳ tiện thay đổi công việc của người lao động bị nhiễm HIV; - Thuyết phục, gây sức ép, tạo cớ… để người nhiễm HIV xin nghỉ việc hay học sinh, sinh viên nghỉ học, thôi học; - Bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng C âu 17: Hãy nêu những tác hại của Sự kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS ? Trả lời: Những tác hại của Sự kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS là: 1. Gây khó khăn cho hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS: - Do sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV/AIDS dấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng, chống AIDS nên họ ít tiếp nhận các thông tin truyền thông; - Cán bộ chuyên môn khó có thể gặp và tư vấn cho họ về kỹ năng phòng và tránh lây HIV/AIDS cho người khác. - Người nhiễm HIV/AIDS trở thành “quần thể ẩn”, rất khó tiếp cận được họ; - Do không tiếp cận được nên không thể quản lý và chăm sóc được. 2. Không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV như - Làm mất đi một lực lượng phòng, chống AIDS có hiệu quả; 8 - Làm mất đi một lực lượng chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS có tiềm năng…; - Mất đi một lực lượng lao động, trong đó có cả những người được đào tạo… 3. Hạn chế một số quyền cơ bản của công dân, đó là quyền được chăm sóc sức khoẻ, làm việc, học hành, tự do đi lại… là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bản vệ. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV sẽ bị hạn chế một số quyền cơ bản trên. 4. Làm giảm vai trò của gia đình và cộng đồng trong chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, bởi vì người nhiễm HIV/AIDS rất cần sự hỗ trợ của gia đình và xã hội, nếu bị kỳ thị và phân biệt đối xử, họ gần như mất chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần, làm cho họ bị mất hết lòng tự trọng và bị dồn vào “ngõ cụt” mà tác hại nghiêm trọng nhất là sự “trả thù đời” của người nhiễm HIV/AIDS. C âu 18: Chúng ta Có nên xa lánh người nhiễm HIV hay không ? tại sao ? Trả lời: Chúng ta không nên xa lánh người nhiễm HIV, tại vì : 1. Người nhiễm HIV/AIDS không khác gì những người bệnh khác mà chỉ là người không may mắn và cần được giúp đỡ, động viên. 2. Nói đến HIV/AIDS thì có người coi đó là một tệ nạn xã hội, cách suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm, bởi vì HIV/AIDS chỉ là một bệnh như bao nhiêu bệnh khác, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh AIDS nếu không biết cách dự phòng lây nhiễm HIV. 3. Gia đình, bạn bè là chỗ dựa quan trọng nhất có thể giúp cho người nhiễm HIV sống vui vẻ và không bị ám ảnh vì bệnh tật. Mọi người cần phải xử sự bình thường và nhân ái với người nhiễm HIV. Nếu có thái độ xấu với người nhiễm HIV thì cũng chẳng khác gì chế giễu những người tàn tật và như thế thì thật đáng chê trách. 4. Khi gặp người nhiễm HIV, bạn hãy nghĩ rằng rất có thể đó là người thân của mình hay thậm chí là bản thân mình. Ông bà ta vẫn hay dạy: "Thương người như thể thương thân". 5. Cho đến nay, nhiều người trong chúng ta vẫn còn cảm thấy sợ hãi người nhiễm HIV nhưng thực ra thì có nhiều bệnh dễ lây hơn HIV nhiều. Như chúng ta đã biết, tiếp xúc thông thường không làm lây nhiễm HIV, do đó không có lý do gì phải sợ và xa lánh người nhiễm HIV. C âu 19: Đối với người dân trong cộng đồng nói chung thì vấn đề truyền thông để chống kỳ thị và phân biệt đối xử người nhiễm HIV được thực hiện như thế nào ? Trả lời: 1. Đổi mới tư duy về truyền thông - Truyền thông phải dưạ trên các cơ sở khoa học và thực tiễn, nhấn mạnh hơn các trường hợp không lây truyền HIV bên cạnh các đường lây truyền HIV; - Chuyển từ đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV sang đưa tin, hình ảnh tích cực về họ để cải thiện cách nhìn và cách nghĩ của người dân đối với người nhiễm HIV trong cộng đồng. 2. Đổi mới nội dung/thông điệp truyền thông - Tập trung giải thích cho mọi người dân hiểu rõ là HIV khó lây nhưng rất dễ 9 dự phòng, nhất là giải thích rõ là HIV không lây truyền qua các tiếp xúc, sinh hoạt thông thường hàng ngày và tại sao như vậy; - Giúp cho người dân biết rõ các tác hại của sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ, trong đó nhấn mạnh đến các tác hại đối với cộng đồng, với sự phát triển kinh tế, xã hội và làm cho dịch HIV lây lan nhanh hơn; - Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về HIV/AIDS, trong đó nhấn mạnh các quy định về chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; 3. Đổi mới phương pháp truyền thông - Thay thế các thông điệp, hình ảnh, nhất là các pano, áp phích có nội dung hù dọa hoặc gây nhầm lẫn HIV/AIDS với tệ nạn xã hội; - Đa dạng hóa các phương pháp truyền thông. Lồng ghép nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS; - Tổ chức các hoạt động truyền thông trong nhà trường, ngoài cộng đồng, tại nơi làm việc có sự tham gia của người nhiễm HIV.; C âu 20: Biện pháp nào được thực hiện để chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với vấn đề đưa trẻ em nhiễm HIV đến trường ? Trả lời: Vấn đề chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với việc đưa trẻ em nhiễm HIV đến trường, ngoài các biện pháp truyền thông như với người dân trong cộng đồng, cần lưu ý một số biện pháp sau: - Tăng cường truyền thông, giải thích cho giáo viên, các phụ huynh học sinh và học sinh về đường không lây truyền của HIV và nguy cơ lây nhiễm HIV trong học tập, sinh hoạt của học sinh trong trường học, khả năng xử lý, hiệu quả xử lý an toàn trong trường hợp có phơi nhiễm xảy ra…; - Tăng cường truyền thông về các quy định của pháp luật trong việc chống kỳ thị phân biệt đối xử nói chung và các điều khoản nghiêm cấm phân biệt đối xử với trẻ em trong trường học nói riêng cho các thày cô giáo và cha mẹ học sinh cũng như các em học sinh; - Truyền thông về các điều khoản liên quan đến các quyền của trẻ em; - Thực hiện nghiêm việc bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của trẻ nhiễm HIV; - Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, ngành giáo dục, ngành y tế và các đoàn thể quần chúng với hội cha mẹ học sinh khi có vần đề kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em nhiễm HIV trong trường học tại xã, phường; - Vận động các thầy, cô giáo; lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể ở địa phương làm gương trong việc không kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em và đưa trẻ nhiễm HIV đến trường. 10 [...]... sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS Câu 24: Bạn hãy cho biết Điều 13 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình như thế nào? Trả lời: Điều 13 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình như sau: 1 Gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong gia đình về phòng ,chống HIV/AIDS, chủ động thực... ? Câu 23: Bạn hãy cho biết Điều 10 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định những nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS? Câu 24: Bạn hãy cho biết Điều 13 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình như thế nào? Câu 25: Bạn hãy cho biết Điều 14 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào?... Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục như thế nào? Trả lời: Điều 15 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục như sau: 1 Cơ sở giáo dục có trách nhiệm: a Tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản b Thực hiện các hoạt động phòng,. .. giúp người nhiễm HIV sống hòa nhập với gia đình, cộng đồng và xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS Câu 25: Bạn hãy cho biết Điều 14 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào? Trả lời: Điều 14 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như sau:: 12 1 Người sử dụng lao... Bạn hãy cho biết Điều 17 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư thực hiện như thế nào? Trả lời: Điều 17 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư được thực hiện như sau: 13 1 Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm sau đây: a) Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân... động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật 12 Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật này Câu 23: Bạn hãy cho biết Điều 10 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định những nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS? Trả lời: Điều 10 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định những nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống. .. như thế nào? 22 Câu 26: Bạn hãy cho biết Điều 15 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục như thế nào? Câu 27: Bạn hãy cho biết Điều 17 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư thực hiện như thế nào? Câu 28: Bạn hãy cho biết Điều 26 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc tư vấn trước và sau xét nghiệm... bản, phum, sóc gắn với việc phòng, chống HIV/AIDS; đ) Tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ 2 Tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc có trách nhiệm: a) Tuyên truyền, vận động và giáo dục các gia đình trên địa bàn tham gia và thực hiện các quy định về phòng, chống HIV/AIDS; b) Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào phong trào... triển kinh tế - xã hội của đất nước 3 Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS 4 Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người bị nhiễm HIV 5 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS 6 Các biện pháp can thi p giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS 7 Chống kỳ thị, phân... tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân; b Bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV; c Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS d Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp . TRUNG TÂM PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH TRÀ VINH BAN TỔ CHỨC HỘI THI BỘ CÂU HỎI – ĐÁP ÁN Hội thi tìm hiểu kiến thức phòng, chống HIV/AIDS và Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 Tháng. về phòng, chống HIV/AIDS. C âu 24: Bạn hãy cho biết Điều 13 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình như thế nào? Trả lời: Điều 13 của Luật phòng, chống. Điều 15 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục như thế nào? Trả lời: Điều 15 của Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định Việc phòng, chống HIV/AIDS