1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Tìm hiểu kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em của các bà mẹ có con dưới 05 tuổi Huyện Chơn Thành 2013

24 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 477 KB

Nội dung

Trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng PCSDD của Huyện được thực hiện với nhiều hình thức, qua nhiều kênh truyên truyềnkhác nhau đã góp phần làm giảm tỷ lệ

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chơn Thành là một huyện của tỉnh Bình Phước với diện tích tự nhiên củahuyện là 383,578 km2 Huyện Chơn Thành nằm ở phía Tây của tỉnh Bình Phước, phíaBắc giáp huyện Hớn Quản, phía Nam giáp huyện Bến Cát, Phú Giáo (tỉnh BìnhDương), phía Đông giáp huyện Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài, phía Tây giáp huyệnDầu Tiếng (tỉnh Bình Dương)

Huyện gồm có 09 xã/thị trấn, trong đó xã trung du bao gồm 07 xã: Minh Long,Minh Thành, Minh Hưng, Thành Tâm, Minh Thắng, Nha Bích, Minh Lập; xã vùngsâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nghèo miền núi: xã Quang Minh (được thành lập

từ tháng 6/2009) Dân số trung bình của toàn huyện là 71.222 nhân khẩu Trong khi

đó, năm 2013, tổng số phụ nữ từ 15 – 49 tuổi có chồng là 12.268 người Số phụ nữsinh trong năm là 1.180 người Số phụ nữ sinh con thứ 3 là 78 người

Trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng (PCSDD) của Huyện được thực hiện với nhiều hình thức, qua nhiều kênh truyên truyềnkhác nhau đã góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đáng kể:

- Thực hiện cân – đo và vẽ biểu đồ tăng trưởng cho trẻ dưới 05 tuổi bị suy dinhdưỡng hàng tháng cho đến khi trẻ thoát khỏi suy dinh dưỡng Trẻ dưới 24 tháng tuổithì hàng quý đều được cân- đo và vẽ biểu đồ tăng trưởng

- Mạng lưới cán bộ chuyên trách huyện, xã và cộng tác viên dinh dưỡng đượctập huấn kiến thức về dinh dưỡng hàng năm Cộng tác viên dinh dưỡng ấp cũng đượctrang bị cân, thước đo chiều cao cho trẻ và biểu đồ tăng trưởng Các trẻ học cáctrường mầm non trong Huyện khám sức khỏe và được cân – đo định kỳ hàng quý

- Năm 2013, số trẻ SDD CN/T đạt 11,78% (giảm 0,99% so với năm 2012) Sốtrẻ SDD CC/T đạt 10,05% (tăng 0,48% so với năm 2012);

Trang 2

Năm Tỷ lệ trẻ <5 tuổi được

cân- đo hàng năm

Tỷ lệ SDD CN/Tuổi

Tỷ lệ trẻ< 2

bị SDD

Tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân <2500g

Tỷ lệ béo phì <5 tuổi

Mục đích nghiên cứu:

- Xác định tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 05 tuổi hiểu biết đầy đủ về PC SDDTE;

- Đề xuất biện pháp tác động thích hợp nhằm giảm tỷ lệ SDDTE trên địa bàn Huyện,

cung cấp kiến thức đầy đủ cho các bà mẹ, hướng đến sự hoàn thiện trong việc chămsóc trẻ em trong thời gian tới

Trang 3

I TỔNG QUAN

1.1 Tầm quan trọng của suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng do thiếu protein – nǎng lượng (thường gọi là suy dinh dưỡng)

là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước ta Biểu hiện củasuy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn và thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy

và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả nǎng học tập, nǎng suất lao động kém khitrưởng thành

Ngày 04/4/2012 tại Khách sạn Hilton - Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Viện

Dinh dưỡng đã tổ chức Hội nghị công bố "Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc

năm 2010 và chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020" Công bố kết quả

chủ yếu của Cuộc tổng điều tra và giới thiệu chiến lược quốc gia dinh dưỡng giaiđoạn 2011-2020:

1 Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em nước ta là 17,5% (chỉ tiêu cânnặng/tuổi), trong đó SDD vừa (độ I) là 15,4%, SDD nặng (độ II) là 1,8% và SDD rấtnặng (độ III) là 0,3% 20/63 tỉnh, thành có mức SDD trẻ em trên 20% (xếp ở mức caotheo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới)

Tỷ lệ trẻ em SDD theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi (SDD thể thấp còi) năm

2010 toàn quốc là 29,3%, trong đó xét theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới có đến

31 tỉnh tỷ lệ trên 30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất cao) Mức giảm trung bìnhSDD thấp còi trong 15 năm qua (1995-2010) là 1,3%/năm Tỷ lệ SDD thể gầy còm(cân/cao) là 7,1%

Ước tính đến năm 2010, nước ta còn gần 1,3 triệu trẻ em dưới 05 tuổi suy dinhdưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em SDD thấp còi và khoảng 520 ngàn trẻ emSDD gày còm Phân bố SDD không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau

Trang 4

Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em dưới 05 tuổi 5,6% (ở thành phố 6,5% và ởnông thôn 4,2%) Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng So với năm 2000, tỷ lệ thừacân-béo phì ở trẻ dưới 05 tuổi hiện cao hơn 6 lần

2 Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng (TMDD) là 29,2%, ở phụ

nữ là có thai là 36,5% và ở phụ nữ tuổi sinh đẻ chung là 28,8% (Điều tra năm 2008).

Thiếu vitamin A ở nước ta chủ yếu là thể tiềm lâm sàng với tỷ lệ còn cao

(14,2% ở trẻ em và vào khoảng 35% ở bà mẹ đang cho con bú) (Điều tra năm 2008).

Tỷ lệ bao phủ viên nang vitamin A trong nhóm đối tượng trẻ em được uống là79,5% Tỷ lệ bà mẹ sau khi sinh con được uống vitamin A là 51,4%

3 Chiều cao đạt được của thanh niên Việt Nam ở nhóm 22-26 tuổi cho cả nam

và nữ, với mức đạt được trung bình của nam là 164 cm (tương đương 5 ft 5 in), nữ là

154 cm (tương đương 5 ft 1 1⁄2 in)

4 Khẩu phần ăn hàng ngày tại hộ gia đình cho thấy có biến đổi đáng kể so vớitrước đây Mức năng lượng khẩu phần từ năm 1985 đến nay không thay đổi đáng kể(năm 1981 tiêu thụ 1925 ± 230 kcal, năm 2010 tiêu thụ 1925,4 ± 587 kcal) nhưng cơcấu sinh năng lượng trong khẩu phần ăn thay đổi Năm 1985, năng lượng từ nguồnglucid, từ protein và chất béo theo thứ tự G: P: L= 82,6: 11,2: 6,2 thì hiện nay (năm2010) G:P:L=66,3: 15,9: 17,8

Lượng Protid và Lipid trong khẩu phần tăng làm cho khẩu phần ăn hiện naycân đối hơn Các thực phẩm ăn vào hàng ngày đa dạng hơn so với bữa ăn đơn điệutrước đây Có sự khác biệt đáng kể trong cơ cấu khẩu phần ăn nhân dân ở các vùngsinh thái khác nhau và giữa nông thôn với thành thị

Khẩu phần ăn trẻ em 2 – 5 tuổi có mức năng lượng trung bình đáp ứng được97% nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Lượng Protid tổng số là 49 g/ngàychiếm 17% năng lượng của khẩu phần, đã đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị củaViện Dinh dưỡng

Trang 5

Về các vi chất dinh dưỡng từ khẩu phần thì lưu ý mức đáp ứng nhu cầu sắt củakhẩu phần trẻ 24-35 tháng chỉ đạt 56% NCKN.

5 Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ (18 – 49 tuổi) có chỉ số khối cơ thể (BMI) < 18,5 là18,0% Trong khi đó, có 8,2% phụ nữ độ tuổi sinh đẻ BMI ≥ 25 (thừa cân và béophì)

6 Về kiến thức hiểu biết Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thì trên cảnước có 82,1% người tiêu dùng từng được xem/nghe/tuyên truyền kiến thứcVSATTP, tỷ lệ này là tương đương ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ

và Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhưng thấp nhất ở haivùng trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu (75,1% và 75,6% tươngứng) Tỷ lệ người dân hiểu biết về các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm cũng khá cao,trung bình là 69,7% và 73,6% đối với hai triệu chứng điển hình của ngộ độc thựcphẩm

7 Ngày 22/2/2012 Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã kýQuyết định số 226/QĐ-Ttg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn

2011 – 2020 và tầm nhìn năm 2030 – Chiến lược khẳng định nhiệm vụ cải thiện dinhdưỡng là trách nhiệm của các ngành, các cấp và mọi người dân Cần phấn đấu bảođảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàndiện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộcsống

* Sáu mục tiêu cụ thể của Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng giai đoạn

2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030:

Thứ nhất: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân

Thứ hai: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Thứ ba: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng.

Trang 6

Thứ tư: Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì và

yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinhdưỡng người trưởng thành

Thứ năm: Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý

và cuối cùng

Thứ sáu: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh

dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế

1.2 Phương pháp đánh giá trẻ bị suy dinh dưỡng

Có nhiều phương pháp để đánh giá trẻ bị suy dinh dưỡng Trong đó, phương pháp phổ biến nhất là theo dõi cân nặng theo tuổi

Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinhdưỡng hay không Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tǎng cân, nhẹ cân hơn đứa trẻbình thường cùng tuổi

1.3 Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng

Thiếu ǎn, bữa ǎn thiếu số lượng, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để pháttriển:

Trẻ dưới 05 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể Để đáp ứngnhu cầu đó, cần cho trẻ ǎn uống đầy đủ theo lứa tuổi

Trẻ dưới 06 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn Sữa mẹ là thức ǎn lý tưởngcủa trẻ nhỏ

Từ tháng thứ 7 trẻ bắt đầu ǎn thêm ngoài sữa mẹ Từ tháng tuổi này, thựchành nuôi dưỡng trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với suy dinh dưỡng Nhiều bà mẹ chỉ

Trang 7

cho trẻ ǎn bột muối, thức ǎn sam (dặm) thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh,hoa quả Đây là những tập quán nuôi dưỡng chưa hợp lý cần được khắc phục

Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ǎn uốngkhông đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể sinh con nhẹ cân, còi cọc Đứa trẻ

bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này Người mẹ bịsuy dinh dưỡng, ǎn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mấtsữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng

Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinhtrùng: Đây là tình trạng hay gặp ở nước ta Chế độ nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻbệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 05 tuổi

Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị "bỏ rơi": Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, đứa trẻcần chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc vềtâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm, sửdụng nguồn nước không sạch để nấu ǎn, tắm giặt cho trẻ, sử lý nước thải, phân, ráckhông đảm bảo là những yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng

1.4 Lứa tuổi trẻ nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng

Trẻ từ 6 – 24 tháng: thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao, thời kỳ thích ứng vớimôi trường, thời kỳ nhạy cảm với bệnh tật

Trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không đủ sữa

Trẻ đẻ nhẹ cân (<2500g), trẻ để sinh đôi, sinh ba

Trẻ ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém, gia đình không hoà thuận

Trang 8

Trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêmđường hô hấp

1.5 Phương pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại mỗi gia đình

Muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ động vàthay đổi thực hành của mỗi gia đình

Do đó, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng lấy gia đình là đối tượngthực hiện công tác chǎm sóc dinh dưỡng cho trẻ em Mọi gia đình đều hưởng ứng vàthực hiện 8 nội dung cụ thể sau đây:

1 Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trongthời gian có thai Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván

2 Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng

3 Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) khi trẻ đủ 6 tháng tuổi Tô màu đĩa bột,tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng) ǎn nhiều bữa

4 Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viênsắt/ acid folic hàng ngày Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm.Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp) Thực hiện tiêmphòng đầy đủ Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh

5 Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để cóthêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình Chú ý nuôi gà, vịt để trứng, trồng raungót, đu đủ, gấc

Trang 9

6 Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối Ngoài cơm (cung cấp nǎnglượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ);đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước vàcác chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng

7 Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định

kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức

ǎn không là nguồn gây bệnh

8 Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh

Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ Không có trẻ suy dinh dưỡng,không sinh con thứ ba

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các bà mẹ có con dưới 05 tuổi trên địa bàn huyện Chơn Thành năm 2013

2.2 Thời gian – Địa điểm nghiên cứu

2.2.1 Thời gian: Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013 2.2.2 Địa điểm: Minh Long, Minh Thành, Minh Hưng, Thành Tâm,

Minh Thắng, Nha Bích, Minh Lập, Quang Minh, thị trấn Chơn Thành

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả - Thiết kế nghiên

cứu hồi cứu

2.3.2 Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên 2.3.3 Cỡ mẫu: 124

2.3.4 Phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu chỉ tiêu: Mỗi xã chọn 14 người để phỏng vấn

2.3.5 Phương pháp thu thập số liệu:

Trang 10

- Sử dụng phiếu phỏng vấn để hỏi trực tiếp từng bà mẹ.

- Cách thu thập số liệu như sau:

Điều tra viên sử dụng “ Phiếu phỏng vấn” để hỏi và ghi lại câu trả lời một cáchtrung thực va không giải thích gì thêm

+ Đối với câu hỏi 1: Không bắt buộc, có thể không cần ghi họ tên (nếu đốitượng không muốn trả lời)

+ Đối với câu hỏi 5: Nếu người được phỏng vấn trả lời đủ 3 ý đầu lợi ích củasữa mẹ đối với con và 3 ý đầu trong lợi ích của sữa mẹ đối với mẹ là ghi nhận người

đó biết lợi ích của sữa mẹ

+ Đối với câu hỏi 6: Nếu họ trả lời được 4 trong 6 ý thì ghi biết đầy đủ, nếubiết ít hơn 4 ý ghi nhân là biết không đầy đủ

2.3.6 Xử lý số liệu:

Sau khi thu thập đủ số liệu qua điều tra, dùng các phép toán thống kê thôngthường để xử lý số liệu

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – BÀN LUẬN

3.1 Phân bố theo độ tuổi

Trang 11

Số bà mẹ đang có con dưới 05 tuổi nhiều nhất là lứa tuổi 20 – 29 ( có 83/124),tiếp theo là lứa tuổi 35 – 39 và 30 – 34, lứa tuổi trên 40 chỉ có 1/124 người Trong đó,

có 7/124 người làm mẹ sớm ở lứa tuổi 15 – 19

3.2 Phân bố theo số con

Trong 124 bà mẹ được nghiên cứu: có 51 bà mẹ có 1 con chiếm tỷ lệ 41,13%;

65 người có 2 con chiếm tỷ lệ 52,42%; có 8 người có 3 con chiếm tỷ lệ 6,45% vàkhông có bà mẹ nào sinh con thứ 4

Như vậy, trong tổng số 124 bà mẹ có con dưới 05 tuổi trong nghiên cứu này có

116 người có từ 1 – 2 con (chiếm tỷ lệ 93,56%) cho thấy hiệu quả trong tuyên truyền

kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn Huyện

3.3 Bà mẹ biết tình trạng dinh dưỡng của con

Trang 12

Trong 124 bà mẹ được hỏi câu “Chị có biết con chị có bị suy dinh dưỡng hay

không bị suy dinh dưỡng”, trong đó có 108/124 bà mẹ biết được tình trạng dinh

dưỡng của con mình, chiếm tỷ lệ 87,10%; 16/124 bà mẹ không biết tình trạng dinhdưỡng của con mình, chiếm tỷ lệ 12,90%

Biểu đồ 1: Mô tả kiến thức của bà mẹ về tình trạng dinh dưỡng của con

3.4 Tỷ lệ bà mẹ có đi khám thai trong lần mang thai gần nhất

Trang 13

Như vậy có đến 90,33% các bà mẹ khám thai từ 3 lần trở lên Đây là tỷ lệ khácao Điều này chứng tỏ nhận thức của bà mẹ về tầm quan trọng của khám thai định kỳ

là tương đối tốt

Biểu đồ 2 : Số lần khám thai của bà mẹ trong thai kỳ gần nhất

3.5 Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ cho con ăn dặm trong 6 tháng đầu chiếm tỷ lệ cao 81,45%.

Trong số 124 bà mẹ được nghiên cứu chỉ có 23 bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàntrong 6 tháng đầu chiếm tỷ lệ 18,55%, 101 bà mẹ cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng chiếm

tỷ lệ 81,45% Như vậy tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rất thấp,điều này cho thấy kiến thức của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ và tầm quan trọngcủa nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ còn rất thấp Vì vậy trong công tác truyềnthông cần chú trọng tuyên truyền cho các bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ

Ngày đăng: 12/01/2015, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w