Đây là những bài có nội dung không khó, nhưng là những nội dung trong nghị quyết của Đảng được thể chế hóa thành các chính sách của Nhà nước vì vậy, kiến thức các bài thường được trình b
Trang 1HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG GIẢNG DẠY BÀI “CHÍNH SÁCH DÂN SỐ & GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM” ( Sách GK GDCD 11) PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 1 Lý do chọn đề tài
Điều 2 Luật Giáo dục khẳng định : Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nhằm thực hiện mục tiêu trên, môn Giáo dục công dân lớp 11 góp phần củng cố, phát triển ở học sinh lý tưởng sống đúng đắn, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH, đó chính là những năng lực cơ bản tự hoàn thiện bản thân, giao tiếp và ứng xử, tổ chức quản lý, hoạt động chính trị - xã hội, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, định hướng lao động nghề nghiệp xã hội sau khi ra trường
Trong chương trình giáo dục công dân lớp 11 hiện hành, phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” được tập trung vào học kỳ II, trong đó các chính sách của Nhà nước ta tập trung ở các bài cuối học kỳ
Đây là những bài có nội dung không khó, nhưng là những nội dung trong nghị quyết của Đảng được thể chế hóa thành các chính sách của Nhà nước vì vậy, kiến thức các bài thường được trình bày theo một mạch giống nhau là đi từ thực trạng đến mục tiêu rồi đến phương hướng tạo nên sự khô khan, khó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực
Trang 2Một trong những trăn trở của các giáo viên khi dạy các bài về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta là làm sao để bài giảng trở nên sinh động hơn, lôi cuốn được học sinh tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên thiết kế, thông qua đó giáo dục các kỹ năng sống cho các em học sinh
Qua thực tiễn giảng dạy trên lớp tôi thấy phương pháp đóng vai là phương pháp hữu hiệu, có tính khả thi cao, lôi cuốn được rất nhiều học sinh tham gia, các tiết học diễn ra rất sôi nổi, khắc phục được sự khô khan trong giảng dạy các bài về đường lối chính sách Chính vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề
tài : “ Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy bài Chính sách dân số và giải quyết việc làm (GDCD 11)”
1 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở nhà trường phổ thông nhằm phát huy tình tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, hình thành cho các em các kỹ năng sống tích cực qua
đó thực hiện thành công mục tiêu bài học
Thời gian qua, đã có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học với mục tiêu lấy học sinh là “trung tâm” ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong các bài cụ thể v.v Song, các bài viết đó mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với phương pháp dạy học tích cực hoặc có đổi mới thì chỉ dừng lại phương pháp dạy học trực quan, nêu vấn đề, thảo luận nhóm , chưa có bài viết nào đề cập phương pháp đóng vai trong giảng dạy một bài chính sách cụ thể Trong giảng dạy, đã có một số giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai theo kiểu “diễn kịch” để giúp học sinh tìm hiểu sâu sắc một đơn vị kiến thức nhất định, chưa có giáo viên nào mạnh dạn chọn đóng vai cho cả lớp cũng như tất cả các đơn vị kiến thức của một bài (một tiết)
Trang 3Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được giới thiệu đến các đồng chí, đồng nghiệp một cách làm mới mà cá nhân tôi đã áp dụng khá thành công trong nhiều năm qua, đem lại hiệu quả thực sự trong đổi mới phương pháp dạy
và học, rèn luyện các kỹ năng trên nguyên tắc chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo mục tiêu bài học
1 3 Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được chúng tôi nêu lên với mục tiêu trao đổi cùng với các đồng nghiệp nhằm tìm ra hướng đi hiệu quả nhất cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay, đặc biệt là giảng dạy phần chính trị - xã hội và pháp luật
Phương pháp dạy học được giới thiệu tại đề tài này là phương pháp đóng vai – một trong những phương pháp dạy học tích cực hiện nay Với cách thể hiện hoàn toàn mới đã được áp dụng khá thành công ở cơ sở Trong khuôn khổ
đề tài này chúng tôi chỉ áp dụng vào một bài cụ thể của chương trình GDCD 11 phần công dân với các vấn đề chính trị xã hội, cụ thể là bài Chính sách dân số
và giải quyết việc làm
1 4 Giả thiết khoa học
Nếu đề tài này được áp dụng rộng rãi, chúng tôi tin rằng sẽ tạo ra những hiệu quả thực sự trong dạy và học bài Chính sách dân số và giải quyết việc làm
và các bài về đường lối chính sách khác
1 5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa và phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn
1 6 Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I Đặt vấn đề
Trang 41 1 Lý do chọn đề tài
1 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1 3 Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
1 4 Giả thiết khoa học
1 5 Phương pháp nghiên cứu
1 6 Cấu trúc của đề tài
Phần II Nội dung, gồm 2 chương
Chương 1 Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học
1.1 Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
1.2 Phương pháp đóng vai
1.3 Thực trạng giảng dạy các bài về đường lối, chính sách
Chương 2 Các bước thực hiện và hiệu quả bước đầu của việc thực hiện phương pháp đóng vai
2.1 Các bước tiến hành phương pháp đóng vai
2.2 Những hiệu quả bước đầu khi sử dụng phương pháp đóng vai
Phần 3 Kết luận, kiến nghị, đề xuất
Trang 5PHẦN II NỘI DUNG
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1.1 Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
Gần đây, trên các diễn đàn khoa học giáo dục xuất nhiều quan điểm về
phương pháp dạy học (PPDH) “lấy học sinh làm trung tâm” và “tích cực” được bàn luận rất sôi nổi Theo đó, đổi mới phải bắt đầu từ giáo viên, chỉ cho học
sinh cách học, áp dụng PPDH tích cực để các em chủ động trong nhận thức ;
hoặc, đổi mới PPDH cần khắc phục tình trạng làm cho HS học tập thụ động
trong nghe giảng, ghi chép và trả lời đúng như thầy giảng, sách viết khi kiểm
tra Đồng thời, phải tổ chức cho các em tự mình phát hiện được vấn đề, tự đề
xuất được cách giải quyết và tự giải quyết…
Trong các phương pháp dạy học tích cực được giới thiệu và áp dụng gần đây gồm các phương pháp dạy học nêu vấn đề (xử lý tình huống), phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm/ lớp, phương pháp dự án, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
I.2 Phương pháp đóng vai
Phương pháp dạy học theo hình thức đóng vai là một trong những phương
pháp dạy học tích cực được áp dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây
Đóng vai (sắm vai) là phương pháp dạy học nhằm tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương pháp nhằm giúp cho học sinh suy nghĩ, tranh luận sâu sắc
Trang 6về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy
Đóng vai trong giảng dạy bài “Chính sách dân số và giải quyết việc làm” (GDCD 11) rất dễ thực hiện bởi vì: Bài học gồm có 4 đơn vị kiến thức cơ bản,
đó là: mục tiêu của chính sách dân số; phương hướng của chính sách dân số; mục tiêu của chính sách việc làm; phương hướng giải quyết việc làm, đây là những vấn đề khá quen thuộc đối với học sinh, qua các môn học khác và trên các phương tiện thông tin đại chúng các em thường xuyên được tiếp cận ở nhiều gốc độ khác nhau Mặt khác, đóng vai được áp dụng theo cách của chúng tôi không tốn nhiều thời gian vì các em đã được quan sát từ trước, trên ti vi, tức
là giáo viên và học sinh không phải tập “diễn” trước như khi đóng một tiểu phẩm, một tình huống mà chỉ cần quán triệt ít phút sau khi kết thúc bài học ở tiết trước là các em có thể “diễn” được Đóng vai ở bài này được thực hiện trong toàn bộ nội dung của bài học chứ không dừng lại ở một đơn vị kiến thức
Vì vậy, giáo viên không phải chuẩn bị các phương pháp dạy học khác, chỉ cần chuẩn bị các phương tiện, tư liệu để hỗ trợ các em khi cần thiết
Quá trình thực hiện phương pháp này, các em học sinh được tranh luận thoải mái với nhau, tạo nên không khí giờ học sôi nổi, hấp dẫn qua đó rèn luyện cho các em kỹ năng tự tin, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng trình bày trước đám đông
2.3 Thực trạng giảng dạy các bài về đường lối, chính sách
Trong dạy học, để dạy thành công một bài đường lối chính sách là diều không đơn giản, người dạy phần lớn là áp dụng phương pháp thuyết trình do đặc trưng đây là những bài khô khan, càng khô hơn khi chương trình giảm tải
bỏ đơn vị kiến thức “tình hình, thực trạng” nên các giáo viên gặp không ít khó khăn Gần đây có rất nhiều bài viết, sáng kiến được giới thiệu nhằm góp phần
Trang 7đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân, trong đó có các bài về chính trị-xã hội, các phương pháp dạy học được đưa ra khá da dạng, phong phú gồm phương pháp truyền thống, phương pháp hiện đại, phương pháp tích cực Tuy nhiên, phương pháp dạy học tích cực được giới thiệu áp dụng trong giảng dạy các bài này là không nhiều, qua nghiên cứu các tài liệu chúng tôi thấy chủ yếu là phương pháp dạy học thuyết trình, vấn đáp và thảo luận nhóm Nếu các phương pháp này cứ áp dụng cho các bài sẽ dẫn đến nhằm chán cho cả người dạy và người học, hiệu quả giáo dục không cao
Thời gian qua, trong những chuyến đi công tác, những lần gặp gỡ bạn
bè, đồng nghiệp chúng tôi thường nghe rất nhiều người tâm sự “không thích” dạy các bài về đường lối chính sách (GDCD 11), họ cho rằng những bài này kiến thức rất khô khan, dạy và học “cứ như đi học nghị quyết” vì vậy, các giờ học thường thiếu sôi nổi, không cuốn hút được người học
Đúng vậy, các bài về đường lối chính sách thường chứa lượng kiến thức khá dài, đặc biệt là bài Chính sách dân số và giải quyết việc làm Ở bài này, giáo viên và học sinh trong một thời gian ngắn phải dạy và học hai chính sách
xã hội cơ bản là chính sách dân số và chính sách giải quyết việc làm, để không
bị “cháy giáo án” khi dạy các giáo viên thường phải đẩy nhanh tốc độ, có những đơn vị kiến thức chỉ lướt qua mà không thể áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực, cho nên bài giảng trở nên xơ cứng, thiếu lôi cuốn người học, không tạo được tính hấp dẫn, hiệu quả đạt được không cao, nhất là ở những ngày cuối năm học, khi nắng hạ trở nên gay gắt
Để khắc phục thực trạng trên, trong những năm gần đây trong quá trình giảng dạy chúng tôi thường áp dụng phương pháp đóng vai, thông qua việc tổ chức lớp học thành một “phiên họp Quốc hội”, coi việc dạy - học bài học này
là một phiên báo cáo công tác trước Quốc hội, chất vấn ý kiến và trả lời ý kiến chất vấn, từ đó giúp học sinh từng bước làm rõ nội dung bài học Với cách làm
Trang 8này đã góp phần làm cho bài dạy trở nên sinh động, hào hứng, thu hút được một lượng đông đảo học sinh tham gia phát biểu ý kiến
CHƯƠNG 2 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VÀ NHỮNG HIỆU
QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
2.1 Các bước tiến hành phương pháp đóng vai
Chúng ta biết rằng, trong nhiều năm qua các phiên họp Quốc hội của nước ta thường được truyền hình trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó hoạt động chất vấn của các đại biểu và trả lời chất vấn của các
bộ trưởng luôn là phần hấp dẫn nhất trong các phiên họp Một số em học sinh thường theo dõi hoạt động này, vì vậy, khi “diễn xuất” các em thường “bắt chước” và thực hiện rất tốt, đây là điều thuận lợi để học sinh đóng vai Chúng
ta có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm, trong mỗi nhóm cử ra một
người có khả năng trả lời tốt nhất đóng vai trò là “bộ trưởng” (để buổi học trở nên sinh động chúng tôi thường đặt tên các bộ trưởng là: “Bộ trưởng bộ dân số”, “bộ trưởng bộ kế hoạch hóa gia đình”, “bộ trưởng bộ việc làm” và “bộ trưởng bộ chống thất nghiệp”) thành viên của nhóm đóng vai trò là các đại biểu của “quốc hội”
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (từng bộ), mỗi nhóm có nhiệm
vụ tìm hiểu hai đơn vị kiến thức – một đơn vị kiến thức được chuẩn bị để trả lời các câu hỏi chất vấn của nhóm khác và một đơn vị kiến thức được chuẩn bị
để chất vấn nhóm khác
+ “Bộ trưởng bộ dân số” báo cáo trước “quốc hội” (lớp) vài nét về tình hình dân số (phần này giảm tải nên chỉ trình bày vài nét cơ bản) và mục tiêu
Trang 9của chính sách dân số; giao nhiệm vụ cho các thành viên bộ KHHGĐ chất vấn
bộ trưởng bộ dân số
+ “Bộ trưởng bộ kế hoạch hóa gia đình” báo cáo trước quốc hội phương hướng thực hiện chính sách dân số; giao cho các thành viên của bộ
“việc làm” chất vấn bộ kế hoạch hóa gia đình
+ “ Bộ trưởng bộ việc làm” báo cáo trước quốc hội vài nét về tình hình việc làm và mục tiêu của chính sách việc làm ; giao cho “bộ chống thất nghiệp” chất vấn bộ việc làm
+ “Bộ trưởng bộ chống thất nghiệp” báo cáo về phương hướng giải quyết việc làm ; giao các thành viên bộ dân số chất vấn bộ thất nghiệp
Bước 3: Giáo viên mời các “bộ trưởng” lên trước lớp (chuyển 1 bộ bàn
ghế học sinh ra trước lớp) để các bộ trưởng chủ trì điều hành phiên họp đồng thời mời bộ trưởng bộ dân số báo cáo trước, các đại biểu đến từ bộ Kế hoạch hóa giá đình chuẩn bị chất vấn, cứ như thế lần lượt tiến hành cho đến hết Giáo viên đánh giá kết quả và giảng giải thêm khi bộ trưởng từng bộ trả lời chất vấn xong, vạch ra các ý để lớp ghi bài
- Yêu cầu:
+ Việc đặt tên các “bộ” nhằm mục tiêu tạo nên sự hấp dẫn và sôi nổi, không nên đặt tên trùng với các bộ thuộc Chính phủ nước ta hiện nay
+ Yêu cầu các em khi chất vấn và trả lời phải diễn đạt giống như một bộ
trưởng thực thụ hoặc một đại biểu quốc hội nhằm tăng tính hấp dẫn (Ví dụ:
đối với bộ trưởng: thưa quốc hội, thay mặt bộ dân số tôi xin trả lời ý kiến của đại biểu bộ KHHGĐ như sau Đối với đại biểu: thưa quốc hội, thưa bộ trưởng cho phép tôi được hỏi bộ trưởng bộ câu hỏi là )
+ Để bảo đảm thời gian và bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và mục tiêu bài học giáo viên yêu cầu các em trong khi hỏi và trả lời câu hỏi phải thảo luận, chuẩn bị trước để câu hỏi được ngắn gọn, súc tích có nội dung trong sách giáo
Trang 10khoa và các vấn đề liên quan nhằm làm sáng tỏ nội dung bài học Mỗi nhóm chỉ được hỏi từ 3 đến 4 câu Giáo viên dành thời gian cho các em chuẩn bị; khi nghe câu hỏi yêu cầu các em phải ghi vào giấy để trả lời được hết các câu hỏi
(Ví dụ: có học sinh hỏi như sau Thưa bộ trưởng bộ KHHGĐ, bộ trưởng
nói phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân Xin hỏi bộ trưởng chúng ta phải thông tin tuyên truyền cho nhân dân những vấn đề gì ?)
Đây là câu hỏi rất hay, được học sinh đặt ra mà chúng tôi thường gặp khi dạy
Bộ trưởng trả lời cũng cần ngắn gọn, đầy đủ, sau đó giáo viên củng cố thêm kiến thức cho các em
Để học sinh hào hứng tham gia, có các câu hỏi hay và trả lời tốt giáo viên cần tiến hành cho điểm theo nhóm (ghi điểm lên bảng), mỗi câu hỏi hay sẽ được 1 điểm, mỗi câu trả lời đúng theo các yêu cầu được 1 điểm Nếu một nhóm làm việc tốt sẽ có tổng điểm từ 8-9 điểm Với cách làm này, trong thực tế chúng tôi đã tạo ra được không khí học tập rất sôi nổi, các nhóm có khi “tranh nhau” chất vấn và có em còn muốn trả lời thay cho bộ trưởng khi thấy bộ trưởng trả lời không tốt
Nhằm rèn luyện các kỹ năng cho học sinh giáo viên cần hướng các em tập trung vào nội dung sách giáo khoa, và các vấn để liên quan bên ngoài, hỏi
và trả lời ngắn gọn, sửa chữa kỹ thuật hỏi và trả lời cho các em, nếu thấy cần thiết; giáo viên phải củng cố lại kiến thức, biểu dương tinh thần làm việc cho các em và cho điểm lên bảng
2.2 Những hiệu quả bước đầu khi sử dụng phương pháp đóng vai
2.2.1 Một số kỹ năng học sinh đạt được qua bài học
- Kỹ năng tự tin
Tự tin là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của học sinh Dù là công việc hay trong cuộc sống thì luôn luôn cần đến sự tự tin Nó đem đến cho