0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tổng quan về công dụng của mật nhân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT ĐẾN HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT TỪ RỄ CÂY MẬT NHÂN (Trang 25 -25 )

Theo Viện nghiên cứu Forest (Malaysia), Tongkat Ali (tên gọi tại Malaysia của cây mật nhân) có chứa các enzym chống oxy hóa superoxide dismutase. Các

chất này có tác dụng tiêu hủy các gốc tự do có thể gây tổn hại cho những tế bào sống khác[21].

1.1.4.1. Tác dụng kích thích sinh dục

Đây là tác dụng chính, vượt trội của cây mật nhân đã được chứng nhận và công bố rộng rãi với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trên thế giới. Đó là khả năng tăng cường sức khoẻ tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên, duy trì sự hưng phấn và phong độ tình dục ở nam giới, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào tuổi trung niên [21].

Một nghiên cứu “Eurycoma longifolia Jack trong việc quản lý vô sinh nam vô căn” được thực hiện tại Malaysia đã cho thấy kết quả khi tiến hành trên 350 bệnh nhân nam vô sinh vô căn, họ được sử dụng hàng ngày 200mg cao nước từ rễ mật nhân và được theo dõi phân tích tinh dịch mỗi 3 tháng trong 9 tháng, chỉ có 75/350 bệnh nhân hoàn thành thử nghiệm. Sự phân tích tinh dịch ở những bệnh nhân này cho thấy có sự cải thiện đáng kể với mọi thông số lý hoá của tinh dịch và chất lương tinh trùng, 11 bệnh nhân (14,7%) sau đó có thể cho thụ thai tự nhiên[21].

1.1.4.2. Tác dụng kháng sốt rét

Có nhiếu nghiên cứu ở nhiều nước như Thái Lan, Malaysia… đã cho thấy dịch chiết từ cây mật nhân có tác dụng này.

Một nghiên cứu tiến hành ở Thái Lan năm 2008 đã so sánh tác dụng kháng sốt rét của quassinoid so với artemisine. Thử nghiệm với dịch chiết từ rễ mật nhân trên 38 ký sinh trùng mới phân lập và đánh giá sự ức chế quá trình trưởng thành của thể liệt sinh. Kết quả cho thấy các giá trị IC50, IC90 và IC99 của artemisine và dịch chiết từ rễ mật nhân tuần tự là [4,30; 45,48; và 310,97 μg/l] và [14,72; 139,65 và 874,15 μg/l].

Một nghiên cứu khác cũng tiến hành với dịch chiết rễ mật nhân trên P. falciparum với mô hình Lactat dehydrogenase cũng cho thấy 4 quassinoid gồm eurycomalacton; 13,21-dihydroeurycomanon; 13-α-(21)-epoxyeurycomanon; euryomanon đều cho tác dụng. trong đó, eurycomanon cho tác dụng mạnh nhất.

1.1.4.3. Tác dụng kháng khối u

Năm 2004, Ping C.Kuo và công sự đã định danh được khoảng 65 hợp chất từ rễ cây mật nhân có tiềm năng kháng sốt rét, kháng khối u, độc tế bào và kháng HIV trên các thử nghiệm in vitro. Trong số đó, có 8 hợp chất cho tác dụng mạnh trên ung thư phổi, 7 hợp chất có tác dụng mạnh trên ung thư vú.

Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Kardono đã phân lập được 5 alkaloid có độc tính tế bào từ rễ cây mật nhân thu được ở Indonesia. 4/5 alkaloid này có tác dụng ức chế sự sinh sản của các tế bào ung thư (vú, đại tràng, phổi, u ác tính, fibrosarcoma).

Trong một nghiên cứu khác, 6 quassinoid từ rễ mật nhân được thử in vitro về khả năng chống ung thư. Kết quả cho thấy 14,15β-dihydroklaineanon có tác dụng ức chế khối u mạnh nhất (ỊC50 5 μM). Tác dụng này mạnh hơn quercetin (IC50

23μΜ) và β-caroten (IC50 30 μΜ) là hai hợp chất kháng ung thư đã được biết.

1.1.4.4. Tác dụng trị tiểu đường

Lá và rễ cây mật nhân đã được dùng để kiểm soát đường huyết. Nhóm của Husen đã thử dịch chiết nước của rễ mật nhân ở 3 liều (50; 100 và 150 mg/kg) theo mô hình Steptozotocin trên chuột bình thường và chuột có đường huyết cao. Kết quả cho thấy ở nồng độ 150 mg/kg cao nước rễ mật nhân có khả năng làm hạ đường huyết ở lô thử và không gây giảm có ý nghĩa ở lô chứng.

1.1.4.5. Tác dụng chống loãng xương

Tác dụng chống loãng xương cúa mật nhân trên mô hình chuột thiến (do tinh hoàn bị cắt nên việc sản xuất ra androgen bị thiếu hụt, dẫn đến loãng xương). Kết quả cho thấy cao rễ mật nhân cho tác dụng androgenic rõ rệt (chống loãng xương và có khả năng thay thế cho testosterol). Do vậy, mật nhân có thể dùng như một liệu pháp thay thế triển vọng ở người loãng xương do thiếu hụt hay suy giảm androgen.

1.1.4.6. Một số bài thuốc dân gian từ mật nhân

Chữa chàm ở trẻ em, chữa lở ngứa, ghẻ: Lá mật nhân đun nước tắm, rửa sạch chỗ

Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ thân cây mật nhân 12g, trần bì 8g, can khương

4g, đậu khấu 6g, xích phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Uống 5 -7 ngày.

Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng khi hành kinh: Rễ mật nhân

15g, sắc uống mỗi ngày một thang. Uống 7 – 10 ngày.

Thuốc bổ, kích thích tiêu hóa: Rễ mật nhân 20g, 10 quả chuối khô nướng vàng,

ngâm với một ll rượu trắng, ngâm khoảng 7 ngày là dùng được, ngày dùng ba lần, mỗi lần một chén nhỏ (khoảng 30ml).

Tần Thủy Hoàng tửu: Rễ mật nhân 50g, hồng sâm 20g, đương quy 20g, hà thủ ô 20g, dâm dương hoắc 30g, nhục thung dung 30g, chuối hột chín sấy khô 30g, đỗ trọng 30g, câu kỷ tử 20g, táo tầu 20 trái. Ngâm với 10 - 15 lít rượu gạo. Cứ 2 - 3 ngày quấy 1 lần. Sau 10 - 15 ngày có thể dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 50ml, uống lúc ăn hoặc sau khi ăn. Tác dụng: bổ thận, tráng dương, tăng nội tiết tố

nam, bồi bổ cơ thể, trị đau lưng, nhức mỏi, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, mất ngủ… Ngoài ra, rễ mật nhân còn được dùng để trị giun, ngộ độc, say rượu (Campuchia). Quả chín ăn được còn dùng trị tiêu chảy, lỵ.

Tuy chữa được rất nhiều bệnh nhưng cây mật nhân cũng có một số tác dụng phụ khi dùng liều cao như gây mất ngủ, làm thân nhiệt tăng khi sử dụng trong thời gian dài vì thế không nên dùng liên tục và dài hạn.

Các bước nghiên cứu ban đầu cho thấy cây mật nhân của Việt Nam có tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ các nước khác. Như vậy, việc tìm thấy cây mật nhân tại Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược Việt Nam, với triển vọng to lớn về ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức khỏe.

Tuy cây mật nhân được một số nước cho rằng có tác dụng cường dương và điều trị mãn dục nam nhưng ở Việt Nam chưa có báo cáo khoa học nào tương tự về loại cây này. Theo các nhà dược học thì “mỗi loại thảo dược khi phân bố ở những điều kiện thổ nhưỡng khác nhau thì tính chất hóa học của nó cũng khác nhau. Mặc khác, thời gian thu hái, điều kiện phơi sấy, chế biến cũng quyết định rất nhiều đến các tính chất chữa bệnh của loại thảo dược đó. Trường hợp cây mật nhân cũng không là

ngoại lệ”.

Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, dùng rễ cây mật nhân ở liều cao sẽ gây tác dụng phụ. Hiện tượng thường gặp nhất là mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày nên có nguy cơ làm giảm hưng phấn tình dục. Ngoài ra, nó còn làm gia tăng thân nhiệt, gây bồn chồn lo lắng, làm giảm tính kiên nhẫn và có khi gây nóng nảy tức giận. Vì thế những người làm nghề lái xe không nên uống các chế phẩm từ cây mật nhân hoặc chỉ sử dụng ở liều thật thấp. Lời khuyên của các chuyên gia là nên uống liều thấp và dùng dài ngày vẫn tốt hơn là dùng liều mạnh trong một ngày.

Riêng phụ nữ có thai thì không nên dùng.

Tuy mang tiếng là cây bá bệnh nhưng những tác dụng trị bệnh của nó không nhiều, chỉ là một số bệnh thường gặp được trị theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, tác dụng “nổi bật” mà hiện nay các nhà sản xuất đang nhắm đến là tác dụng “cường dương, bổ thận” và đặc biệt là chứng mãn dục nam.

1.1.4.7. Một số sản phẩm từ cây mật nhân

Với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ dược phẩm, ngày nay có rất nhiều chế phẩm từ rễ mật nhân đã có mặt và lưu hành trên thị trường Việt Nam, mang đến nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Ngoài thành phần chính là rễ mật nhân, còn được bổ sung thêm Nhân Sâm, Linh Chi, Dâm Dương Hoắc, Ba Kích, Hoài Sơn,..người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn tùy thuộc vào mục đích sử dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng điều trị và mang lại cuộc sống vui khỏe hơn.

Hình 1.2. Viên giải độc gan Tu Linh (cao Cà

gai leo 250mg, cao Bá bnh 250 mg và các tá

dược vừa đủ).

Hình 1.3.Cao mật nhân

Hình 1.4. Khang Dược (cao Bá bnh,

cao Sâm, Linh chi)

Hình 1.5. Bá Bệnh Khang (Cao Bá

Bệnh, Nhân Sâm, Linh Chi, Dâm Dương

Hoắc, Ba Kích, Hoài Sơn, Thành phần

khác vừa đủ)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT ĐẾN HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT TỪ RỄ CÂY MẬT NHÂN (Trang 25 -25 )

×