Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
92,5 KB
Nội dung
SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THCS QUA VIỆC GIẢI BÀI TẬP ỨNG DỤNG MÔN GDCD ***** I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1- Cơ sở lý luận: Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã làm cho diện mạo đất nước t`ay đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, hệ thống giáo dục các cấp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Một trong những mục tiêu giáo dục ở nhà trường là giáo dục toàn diện. Ở trường THCS học sinh được học rất nhiều bộ môn khác nhau. Tất cả các môn học đó đều góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó còn có sự tác động của hoạt động Đoàn, Đội. Nhưng môn Giáo dục công dân là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật. Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi quốc gia vì được coi là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển . Qua tìm hiểu và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta đều có thể nhận thấy ở các nước tiên tiến, giáo viên, hệ thống nhà trường, phương tiện giảng dạy nội dung chương trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung, đổi mới theo tiến độ phát triển của xã hội. Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy cũng thường xuyên được đổi mới ngay từ các tiết học ở các cấp học theo đặc thù riêng của từng bộ môn và nội dung chương trình. Tính tích cực, chủ động của người học không ngừng được phát huy. Nhờ có sự đổi mới và tiến độ nêu trên mà học sinh các nước phát triển trên thế giới có mặt bằng kiến thức rất cao, sát với thực tiễn, họ tự tin, làm chủ và phát huy tốt chính chất xám của họ, nhờ vậy mà đất nước của họ rất phát triển. Ở nước ta, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề trật tự pháp luật trong xã hội càng trở nên bức xúc. Theo thống kê tội phạm học vừa qua cho thấy cả nước có khoảng 2.617 học sinh. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện được 1002 trường hợp sử dụng ma tuý trong đó có 695 học sinh phổ thông và 307 sinh viên. 70-80% số học sinh phạm pháp là những học sinh chậm tiến, học lực kém, do lười học hoặc do hoàn cảnh gia đình. 1 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD Nguyên nhân của những con số trên là do ý thức của các em về vấn đề pháp luật rất thấp. Có nhiều giải pháp đưa ra để làm giảm các tệ nạn xã hội nhưng những giải pháp đó chỉ được coi là giải pháp tình thế. Do đó cần phải hình thành cho mọi người có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh "pháp luật" đặc biệt là đối tượng học sinh, ngay từ khi các em chưa phải là người tham gia pháp luật thường xuyên. Vì thế, xây dựng chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường là giải pháp mang tính lâu dài. 2. Cơ sở thực tiễn. Ở trường THCS môn Giáo dục công dân của mỗi lớp 6, 7, 8, 9 đều gồm 2 phần là Đạo đức và Pháp luật, với thời lượng tương đương nhau. Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy, đa số giáo viên đều có thể dạy tốt các bài học đạo đức, nhưng lại gặp khó khăn trong việc giảng dạy các bài học thuộc chủ đề pháp luật. Qua thực tế trong những năm giảng dạy môn Giáo dục công dân tại trường THCS Châu Hoá vừa qua tôi nhận thấy rằng nhu cầu mở rộng kiến thức pháp luật của học sinh ( đặc biệt là học sinh giỏi ) ngày càng tăng. Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức pháp luật một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong từng chủ đề pháp luật. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt qua việc hướng dẫn giải các bài tập ứng dụng tình huống pháp luật của môn học. II - NỘI DUNG 1- Về cấu trúc chương trình môn học: Chương trình mới được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Cấu trúc chương trình theo nguyên tắc tích hợp đồng tâm và phát triển. Vì vậy chủ đề pháp luật được bố trí học tất cả ở các khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9). Gồm 5 chủ đề: * Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình. * Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự an toàn xã hội. * Quyền và nghĩa vụ công dân và văn hoá giáo dục và kinh tế. * Các quyền tự do cơ bản của công dân. * Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý Nhà nước. Các chủ đề được bố trí theo trật tự từ những vấn đề có tính chất cụ thể, gần gũi với cuộc sống học sinh đến những vấn đề khái quát hơn, phản ánh mối quan hệ của học sinh với môi trường ngày càng lớn. Từng chủ đề có sự xắp xếp, bố trí các nội dung dạy học theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao, về nhận thức 2 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD cũng như nhu cầu tu dưỡng rèn luyện, phù hợp với lứa tuổi học sinh trong từng giai đoạn. Về pháp luật chương trình bố trí học từ những nội dung thực hiện pháp luật đang diễn ra trong cuộc sống đến những nội dung về chế độ chính trị, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung kiến thức ở mỗi khối lớp được tích hợp theo dạng đồng tâm phát triển. 2- Phương pháp vận dụng Trong khuôn khổ hạn hẹp của kinh nghiệm, tôi chỉ xây dựng một chủ đề trong năm chủ đề của chương trình giáo dục pháp luật trong trường THCS để đưa vào SKKN của bản thân Chủ đề 1: Quyền trẻ em. Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình. Trọng tâm: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. Nội dung: Lớp 6: Những quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc Ý nghĩa của quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em BÀI TẬP ỨNG DỤNG CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM. Bài 1: Cho học sinh đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng với những việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) vào ô trống tương ứng với những việc phạm vi quyền trẻ em. - Nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi - Y tế xã, phường, thị trấn tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em - Nhà nước phát động phong trào nuôi con bằng sữa mẹ. - Con đã 6 tuổi nhưng cha, mẹ không cho đi học bắt ở nhà lao động thêm 3 năm nữa. - Tập trung trẻ từ 10-12 tuổi đi đánh giày và thu một nửa số tiền của các em. - Đánh đập trẻ em bị giam giữ - Buôn bán trẻ em qua biên giới Bài tập 2: Hãy kể những việc làm của Nhà nước nói chung, của chính quyền địa phương em về việc thực hiện tốt quyền trẻ em. - Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí. - Trẻ em có năng khiếu được phát hiện và bồi dưỡng. - Trẻ em được quan tâm chăm sóc về sức khoẻ. - Trẻ em được học tập, những em có hoàn cảnh khó khăn không phải trả học phí. - Trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội. 3 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD Bài tập 3 : Vợ chồng anh Lai có hai cháu: Cháu Cương 9 tuổi, cháu Hiền 7 tuổi. Cả hai cháu đều chưa được đến trường học. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã cùng một số cô giáo ở trường Tiểu học thường xuyên đến vận động, khuyên anh chị Lai cho hai cháu đi học nhưng anh Lai không nghe và nói để các cháu ở nhà lao động giúp đỡ gia đình thêm mấy năm nữa cũng chẳng sao. Mà gia đình anh chị có phải thuộc diện quá khó khăn đâu. Khổ thân hai cháu nhỏ bị bố mẹ bắt ở nhà không cho đi học. Hỏi: Anh Lai suy nghĩ như vậy có đúng không và không cho con mình đi học thì có vi phạm pháp luật không? Hay đấy là quyền của anh chị? Trả lời: Anh Lai suy nghĩ như vậy là hoàn toàn sai, vì công việc nhà nông bao giờ chẳng nhiều, nếu cứ để các cháu ở nhà giúp đỡ gia đình thì ở đến bao giờ ? Dù còn nhiều việc nhà, việc đồng ruộng thì cũng phải để con mình đi học chứ. Hơn nữa, không cho hai cháu đi học là vi phạm pháp luật đấy. Điều 8 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học quy định: "Cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất cho con hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học". Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đều quy định cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con mình trong độ tuổi được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Cha mẹ không có quyền giữ con ở nhà không cho đi học khi con mình đang ở độ tuổi đi học. Pháp luật không cho cha mẹ quyền ấy. Trong việc đảm bảo thực hiện quyền học tập của trẻ em thì trách nhiệm của cha mẹ là rất lớn: vừa là trách nhiệm pháp lý, vừa là trách nhiệm đạo đức của bậc sinh thành. Anh Lai phải cho hai con của mình đi học ngay, không được chờ đợi gì thêm nữa. Lớp 7: Trọng tâm: Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam Nội dung: Quyền cơ bản của trẻ em; Bổn phận của trẻ em Trách nhiệm của gia đình nhà nước, xã hội - BÀI TẬP ỨNG DỤNG. QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM Bài tập 1: Chị Hiền mở quán bán hàng ăn uống, giải khát tại thị trấn. Quán của chị em rất đông khách, không chỉ có người lớn mà còn có cả một số trẻ em 14- 15 tuổi. Bọn trẻ đến quán chị uống rượu, hút thuốc. Chị Hiền rất chiều chúng, cho bạn trẻ nợ dần nhiều lần mới phải trả tiền rượu, thuốc. Tối thứ bảy vừa rồi, trong lúc bọn trẻ đang uống rượu ở quán chị Hiền thì ông chủ tịch thị trấn cho công an đến lập biên bản, phạt chị 200.000đ Hỏi: Việc ông chủ tịch thị trấn cho công an đến phạt tiền đối với chị Hiền là đúng hai sai? Trả lời: 4 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và tinh thần nên việc các em uống rượu không chỉ làm tổn hại đến sức khoẻ, đến sự phát triển bình thường mà còn ảnh hương lớn đến sự hình thành nhân cách của các em. Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã ban hành các quy định pháp luật ngăn cấm việc lôi kéo, dụ dỗ trẻ em uống tượu, hút thuốc và trừng trị nghiêm khắc các hành vi này. Chị Hiền đã có hành vi bán rượu, thuộc lá cho trẻ, xúi giục, tạo điều kiện cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không nghĩ đến tác hại của hành vi này. Chị đã vi phạm khoản 2 điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: "Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ", đồng thời vi phạm điểm c, khoản 1 Điều 25 Nghị định 49/ CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Hành vi vi phạm của chị Hiền cần phải xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này chị phải chịu hình thức phạt tiền là đúng. Bài tập 2: Cho học sinh đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: " Năm nay cháu học lớp 9 và chuẩn bị thi vào trung học phổ thông. Do ba mẹ cháu đặt tên theo vần bố, nên tên của cháu không được hay. ở trong lớp các bạn cứ trêu cháu rất buồn. Cháu muốn đổi tên có được không? Cháu cần phải làm gì để có thể đổi tên được./ Trả lời: Cái tên chỉ là hình thức thôi, không phản ánh nội dung bản chất của học sinh. Thực ra, cháu cứ học giỏi và chăm ngoan là rất tốt. Cháu cũng không nên bận tâm quá về tên của mình. Tuy nhiên, nếu cháu cứ dứt khoát muốn đổi tên thì vẫn có thể đổi được, nhưng phải theo các thủ tục mà pháp luật quy định chứ không được tự tiện sửa chữa giấy khai sinh và các giấy tờ liên quan có tên mình. Pháp luật nước ta quy định mỗi người đều có quyền thay đổi họ tên. Điều 29 Bộ Luật Dân sự quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước công nhận việc thay đổi họ tên trong các trường hợp sau đây: - Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc con nuôi yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha, mẹ đẻ đã đặt cho mình. - Thay đổi họ, tên của người lưu lạc từ nhỏ nay tìm ra nguồn gốc huyết thuốc của mình. Nếu việc đổi tên của cháu thuộc một trong các trường hợp trên đây thì bố mẹ cháu phải làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân xã xác nhận, kèm theo các giấy tờ 5 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD khác như sổ hộ khẩu gia đình, giấy khai sinh (qua Sở Tư pháp). Chỉ khi nào có quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận thì mới được chính thức đổi tên. Lớp 8: Trọng tâm: Quyền và nghĩa vụ của công dân gia đình Nội dung: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ ông bà Quyền và nghĩa vụ của con cháu BÀI TẬP ỨNG DỤNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH Bài tập 1: Bố của Hoà có tật nghiện rượu. Nhiều hôm ông đi uống với mấy người khác và trở về nhà trong tình trạng say khướt. Khi bố tỉnh dậy, Hoà và mẹ khuyên ngăn bố thì lại bị bố em măng chửi, xúc phạm, thậm chí còn bị đánh. Hỏi: Bố của Hoà đã vi phạm những điều khoản nào của pháp luật? Trả lời: Bố của Hoà đã vi phạm khoản 2 điều 34, khoản 1 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình, khoản 2 Điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cụ thể là đã: - Ngược đãi, đánh đập, xúc phạm con; - Không làm gương tốt cho con mà lại có biểu hiện xấu làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tình cảm của con. Bài tập 2: Hải năm nay 18 tuổi, em đã đi làm nên có thu nhập riêng. Bố Hải mất sớm. Mẹ Hải hơn 50 tuổi, do cuộc sống vất vả hay ốm đau, bệnh tật. Gia đình Hải có 4 anh em, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Hỏi: Hải có nghĩa vụ đóng góp để nuổi mẹ và các em không? Pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ này? Trả lời: Xét về tình cảm, đạo đức và pháp lý thì Hải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình để nuôi mẹ và các em, thực hiện đạo lý và nghĩa vụ của người con cũng như trách nhiệm của một thành viên trong gia đình. Nghĩa vụ này được quy định trong khoản 2 Điều 36 và khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình, thể hiện ở hai nội dung sau đây: - Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; - Con từ đủ 15 tuổi trở lên còn sống chung với gia đình có nghĩa vụ chăm sóc đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Lớp 9: 6 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD Trọng tâm: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Nội dung: Khái niệm hôn nhân Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam Trách nhiệm của công dân BÀI TẬP ỨNG DỤNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN. Bài tập 1: Hỏi: Ở quê cháu, thanh niên hay làm đám cưới sớm khi chưa đến tuổi kết hôn. Trường hợp cháu có khả năng như vậy. Cháu và anh Tiến ở cùng thôn, cháu mới 17 tuổi và anh Tiến cũng mới 18 tuổi nhưng gia đình cháu và gia đình anh ấy cứ ép chúng cháu lấy nhau. Hai gia đình đã bàn bạc sẽ tổ chức đám cưới vào tháng tới. Bố cháu còn dọa, nếu không đồng ý, bố cháu sẽ đánh và đuổi cháu ra khỏi nhà. Cháu không biết phải làm thế nào đây? Trả lời: Cả hai cháu đều chưa đến tuổi kết hôn, vì theo quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân, và gia đình về điều kiện kết hôn thì nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Hơn nữa việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quyết định, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Nếu hai cháu cứ bị cưỡng ép phải cưới nhau thì bố mẹ các cháu sẽ vi phạm Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình và việc kết hôn của hai cháu sẽ bị coi là kết hôn trái pháp luật, phải bị huỷ bỏ. Trong trường hợp bố mẹ cháu cố ép buộc và đánh đập, uy hiếp tinh thần của cháu thì khi ấy bố mẹ cháu vi phạm Điều 146 Bộ Luật Hình sự và có thể sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đếm 3 năm, tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra. Bài tập 2 : Hỏi: Em và anh Chính cùng làm công nhân ở Hà Nội, chúng em yêu thương nhau và quyết định sẽ lấy nhau. Em muốn tổ chức kết hôn cho đàng hoàng vì đời người chỉ có một lần như thế này. Thế nhưng anh Chính thì lại khuyên em không nên tổ chức lễ cưới cho tốn kém, cốt anh và em thương nhau là được rồi. Thế là chúng em cứ sống chung với nhau như quan hệ vợ chồng. Đến nay, em mới biết anh Chính đã có vợ và một con gái ở quê. Em đau khổ quá. Liệu em có thể tiếp tục sống chung với anh Chính nữa không. Nếu cứ quan hệ như vợ chồng thì có vi phạm pháp luật không? Trả lời 7 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được công nhận là vợ chồng. Bộ Luật Hình sự quy định, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính rồi mà còn vi phạm thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1năm. Rõ ràng là cả em và anh Chính đã vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình và thậm chí còn vi phạm quy định trong Bộ luật Hình sự. Em cần chủ động nói rõ cho anh Chính biết và quyết định thôi không tiếp tục sống với anh ấy nữa. Một lần lầm lỡ vẫn có thể còn khắc phục được. Tuổi còn trẻ, em nên dứt khoát trước hết để tự cứu mình, để có điều kiện và cơ hội đi tìm hạnh phúc mới, xây đắp cho tương lai của mình. 3- Kết quả thực hiện ( các khối lớp) 1/ Kết quả giảng dạy qua bài kiểm tra các khối lớp cuối năm: Khối lớp TS HS Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Khối 6 78 5 6,4 31 39,7 35 44,9 7 9 Khối 7 105 10 9,5 35 33,4 52 49,5 8 7,6 Khối 8 97 15 15,5 49 50,5 31 31,9 2 2,1 Khối 9 95 29 30,5 52 54,7 13 13,7 1 1,1 2/ Kết quả khác * Với nội dung kiến thức và hình thức tổ chức dạy học đó, giáo viên và học sinh rất hứng thú khi dạy và học. Các em được tự tìm hiểu, tự đánh giá, phát huy khả năng của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Học sinh được thực hiện trong thực tế, kiểm tra hành vi của nhau. Giáo viên đánh giá kết quả của học sinh sát hợp hơn. * Những gì học sinh được giáo dục ở trường về pháp luật đã giúp các em có ý thức cao hơn trong cuộc sống. Trong quá trình từ lớp 6 đến lớp 9 tôi thấy ý thức tuân thủ theo pháp luật của học sinh tốt hơn rất nhiều.Các em đã hiểu được mình có những quyền gì, trách nhiệm của bản thân ra sao, phải xây dựng đóng góp gì trong việc quản lý Nhà nước … Khi học sinh đã tìm hiểu và thực hiện theo pháp luật thì chính các em lại là những người tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những người xung quanh để họ biết và thực hiện, để mọi người, mọi nhà đều có ý thức tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành "Pháp luật" 8 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD 3/ Một số kiến nghị - Để giáo viên các trường THCS hoàn thành giảng dạy tốt hơn cần đầu tư thêm đồ dùng: Tranh ảnh, băng hình, tình huống pháp luật phục vụ cho việc giảng dạy giáo dục pháp luật. - Đoàn, Đội nhà trường chủ động tổ chức những cuộc thi, toạ đàm tìm hiểu về pháp luật, phối hợp vói giáo viên dạy GDCD để triển khai có hiệu quả. III- KẾT LUẬN 1/ Bài học kinh nghiệm a) Đối với giáo viên Cần chú trọng khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh khi giảng dạy các bài giáo dục Pháp luật, giáo viên cần tích cực giảng dạy chu đáo cho các dụng cụ dạy và học và sử dụng thành thạo. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà cẩn thận. - Dành nhiều thời gian cho thực hành, luyện tập. Tạo điều kiện để học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Biến những kiến thức đã học thành ý thức tự giác chấp hành "Pháp luật" - Tổ chức cho học sinh thi sắm vai: Đây là một trong những phương pháp có hiệu quả cao. Song giáo viên cần lưu ý ổn định lớp để hoạt động dạy - học đạt hiệu quả tối ưu. - Kiểm tra đánh giá khích lệ động viên học sinh: Cần làm thường xuyên đặc biệt là những học sinh ý thức chấp hành Pháp luật còn kém. - Giáo viên giảng dạy phải thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin liên quan tới vấn đề giáo dục Pháp luật. b) Đối với học sinh - Tích cực chuẩn bị tiết học theo hướng dẫn của giáo viên. - Thường xuyên vận dụng kiến thức tìm hiểu trên lớp và thực tế cuộc sống. - Mạnh dạn hỏi những điều chưa rõ về vấn đề Pháp luật và cách sử lý các tình huống gặp trong cuộc sống. - Có ý thức tìm hiểu về Pháp luật, tham gia các hoạt động ở trường, lớp, địa phương liên quan tới:"Pháp luật và tuyên truyền cho những người xung quanh" 2/ Lời kết - Giáo dục ý thức Pháp luật cho học sinh là mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh "Pháp luật" là góp phần xây dựng một xã hội văn minh. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, tôi không có tham vọng giải quyết tất cả khó khăn, vướng mắc của giáo viên và học sinh trong dạy và học "Giáo dục Pháp luật", song với nội dung đã trình bày, tôi hy vọng sẽ góp phần 9 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD cùng các giáo viên có định hướng, chủ động hơn khi giảng dạy giáo dục Pháp luật. Mặt khác tạo cho học sinh càng hứng thú say mê hơn với môn học giáo dục công dân trong nhà trường. Đó là những suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi đúc kết được trong quá trình giảng dạy Giáo dục công dân. Chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Châu Hoá, ngày… tháng… năm 2012 Người viết Hoàng Thị Bảy TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội Đảng 2. Giáo dục Pháp luật trong nhà trường. 3. Các nghành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam. 4. Sổ tay kiến thức Pháp luật (NXB Giáo dục) 5. Học và làm theo Pháp luật (Tập 1-2, NXB Giáo dục) 6. Tương các hoạt động giữa thầy và trò (NXB Giáo dục) 7. Sách Giáo khoa - Giáo viên GDCD 6,7,8,9 8. Thiết kế bài giảng GDCD 6,7,8,9 9. Bài tập tình huống GDCD 6,7,8,9 10. Tư liệu GDCD 6,7,8,9 10 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa [...]...SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD 11 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa . nghiêm chỉnh "Pháp luật" là góp phần xây dựng một xã hội văn minh. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, tôi không có tham vọng giải quyết tất cả khó khăn, vướng mắc của giáo viên và học. giảng GDCD 6,7,8,9 9. Bài tập tình huống GDCD 6,7,8,9 10. Tư liệu GDCD 6,7,8,9 10 GV: Hoàng Thị Bảy – THCS Châu Hóa SKKN: Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS qua việc giải bài tập ứng dụng môn GDCD 11 GV:. chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung kiến thức ở mỗi khối lớp được tích hợp theo dạng đồng tâm phát triển. 2- Phương pháp vận dụng Trong khuôn khổ hạn hẹp của kinh nghiệm, tôi chỉ xây dựng một chủ