1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cách tiếp cận xã hội học giới

15 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 131 KB

Nội dung

Phần mở đầu Xã hội càng phát triển, quyền bình đẳng con người càng được đề cao, đặc biệt là bình đẳng giới. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mới mà từ lâu trong lịch sử những vấn đề bình đẳng giới thể hiện qua các phong trào giải phóng phụ nữ, các tư tưởng, quan điểm đòi quyền lợi cho phụ nữ và sau này đã phát triển lên thành các phong trào về giới, lồng ghép giới vào phát triển đã được nhiều trường phái, nhiều nhà nghiên cứu, nhà chính trị quan tâm. Điều này thể hiện rõ nét ở hệ thống các lý thuyết nữ quyền. Các nhà nữ quyền muốn giải phóng phụ nữ khỏi những áp bức, đòi công bằng và bình đẳng cho người phụ nữ bằng cách nghiên cứu những nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất, cách thức nhằm giải phóng phụ nữ. Phần nội dung 1. Một số khái niệm liên quan Hiện nay có 2 cách định nghĩa về thuyết nữ quyền được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giới và bất bình đẳng giới, đó là: - Thuyết nữ quyền là sự nhận thức về nạn áp bức và bóc lột phụ nữ torng xã hội, ở nơi làm việc và trong gia đình, và sự hành động có ý thức để thay đổi tình hình ấy. - Thuyết nữ quyền là sự nhận thức về sự thống trị gia trưởng, sự bóc lột và áp bức ở các cấp độ vật chất và tư tưởng đối với lao động, sự sinh sản và rình dục của phụ nữ trong gia đình, ở nơi làm việc và trong xã hội nói chung, là hành động có ý thức của phụ nữ và nam giới làm thay đổi tình trạng đó. Ngoài ra thuật ngữ “nữ quyền” còn được hiểu ở những cấp độ sau: - Trên phương diện lý luận, nữ quyền là một thuật ngữ chỉ “ học thuyết đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ so với nam giới”. - Trên phương diện hoạt động thực tiễn, có phong trào nữ quyền với mục tiêu ban đầu là đấu tranh giành quyền cho phụ nữ về các phương diện chính trị, kinh tế. - Từ góc độ nghề nghiệp, nhà nữ quyền là những người đấu tranh cho mục tiêu bình đẳng nam và nữ. Tóm lại, thuật ngữ “ nữ quyền” có thể hiểu một cách nôm na là quyền của phụ nữ; còn hiểu một cách đầy đủ thì đó là “đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ”. (nguồn: Xã hội học giới- Hoàng Bá Thịnh) 2. Lịch sử phát triển thuyết nữ quyền - Từ Thế kỷ XVII sự biến đổi của tình hình kinh tế- chính trị- xã hội ở châu Âu, đặc biệt ở Anh đã tác động lớn đến cuộc sống của người phụ nữ xã hội đương thời. Sự phân công lao động trong xã hội ngày càng phức tạp hơn, những đơn vị sản xuất ngày càng lớn hơn đã làm cho phụ nữ bị loại trừ khỏi các nghề mà trước đây họ đã từng đảm nhận như buôn bán, in ấn, chế ủ rượu bia, y học. Thay vào đó họ bọ hạn chế vào các hoạt động trong gia đình và ngay cả những phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc cũng không ngoại lệ. Hơn nữa sau cải cách tôn giáo, các tu viện dành cho nữ, là nơi họ trốn tránh khỏi xã hội thực tại không còn nữa. Số phụ nữ kết hôn tăng và kết hôn trở thành một nhu cầu kinh tế và người phụ nữ cũng lệ thuộc vào chồng nhiều hơn trước. Những phụ nữ không kết hôn phải tự kiếm sống, không được xã hội tôn trọng. Trong bối cảnh xã hội như vậy, vấn đề vai trò của phụ nữ trở thành một vấn đề xã hội bức xúc và trở thành chủ đề của các cuộc tranh luận, các công trình nghiên cứu về vai trò của phụ nữ và mối quan hệ giới trong xã hội. - Đến cuối thế kỷ XVIII một số tư tưởng nữ quyền theo chủ nghĩa tự do được hình thành ở Anh. Cuộc tranh luận nổi tinến nhất về quyền phụ nữ mang tư tưởng của chủ nghĩa tự do được thể hiện trong cuốn Sự bênh vực quyền của phụ nữ của Marry Wollstonecraft. Trong tác phẩm này, các tranh luận dựa trên phân tích tâm lý và sự bâấtlợi về kinh tế của phụ nữ do sự bắt buộc phải phụ thuộc vào đàn ông và sự loại trừ họ khỏi môi trường xã hội. Vị trí thấp kém vế pháp luật so với nam giới cũng là chủ đề được tranh luận nhiều ở Anh. - Năm 1840, hội nghị thế giới về chống chế độ nô lệ được tổ chức ở London, trong đó có sự tham gia của một đoàn đại biểu phụ nữ đã làm khơi dậy nhận thức về sự cần thiết phải có một phong trào cho phụ nữ. Ngày 14-7-1848 Uỷ ban quyền của phụ nữ được thành lập ở Senesa Falls (New York). Những người tham gia hội nghị Senesa Falls cũng thông qua 12 nghị quyết, một trong số đó là quyết tâm đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ. - Vào khoảng những năm 1850 và 1860, các cuộc tranh luận về quyền bầu cử của phụ nữ diễn ra rất gay gắt. Năm 1890 Các hiệp hội Mỹ và quồc gia vì quyền bầu cử của phụ nữ đã kết hợp để trở thành Hiệp hội quốc gia Mỹ vì quyền bầu cử của phụ nữ ( NAWSA). Vào ngày 26-8-1920, trong luật sửa đổi thứ 19, sự bảo đảm cho phụ nữ quyền được bầu cử đã được chấp thuận. Sau thành công trên phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử của phụ nữ ở các nước châu Âu và Mỹ tạm lắng xuống. Thay vào đó là sự hình thành một số phong trào mới như: kiểm soát mức sinh và kế hoạch hoá gia đình, phong trào nhà định cư, sự thiết lập của các tổ chức làm việc để cải thiện điều kiện làm việc cho những người phụ nữ…Những phong trào này đã tạo nên một bước mới cho những sự phát triển của thuyết nữ quyền trong những năm sau đó. - Sau thời kì chiến tranh thế giới thứ II, Đảng phụ nữ quốc gia do Alice Paul thành lập, tiếp tục đấu tranh để cải thiện địa vị của người phụ nữ. Sự phát triển của thuyết nữ quyền có thể được coi xuất phát từ sự phát triển của phong trào phụ nữ thế kỷ XIX. ( nguồn: Xã hội học giới, Hoàng Bá Thịnh) *3 làn sóng nữ quyền 2.1 Làn sóng nữ quyền thứ nhất: - Làn sóng nữ quyền thứ nhất bắt đầu từ cách mạng Pháp, và đánh dấu bằng việc xuất bản cuốn Sự biện minh cho quyền phụ nữ của Marry Wollstonecraft. - Còn ở Mỹ, làn sóng nữ quyền thứ nhất tập turng vào các quyền đấu tranh cho phụ nữ về chính trị, đặc biệt là về quyền của phụ nữ. 2.2 Làn sóng thứ 2 - Làn sóng nữ quyền thứ 2 của phong trào nữ quuyền của Mỹ xuất hiện vào thập niên 1960 và vươn đến đỉnh cao vào thập niên 1970. - Phong trào một phần nào đã được thúc đẩy từ 3 quyển sách tiên phong luận về nữ quyền Giới tính thứ hai của Simone de Beauvoir, Huyền thoại phụ nữ của Betty Friedan và Chính trị học giới tính của Kate Millett. - Theo nhận xét của nhà xã hội người Mỹ G.Ritzer thì “làn sóng thứ hai” là của giới học giả. 2.3 Làn sóng nữ quyền thứ 3 - Bắt đầu phổ biến vào những năm 1990, khi trên một số kênh truyền thông đại chúng thích đề cập đến “một cái chết dần dần và một cái chết đầy đau khổ” của chủ nghĩa nữ quyền. - Thuật ngữ “ làn sóng nữ quyền thứ 3” được dùng để xác định một giai đoạn mới trong lịch sử của thuyết nữ quyền, một giai đoạn tương phản với “ làn sóng thứ nhất” và “ làn sóng thứ 2” - Chủ thể của làn sóng nữ quyền thứ 3, đó là những nhà nữ quyền trẻ không chỉ tăng lên sự cam kết cá nhân họ với chủ nghĩa nữ quyền, mà họ còn cho thấy mức độ tình nguyện rất cao để thực hiện những hành động tập thể nhằm tạo nên sự biến đổi có hiệu quả. 3. Quan điểm của các nhà Xã Hội Học về vai trò của phụ nữ trong phát triên ( nguồn: Xã hội học giới, Hoàng Bá Thịnh, NXB Đại học quốc gia) 3.1. K.MARX - Là người có nhiều đóng góp vào sự nghiên cứu phụ nữ - Ông cung cấp một khung phân tích về những bất hòa trong hôn nhân do cảnh sống trong gia đình của phụ nữ - Trong “ tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, Marx đã đề cập đến địa vị của người phụ nữ, đến những vấn đề gia đình. - Trong bộ “ Tư bản” nhiều vấn đề của phụ nữ được Marx đề cập với sự phân tích về sự ảnh hưởng của máy móc và đại công nghiệp đến đời sống của người phụ nữ và gia đình họ 3.2. M.WEBER Chỉ rõ về bình đẳng giới trong hôn nhân thông qua việc phân tích việc xung đột địa vị của ngừời phụ nữ. Theo ông địa vị của người phụ nữ trong xã hội có những điều kiện bất lợi về cả quyền lực kinh tế và quyền lực xã hội. 3.3. H. SPENCER - Phản đối hôn nhân như một thể chế bất bình đẳng. Theo ông ngừời phụ nữ phải có quyền cạnh tranh bin hf đẳng với nam giới - Sau này trong thuyết hữu cơ, SPENCER cho rằng: chức năng của phụ nưc là trong gia điình, phụ nữ duy trì chỗ của họ trong thiết chế gia đình thông qua các vai trò xã hội của họ là người mẹ, người vợ. Họ giúp gia đình hòa hợp như một sự thống nhất. - Theo ông, sẽ là phản chức năng nếu can thiệp vào sự thống nhất bằng hành động xã hội, cách mạng hay các hoạt động khác. 3.4. A.COMTE - Là người thành kiến giới tính một cách giáo điều - Theo ông, phụ nữ chịu trách nhiệm về đạo đức gia đình và phẩm hạnh của họ sẽ được đảm bảo bởi luật hôn nhân một vợ một chồng bền vững. - Phụ nữ là thuộc về: thiểu số so với nam giới vì sự chin chắn của họ kết thúc trong thời thơ ấu”. Do vậy phụ nữ khi kết hôn sẽ phụ thuộc nam giới. Li hôn không được chấp nhận đối với một phụ nữ vì họ là những nô lệ được nuông chiều của nam giới 3.5. E. DURKHIEM - Quan điểm của ông về phụ nữ chịu ảnh hưởng của thuyết sinh học: phụ nữ lệ thuộc tự nhiên vào gia đình - Những phân tích của ông về cấu trúc, đời sống gia đình được dựa trên quan điểm của nam giới. - Theo ông, thứ nhất: phụ nữ đáp ứng đầy đủ các vai trò truyền thống được nhận thức như là chức năng với gia đình. Thứ hai: phụ nữ là một phần của tự nhiên, không phải của xã hội, hoặc như một phần của xã hội nguyên thủy Tóm lại: → Các nhà sang lập Xã Hội Học đã sớm quan tâm nghiên cứu về vấn đề phụ nữ và vai trò của họ với gia đình trong mối lien hệ với sự phaýt triển xã hội. Tuy mỗi người có những quan điểm khác nhau nhưng họ đã chú ý đến vai trò của phụ nữ trong gia đình mà gia đình là một thiết chế chứng minh cho các quá trình xã hội rộng hơn 4. CÁC LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN ( nguồn: Giới và các vấn để phát triển- TS Trần Thị Kim Xuyến) Lý thuyết nữ quyền là một hệ thống bao gồm nhiều trường phái khác nhau. Chúng tôi chỉ tìm hiểu một số lý thuyết: 4.1.Lý thuyết nữ quyền tự do. 4.1.1 Bối cảnh hình thành. - Thuyết nữ quyền tự do được hình thành từ làn sóng nữ quyền thứ nhất của chủ nghĩa Khai sáng. - Thuyết nữ quyền theo tư tưởng tự do được thể hiện chủ yếu trong cuốn Sự bênh vực quyền của phụ nữ của Marry Wollstonecraft và Sự khuất phục của phụ nữ của John Stuart Mill và vợ ông là Hairiet Taylor. 4.1.2 Các quan điểm chính. - Các nhà nữ quyền tự do cho rằng sự bị trị của phụ nữ bắt rễ trong những rang buộc về tập quán và pháp lý. Theo họ thì vì xã hội tin tưởng một cách sai lầm rằng do bản chất của mình phụ nữ kém năng lực hơn nam giới về trí tuệ, thể chất nên phụ nữ bị gạt khỏi các diễn đàn và thương trường - Theo thuyết nữ quyền tự do thì nam giới và phụ nữ đều có quyền lợi công bằng như nhau và quan điểm này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Khai sáng (thể hiện ở những đề xuất của lý thuyết, phần 4.1.5) 4.1.3 Điểm mạnh: - Bước đầu hình thành nên tư tưởng về quyền bình đẳng của phụ nữ và tìm kiếm sự chia sẻ trách nhiệm từ phía nam giới. - Về cơ bản cải thiện chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ. 4.1.4 Điểm yếu: - Quá nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do cá nhân so với cái tốt chung cho mọi người. - Ca ngợi chủ nghĩa nhân đạo trung lập về mặt giới mà coi nhẹ thuyết nữ quyền có quan tâm đến vấn đề giới. - Chỉ là phong trào đòi quyền bình đẳng của phụ nữ da trắng tư sản. 4.1.5 Đề xuất: - Nhấn mạnh cải cách xã hội và luật pháp qua các chính sách được xây dựng để tạo nên những cơ hội bình đẳng cho phụ nữ. - Những biến đổi trong thực tiễn xã hội hoá và giáo dục của xã hội, công cộng sẽ dẫn đến tự do hơn và các quan hệ giới bình đẳng hơn. - Học vấn là yếu tố quan trọng giúp cho phụ nữ tiếp cận được sự công bằng xã hội và các bình đẳng khác. - Nhấn mạnh sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới trong việc chăm sóc con cái, công việc gia đình. 4.2 Thuyết nữ quyền Marxist Quan điểm Marxist ở đây là nói đến cách hiểu và vận dụng nó trong các tác phẩm của các tác giả nữ quyền Marxist phương Tây (không bao gồm khối Xô- viết) 4.2.1 Các quan điểm chính: - Theo lý thuyết này thì trong xã hội có giai cấp thì tất cả mọi người đặc biệt là phụ nữ không thể đạt được những cơ hội thật sự bình đẳng khi của cải vật chất sản xuất ra bởi một số đông không có quyền hành lại nằm trong tay một số ít người đầy quyền lực. Vì theo Engels, sự áp bức phụ nữ bắt nguồn trong việc nảy sinh chế độ tư hữu, của cải nằm trong tay một số ít người, còn phần đông không có của cải. - Theo lý thuyết này thì chủ nghĩa tư bản, chứ không chỉ các quy tắc xã hội rộng hơn, là nguyên nhân của sự áp bức phụ nữ. do đó, nếu tất cả mọi phụ nữ muốn giải phóng, hệ thống tư bản chủ nghĩa phải được thay thế bằng một hệ thống xã hội trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi người. Dưới chủ nghĩa xã hội, vì không ai phải lệ thuộc về kinh tế vào bất cứ ai, phụ nữ sẽ được tự do về kinh tế đối với nam, và bình đẳng với nam giới. Ví dụ: Trong xã hội tư bản, phụ nữ là lực lượng lao động đông, họ được tư bản thuê vì họ dễ bị sai khiến nhưng lương rẻ, và họ được cho là phù hợp với những công việc đơn điệu, tẻ nhạt. - Dựa trên quan điểm của Engels cho rằng sự giải phóng phụ nữ phụ thuộc vào việc phụ nữ tham gia vào nền sản xuất và quan điểm của Lênin về tầm quan trọng của xã hội hóa việc nhà, những nhà lý thuyết nữ quyền Marxist muốn thay đổi gia đình với tư cách một đơn vị kinh tế, vì nó là một cơ cấu nuôi dưỡng hệ thống tư bản chủ nghĩa. 4.2.2 Điểm mạnh: Lý thuyết này đã đưa ra các quan điểm: - Trong xã hội có giai cấp không thể có sự bình đẳng giới - Chủ nghĩa tư bản và chế độ nam trị là nguyên nhân của áp bức phụ nữ 4.2.3 Hạn chế - James Bethke Elshtain không đồng ý với các nhà nữ quyền Marxist về gia đình. Bà cho rằng gia đình là nơi duy nhất con người có thể tìm kiếm được tình yêu, an toàn và tiện lợi, không nên thay đổi gia đình với tư cách là một đơn vị kinh tế. - Alison Jaggar đứng trên quan điểm xã hội chủ nghĩa phê phán thuyết nữ quyền Marxist. Bà cho rằng các nhà nữ quyền Marxist đã không nói nhiều về sự áp bức phụ nữ do nam giới chủ trì. Khi nhiều người Marxist nói về sự áp bức phụ nữ, họ cho rằng tư bản là người thứ nhất áp bức phụ nữ ở vai trò người lao động, và nam giới chỉ là người áp bức thứ hai ở vai trò người phụ nữ. Theo bà, quan hệ nam nữ trong hôn nhân không mang tính chất bóc lột và tha hóa giống hệt như quan hệ Tư sản – Vô sản, chủ - thợ mà các nhà Marxist tin tưởng. Dù có giống nhau, người công nhân bị bóc lột không khổ giống như người vợ bị áp bức. Lý thuyết Marxist ít đề cập những vấn đề về tái sinh đẻ của phụ nữ (tránh thai triệt sản nạo thai) và tính dục (tranh ảnh khỏa thân, điếm, sách nhiễu tính dục, hiếp dâm và đánh vợ). Như vậy, sản xuất được phân tích nhiều hơn tái sản xuất. 4.2.4 Đề xuất Lý thuyết này đưa ra các đề xuất: - Phụ nữ muốn được giải phóng phải tham gia vào sản xuất - Cần thay thế chủ nghĩa tư bản bằng hệ thống xã hội chủ nghĩa Theo lý thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa thì cần tách sự bóc lột giai cấp khỏi sự áp bức giới. 4.3. Thuyết nữ quyền cấp tiến 4.3.1 Lịch sử hình thành lý thuyết nữ quyền cấp tiến ( triệt để) Lý thuyết nữ quyền cấp tiến bắt đầu xuất hiện từ vào những năm cuối 1960 đầu 1970 Từ đầu những năm 1970 hàng lọat nhưng công bố của các lý luận gia nữ quyền cấp tiến đề cập đến vấn đề phụ nữ bị áp bức bởi đàn ông cả trong gia đình và ngoài xã hội như: + “biện chứng về giới” của tác giả Shulamith Firestone + “ thái độ gia trưởng” của Eva Figes + “ những chính sách tình dục” của Kate Millet. 4.3.2 Các quan điểm chính: - Theo các lý luận gia nữ quyền cấp tiến thì vai trò của phụ nữ trong gia đình gắn liền với chế độ gia trưởng. chế độ gia trưởng có trước chế độ tư hữu. Chế độ gia trưởng hay hệ thống nam trị đã áp bức phụ nữ. Đây là một hệ thống mà nổi bật là quyền lực và sự thống trị, tôn ti trật tự và cạnh tranh. Phụ nữ bị thống trị bởi nam giới. và nam giới có khả năng áp bức phụ nữ - Sự khác biệt về giới có thể được giải thích theo nghĩa là sự khác biệt về sinh học về tâm lí học nam và nữ. Tức là người phụ nữ bị áp bức bởi chức năng tái sinh sản và bị đàn ông cưỡng hiếp - Lý thuyết nữ quyền triệt để còn cho rằng bạo lực đối với phụ nữ hay vấn đề tình dục khác giới theo kiểu ép buộc cũng như cách thức tổ chức gia đình theo kiểu gia đình gia trưởng là cách đảm bảo sự trường tồn sự thống trị của nam giới đối với phụ nữ. Do đó phụ nữ phải lệ thuộc vào nam giới cả về vật chất và tinh thần. 4.3.3 Đề xuất - Những nhà nữ quyền cấp tiến cho rằng yếu tố sinh học không phải là nguyên nhân của áp bức mà sự áp bức là ở chỗ nam giới kiểm soát phụ nữ ở vai trò sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái. Như vậy muốn giải quyết mỗi phụ nữ phải tự xác định và quyết định khi nào dùng hay không dùng các kĩ thuật kiểm soát sinh đẻ ( tránh thai, triệt sản, nạo thai ) và các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản (thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, đẻ thuê theo hợp đồng). - Phụ nữ có thể tự quyết định cho mình nuôi và không nuôi con cái mình sinh ra như thế nào. - Cho phép mỗi người có thể lưỡng tính tức là bộc lộ đầy đủ những phẩm chất nam tính và nữ tính. - Phụ nữ cần thoát khỏi sự ràng buộc tính dục của nam giới, tạo ra tính dục riêng của phụ nữ thông qua chế độ tự sống độc thân, tự làm tình, hoặc tính dục đồng tính 4.3.4 Điểm mạnh: - Lý thuyết nữ quyền cấp tiến đã chỉ ra chế độ gia trưởng và tính dục là nguyên nhân cội rễ của của sự áp bức phụ nữ. Họ không thừa nhận đặc điểm sinh học là yếu tố quyết định sự phụ thuộc của phụ nữ vào nam giới - Lý thuyết nữ quyền cấp tiến hơn lý thuyết nữ quyền tự do và Marxist, các nhà nữ quyền cấp tiến đã trực tiếp lưu ý đến cách thức mà nam giới dùng để kiểm soát thân thể phụ nữ ( hạn chế tránh thai, triệt sản, luật nạo thai…) - Hơn nữa họ đã chỉ rõ cách thức mà nam gới dùng tính dục để phục vụ nhu cầu, mong muốn và lợi ích của nam giới, không phải của phụ nữ. 4.3.5 Điểm yếu: - Họ cho rằng tính dục của những người đồng tính luyến ái nữ chính là loại tính dục đáp ứng những nhu cầu của phụ nữ, chủ trương khước từ tính dục nam nữ là trái với quy luật tự nhiên ( cũng như pháp luật ở một số quốc gia) - Cho rằng phụ nữ về bản chất tốt hơn nam giới, còn nam giới về bản chất là xấu. Phụ nữ siêu việc hơn nam giới về mặt sinh học là có khả năng sinh sản. - Trường phái nữ quyền cấp tiến được đánh giá là có vẻ thái quá, cực đoan như kêu gọi thành lập chế độ cho phụ nữ và cắt đứt các quan hệ với nam giới như là chấm dứt quan hệ tình dục lứa đôi, chủ trương đẩy mạnh quan hệ tình dục đồng tính. Ví dụ: - Trong nhiều xã hội phụ nữ không tự do quyết định số con họ muốn: + Nghiên cứu về sự trải nghiệm của việc làm mẹ cho thấy những người phụ nữ sinh con trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều người không cảm thấy làm mẹ là vinh quang mà là gánh nặng, bị cô lập, không có thời gian dành cho học tập, giải trí. Khi đó vai trò làm mẹ mâu thuẫn với nhu cầu hoạt động nghề nghiệp của phụ nữ. + Nhà nước kiểm soát sinh sản của phụ nữ thông qua chương trình KHHGĐ hạn chế số con của phụ nữ không quan tâm đến tình cảm của phụ nữ. Phụ nữ bị nô dịch hóa bởi gánh nặng làm mẹ và nuôi dưỡng được đặt vào họ và chỉ đặt vào họ. - Phụ nữ bị cưỡng bức cung cấp các dịch vụ tình dục cho người đàn ông (chồng) của họ theo nhu cầu và mong muốn của dàn ông. Vì một mục đích khác người đàn ông có thể ép buộc vợ, con gái mình hoặt một số phụ nữ khác đi vào con đường mại dâm, bán tình dục của mình. 4.4 Lý thuyết Nữ quyền phân tâm học 4.4.1 . Lịch sử hình thành: Có nguồn gốc từ lý thuyết Freud và những khái niệm lý thuyết như giai đoạn tiền Oedipe và mặc cảm Oedipe 4.4.2. Các quan điểm chính: - Coi tình dục là trung tâm không phải từ những vấn đề khác như phá thai, kiểm soát sinh đẻ, triệt sản, bạo lực gia đình, hiếp dâm, sách nhiễu tình dục, chế độ nô lệ nữ, tranh ảnh khỏa thân…mà từ lý thuyết Freud và những khái niệm lý thuyết như giai đoạn tiền Oedipe và mặc cảm Oedipe từ đó dựa trên lý thuyết của Freud mà các nhà nữ quyền phân tâm học coi vấn đề tình dục là vấn đề trung tâm - Các nhà phân tâm học cho rằng mặc cảm Oedipe này là cội rễ của chế độ nam trị, là do trí tưởng tượng của nam giới sáng chế ra. Nó là một cái bẫy tâm lí học mà mọi người, đặc biệt phụ nữ nên tránh xa. - Cội rễ của sự áp bức phụ nữ nằm sâu trong tâm lý - Không chấp nhận những biến thể của mặc cảm Oedipe ( quyền uy, sự tự lập và tính phổ biến được coi là “nam tính”, còn tình yêu, sự lệ thuộc và tính cục bộ là “nữ tính”) Mặc cảm Oedipe: ban đầu thì mọi đứa trẻ ( các cậu bé và cô bé) đều gắn bó với mẹ. Nhưng để hòa nhập vào nền văn hóa xã hội thì các cậu bé dần tách khỏi người mẹ và học theo cha. Còn các cô bé thì chậm tách khỏi mẹ và học theo mẹ. 4.4.3 Hạn chế của lý thuyết: - Phân tâm học mới chỉ đứng trên khía cạnh tâm lý để lý giải các vấn đề về phụ nữ. Do đó sự lý giải này chưa mang tính toàn diện, cần phải tính đến các thiết chế và các cơ cấu pháp luật, kinh tế và chính trị nữa. 4.4.4 Điểm mạnh của lý thuyết Lý thuyết này cho rằng để giải phóng bản thân khỏi những gì đang kiềm chế phụ nữ thì họ không chỉ đấu tranh giành quyền công dân mà phải đấu tranh loại bỏ nhữngdấu ấn mà nam giới đã tạo ra trong tâm lý họ. 4.4.5 Đề xuất: Một số người phản đối quan điểm của các nhà nữ quyền phân tâm học. họ cho rằng cần chấp nhận một biến thể Freud ( biến thể này cho rằng quyền uy, sự tự lập và tính phổ biến được coi là “nam tính”, còn tình yêu, sự lệ thuộc và tính cục bộ là “ nữ tính”) như kinh nghiệm để hòa nhập cá nhân vào xã hội 4.5.Lý thuyết nữ quyền hiện sinh : 4.5.1 Quan điểm chính: Simone Beauvior lập luận rằng: phụ nữ bị áp bức bởi tính chất “ là người khác” + Phụ nữ là người khác vì họ không phải là nam giới + Nam giới là cái tôi, là người tự do, quyết định mọi việc. họ xác định ý nghĩa của sự sống của họ. + Còn phụ nữ được xem là người khác, là khách thể mà ý nghĩa quy định cho họ Nếu phụ nữ muốn trở thành cái tôi, một chủ thể như nam giới, họ phải thay đổi các định nghĩa, các nhãn hiệu vốn hạn chế sự tồn tại của họ và họ phải biến mình thành những gì mà mình muốn. 4.5.2 Điểm mạnh: Beauvior đã nghiên cứu phụ nữ ở 2 khía cạnh là xem xét phụ nữ như là một sản phẩm của kết cấu văn hóa phức tạp hay phụ nữ là biểu hiện của một cách sinh tồn mang tính nữ tính. Và bà đặt ra câu hỏi là khía cạnh nào mang tính giải phóng cho phụ nữ nhiều hơn. 4.5.3 Điểm yếu: - Jean Bethke Ebstain phê phán: + Sách của Beauvoir không dễ đọc , dễ hiểu đối với đa số những phụ nữ vì có những ý niệm không xuất phát trực tiếp từ kinh nghiệm sống mà phụ nữ trải qua. + Beauvior xem xét cơ thể phụ nữ theo một cách tiêu cực: không có ý nghĩa, bẩn thiểu, đáng xấu hổ… + Beauvoir chấp nhận và có lẽ ca ngợi những chuẩn mực phần nhiều mang nam tính. Do vậy, bà cho rằng phụ nữ đạt tự do bằng những cách mà nam giới vẫn thường sử dụng để đạt tự do, nghĩa là xem những chuẩn mực của nam giới là mục tiêu để đạt tới tự do. Điểm này giống với lý thuyết nữ quyền tự do. 4.5.4 Đề xuất: Theo Juliet Michell, trong lí thuyết hệ thống kép của lí thuyết xã hội chủ nghĩa cho rằng: Phụ nữ muốn đạt được sự giải phóng tương đối trọn vẹn, địa vị và chức năng của họ trong tất cả các cơ cấu xã hội phải thay đổi. Người phụ nữ cũng phải thay đổi tâm lý, nếu không có sự thay đổi đó những cải thiện của thế giới bên ngoài cũng không giải phóng người phụ nữ khỏi tư tưởng nam trị. Phụ nữ có thể cùng nam giới bình đẳng trong việc tạo thu nhập. 4.6 Thuyết nữ quyền Xã hội chủ nghĩa 4.6.1. Lịch sử hình thành: Thuyết nữ quyền XHCN hình thành sau một số thuyết nữ quyền khác nên nó đã kế thừa các trào lưu nữ quyền và được tiến hành có hiệu quả cao. Để vượt qua sự hạn chế của các thuyết nữ quyền trước như Macxit, phân tâm học… thuyết nữ quyền XHCN đã phát triển thành hai cách tiếp cận khác nhau: 4.6.2 Các quan điểm chính ♦ Lý thuyết hệ thống kép: - Lý thuyết này cho rằng chế độ nam trị và CNTB là hai hình thức quan hệ xã hội khác nhau, và chúng cùng áp bức phụ nữ . Để hiểu được sự áp bức của chúng cần phải phân tích riêng biệt rồi sau đó xem xét chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Hạn chế - Hầu hết các nhà lí thuyết này đều coi CNTB là một phương thức sản xuất, một cơ cấu vật chất có cội nguồn lịch sử nhưng chế độ nam trị lại là cơ cấu phi vật chất, nghĩa là mang nhiều tính chất hệ tư tưởng hay phân tâm học, không mang tính chất cụ thể với không gian và thời gian. ♦ Lý thuyết các hệ thống thống nhất: - Lý thuyết này cố gắng phân tích CNTB và chế độ nam trị cùng với nhau thông qua một hệ thống khái niệm. Lý thuyết cho rằng CNTB và chế độ nam trị không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết. Hạn chế: Các nhà nữ quyền XHCN muốn tập hợp, thâu tóm tất cả những nguyên nhân, những yếu tố dẫn đến áp bức phụ nữ và những quan điểm của những lý thuyết nữ quyền vào cùng một khái niệm. 4.6.2 Điểm mạnh: Các nhà nữ quyền XHCN cho rằng: cả giới và giai cấp đều đóng vai trò gần ngang nhau trong việc lí giải sự áp bức phụ nữ. 4.6.3 Các phê phán [...]... nhiều lĩnh vực xã hội khác, dần dần phụ nữ Việt Nam đã ý thức được vai trò xã hội của mình Tuy nhiên, định kiến xã hội luôn xem trong nam giới hơn Bên cạnh đó, thì các nhà đòi quyền lợi cho phụ nữ chưa được tôn vinh Chính những yếu tố này mà mặc dù phụ nữ tham gia tích cực vào các lĩnh vực xã hội nhưng vị thế của họ vẫn khác nam giới 6 CÁCH TIẾP CẬN CHÍNH SÁCH KHÁC NHAU ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở THẾ GIỚI THỨ 3... triển hiệu quả hơn Tiếp cận và đặt vấn đề phụ nữ một cách biệt lập Phụ nữ được coi như một nhóm đặc thù và những giải pháp được đưa ra cũng là những giải pháp đặc thù riêng cho phụ nữ vững với phụ nữ và nam giới, cùng chia sẽ các quyết định và quyền lực Là cách tiếp cận mới, nhìn nhận từ thực tế xã hội: có sự tồn tại và chung sống giữa hai giới trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, xã hội Phần kết luận... phóng phụ nữ, nghiên cứu về giới ở nước ta đã có bước phát triển mới + Thiết kế và xây dựng những lí luận giới phù hợp với thực tiễn Việt Nam + Các nghiên cứu khoa học tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành, hệ thống an sinh và bảo trợ xã hội, việc thực hiên chính sách xã hội, các chính sách phát triển kinh tế- xã hội ở tầm vĩ mô, địa vị của người phụ nữ trong xã hội, quyền phụ nữ… + Các dự... hoạt đông, Hội đã thúc đẩy các hoạt động nhằm thu hút sự tham gia của nam giới ● Nghiên cứu giới ở Việt Nam qua ba giai đoạn - Thời kì thứ nhất + Hướng về mục tiêu học tập, phổ biến và truyền bá quan điểm giới cách làm mang tính tự phát, chưa có kế hoạch, lộ trình chưa được kiểm soát chặt chẽ nên cùng với sự du nhập quan điểm giới và những lí thuyế nữ quyền tiến bộ, phù hợp với sự phát triển bền vững... định được vị trí của mình Ví dụ: Trong lĩnh vực vai trò giới người ta thường quan niệm nam giới thiên về làm kinh tế, còn phụ nữ chỉ là người quản lí chi tiêu trong gia đình Cho nên phụ nữ thích hợp với công việc nhà nhưng thực tế có nhiều phụ nữ lại có khả năng làm kinh tế, nhưng do định kiến xã hội họ lại không được tham gia vào các họat động xã hội nhiều, đặc biệt là vấn đề kiếm tiền…Và để thay đổi... thuyết nữ quyền đều cố gắng mô tả sự áp bức phụ nữ, mô tả về nguyên nhân và kết quả và đưa ra những chiến lược giải phóng phụ nữ theo cách của mình - Các cách tiếp cận mới cho rằng khi nói về bình đẳng giới không chỉ nói đến phụ nữ, đấu tranh đòi quyền bình đẳng với nam giới và cho rằng giải quyết vấn đề này không chỉ đơn thuần là giải quyết vấn đề phụ nữ ... hết, cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài các lĩnh vực giới nhằm chuẩn bị nhân lực cho đội ngũ nghiên cứu và đào tạo về giới trong tương lai + Thứ hai, nghiên cứu lý thuyết quan điểm giới, quan điểm nữ quyền và lý thuyết nghiên cứu phụ nữ được đầu tư và đẩy mạnh + Thứ 3, những ngiên cứu khoa học về phụ nữ, dân số, gia đình và phát triển theo quan điểm giới - Thời kì thứ 3: bắt đầu những năm đầu thế kỉ... định vị trí thấp kém của phụ nữ so với nam giới, bị chỉ trích là theo phong trào nữ quyền của phương tây, bị coi là đáng ngại và không phổ biến đối với chính phủ Phụ nữ hoàn toàn bị coi là đối tượng để đảm bảo sức lực và khả năng để tăng ngày làm việc Là cách tiếp cận phổ biến đối với cả chính phủ và các cơ quan tổ chức đa phương Đòi hỏi chú trọng đến thế giới thứ 3 và tính tự chủ của phụ nữ Hầu hết... nữ, về giới nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung Cho đến nay thì những tư tưởng, quan điểm này vẫn giữ nguyên giá trị 5 Phong trào nữ quyền ở Việt Nam Phong trào nữ quyền ở Việt Nam chia làm 3 giai đoạn 5.1 Thời phong kiến: - Bằng tài năng, tình yêu dành cho quê hương, đất nước, gia đình những những người phụ nữ thuộc các giai tầng khác nhau trong xã hội đã đóng góp công lao lớn cho đất nước... hiền lành, dịu dàng và biết cách chịu đựng chồng vì vậy người chồng dù đúng dù sai người vợ không được cãi lại Nhưng ngày nay khi vấn đề bình đẳng giới được đặt ra , người phụ nữ muốn được giải phóng thì không nên lấy những chuẩn mực của đàn ông để làm chuẩn mực cho chính bản thân mình + Những nhà lý thuyết hậu hiện đại cho rằng cần phải vượt lên những định kiến của xã hội để sống đúng với con người . biến đổi có hiệu quả. 3. Quan điểm của các nhà Xã Hội Học về vai trò của phụ nữ trong phát triên ( nguồn: Xã hội học giới, Hoàng Bá Thịnh, NXB Đại học quốc gia) 3.1. K.MARX - Là người có nhiều. hành, hệ thống an sinh và bảo trợ xã hội, việc thực hiên chính sách xã hội, các chính sách phát triển kinh tế- xã hội ở tầm vĩ mô, địa vị của người phụ nữ trong xã hội, quyền phụ nữ… + Các dự. thù riêng cho phụ nữ Là cách tiếp cận mới, nhìn nhận từ thực tế xã hội: có sự tồn tại và chung sống giữa hai giới trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, xã hội Phần kết luận - Mỗi lý

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w