Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục từng chỉ rõ “nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựn
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các bậc học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục từng chỉ rõ “nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ” Môn văn cùng các môn học khác trong nhà trường góp phần quan trọng trong việc đào tạo con người phát triển toàn diện Không chỉ có văn học Việt Nam, văn học nước ngoài cũng đã được dạy từ lâu trong các nhà trường
Văn học nước ngoài trong chương trình lớp 10 THPT là những kết tinh nghệ thuật độc đáo, có giá trị to lớn, là di sản của cả nhân loại Ở ngữ văn lớp 10 các tác giả đã chọn và đưa vào chương trình một số phần phù hợp với năng lực hiểu của học sinh và cùng để cân đối với văn học Việt Nam Thế nhưng một thực tế đặt ra là hiện nay do hạn chế của nhiều yếu tố dẫn đến học sinh tiếp cận những tác phẩm này chưa đầy đủ, còn nhiều thiếu xót, chưa hiểu hết giá trị của những tác phẩm này
Khó khăn nhất hiện nay là đội ngũ giáo viên trong trường phổ thông phải đảm nhận cả phần văn học Việt Nam và cả phần văn học nước ngoài, từ châu Á đến châu Âu, đến châu Mĩ, từ anh hùng ca đến các tác phẩm hiện đại Đành rằng người giáo viên đã được nghe giảng và nghiên cứu ở đại học nhưng trước tình hình ấy không tránh khỏi lúng túng trong giảng dạy cho học sinh những điều mà
do điều kiện thời gian, nhận thức chưa cặn kẽ đến nơi đến chốn Giáo viên trung học qua nhiều năm miệt mài có thể hoàn toàn làm chủ những bài văn học Việt Nam phải giảng trên lớp, do đó giảng dạy dễ có sự sáng tạo; nhưng làm sao có thể hoàn toàn làm chủ mảng văn học nước ngoài? Chỉ riêng hàng rào ngôn ngữ cũng là trở ngại lớn khó vượt qua, bởi vì mỗi người chỉ có thể chiếm lĩnh được một vài ngoại ngữ mà thôi, còn các ngoại ngữ khác thì sao? Không có khả năng tiếp cận văn bản gốc chỉ biết qua bản dịch dẫn đến khó thấy hết được giá trị nghệ thuật to lớn của những tác phẩm đó
Đã thế chương trình văn học phổ thông có nhiều đổi mới , qua từng đợt cải cách giáo dục Trong chương trình ngữ văn 10 văn học nước ngoài được đưa vào giảng dạy bao gồm: văn học cổ đại Hi Lạp, văn học cổ đại Ấn Độ, thơ Đường, tiểu thiết cổ điển Trung Hoa và thơ Hai cư của Nhật Bản Nghĩa là đã đưa thêm vào chương trình một số thể loại mới, do vậy giáo viên đang đứng trước nhiều khó khăn mới
Giáo viên lại đứng trước một khó khăn nữa là tình hình nghiên cứu văn học
ở nước ta và trên thế giới hiện nay có nhiều đổi mới Hướng tiếp cận thi pháp tỏ
ra có nhiều mặt mạnh so với hướng tiếp cận xã hội học dung tục, nhưng không tránh khỏi những hạn chế
Trang 2Mặt khác vị trí của môn văn học nước ngoài ngày càng được nâng cao, chiếm tỉ lệ đáng kể trong chương trình bên cạnh văn học Việt Nam Số tiết văn học nước ngoài chiếm 10% tổng số tiết (có cả tiếng Việt và tập làm văn) Từ đây chúng ta có thể hiểu rằng việc giảng dạy môn văn học nước ngoài tốt, hướng học sinh hiểu đúng, hiểu rõ là rất quan trọng và cần thiết
Xuất phát từ yêu cầu đó, mỗi giáo viên phổ thông phải tìm cho mình một phương pháp tốt nhất, thích hợp nhất để giúp học sinh hiểu sâu, nắm bắt được vấn đề một cách nhanh và có hiệu quả Chính vì lí do đó, tôi cũng xin
mạnh dạn đưa ra đề tài: “ Hướng dẫn cách tiếp cận phần văn học nước ngoài theo thể loại cho học sinh lớp 10A1 và 10A5 trường THPT Quan Sơn” Tôi
mong rằng qua đề tài này sẽ giúp các em được ít nhiều
Trang 3PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN
I Khái niệm về “thể loại văn học”
Thể loại văn học gắn liền với tác phẩm văn học, là dạng thức của tác phẩm văn học nó được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển Khi phân loại tác phẩm người ta dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, có thể
là phương thức phản ánh đời sống, đặc điểm hiện tượng của đời sống được mô
tả, mối quan hệ giữa lực lượng sáng tác với tác phẩm
Có những thể loại chỉ hình thành và phát triển trong một giai đoạn nhất định, một đi không trở lại (ví dụ như: Thần thoại) Cũng có những thể loại hình thành, tiếp tục phát triển và không ngừng hoàn thiện Vì vậy, ở mỗi thể loại chúng ta phải thấy hết được đặc trưng cơ bản của nó
II Giảng dạy văn học nước ngoài từ hướng tiếp cận theo thể loại
Việc tiếp cận tác phẩm từ thi pháp thể loại là hướng có nhiều mặt mạnh so với hướng tiếp cận cũ trước đây Đó là cách tìm hiểu đặc trưng riêng của từng thể loại sau đó áp dụng vào từng tác phẩm cụ thể Phương pháp này không phải
là phương pháp mới mẻ mà đã từng được nhà phương pháp học nghiên cứu giới thiệu và áp dụng từ lâu Nhưng do điều kiện ở nước ta hướng tiếp cận này khá mới và chưa phổ biến Chỉ mấy năm trở lại đây mới được chú trọng
Cơ sở khoa học của phương pháp này dựa trên nguyên lí hệ thống Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong một hệ thống nhất định, Mỗi hệ thống lại mang một đặc trưng riêng, một đặc điểm riêng Mỗi tác phẩm ngoài những đặc điểm riêng còn mang những nét đặc trưng chung của hệ thống đó Vì vậy, khi chúng
ta nghiên cứu cả hệ thống thể loại cũng có nghĩa là nghiên cứu tìm hiểu nhiều tác phẩm khác nhau Công việc này không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, hướng tiếp cận về một văn bản được học mà còn có thể tìm hiểu nhiều văn bản khác ngoài sách giáo khoa
Như vậy ở đây là cung cấp phương pháp tiếp cận để học sinh áp dụng vào tìm hiểu cả các văn bản văn học không được giới thiệu trong nhà trường nhằm mục đích tăng hiểu biết về kiến thức ngoài xã hội Cách làm này rõ ràng có ý nghĩa lớn với học sinh
Với cách tiếp cận này sẽ đảm bảo xu hướng thích hợp như hiện nay Đó là hướng vận dụng cùng một lúc kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau như: Văn bản văn học, tiếng việt, làm văn Hiện nay với sự bùng nổ của lượng thông tin con người luôn đứng trước tình trạng “ bội thực” vì chưa có khả năng xử lí tốt lượng kiến thức của mình Mặt khác trong nhà trường phổ thông luôn luôn bị giới hạn bởi khung thời gian nhất định Cho nên việc dạy và học còn gặp nhiều khó khăn Áp dụng một cách khoa học chúng ta có thể làm chủ được lượng kiến thức cần cung cấp, lĩnh hội Vận dụng kiến thức liên ngành để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả đó là mục tiêu cần đạt đến của các bậc học
Một yêu cầu đặt ra cho tác phẩm văn học hiện nay là làm sao để học sinh
Trang 4Trước đây người ta thường lựa chọn phương pháp giảng bình Nghĩa là giáo viên bình giảng một nội dung cụ thể nào đó rồi truyền thụ lại kiến thức đó cho học sinh Việc vận dụng phương pháp đã đạt được kết quả nhất định trong một thời gian dài người ta đã lấy việc giảng bình làm cơ sở để đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên Thế nhưng phương pháp này hiện nay tỏ ra không phù hợp Trọng tâm của giờ học không phải là lời bình hay của thầy cô giáo để học sinh tiếp thu một cách thụ động, mà là cách tổ chức như thế nào để học sinh tự cảm nhận tác phẩm Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương Đọc - hiểu văn chương là cảm thụ đánh giá được những giá trị Chân – Thiện – Mĩ của tác phẩm đó Như vậy với việc tiếp cận văn học nước ngoài theo phương pháp giảng dạy mới giáo viên phải đảm nhận được lượng công việc khó khăn hơn đó là không chỉ cung cấp kiến thức về mặt thể loại mà phải tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo thể loại đó Đây rõ ràng không phải
là một công việc đơn giản mà đòi hỏi mỗi giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều hành giờ học, hướng học sinh tìm hiểu văn bản theo thể loại Mặt khác việc tiếp cận tác phẩm từ phương diện thể loại cũng đòi hỏi giáo viên phải thiết kế được một giáo án theo đúng phương pháp mới phù hợp với từng giờ học Yêu cầu của một giờ dạy đòi hỏi giáo viên bám sát hơn vào từng bài, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt giờ học của mình Muốn vậy nội dung giáo án phải mới mẻ, phù hợp với đối tượng từng học sinh
III Cơ sở thực tế:
Tác phẩm văn học nước ngoài mang những nét đặc trưng khác với văn học Việt Nam.Trước hết chúng ta thấy rằng phần lớn các tác phẩm được trích giảng trong nhà trường đều là những tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho mỗi thể loại Những tác phẩm này đã được chọn lọc phù hợp với chương trình cân đối với phần văn học Việt Nam có tác dụng giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết về kho tàng tri thức nhân loại Trong Ngữ văn 10 có văn học cổ đại Hi Lạp, cổ đại ấn
Độ, thơ Đường, tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa và thơ Hai cư của Nhật Bản, với các thể loại sử thi, thơ và tiểu thuyết Các sử thi Ô-đi-xê, Ra-ma-ya-na cùng với những hiểu biết cơ bản về thể loại này qua đó nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của sử thi Thơ Đường với các tác giả nổi tiếng và không xa lạ trong truyền thống giao tiếp văn hóa Trung – Việt, cùng với kho tiểu thuyết chương hồi “Tam quốc diễn nghĩa” cho thấy vẻ đẹp của văn hoá Trung Hoa cũng như ảnh hưởng của nó đối với các tác giả văn học Việt Nam đặc biệt là văn học Việt Nam thời Trung đại Thơ Hai cư với tính chất cực ngắn là sản phẩm tinh thần độc đáo của văn hoá Nhật Bản gợi mở nhiều vấn đề liên quan đến thơ ca dân tộc Nỗ lực đổi mới phương pháp được quán triệt sâu sắc trong phần văn học nước ngoài, với những chú ý thích đáng tới đặc điểm riêng trong dạy học văn học nước ngoài so với văn học Việt Nam
Trên đây chính là cơ sở lí luận, cơ sở thực tế của việc dạy học tác phẩm văn học nước ngoài Ngữ văn 10 tiếp cận từ mặt thể loại
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Trang 5Hiện nay ở trường THPT Quan Sơn nói riêng và các trường phổ thông trong địa bàn tỉnh Thanh Hoá nói chung đang áp dụng phương pháp mới vào việc giảng dạy Các văn bản văn học được nhìn nhận từ phương diện hệ thống thể loại trong đó bao gồm cả văn học nước ngoài Thế nhưng do khung thời gian hạn hẹp, điều kiện của một trường miền núi, trình độ nhận thức của học sinh còn hạn chế mà việc áp dụng tri thức thể loại vào tác phẩm cụ thể gặp không ít khó khăn Ở những lớp theo chương trình tự chọn bám sát giáo viên có thể cung cấp thêm một số tri thức đọc hiểu để các em nắm vững hơn kiến thức về mặt thể loại Song đó cũng chính là những tri thức cơ bản nhất chưa đủ để trang bị cho học sinh tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn vấn đề
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Để học sinh nắm bắt được nội dung của từng tác phẩm giáo viên nên bước đầu hình thành cho các em những tri thức về khái niệm thể loại Ví dụ như thần thoại là gì? sử thi là gì? thể thơ Hai cư là thể thơ như thế nào? tiểu thuyết chương hồi cũng như các đặc trưng của từng thể loại này? Trang bị những kiến thức này sẽ là cơ sở nền tảng giúp học sinh hình thành hệ thống khái niệm cơ bản nhất, những hiểu biết khái quát nhất về thể loại mình sẽ tiếp cận Để làm tốt điều này giáo viên cần nhấn mạnh những đặc điểm đặc trưng của từng thể loại cũng như những khái niệm cơ bản nhất Từ những kiến thức cơ bản này chúng ta
sẽ áp dụng vào từng văn bản cụ thể Vì khung đề tài giới hạn tôi chỉ đưa ra cách tiếp cận từ ba thể loại: Sử thi, thơ hai- cư của Ba- sô và tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc để bạn đọc tham khảo góp ý, hoàn thiện hơn nữa những giáo án dạy theo hướng tiếp cận này
Vậy hình thành khái niệm cho học sinh như thế nào? Tùy vào từng đối tượng
cụ thể để lựa chọn một cách phù hợp nhất giáo viên sẽ lần lượt đưa ra những gợi
ý cụ thể để học sinh nắm bắt Ví dụ để hình thành khái niệm “ Sử thi” giáo viên
có thể hỏi học sinh những câu hỏi như: Sử thi ra đời trong thời đại nào, hoàn cảnh đó có gì đặc biệt ? nội dung của sử thi phản ánh vấn đề gì? Học sinh có thể lần lượt trả lời những câu hỏi đó Sau đó giáo viên tổng hợp, nhận xét các ý kiến
và cuối cùng đưa ra khái niệm hoàn chỉnh
I SỬ THI.
1 Khái niệm: Sử thi là gì ? Là loại hình văn học tự sự dài xuất hiện sớm trong
lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử
2.Từ khái niệm này học sinh cần đưa ra được những đặc trưng của sử thi như sau:
- Về kết cấu: đây là câu chuyện có qui mô lớn, “ nội dung và hình thức của nó thực sự là toàn bộ các quan niệm, toàn bộ thế giới và cuộc sống” (Heghen)
- Về nhân vật:
+ Nhân vật chính là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh vật chất, tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu
tả khá tỉ mỉ … Đôi khi cả những nét sinh hoạt đời thường của họ nữa
Trang 6+ Nhân vật thiên về hành động và sự thông minh về trí tuệ, là đại diện cho lý tưởng anh hùng tập thể
- Sử thi chịu ảnh hưởng của thế giới quan thần linh chủ nghĩa Bức tranh sử thi tạo dựng thường mang tính hoành tráng, kì vĩ với những yếu tố hoang đường, kì
ảo, với sự xuất hiện của các vị thần, của thế giới ma quỉ… Sử thi thường miêu tả các sự kiện vốn đã thuộc vào “ quá khứ tuyệt đối”, do vậy giọng điệu của sử thi thường hùng tráng, trang nghiêm tạo ra không khí lễ hội, nhằm tôn vinh các anh hùng quá khứ của lịch sử dân tộc Sử thi cũng có sử dụng các hình thức ước lệ, các định ngữ, các hình dung từ … để nhấn mạnh, để tạo ra sự lặp lại nhằm mục đích khắc sâu vào trí nhớ người đọc, người nghe, bởi lẽ thời đại mà sử thi tạo ra chữ viết chưa phát triển
3 Từ những đặc trưng trên, áp dụng vào đoạn trích “ Uy-lit-xơ trở về” - thần thoại Hi Lạp “Ô-đi-xê”, cũng như đoạn trích ma buộc tội” trích sử thi “Ra-ma-ya-na” của Ấn Độ
Trọng tâm của giờ dạy tập trung làm rõ vẻ đẹp của hai nhân vật Uy-lit-xơ
và Pê-nê-lôp Trước hết học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của nhân vật sử thi Uy-lit-xơ, căn cứ vào vẻ đẹp của nhân vật sử thi để miêu tả Vẻ đẹp của Uy-lit-xơ hiện lên qua đoạn trích như thế nào? Học sinh tự tìm hiểu trả lời Từ vẻ đẹp đó đã hiện lên tính cách của nhân vật Uy-lit-xơ: Mưu trí, thận trọng, kiên nhẫn Đây rõ ràng
là người anh hùng của cộng đồng của tập thể
Bên cạnh Uy-lit-xơ là hình ảnh của Pê-nê-lôp Học sinh đọc đoạn trích tìm hiểu những từ ngữ miêu tả Pê-nê-lốp Nàng hiện lên với vẻ đẹp của sự kiên trinh, rất bình thản, thận trọng song cũng đầy thử thách
Ngoài việc khẳng định vẻ đẹp của các nhân vật chúng ta phải chú ý đến không khí riêng của đoạn trích Đoạn trích kể về câu chuyện gặp gỡ của hai vợ chồng sau hai mươi năm xa cách Cuộc tái ngộ đầy niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng phải trải qua thử thách gay go mà qua đó vẻ đẹp của nhân vật mới được bộc lộ rõ Tiếp đó giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu nghệ thuật của đoạn trích, ngôn ngữ, đối thoại của các nhân vật, nhận xét cách tả cách kể trong đoạn trích
Như vậy trên nền tảng kiến thức đã có sẵn từ thể loại và đặc trưng thể loại học sinh sẽ tự mình áp dụng vào từng văn bản cụ thể để tìm hiểu phân tích, tự cảm nhận cái hay cái đẹp của những tác phẩm đã học Mặt khác kiến thức này sẽ giúp học sinh hiểu nhiều tác phẩm khác ngoài những tác phẩm đã được trích giảng trong nhà trường
Cũng như vậy với sử thi Ấn Độ, tác phẩm được chọn giảng là Ra-ma-ya-na, vốn được coi là bách khoa toàn thư của đất nước này Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” kể về cuộc tái ngộ vợ chồng sau cơn hoạn nạn Thử thách đối với họ là rất lớn bởi lẽ cả hai đều phải chứng minh danh dự của mình Cuộc gặp gỡ trở thành phiên tòa, tạo ra thử thách cho cả hai vợ chồng Cả hai đều đặt vào hoàn cảnh đặc biệt đều bị buộc phải tuân thủ đạo đức cộng đồng phải tự chứng minh phẩm chất và danh dự của mình trước cộng đồng Căn cứ vào đặc trưng thể loại học sinh có thể phân tích nhân vật Ra-ma một cách rõ nét nhất Ở đây rõ ràng nhân
Trang 7vật chính là Rama Hành động của nhân vật Ra-ma được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Muốn thấy rõ được điều đó giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức ở bài khái quát về sử thi, đối chiếu vào từng nhân vật Học sinh phải nắm rõ, vững về nhân vật Ra-ma ở đây Ra-ma chính là người anh hùng, mọi hành động, lời nói, cử chỉ, của chàng đều thể hiện điều đó Tại sao chàng phải từ
bỏ Xi-ta? Bởi vì xuất phát từ danh dự và bổn phận của người anh hùng quí tộc lúc bấy giờ Mọi thái độ, hành động của Ra-ma đều được thể hiện công khai, không dấu giếm Không gian để Ra-ma đi đến quyết định đó là không gian cộng đồng song không phải là không gian lễ hội vui vẻ, chan hòa mà là không gian tòa án Xung đột bên trong của Ra-ma được nhân lên và chỉ có một giải pháp duy nhất là chối bỏ vợ Ra-ma không kết thúc cuộc đời Xi-ta, không tạo ra hình thức chết cho Xi-ta, song chối bỏ Xi-ta cũng đồng nghĩa với việc giết chết Xi-ta
về mặt tinh thần Tất cả những điều đó đều liên quan đến qui ước cộng đồng mà anh hùng sử thi không có cách xử sự nào khác được Còn với Xi-ta, khi đặt vào tính thế nghiệt ngã như vậy cũng dựa trên nguyên tắc đạo lý cộng đồng để tự bảo vệ mình Lập luận của Xi-ta rất chặt chẽ, có trước có sau, vừa từ tốn song cũng rất kiên quyết Xi-ta thay đổi cách xưng hô với Ra-ma: khi gọi Ra-ma là chàng tự xưng mình là thiếp, khi gọi Ra-ma là Đức vua, người đứng đầu cộng đồng Lời thoại của Xi-ta còn hướng tới những người nghe đang chầu tuần xung quanh nữa, như là một cách thanh minh, tự bào chữa cho mình Cao hơn nữa
Xi-ta đi tới quyết định tự phán quyết cho mình, tự chọn cho mình hình thức chết
Tự đưa ra hình thức dàn thiêu, tự bước vào dàn thiêu không chút sợ hãi bởi vì Xi-ta trong trắng vô tội Ý thức về con người cộng đồng, con người tập thể, ý thức về danh dự và bổn phận chính là phẩm chất quan trọng của hai nhân vật này
Để diễn tả tâm trạng của nhân vật tác giả thường dùng cách gợi thông qua dáng điệu, cử chỉ, thái độ hay cách ứng xử Từ đó tái hiện sự dằng xé trong nội tâm nhân vật, đặc biệt nhấn mạnh những kìm nén, che dấu những cảm xúc bên trong của các nhân vật Cảnh gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta được kể lại một cách chi tiết, chậm rãi, thông qua lời thoại, hành vi, thông qua cách lập luận vừa khôn khéo vừa kiên quyết của các nhân vật Như vậy với hướng tiếp cận này học sinh
sẽ có cái nhìn bao quát hơn, tổng thể hơn, nhìn nhận văn bản từ góc độ khái niệm
II THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔ.
Thơ hai- cư là một thể loại mới để học sinh hiểu sâu, hiểu kĩ thật không đơn giản chút nào Bài “Thơ hai-cư của Ba-sô” trong phân phối chương trình chỉ
có hơn 1 tiết, với thời lượng như vậy thì giáo viên không thể chuyển tải hết được lượng kiến thức giúp học sinh tiếp nhận tốt thể thơ hai- cư và các bài thơ Vì vậy giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu sâu và kĩ hơn qua tiết tự chọn hay những tiết học thêm
1 Những tri thức bổ trợ.
1.1 Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời.
Trang 8Ma- su- ô Ba- sô (1644- 1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản Ông sinh
ra trong một gia đình võ sĩ đạo Xa- mu- rai, tại thị trấn U- ê- nô, xứ I- ga, miền Nam Nhật Bản Ông sống cuộc đời bôn ba lận đận từ nhỏ và phải phục vụ cho lãnh chúa thành U- ê- nô Ba- sô là bút danh thứ ba của ông Khoảng năm hai mươi tám tuổi, ông chuyển đến Ê- đô (nay là Tô- ki- ô) sinh sống và làm thơ hai- cư với bút danh là Ba- sô (Ba Tiêu) Mười năm cuối đời, Ba- sô làm những cuộc du hành đi hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ hai- cư
1.2 Tri thức văn hoá.
Haiku âm theo lối chữ Kanji (gốc chữ Nho) là bài cú, có nghĩa là câu nói để trình bày Chữ “hai” nghĩa là “bài”, trong tiếng Hán Việt có nghĩa “phường tuồng”, chữ “Ku” là “cú” hay “câu” Haiku là loại thơ độc đáo, rất thịnh hành của Nhật Bản và loại thơ ngắn nhất trên thế giới
Thơ hai- cư hình thành và phát triển thời Mạc phủ, với sự tồn tại hai thể chế: chính quyền của quý tộc đứng đầu là Thiên hoàng và chính quyền của giới võ sĩ
mà chủ soái là tướng quân Nhiều khi thế lực của Tướng quân lấn mạnh, lấn át, Thiên hoàng chỉ có hư vị mà ít thực quyền Võ sĩ đạo đã mang vào văn hoá Nhật tinh thần thực tiễn, giản dị hơn so với những thời trước chịu ảnh hưởng kiểu cách phong kiến cung đình Trung Quốc Trong thời Mạc phủ, ảnh hưởng tư tưởng chủ đạo thuộc về Phật giáo (đặc biệt là Thiền tông), đồng thời kết hợp, hoà điệu với thần đạo là tín ngưỡng bản địa của Nhật Bản (Thần- Phật nhất trí) Thơ hai – cư là một thành tựu độc đáo trong thơ ca Nhật Bản Hai- cư được xem như “Thi đạo” (thơ trở thành con đường tu tâm để kiến tính)
1.3 Tri thức về thể loại.
- So với thể loại thơ khác trên thế giới, thơ hai- cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ
có 17 âm tiết (hoặc ít hơn một chút), được ngắt ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường
là 5- 7- 5 âm (chỉ có 7, 8 chữ Nhật) Mỗi bài thơ hai- cư đều có một tứ thơ nhất định để từ đó khơi gợi lên một cảm xúc, một suy tư nào đó Thơ hai- cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung
- Muốn thưởng thức một bài thơ hai- cư, cần tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ và điển tích làm nền cho bài thơ đó Thường gặp những chuyện nhỏ nhặt, tưởng chừng như vặt vãnh song chính chúng lại tạo ra sức gợi, sức liên tưởng để diễn tả sự hoà mình vào nhịp điệu thiên nhiên, tạo ra sự đồng điệu giữa con người với đất trời
- Thơ hai- cư không cốt nói nhiều, thường nghiêng về sự im lặng theo tinh thần bất dục doanh (không muốn đầy) của minh triết cổ xưa của cảm nhận mang tính chất Thiền tính Khoảng trống lặng im đó khơi đậy khát vọng làm đầy của con người, đưa con người vào sự hoà điệu mới Thơ hai- cư thường không có tiêu
đề, mỗi bài thơ được gọi theo hình ảnh tạo ra ấn tượng nhiều nhất của bài thơ
đó Đối với người nước ngoài, thơ hai- cư không dễ tiếp thu song lại rất quen thuộc đối với người Nhật Bản, vì thế Ba- sô là nhà thơ hai- cư tiêu biểu nhất của đất nước Mặt trời mọc
- Đề tài mà hai- cư ưa chuộng là những sự vật nho nhỏ hết sức bình thường, bình
dị Song cho dù hai- cư có nói đến những sự vật nhỏ nhoi nhất (con ốc, ngọn cỏ,
Trang 9hạt sương, ) ta cũng thấy nó mênh mông, hùng vĩ và huyền diệu Bởi lẽ trong cái bình dị ấy là một quan hệ phổ quát của nhân sinh và vũ trụ được bừng ngộ qua cảm thức tâm linh, cảm thức mà con người có được bằng một sự nỗ lực tri giác về quan hệ giữa con người và thế giới xung quanh Khi nâng hai- cư lên sự hoàn thiện của một dòng thơ tâm linh, Ba- sô cũng đã nâng trong lòng bàn tay bát ngát của mình những sự vật bình thường nhất của thế gian này
- Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa qua quy tắc sử dụng “quý ngữ” Cảm thức thẩm mĩ của hai- cư có những nét rất riêng, rất cao và rất tinh tế: đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, nhẹ nhàng Thơ hai- cư thường chỉ dùng cho những chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chứa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc Do vậy muốn cảm thụ được bằng trí tưởng tượng phong phú và phóng khoáng, bằng sự suy tưởng gắn liền với việc khai thác các hình ảnh thị giác, thính giác kết hợp với sự hiểu biết về văn hoá Nhật Bản
2 Tìm hiểu tác phẩm.
2.1 Đặc điểm về nội dung.
* Những khái niệm cần chú ý.
- Cách dùng “quý ngữ” (tiếng Nhật Bản là Ki- go) trở thành quy tắc và các tuyển tập hai- cư đều sắp xếp các bài thơ theo mùa Tái hiện sự thay đổi của
“mùa”chính là chỉ ra sự vận động của thiên nhiên, của cuộc sống Các hình ảnh khác như : hoa mơ, liễu, chim én, chim sẻ, bướm, chim oanh, tuyết tan hoặc hình ảnh về lễ nghi tôn giáo và sinh hoạt đồng áng gắn liền với các mùa cũng đều là các “Ki- go” Các hình ảnh về mùa cho thấy quan hệ của con người với thiên nhiên, với đất trời, quan hệ ấy là một chỉnh thể mang tính lý tưởng, gắn bó chặt chẽ, xác lập và biểu hiện sự tồn tại của con người giữa đất và trời “Không gian- thời gian- con người”
- Về lối đối, thơ Đường tuân thủ sự cân bằng đối xứng, như sông dài- trời rộng,
sóng trên sông- mây trên cửa ải, rừng sâu- núi thẳm, con thuyền phiêu du- quê nhà neo giữ, người xưa- người nay Trật tự thế giới trong thơ Đường phản ánh trật tự trong ý trí, tâm tư con người, trong xã hội nhân gian cũng như trong vũ
trụ Thơ hai- cư lại nghiêng về sự cân bằng bất đối xứng Giọt lệ- mớ tóc
mẹ-làn sương thu, tiếng vượn hú- tiếng trẻ khóc- tiếng gió thu, cánh hoa đào rụng lả tả- sóng hồ gợn, tiếng ve- vách đá, được sắp xếp bên nhau một cách ngẫu nhiên tình cờ Về hình thức, trật tự của các sự vật, hiện tượng phản ánh trong thơ được sắp xếp không theo một trật tự nào, mạch thơ thiếu sự đa dạng, phong phú với muôn sắc màu theo quy luật riêng của nó Từ đó lộ ra những chân lí giản dị mà sâu xa của tự nhiên, của cuộc đời Giọt lệ như sương, tóc bạc của mẹ cũng như sương, tất cả mang bi cảm trước vô thường Những cánh hoa đào nhỏ nhắn, rơi rụng nhẹ nhàng như không mà dường như làm gợn sóng mặt hồ, tiếng ve chói sắc chừng thấm xuyên đá núi tất cả có thể dung chứa, viên thông, thẩm nhập, cảm ứng, tương tác, chuyển hoá nhau
* Nhân vật.
Trang 10Trong thơ Ba- sô, nhân vật trước hết là con người tiếp đó là sự vật, hiện tượng, các sinh vật khác được khoác màu nhân tính, được cảm nhận bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ của nhà thơ
* Hình tượng tác giả.
Tác giả là chủ thể trữ tình, trực tiếp bộc lộ cảm xúc và thái độ trước các cảnh vật, sự vật bằng một cảm thức bừng ngộ tại thời điểm gặp gỡ, nhận biết đó
Sự liên tưởng từ cảm xúc tâm linh, từ sự liên hệ sâu sắc giữa con người cùng sự tồn tại của nó với thế giới xung quanh mà từ đây ý nghĩa của cuộc sống được rút ra
2.2 Đặc điểm về nghệ thuật.
* Bài 1
Đất khách mười mùa sương
về thăm quê ngoảnh lại
Ê- đô là cố hương
Bài thơ này được sáng tác khi Ba- sô ba mươi tám tuổi, độ tuổi mà tác giả
đã trải nghiệm cuộc đời qua nhiều nơi Quê hương của ông là Mi- ê Vào khoảng năm 1672, ông chuyển lên sinh sống ở Ê- đô (tức Tô- ki- ô ngày nay) Mười năm sau ông trở về thăm quê Tại thời khắc ấy, ông bỗng nhận ra “Ê- đô là cố hương” một chân lí giản đơn tới mức bất ngờ Tuy nhiên, để “đất khách” trở thành “cố hương”, thì phải rất gắn bó với mảnh đất ấy thông qua những kỉ niệm không phai mờ của cuộc đời, phải sống hết mình, phải có tình nghĩa sâu sắc với mảnh đất ấy Các kỉ niệm chính là sợi dây cố kết tình cảm của con người với quê hương xứ sở, là biểu hiện sinh động nhất của nhận thức tinh thần mà con người
có được trong trải nghiệm cuộc sống Quý ngữ ở đây là “mùa sương” nghĩa là
mùa thu, cái lãng đãng của sương thu gợi bao nỗi buồn tha hương ở lòng người
xa sứ Thời gian mười năm không còn là thời gian vô cảm mà là thời gian tâm lí, đầy ắp tình thương, nỗi nhớ quê hương
* Bài 2
Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô.
Chim đỗ quyên (chim di cư theo mùa hay chim thời gian) vốn là một loài chim đặc trưng trong văn hoá Nhật Bản Chim đỗ quyên chỉ cất tiếng kêu khi trời xẩm tối Tiếng kêu rất não nùng Tiếng kêu của chim đỗ quyên gợi lên nỗi buồn da diết, gợi ý niệm về sự ra đi mãi mãi của thời gian, tạo ra cảm thức về cái vô thường Sự chuyển biến diễn ra dưới hai hình thức: một là sự vô thường tức là sự chuyển biến rất nhanh, diễn ra trong một thời gian rất ngắn; hai là nhất
kì vô thường, tức là trạng thái biến đổi rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ sang
trạng thái mới Nhưng tại sao “ở Kinh đô- mà nhớ Kinh đô” Như vậy ở đây có
hai Kinh đô: một là Kinh đô hiện tại đang hiện ra trước tầm quan sát của nhà thơ, hai là Kinh đô trong kí ức, với những kỉ niệm không phai mờ trong tâm
khảm tác giả Quý ngữ ở đây là “chim đỗ quyên” chỉ mùa hè.
* Bài 3.