1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1-5 nghệ an

47 631 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều kiện của địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định. Trong những năm qua tại thôn 1 – 5 có những hoạt động sinh kế mới, đạt năng suất và hiệu quả khá lớn, rất phù hợp với tình hình và điều kiện tự nhiên của địa phương, góp phần làm phong phú những phương thức sinh kế của người dân. Vì vậy đây là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, thu nhập cho người dân miền núi thôn 1 – 5 nói riêng cũng như người dân khác trong địa bàn sống ở miền núi khác trong tỉnh nói chung. Xuất phát từ tực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 – 5” ( khảosát tại thôn 1 – 5 – xã Cẩm Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An ). 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của cư dân nghèo khổ. Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morrison Các tác giả đều cho rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như từng hộ gia đình. Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và 1 bàn về cách thức để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú. Những câu hỏi tại sao, phải làm như thế nào vẫn đang tìm câu trả lời. Làm thế nào để lựa chọn một sinh kế bền vững, hay nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là gì? vv. Trong giới hạn đề tài cho phép, tôi xin tổng quan một số công trình nghiên cứu thu thập được liên quan đến đề tài: 2.1. Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong – Quảng Trị của Hoàng Mạnh Quân (Đại học Nông Lâm Huế) Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai. 2.2. Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam(VS/RDE/01)( Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các viện/trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Sự liên kết trong nước, khu vực và thế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo PTNT ở các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững. Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về PTNT và tình hình sinh kế ở nông thôn. 2 2.3 Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ miền Trung Việt Nam của trường Đại học khoa học và đời sống Praha – Czech Nghiên cứu này được thực hiện ở xã Phong Mĩ huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người, và nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ nên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu, phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân tại địa phương. 3.2. Mục tiêu cụ thể + Phân tích các nguồn lực như: tự nhiên, xã hội, con người, tài chính, cơ sở hạ tầng…tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. + Tìm hiểu các nguồn lực mà người dân ở đây có thể tận dụng được để tiếp cận và sử dụng nó vào hoạt động sinh kế của mình. + Tìm hiểu hiệu quả của các hoạt động sinh kế đó mang lại lợi ích gì cho người dân. + Tìm hiểu xem những khó khăn trở ngại trong hoạt đông sinh kế của người dân. + Đề xuất giải pháp, khuyến nghị để duy trì phát triển các mô hình ở địa phương. 3 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu + Hoạt động sinh kế của người dân thôn 1-5 Cẩm Sơn 4.2. Khách thể nghiên cứu + Cộng đồng người dân thôn 1 – 5 4.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu + Không gian: Thôn 1 – 5 Xã Cẩm Sơn – Anh Sơn – Nghệ An + Thời gian: Từ ngày 14 / 2 đến 10/3/ 2011 5. Giả thuyết nghiên cứu 5.1. Các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 – 5 hiện nay nhìn chung bền vững, ổn định. Cho nên, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. 5.2. Việc lựa chọn các hoạt động của người dân miền núi thôn 1 – 5 phải chịu tác động lớn của các yếu tố khách quan và chủ quan như: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội Trong đó đáng kể là sự tác động mạnh mẽ từ nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính. 5.3. Người dân thôn 1 – 5 hiện nay để xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững cần có sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội và Nhà nước. 6. Câu hỏi nghiên cứu + Các hoạt động sinh kế của người dân bao gồm những hoạt động gì? + Những nguồn vốn sinh kế mà người dân có được trong hoạt động sinh kế? + Những yếu tố nào tác động đến hoạt động sinh kế của người dân? Mức độ ảnh hưởng? + Hiệu quả của các hoạt động sinh kế mang lại cho người dân? + Người dân chủ yếu hoạt động sinh kế nào? Tại sao? + Thu nhập của người dân từ các hoạt động sinh kế như thế nào? 4 + Khả năng chống chọi với những biến động bên ngoài tác động đến sinh kế của người dân? + Những khó khăn người dân gặp phải trong hoạt động sinh kế? 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu là việc vận dụng các lý thuyết xã hội học vào giải thích các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Từ đó phân tích mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra. Để làm sáng tỏ thực trạng của các hoạt động sinh kế và các nguồn vốn mà người dân có, các lý thuyết được đưa vào áp dụng như thuyết lựa chọn hợp lý để tìm hiểu nguyên nhân của hành động xã hội mà người dân lựa chọn để đưa ra các phương án sinh kế. Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng thuyết cấu trúc chức năng nhằm tiếp cận đối tượng theo lát cắt của cơ cấu xã hội. Thôn 1 – 5 là là một cụm dân cư tồn tại với tư cách là một hệ thống xã hội, nằm trong sự quản lí và kiểm soát của bộ phận quản lí xã hội. Do đó, hộ gia đình cũng tồn tại như một thành phần của hệ thống và chịu tác động của môi trường xung quanh. Việc lựa chọn các phương thức sinh kế phù hợp với nguồn vốn sinh kế mà họ có, bối cảnh của họ đang sống và lựa chọn có mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập có ổn định và cuộc sống có ổn định hay không. Để qua đó, xây dựng mối liên hệ tác động qua lại giữa các biến số phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp hệ * Phương pháp phân tích tài liệu: Trong quá trình thực tập tôi sẽ đọc, nghiên cứu tài liệu liên quan đến các số liệu về vấn đề mức thu nhập, số liệu liên quan đến năng suất từ các hoạt động sản xuất. Đồng thời, thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài, các dữ liệu từ báo cáo của địa phương, nguồn thông tin khai thác từ sách báo, internet, phối kết hợp tổng quan 5 các tài liệu sẵn có với các kết quả khảo sát, các số liệu thống kê từ UBND xã, các sơ quan chức năng. * Phương pháp phỏng vấn cá nhân: Trong quá trình thực tập tôi sẽ tiến hành phỏng vấn các đồng chí bên lãnh đạo thôn, xã, một số người dân làm ăn giỏi tiêu biểu để tìm hiểu về vấn đề sinh kế của người dân. * Phương pháp quan sát: Tôi sẽ tiến hành quan sát một số mô hình địa hình về các hoạt động sinh kế ở thôn 1/5 nhằm thu thập thông tin bổ sung phân tích hoạt động sinh kế của người dân miền núi. 6 8. Khung lý thuyết Biến can thiệp Vốn con người Vốn xã hội Vốn tự nhiên Biến phụ thuộc Vốn vật chất Vốn tài chính Sơ đồ1: Khung phân tích sinh kế (Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững) 9. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 7 Biến độc lập Kết quả sinh kế - Mức thu nhập cao hơn - An ninh lương thực - Chất lượng cuộc sống nâng cao Bối cảnh tổn thương -xu hướng kinh tế, xã hội và môi trường -dao động theo thời vụ -sốc, khủng hoảng Hoạt động sinh kế -Luật tục, thể chế cộng đồng -Các chính sách của nhà nước và pháp luật 9.1. Ý nghĩa lí luận + Đây là một đề tài mới nghiên cứu về vấn đề sinh kế của người dân miền núi tại địa phương vì vậy đây sẽ là cơ sở để xây dựng nền móng cho các cuộc nghiên cứu sau này khi nghiên cứu đến các hoạt động sinh kế + Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề trong hoạt động sinh kế của người dân miền núi, hiệu quả của các hoạt động sinh kế ấy mang lại. + Bổ sung một số lý thuyết về hoạt động sinh kế, đóng góp một mẫu nghiên cứu xã hội học làm sáng tỏ thực trạng sinh kế, đồng thời tìm hiểu đời sống hiện nay của người dân nơi đây. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn + Đáp ứng mục đích ứng dụng, nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn của người dân miền núi + Đóng góp kiến nghị những giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững của người dân miền núi thôn 1 – 5 hiện nay. + Đóng góp một mô hình sinh kế bền vững cho chiến lược sinh kế bền vững khu vực miền núi đang chuyển biến về tỉ trọng cơ cấu ngành trong nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 8 B. NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu 1.1. Các khái niệm liên quan Theo DIFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở. Mà nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kĩ năng, các mối quan hệ…(Wallmann, 1984). Sinh kế cũng được xem như là “sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”(DFID). Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng. * Khái niệm sinh kế bến vững Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland(1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đố phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. * Khái niệm chiến lược sinh kế Chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lí các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt được mục tiêu nguyện vọng của họ. 9 * Khái niệm các nguồn vốn sinh kế Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc lượng. Trong phạm vi đề tài này, các yếu tố về con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội, các thể chế chính sách mà xã hội quy định. Các nguồn vốn đó được hiểu như sau: - Vốn con người: Con người là cơ sở nguồn vốn này. Vốn con người bao gồm các yếu tố như cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình, kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình (bao gồm trình độ học vấn, kiến thức truyền được hoặc được kế thừa trong gia đình ), những kĩ năng và năng khiếu của từng cá nhân, khả năng lãnh đạo, sức khỏe , tam sinh lí của các thành viên trong gia đình, quỹ thời gian, hình thức phân công lao động. Đây là một yếu tố được xem như là quan trọng nhất vì nó quyết định khả năng một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lí các nguồn vốn khác. - Vốn xã hội: Bao gồm các mạng lưới xã hội, các mối quan hệ với họ hàng, người xung quanh, bao gồm ngôn ngữ, các giá trị về niềm tin tín ngưỡng, văn hóa, các tổ chức xã hội, các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để có được những lợi ích và cơ hội khác nhau… Việc con người tham gia vào xã hội và sử dụng nguồn vốn nàynhuw thế nào cũng tác động không nhỏ đến quá trình tạo dựng sinh kế của họ. Vốn xã hội được duy trì, phát triển và tạo ra những lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn như khả năng tiếp cận và huy động nguồn lực có từ các mối quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị chuẩn mực. Vốn xã hội của mỗi cá nhân được tích lũy trong quá trình xã hội hóa của họ thông qua sự tương tác giữa cá các cá nhân. 1.2. Các lí thuyết áp dụng * Quan điểm phát triển bền vững 10 [...]... nhu cầu đời sống sinh hoạt sản xuất CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN 1 Các nguồn vốn sinh kế của thôn 1 – 5 Các tài sản sinh kế là nền tảng của cuộc sống cộng đồng, việc lựa chọn và quyết định các hoạt đông sinh kế tạo thu nhập có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố chủ quan và khách quan, người dân tùy thuộc vào... khac của thôn, nguồn thu nhập từ loại hình này khoảng 500 triệu đồng/ năm của cả toàn thôn Có thể nói các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 – 5 đa dạng và phong phú, mỗi hình thức sinh kế đều có những thế mạnh và điểm yếu khác nhau Nhưng tựu trung lại, có thể đánh giá rằng người dân địa phương tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất gắn liền với cây chè, cũng là sinh kế chính của người dân miền núi. .. khác Những nguồn vốn sinh kế, chính sách thể chế và những bối cảnh tổn thương có tác động rất lớn đối với hoạt động sinh kế của người dân vì nó quyết định tới sự lựa chọn đến chiến lược sinh kế riêng của họ 1.1 Nguồn vốn con người Nguồn vốn con người được xem như là một nguồn vốn quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế Đồng thời, các thành... sức lao động của bản thân Chính nguồn vốn tài chính không dồi dào cũng là nguyên nhân làm cho cơ hội lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân trở nên hạn chế Có thể nói, tình trạng thiếu vốn không chỉ gặp phải ở người dân thôn 1 – 5 mà hầu hết người dân trong bộ phận hoạt động sản xuất nông nghiệp Thiếu vốn làm ăn, con người thiếu đi một phương tiện quan trọng để thực hiện các hoạt động sinh kế Đặc... lực con người 29 thiếu và yếu về mặt tri thức là con đường dẫn đến nghèo đói Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các ban ngành và các tổ chức can nhà nước cũng như nước ngoài sẽ tạo nền tảng vững chắc cho người dân thôn 1 – 5 nói riêng và người dân cả nước nói chung góp phần tạo dựng một mô hình sinh kế bền vững 2 Các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1- 5 xã Cẩm Sơn - huyện Anh Sơn – Tỉnh Nghệ An hiện... sinh kế cho mình tạo ra kết quả sinh kế Từ đó kết quả sinh kế tác động ngược trở lại việc nắm giữ, xây dựng và sử dụng các nguồn vốn, các yếu tố để phát triển hoạt động sinh kế, chống chọi những tổn thương và những cú sốc Nhằm trả lời cho vấn đề về khả năng có các nguồn vốn 19 sẵn có khác nhau, việc sử dụng nguồn vốn và mối quan hệ của chúng với việc lựa chọn hoạt động sinh kế tạo ra kết quả sinh kế, ... lắm cho nên người dân không thể đầu tư vào hoạt động này Mặt khác, khả năng thu hồi và xoay vốn chậm thêm vào đó là năng lực tài chính của người dân không dồi dào cho nên để đầu tư vào hoạt động lâm nghiệp thực sự không phải là một lựa chọn thông minh, và hợp lý trong điều kiện có hạn của người dân 2.2 Hoạt động tiểu thủ công nghiệp Cũng giống như hoạt động sinh kế dựa vào lâm nghiệp, hoạt động tiểu... sức khỏe của người dân hiện đang là yếu tố chủ đạo quyết định hiệu quả của các hoạt động sinh kế Mặc dù tỉ lệ dân số trong thôn có 90,4% làm trong ngành nông nghiệp nhưng đời sống của người dân không quá thấp so với mức bình quân của cả nước, bình quân lương thực/đầu người của thôn 1 – 5 là 300kg/năm Bình quân mức thu nhập của người dân là 15 triệu đồng/năm Tổng thu nhập của cả thôn năm 2010 là 6,2... và nằm trong các mối quan hệ ấy, đương nhiên các hoạt động sinh kế của thôn chịu sự tác động từ bối cảnh thể chế của nguồn vốn xã hội Mối quan hệ cộng đồng mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng có vai trò gián tiếp ảnh hưởng tới các hoạt động sinh kế của người dân với tư cách là một nguồn vốn xã hội 1.3 Nguồn vốn tự nhiên Yếu tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối vơi con người trong quá trình tồn... công nhân làm gạch trong lò và những người dân 33 sống xung quanh Bởi vậy, trong tương lai, cần phải có một chiến lược, chính sách hợp lý để một mặt không ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của người dân, mặt khác bảo vệ môi trường trong sạch 2.3 Các hoạt động sinh kế khác Với mục đích phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn về các dịch vụ sử dụng vào lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày Tại đây cũng có các hộ . người dân có được trong hoạt động sinh kế? + Những yếu tố nào tác động đến hoạt động sinh kế của người dân? Mức độ ảnh hưởng? + Hiệu quả của các hoạt động sinh kế mang lại cho người dân? + Người. cầu đời sống sinh hoạt sản xuất. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SINH KẾ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN 1. Các nguồn vốn sinh kế của thôn 1 – 5 Các. làm rõ một số vấn đề trong hoạt động sinh kế của người dân miền núi, hiệu quả của các hoạt động sinh kế ấy mang lại. + Bổ sung một số lý thuyết về hoạt động sinh kế, đóng góp một mẫu nghiên

Ngày đăng: 04/02/2015, 20:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến và Lê Xuân Đình 2001, Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, nxb nông nghiệp Khác
2. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế của xã Cẩm Sơn, 2010 Khác
3. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế của Ban mặt trận thôn 1 – 5, 2010 Khác
4. Báo cáo tổng kết sản lượng chè năm 2010 thôn 1 – 5, Xí nghiệp chè Bãi Phủ Khác
5. Bộ kế hoạch và đầu tư, sử dụng phưogn pháp tiếp cận sinh kế và khung phân tích, 2003 Khác
6. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học , Hà Việt Hùng dịch, viện xã hội học và tâm lý LĐQL, 2005 Khác
7. Phạm Khôi Nguyên và Tạ Đình Thi, Tài nguyên và môi trường với định hướng phát triển bền vững đất nước, tạp chí xã hội học số 2, 2005 Khác
8. Hoàng Mạnh Quân, Báo cáo khoa học công nghệ cấp bộ đặc điểm văn hóa kiến thức và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Darkrong – Quảng Trị, Huế Khác
10. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), phương pháp nghiên cứu xã hội học, nxb Đại học quốc gia Hà Nội Khác
11. Lê Kim Lan (2007), bài giảng phát triển cộng đồng, Đại học khoa học Huế Khác
12. Nguyễn Mỹ Vân (2009), bài giảng sinh kế bền vững, Đại học khoa học Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w