1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH tự QUẢN của học SINH ở TRƯỜNG THCS mỹ PHƯỚC

15 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 123,5 KB

Nội dung

dạy chủ động học cho hs

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ________________________NĂM HỌC 2013-2014    !"! #$%&'()*+, /0 Mượn đoạn trích dẫn từ bài phát biểu của PGS.TS Lưu Xuân Mới (hiện là giảng viên chính, nghiên cứu viên tại Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục). “Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa , bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra cho giáo dục vai trò mới: Giáo dục vừa là động lực cho việc vận hành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức - đó là nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội mới. Điều này tạo ra một bức tranh đa dạng của các hệ thống giáo dục thế giới nhưng vẫn có sự thống nhất về xu thế vận động và phát triển, đó là: phổ cập hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, dân chủ hóa giáo dục, thương mại hóa giáo dục, quốc tế hóa giáo dục Đồng thời, điều này cũng tạo ra sức ép cho các hệ thống giáo dục, buộc hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi trong đào tạo - bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội những con người có khả năng làm việc theo nhóm, làm công dân, làm lãnh đạo, năng động và sáng tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại.” để mở đầu cho phần cơ sở lý luận. Để đào tạo thành những công dân năng động và sáng tạo … phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại thì phải bắt đầu từ giai đoạn học tập ở bậc học phổ thông và đặc biệt là bậc học trung học cơ sở. Ngay từ những ngày còn học ở phổ thông học sinh phải hình thành phong cách tự tin, năng động và sáng tạo thể hiện qua các hoạt động học tập và sinh hoạt của mình. Tư duy sáng tạo và tình cảm bao gồm niềm say mê, yêu thích khoa học có mối quan hệ với nhau. Vì thế , việc hình thành tình cảm và tư duy sáng tạo, tinh thần tự quản của bản thân các em học sinh là rất cần thiết. Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ________________________________trang 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ________________________NĂM HỌC 2013 - 2014 Thề giới luôn vận động và phát triển, vật chất luôn biến đổi, giá trị tinh thần cũng thay đổi. Con người muốn thích nghi được đòi hòi phải biết tự lập, tự tin, tự ý thức, tự biết xoay sở, sáng tạo, tự quản lấy bản thân mình. Chính vì lẽ đó, việc hình thành tự ý thức , tự quản cho học sinh là rất cần thiết, đề từ đó giáo dục hình thành nhân cách học sinh nâng cao hiệu quả các hoạt động học tập của học sinh: kết quả học tập, chất lượng các phong trào, chuyển những nhiệm vụ được áp đặt từ phía nhà trường trở thành những nhiệm vụ mà chính các em xác định là những nhiệm vụ chính các em đặt ra cho mình để thực hiện một cách tự giác, có ý thức trách nhiệm từ đó sẽ là những yếu tố thúc đẩy phát triển giúp các em trở thành con người năng động sáng tạo dễ thích nghi với điều kiện tác động của xã hội cũng như của môi trường tự nhiên xung quanh, để không bị tụt hậu so với những biến đổi của Thế giới. Hơn nữa, trường Trung học cơ sở (THCS) Mỹ Phước được thành lập theo mô hình tạo nguồn học sinh giỏi theo Đề án 823/ĐA-SGDĐT ngày 12 tháng 6 năm 2012 được UBND Tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 1644/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2012 về “Đề án xây dựng trường trung học cơ sở tạo nguồn và trường trung học phổ thông chất lượng cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012- 2015” đào tạo những học sinh giỏi, xuất sắc phải biết thích nghi, ứng xử với các tác động của mặt trái và mặt phải của xã hội, biết chọn lọc và xử lý thông tin, biết tìm tòi, tư duy giải quyết vấn đề một cách khoa học. Đặc biệt xuất phát từ tình cảm thân thiết và nồng nàn của tôi đối với học sinh của ngôi trường mà tôi đang quản lý. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao tính tự quản của học sinh trong nhà trường ở trường trung học cơ sở Mỹ Phước” để nhằm nghiên cứu những nguyên nhân nào làm cho học sinh có thói quen dựa giẫm, chậm nhạy bén thích nghi khi môi trường sống, học tập và làm việc thay đổi, ý thức học tập chưa cao, chất lượng học tập chậm tiến bộ. Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ________________________________trang 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ________________________NĂM HỌC 2013-2014 !1 2#3#4 52"6'+/78-98:/*(;$;<=->?/0 a) Vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THCS: Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11, 12 tuổi đến 14,15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường trung học cơ sở. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau của nó: “Thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “Tuổi khủng hoảng”, “Tuổi bất trị”… những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Nội dung cơ bản của sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở với các em lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu quan hệ với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội . . . Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người lớn, bạn bè và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình, thiết kế tương lai của mình với ý đồ thực hiện những ý định, mục đích, nhiệm vụ . . . một cách độc lập. Tuy nhiên quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó, sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt. Điều đó quyết định sự tồn tại song song “Vừa tính trẻ con, vừa tình người lớn” ở lứa tuổi này. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn. Sự khác nhau đó do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em. Hoàn cảnh đó có hai mặt: Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ________________________________trang 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ________________________NĂM HỌC 2013 - 2014 - Những yếu tố của hoàn cảnh kìm hảm sự phát triển tính người lớn: Trẻ chỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc phụ huynh có xu thế không đề cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội. - Những yếu tố hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: Những thông tin phong phú, sự gia tăng về thể chất, về phát dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đòi hỏi đứa trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn. Tất cả những điều kiện khác nhau của cuộc sống tạo ra sự khác biệt căn bản trong sự phát triển những khía cạnh khác nhau của tính người lớn ở lứa tuổi học sinh THCS. Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra các hướng sau: + Đối với một số em , tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì như trẻ con, các em hiểu biết rất ít. + Có những em rất ít quan tâm dến học tập ở trường ; những tri thức cơ bản ở nhà trường các em ít chú ý đến mà chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn bè lớn tuổi, để bàn bạc, trao đổi với họ các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn + Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có đức tính ở người lớn như tính dũng cảm, tự chủ, độc lập . . . còn quan hệ bạn bè khác giới như trẻ con. @2(A*B+/,>C/D*E(F--G/7*-98;$H;<=->?/()':/*(2 a) Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lý ở lứa tuổi học sinh THCS - Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể - Sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là sự phát triển các xương tay, xương chân rất nhanh Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ________________________________trang 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ________________________NĂM HỌC 2013-2014 - Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. - Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh thường dẫn đến những rối loạn về hoạt động thần kinh. Do đó các em dễ xúc động, dễ bực tức, nổi khùng. Vì thế, ta thấy ở các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và những cơn xúc động. - Hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích, đơn điệu, kéo dài. Do tác động của những kích thích như thế thường gây cho các các em tình trạng ức chế hay ngược lại xảy ra tình trạng bị kích động mạnh - Sự thay đổi về thể chất ở lứa tuổi THCS đã làm cho các em có những đặc điểm nhân cách khác với các em ở lứa tuổi trước, lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao. Là người quản lý chỉ đạo cho giáo viên, hướng các bậc phụ huynh học sinh thấy được đặc điểm này mà tổ chức hoạt động xây dựng cho học sinh tính tự quản b) Sự thay đổi điều kiện sống: - Trong đó có đời sống gia đình của học sinh THCS: Ở lứa tuổi này địa vị của các em trong gia đình đã thay đổi, được gia đình thừa nhận như là một thành viên tích cực của gia đình, được cha mẹ, anh chị giao cho những nhiệm vụ . Điều quan trọng và có ý nghĩa đối với các em là đã được tham gia bàn bạc một số công việc gia đình, về những việc của cha mẹ, anh chị, quan tâm đến việc xây dựng và bào vệ uy tính của gia đình hơn các em học sinh tiểu học. Những sự thay đổi đó đã động viên, kích thích học sinh THCS hoạt động tích cực, độc lập tự chủ. - Đời sống trong nhà trường của học sinh trung học cơ sở: hoạt động học tập và các hoạt động khác của học sinh THCS có nhiều sự thay đổi, có tác động quan trọng tới sự hình thành những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS: Học nhiều môn hơn, biết lập dàn bài, nắm bắt ý chính và trình bày theo sự hiểu biết của mình khác với học thuộc từng bài trước đây. Sự phong phú về tri thức làm cho khối lượng tri thức các em lĩnh hội tăng lên nhiều, tầm hiểu biết Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ________________________________trang 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ________________________NĂM HỌC 2013 - 2014 được mở rộng. Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập: học nhiều môn, nhiều thầy cô giảng dạy, mỗi môn học đều có đặc trưng bộ môn, phương pháp trình bày, phương pháp dạy học khác nhau. Sự khác nhau này đã làm ảnh hưởng đến lĩnh hội, đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em - Đời sống của học sinh THCS trong xã hội: các em được tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, tuyên truyền cổ động giữ gìn trật tự đường phố. . . Do tham gia công tác xã hội , mà quan hệ của học sinh được mở rộng, các em được tiếp xúc với nhiều người @2I*(-JK>L*0 Học sinh có ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy quy định của nhà trường một cách tự giác trong lớp học, trong khu vực phòng nghỉ trưa, nhà ăn, trong các phòng chức năng, phòng bộ môn, trong khuôn viên nhà trường, tự ý thức quản lý về thời gian biểu, về tài sản, thiết bị, có thái độ phản bác lại những hành vi vi phạm nội quy, quy định, thậm chí những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, những quy định của pháp luật… làm chủ được bản thân. Những học sinh có ý thức tự quản tốt , tinh thần làm chủ tập thể cao thường là những học sinh có bản lĩnh, được giáo dục tốt về nhân cách. M2(A*B-F'+N*B-I'('J''O=-I*(-JK>L*'O=()':/*(0 - Giúp học sinh có ý thức trong học tập và trong các hoạt động khác trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội. - Nhân tố tích cực để đã phá những quan điểm sai trái, những suy nghĩ lệch lạc, những tiêu cực trong sinh hoạt và học tập của học sinh trong nhà trường. - Góp phần xây dựng tập thể đoàn kết phấn đấu vươn lên trong học tập và hoạt động - Tự kiểm tra, tự nhắc nhở và thi đua để cùng thực hiện những yêu cầu của giáo viên của nhà trường , của các tổ chức đoàn, đội giao cho - Giúp nhà trường, giáo viên tự quản các hoạt động của tập thể lớp có nề nếp Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ________________________________trang 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ________________________NĂM HỌC 2013-2014 - Trong tập thể có tính tự quản cao là tập thể tích cực có nhiều thành viên tốt, học sinh được sống trong môi trường tập thể như thế sẽ giúp các em hình thành nhân cách tốt, rèn luyện được đạo đức, lối sống - Là chỗ dựa tốt nhất cho những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đẩy mạnh phong trào học tập trong lớp, học với tinh thần tự giác, được tập thể quan tâm. - Những mầm móng tiêu cực, những học sinh cá biệt, những học sinh chậm tiến sẽ dần dần không còn. P2Q=/-GR'O=/D>-GSH*B-G&*B'T*B-F'U9V%J*B-I*(-JK>L*'(&()' :/*(0 - Trong các chức năng quản lý của Quản lý của Hiệu trưởng: Chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng điều khiển (Chỉ đạo thực hiện), chức năng kiểm tra đánh giá thì việc xây dựng tính tự quản trong học sinh nằm trong chức năng tổ chức, hoạt động đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện một cách có hiệu quả. Chức năng tổ chức trong quản lý trường học là việc thiết kế cơ cấu bộ máy, qui định chức năng , nhiệm vụ, quan hệ của từng bộ phận ; lựa chọn và phân công, phân nhiệm cho từng cá nhân sao cho công việc thích hợp với năng lực, phẩm chất từng người, chuẩn bị và cung ứng các điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch; khai thác mọi nguồn lực - Chỉ đạo và bồi dưỡng cho giáo viên, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, kể cả phụ huynh học sinh, xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của tính tự quản học sinh THCS cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các tổ chức đoàn thể Đoàn, Đội, Chữ thập đỏ .xây dựng các biện pháp xây dựng tính tự quản của lớp. Đối với bậc học THCS vai trò của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh rất quan trọng trong việc giáo dục và xây dựng tính tự quản cho đội viên. 2W"X"YZ  [\]2 52 ^(F/K>F-'(>*B_,-GS`*BG>*B()''a:Hb(Sc'0 Trường Trung học cơ sở Mỹ Phước là trường tạo nguồn học sinh giỏi của tỉnh Bình Dương, được tọa lạc tại Khu phố III, thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát. Được Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ________________________________trang 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ________________________NĂM HỌC 2013 - 2014 thành lập theo đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện Bến Cát từ 2010 đến 2015 và định hướng đến năm 2020. Hoạt động theo Đề án trường tạo nguồn học sinh giỏi của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tuyển sinh đầu cấp mỗi năm là 90 học sinh, quy mô phát triển số lớp tối đa: 12 lớp mỗi khối 3 lớp từ lớp 6 đến lớp 9, mỗi lớp tối đa 30 học sinh. Học sinh được thi tuyển vào với ba môn thi : Ngữ văn, Toán , Tiếng Anh. Giáo viên được điều chuyền từ các trường Trung học cơ sở trong huyện. @2 (J'-Gd*B_,-I*(-JK>L*_.-/*(-(e*;.8'(O-fE-(7'O=()':/*(0 a) Đứng ở góc độ nhìn từ phía giáo viên chủ nhiệm Hiện nay qua khảo sát học sinh các khối lớp thì hầu hết tính tự quản ở các lớp chưa được hình thành và xây dựng trên nền tảng vững chắc. Tính tự quản của các em chưa được thể hiện rõ rệt. các hoạt động của lớp hầu hết do giáo viên chủ nhiệm đề ra. Các hoạt động , các phong trào ở lớp chưa được ban cán sự lớp đứng ra điều khiển và hướng dẫn các bạn trong lớp thực hiện. Nó được biểu hiện cụ thể như sau: các quy định, nội quy của lớp không được các em tự thảo luận bàn bạc và đề ra thực hiện vì vậy các em hay quên, hoặc các em không quan tâm. Nhưng trong trong thực tế đã chứng minh những gì do các em tự đề ra thì các em sẽ hiểu thấu đáo, và sẽ thực hiện nó một cách tự giác hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. b) Đứng ở góc độ từ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Đây chính là tổ chức chính trị của các em học sinh THCS, vì hầu hết các em nằm trong lứa tuổi thiếu niên. Hầu hết các hoạt động của học sinh THCS do Ban chỉ huy liên đội với sự hướng dẫn và dìu dắt của tổng phụ trách đội, theo sự chỉ đạo và giúp đỡ của Chi đoàn. Hiện nay, đơn vị cử giáo viên dạy Thể dục giữ nhiệm vụ tổng phụ trách, chưa được đào tạo tạo chính quy từ trường lớp sư phạm mà chỉ được tập huấn qua các lớp ngắn hạn về công tác đội nên cũng gặp ít, nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những mặt hạn chế của đơn vị trong công tác xây dựng và nâng cao tính tự quản của học sinh. Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ________________________________trang 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ________________________NĂM HỌC 2013-2014 Hơn nữa, liên đội mới được thành lập, ban chỉ huy liên đội chưa biết phát huy tinh thần tự quản của các ban chỉ huy chi đội. Các phong trào Đội thiếu niên đề ra chưa có sự bàn bạc trong Ban chỉ chi Liên đội. Các nội dung hoạt động hỗ trợ cho các chất lượng học tập của nhà trường hầu hết không được xây dựng từ phong trào Đội mà chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu chính vì vậy hiệu quả chưa như ý muốn. Các chi đội thực hiện chưa thể hiện trên tinh thần tự giác. Ví dụ như truy bài đầu giờ, chương trình phát thanh măng non, viết nhật ký …. Năm học 2012 – 2013, mặc dù mới thành lập Liên đội cũng được Hội đồng đội huyện đánh giá xà xếp loại liên đội vững mạnh. Mg"F*(B/F-(J'-Gd*B0 =g(A*B-(>f*;h/-G&*BU9V%J*B-I*(-JK>L*0 iĐược sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là sự quan tâm của Hội đồng Đội Huyện, Đoàn thị trấn Mỹ Phước, tu vấn giúp đỡ bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách đội. - Đa số giáo viên trẻ nhiệt tình bên cạch một số giáo viên dạy lâu năm trong nghề có những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, tổ chức hoạt động cho học sinh - Đa số học sinh ngoan, học giỏi nên nhận thức của các em tương đối cao jg(A*BC(kC(l* - Cán bộ tổng phụ trách đội chưa qua trường lớp chính quy. - Kinh nghiệm quản lý chưa nhiều 2m\1 Z [\]2 1) Đối với tổ chức Đoàn, Đội: Phối hợp hoạt động với Chi Đoàn giáo viên, hỗ trợ cho các hoạt động của đội thiếu niên, tổ chức sinh hoạt cùng với các chi đội, xây dựng câu lạc bộ tự quản cho từng lớp, hàng tháng, hoặc học kỳ, tổ chức một buổi sinh hoạt câu lạc bộ ban chỉ huy tự quản tốt. Để tạo điều kiện cho các ban chỉ huy chi đội giao lưu học tập kinh nghiệm Chỉ đạo cho cán bộ tổng phụ trách Đội, xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt tập thể, các phong trào thi đua mang tính tập thể. Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ________________________________trang 9 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ________________________NĂM HỌC 2013 - 2014 Đầu năm học, phải định hướng chọn cử những đội viên tích cực , nhiệt tình, giỏi và hạnh kiểm tốt bầu vào ban chỉ huy liên đội Trong năm học 2012 – 2013, học kỳ I năm học 2013 -2014 Liên đội tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt tập thể mang tính toàn trường. Trò chơi dân gian, thi đấu thể dục thể thao giữa các lớp, sinh hoạt câu lạc bộ thi đố em cho học sinh các khối lớp, thi cấm hoa tặng mẹ và cô giáo nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3. Bán hàng rong hội hoa xuân, tổ chức thi đố vui để học vòng trường, tham gia thi đố vui để học vòng tỉnh, tổ chức lễ hội “Cây mùa xuân” gây quỹ tặng tấm áo cho các bạn học sinh nghèo, tổ chức truy bài đầu giờ, câu lạc bộ Anh văn với giáo viên Phi líp pin, phong trào viết nhật ký . . . Tổ chức cho học sinh về nguồn, đi tham quan dã ngoại để học sinh biết cách tổ chức, sắp xếp, tự chuẩn mình chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. Năm học 2012 -2013 trường đã tổ chức cho học sinh 2 chuyến đi tham quan dã ngoại: Thác Giang Điển, Văn miếu Trấn Biên Đồng Nai và Tham quan Làng tre Phú An 2) Đối với giáo viên chủ nhiệm: Hiệu trưởng chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng tính tự quản của lớp. a) Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp: - Lựa chọn các học sinh phải đạt các yêu cầu sau vào đội ngũ cán bộ lớp: Học lực giỏi, đạo đức tốt, có uy tín với các bạn, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm - Đã từng làm cán bộ lớp, có khả năng thu hút khối đông học sinh, có khả năng thuyết phục người khác - Bồi dưỡng ban cán bộ lớp: về tư cách, tác phong quản lý lớp, về phương pháp và cách thức làm việc cho từng thành viên, lập đầy đủ các hồ sơ sổ sách cần thiết, phân công cụ thể phù hợp năng lực của từng em. - Mạnh dạn giao việc cho cán bộ lớp với sự giám sát theo dõi, giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm b) Xây dựng cán sự bộ môn: Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ________________________________trang 10 [...]... phụ huynh học sinh nên tư vấn cho Ban đại diện đứng ra tổ chức câu lạc bộ cách giáo dục cho học sinh tính tự quản, tự lập, tự giác trong học tập 3) Đối với cơng tác quản lý: - Hiệu trưởng tổ chức họp giao ban với các lớp trưởng mỗi tháng một lần để nắm bắt kịp thời những tâm tư nguyện vọng của học sinh - Đọc nhật ký học sinh tồn trường mỗi học kỳ 2 lần, qua đó gián tiếp quản lý hoạt động dạy của giáo... đẩy học sinh trong học tập, qua tập thể có ý thức tự quản cao, có tinh thần tập thể sẽ làm chỗ Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu trang 12 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 dựa và mơi trường tốt để học sinh phấn đấu vươi lên trong học tập cũng như trong các hoạt động Trên đây là một số biện pháp đổi mới cơng tác quản lý đã áp dụng tại trường trung học cơ sở Mỹ Phước. .. trang 13 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 3 I LÝ ḶN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC .2 II THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỸ PHƯỚC, HUYỆN BẾN CÁT 8 III BIỆN PHÁP ĐỞI MỚI CƠNG TÁC QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỸ PHƯỚC, HUYỆN BẾN CÁT .14 PHẦN KẾT ḶN ... xuất sắc II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Việc xây dựng tính tự quản đối với học sinh rất cần thiết, nó giữ vai trò to lớn góp phần giáo dục cho học sinh phát triển tồn diện, đáp ứng được mục tiêu phát triển con người trong giai đoạn hiện nay phù hợp với xu hướng phát triển thế giới tạo ra con người năng động, sáng tạo, tự thích nghi với sự biến đổi của thế giới Trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 Chọn lựa các em học giỏi và có phương pháp học tập tốt làm cán sự bộ mơn, giao cho cán em lên kế hoạch học nhóm,giải quyết những vấn đề, nội dung khó trong số bài tập giáo viên ra (Học thầy khơng tầy học bạn) để nâng chất lượng học tập c) Tổ chức các phong trào: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các phong trào học tập trong lớp, các phong trào này phải... Mỹ Phước bước đầu cũng gặt hái được thành cơng Việc nâng cao chất lượng giáo dục còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác rất mong sự đóng góp ý kiến của các cán bộ quản lý có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, của thầy, cơ trong ngành giáo dục để hồn thiện thêm đề tài tiểu luận, khi mang vào áp dụng trong thực tế sẽ đạt kết quả cao trong cơng tác quản lý Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu ... tiến d) Đề cao vai trò của cán bộ lớp: mạnh dạn giao việc cho cán bộ lớp tự quản lý, điều hành, giải quyết mọc cơng việc của lớp (Giáo viên chủ nhiệm cũng phải theo dõi và bám sát) phải có những lời khen chê đúng lúc e) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp: qua các hoạt động này giúp các em hình thành các kỹ năng trong tổ chức, điều khiển f) Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh: trong... đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em Trong thực tế, qua 2 năm tổ chức cho học sinh viết nhật ký, tơi đã phát hiện ra nhiều vấn đề tác động tiêu cực đến nhà trường, và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời những tiêu cực đó biểu hiện qua tương tác giữa thầy và trò Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu trang 11 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013 - 2014 PHẦN KẾT ḶN I/... HẠNH KIỂM HỌC LỰC Khối lớp SS Tốt % Khá % TB 6 7 8 9 91 95 88 61 90 88 88 58 98.9 92.6 100 95.1 1 5 1.1 5.3 0 2 2.1 2 3.3 1 Toàn trường 335 324 96.7 8 2.4 3 Giỏ i % Khá % TB % 1.6 61 62 61 28 67.0 65.3 69.3 45.9 30 32 25 27 33 33.7 28.4 44.3 0 1 2 6 1.1 2.3 9.8 0.9 212 63.3 114 34.0 9 2.7 % 2) Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi học kỳ I - Thi Anh văn huyện có 203 học sinh - Thi Đố vui để học vòng tỉnh... 24 Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu trang 14 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2013-2014 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ TS Trần Thị Hương- Giáo dục học phổ thơng , Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 2/ Lê Văn Hồng – Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Người thực hiện : Nguyễn Văn Giàu trang 15 . viên, kích thích học sinh THCS hoạt động tích cực, độc lập tự chủ. - Đời sống trong nhà trường của học sinh trung học cơ sở: hoạt động học tập và các hoạt động khác của học sinh THCS có nhiều sự. tự quản của học sinh trong nhà trường ở trường trung học cơ sở Mỹ Phước để nhằm nghiên cứu những nguyên nhân nào làm cho học sinh có thói quen dựa giẫm, chậm nhạy bén thích nghi khi môi trường. khoa học. Đặc biệt xuất phát từ tình cảm thân thiết và nồng nàn của tôi đối với học sinh của ngôi trường mà tôi đang quản lý. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao tính tự

Ngày đăng: 04/02/2015, 19:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w