1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

197 1,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 5/8/2008, BCH trung ương Đảng (khoá X) ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó yêu cầu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo qui hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Theo yêu cầu này, phát triển kinh tế nông thôn là nội dung chủ yếu của quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kim Sơn là huyện “đặc thù” của tỉnh Ninh Bình, thành lập năm 1829, là kết quả của công cuộc khẩn hoang dưới sự lãnh đạo tài tình của Doanh điền tướng công Nguyễn Công Trứ, bằng mồ hôi, sức lực của mình, người Kim Sơn đã kiên cường chiến thắng thiên nhiên tạo một vùng quê mới Kim Sơn - “Núi vàng”. Là huyện duy nhất của tỉnh có biển, là huyện trọng điểm về chính trị, kinh tế của tỉnh Ninh Bình, là nơi có đông đồng bào công giáo, với tỷ lệ đồng bào công giáo chiếm 46,7% số dân, trên địa bàn có Tòa Giám mục Phát Diệm, 31 giáo xứ, 156 giáo họ; 31 nhà thờ giáo xứ, 113 nhà thờ giáo họ, 5 nhà nguyện, 1 đền Đức Bà. Trong những năm vừa qua, KTNT huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đang dần phá thế thuần nông. Ngành nông nghiệp tăng trưởng khá và ổn định. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn phát triển khá mạnh. Các hình thức tổ chức sản xuất trong kinh tế nông thôn được đa dạng hoá. Kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn từng bước được hoàn thiện. Thu nhập của nhân dân tăng dần, người dân có thêm điều kiện đầu tư phát triển các công trình phúc lợi như điện, đường, trường, trạm, bộ mặt nông thôn được đổi mới, tiến bộ hơn trước. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của huyện. Trước yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, còn rất nhiều việc mà huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình phải làm. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong đó có quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn chưa đạt yêu cầu, chậm tiến độ, chất lượng không cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, còn nhiều khó khăn cả đầu tư và hiệu quả khai thác; nghiên cứu chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm chưa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn. Vấn đề việc làm và thu nhập lâu dài của một bộ phận dân cư đã và đang đặt ra, tính bền vững trong phát triển kinh tế nông thôn đang là trở ngại trên con đường xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình, nhất là ở vùng có đông đồng bào công giáo như huyện Kim Sơn. Vì vậy trong xây dựng nông thôn mới đặt trong bối cảnh ở vùng có đông đồng bào công giáo ở tỉnh Ninh Bình, thì vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn bền vững là nội dung chủ yếu, cốt lõi mang tính chất quyết định. Để góp phần vào giải quyết vấn đề bức xúc này, từ thực tiễn công tác trên địa bàn một huyện có đông đồng bào công giáo, tôi chọn đề tài: “Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới; luận án phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, đề xuất quan điểm và giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhanh chóng xây dựng nông thôn mới có hiệu quả ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN HỒNG QUẢNG kinh tÕ n«ng th«n trong x©y dùng n«ng th«n míi ë huyÖn kim s¬n tØnh ninh b×nh Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG THỊ BÍCH LOAN TS. NGUYỄN MINH QUANG HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Trần Hồng Quảng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 5 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến đế tài 10 1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề đặt ra 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 26 2.1. Lý luận chung về kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 26 2.2. Vai trò, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 41 2.3. Kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 57 Chương 3: TH ỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 74 3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 74 3.2. Thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh B ình 81 3.3. Đánh giá chung 103 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 115 4.1. Quan điểm cơ bản phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 115 4.2. Nh ững giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 120 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 170 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐML : Cánh đồng mẫu lớn CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH : Công nghiệp hóa CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNTBNN : Chủ nghĩa tư bản nhà nước CN, TTCN : Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CN, TTCN - XD : Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng GDP : Tổng sản phẩm kinh tế quốc dân HĐND : Hội đồng nhân dân HĐH : Hiện đại hóa HTX : Hợp tác xã KH - CN : Khoa học - công nghệ KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KTNT : Kinh tế nông thôn KT - XH : Kinh tế - xã hội LLSX : Lực lượng sản xuất Nxb : Nhà xuất bản QHSX : Quan hệ sản xuất TBCN : Tư bản chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân VAC : Vườn ao chuồng WTO : Tổ chức thương mại thế giới XDNTM : Xây dựng nông thôn mới XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tổng hợp giá trị, cơ cấu ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản qua các năm 82 Bảng 3.2: Tổng sản lượng thủy sản vùng ven biển huyện Kim Sơn 2008-2013 83 Bảng 3.3: Chất lượng lao động huyện Kim Sơn 2008 - 2013 86 Bảng 3.4: Kết quả phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn của huyện Kim Sơn giai đoạn 2008 - 2013 88 Bảng 3.5: Kết quả phát triển hạ tầng thủy lợi nông thôn huyện Kim Sơn 89 Bảng 3.6: Kết quả phát triển hạ tầng nước sạch và môi trường nông thôn huyện Kim Sơn 91 Bảng 3.7: Kết quả phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông nông thôn huyện Kim Sơn 92 Bảng 3.8: Thu nhập bình quân lao động/năm và thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn huyện Kim Sơn qua các năm 102 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế quốc dân 42 Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Kim Sơn qua các năm 81 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 5/8/2008, BCH trung ương Đảng (khoá X) ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó yêu cầu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo qui hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Theo yêu cầu này, phát triển kinh tế nông thôn là nội dung chủ yếu của quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kim Sơn là huyện “đặc thù” của tỉnh Ninh Bình, thành lập năm 1829, là kết quả của công cuộc khẩn hoang dưới sự lãnh đạo tài tình của Doanh điền tướng công Nguyễn Công Trứ, bằng mồ hôi, sức lực của mình, người Kim Sơn đã kiên cường chiến thắng thiên nhiên tạo một vùng quê mới Kim Sơn - “Núi vàng”. Là huyện duy nhất của tỉnh có biển, là huyện trọng điểm về chính trị, kinh tế của tỉnh Ninh Bình, là nơi có đông đồng bào công giáo, với tỷ lệ đồng bào công giáo chiếm 46,7% số dân, trên địa bàn có Tòa Giám mục Phát Diệm, 31 giáo xứ, 156 giáo họ; 31 nhà thờ giáo xứ, 113 nhà thờ giáo họ, 5 nhà nguyện, 1 đền Đức Bà. Trong những năm vừa qua, KTNT huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đang dần phá thế thuần nông. Ngành nông nghiệp tăng trưởng khá và ổn định. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn phát triển khá mạnh. Các hình thức tổ chức sản xuất trong kinh tế nông thôn được đa dạng hoá. Kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn từng bước được hoàn thiện. Thu nhập của nhân dân tăng dần, người dân có thêm điều kiện đầu tư phát triển các công trình phúc lợi như điện, đường, trường, trạm, bộ mặt nông thôn được đổi mới, tiến bộ hơn trước. 2 Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của huyện. Trước yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, còn rất nhiều việc mà huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình phải làm. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong đó có quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn chưa đạt yêu cầu, chậm tiến độ, chất lượng không cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, còn nhiều khó khăn cả đầu tư và hiệu quả khai thác; nghiên cứu chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm chưa thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn. Vấn đề việc làm và thu nhập lâu dài của một bộ phận dân cư đã và đang đặt ra, tính bền vững trong phát triển kinh tế nông thôn đang là trở ngại trên con đường xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình, nhất là ở vùng có đông đồng bào công giáo như huyện Kim Sơn. Vì vậy trong xây dựng nông thôn mới đặt trong bối cảnh ở vùng có đông đồng bào công giáo ở tỉnh Ninh Bình, thì vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn bền vững là nội dung chủ yếu, cốt lõi mang tính chất quyết định. Để góp phần vào giải quyết vấn đề bức xúc này, từ thực tiễn công tác trên địa bàn một huyện có đông đồng bào công giáo, tôi chọn đề tài: “Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới; luận án phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, đề xuất quan điểm và giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhanh chóng xây dựng nông thôn mới có hiệu quả ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau: 3 - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về KTNT trong xây dựng nông thôn mới. - Phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. - Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là KTNT trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Làm rõ vai trò của phát triển KTNT đối với xây dựng nông thôn mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu KTNT trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2013. Phần đề xuất quan điểm và giải pháp đến năm 2020. - Về địa điểm nghiên cứu khảo sát: Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (nơi có tỷ lệ đồng bào công giáo trên 46,7% so với số dân). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về kinh tế nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và xây dựng nông thôn mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng một số phương pháp của kinh tế học gồm: phương pháp khảo sát, điều tra, phương pháp thống kê; ở đây tác giả luận án đặc biệt chú trọng phương pháp điều tra khảo sát dưới dạng các bảng hỏi và từ đó tổng hợp các ý kiến và đánh giá tổng hợp lại các ý kiến đã điều tra. 4 Đồng thời có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận giải rõ nội dung và chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. - Luận giải rõ vai trò của phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, nhất là đáp ứng các yêu cầu của xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả kết quả của chuyển dịch cơ cấu KTNT, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cho huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. - Đánh giá thực trạng kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2013. - Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu gồm thành 4 chương, 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Chương 3: Thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2013. Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. [...]... trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008- 2013 để xác định rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, cùng những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, ... KTNT trong xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện Bởi vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài trên là mới, không trùng với các công trình khoa học, luận án đã được công bố 26 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1.1 Khái niệm kinh tế nông thôn và kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. .. niệm kinh tế nông thôn, nhưng dù hiểu thế nào thì Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn Nó là tổng thể các quan hệ kinh tế diễn ra trên địa bàn nông thôn, có quan hệ chặt chẽ với nông nghiệp, nông dân 2.1.1.2 Khái niệm kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn. .. triển kinh tế nông thôn đối với xây dựng nông thôn mới trên một số khía cạnh chủ yếu để thấy sự cần thiết khách quan của nó 25 - Phân tích những nội dung của phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện - Phân tích các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới * Về thực tiễn - Trên cơ sở phân tích số liệu thực tế về... triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam Nhìn chung kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam thời gian qua đã đề cập đến một số nội dung ở các góc độ khác nhau, cụ thể là: - Luận giải sự cần thiết của phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn - Nêu vai trò của kinh tế nông thôn nói chung; đặc điểm của kinh tế nông thôn. .. hóa, có nghiên cứu về xây dựng và phát triển nông thôn mới; nhưng chưa có công trình nào phân tích một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước những năm gần đây, nhất là chưa có công trình nghiên cứu sâu về KTNT trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình ở góc độ kinh tế chính trị, để làm... kinh tế nông thôn; hình thành các cụm công nghiệp dịch vụ, các khu chế xuất, khu du lịch sinh thái, kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, phát triển đô thị nông thôn 2.1.2 Đặc điểm và những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 2.1.2.1 Đặc điểm của kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Kinh tế nông thôn trong XDNTM vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về LLSX... kinh tế nông thôn ở Việt Nam” [45] đã luận giải một số vấn đề lý luận về kinh tế nông thôn Phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; Từ đó làm rõ những tồn tại và mâu thuẫn trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam Tác giả nêu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế nông. .. xây dựng nông thôn mới và những bất cập, hạn chế trong thời gian vừa qua - Đưa ra một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Tuy nhiên, những khoảng trống mà luận án tập trung nghiên cứu luận giải đó là: - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về KTNT trong XDNTM - Thực trạng KTNT trong XDNTM ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển KTNT trong XDNTM ở huyện Kim Sơn, tỉnh. .. kinh tế nông thôn ở Việt Nam - Tác giả Nguyễn Quang Minh trong: “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” [82] đã trình bầy một số cơ sở lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Phân tích thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa . TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 115 4.1. Quan điểm cơ bản phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim. NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 74 3.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng đến kinh tế. lý luận và thực tiễn về kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Chương 3: Thực trạng kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2013.

Ngày đăng: 04/02/2015, 18:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Vũ Anh (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Lê Vũ Anh
Năm: 2001
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá X), về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá X), về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2008
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI), về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI), về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2012
4. Ban Kinh tế Trung ương (2001), Nghiên cứu sự hình thành và phát triển làng nghề mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học, báo cáo tóm tắt, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển làng nghề mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Ban Kinh tế Trung ương
Năm: 2001
5. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ NN&PTNT (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ NN&PTNT
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
6. Nguyễn Văn Bách, Chu Tiến Quang chủ biên (1999), Phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Bách, Chu Tiến Quang chủ biên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
7. Nguyễn Văn Bộ (2008), Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp Việt Nam, Kỷ yếu khoa học, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Bộ
Năm: 2008
8. Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 1988
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Kinh tế - xã hội Việt Nam: các tỉnh, thành phố - quận, huyện năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế - xã hội Việt Nam: các tỉnh, thành phố - quận, huyện năm 2010
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2011
10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê (2000), Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, ngày 23/6/2000 của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê, Hướng dẫn xác định kinh tế trang trại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, ngày 23/6/2000 của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê, Hướng dẫn xác định kinh tế trang trại
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê
Năm: 2000
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập WTO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập WTO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và JICA (2003), Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và JICA
Năm: 2003
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững, Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2006
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2007
16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Một số chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2007
17. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2009
19. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Báo của Viện Nghiên cứu khoa học nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo của Viện Nghiên cứu khoa học nông nghiệp
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2011
21. Trần Xuân Châu (2003), Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam thực trạng và giải pháp
Tác giả: Trần Xuân Châu
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
22. Đặng Kim Chi (Chủ biên) (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Việt Nam và môi trường
Tác giả: Đặng Kim Chi (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2005
23. Chính phủ (2008), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Của Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Của Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN