1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đến sức khoẻ con người và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức khoẻ con người Vịêt Nam hiện nay

33 2,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 226,01 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của thế giới tự nhiên. Từ trước đến nay vấn đề con người luôn mang tính thời sự và thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các ngành khoa học. Cùng với khoa học tự nhiên, các bộ môn khoa học xã hội luôn coi con người là đối tượng nghiên cứu cơ bản của mình. Ngày nay con người trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực cơ bản và vô tận. Con người vừa là chủ thể, vừa là động lực và mục tiêu của sự phát triển xã hội. Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển con người là phải có sức khoẻ tốt. Theo quan điểm của giáo sư Amartya Sen, người từng đoạt giải thưởng Nobel về kinh tế học, thì “sức khoẻ là một trong những điều kiện cơ bản để đem lại giá trị cuộc sống cho con người” (1). Sức khoẻ tốt hơn là điều mong muốn hàng đầu của cả nhân loại trên toàn thế giới. Nhận thức rõ vấn đề này trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã xác định việc phát triển con người là nhiệm vụ trung tâm của mọi chính sách kinh tế – xã hội. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội của Đảng hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tạo điều kiện để mỗi con người được phát triển hài hoà cả về sức khoẻ và trí tuệ, thể chất và tâm hồn. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng nhấn mạnh phát triển sức khoẻ là mục tiêu quan trọng của tiến trình phát triển và được đặt ở vị trí cao: “Con người là vốn quý nhất của xã hội, quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của mỗi con người và toàn xã hội”. Sức khoẻ tốt là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì người có sức khoẻ sẽ có khả năng tạo ra nhiều của cải vật chất hơn và có thể tận dụng được các cơ hội mà công cuộc đổi mới mang lại. Vì vậy, đầu tư cho sức khoẻ phải được coi là trung tâm của các chính sách 1 phát triển kinh tế – xã hội. Để thực hiện tốt mục tiêu đó thì việc nghiên cứu để nhận thức rõ vấn đề con người; vai trò của các yếu tố tác động đến sự phát triển con người, đặc biệt là các yếu tố tác động đến sức khỏe con người, trên cơ sở đó so sánh, đánh giá để tìm ra yếu tố cơ bản, nổi bật, tác động tới sức khoẻ và sự phát triển con người, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao sức khoẻ con người là một nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết. Cùng với sự phát triển của khoa học nói chung về con người, những thành tựu trong y, sinh học với những bước tiến mạnh mẽ trong công nghệ gen, công nghệ tế bào, các nhà khoa học đã có thành công bước đầu trong việc nhân bản vô tính người. Đặc biệt là thành công trong việc nghiên cứu tế bào gốc và tương lai phát triển của nó đã đặt ra hàng loạt những vấn đề mới, trong đó có vấn đề về lý luận đối với triết học. Khoa học cũng đã thành công trong việc xác định nghiên cứu, định vị được các gen gây bệnh, các gen chi phối một số chức năng của con người mà trước đây khoa học chưa lý giải được. Những thành tựu đó đã mở ra nhiều hy vọng và tạo động lực cho các nhà khoa học tiếp tục đi nghiên cứu sâu hơn về con người. Nhưng bên cạnh đó cũng đã xuất hiện không Ýt những quan điểm đề cao xu hướng này mà Ýt quan tâm hơn đến các khía cạnh khác (tâm lý, xã hội, tình cảm…) trong sự phát triển, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. Dưới góc độ triết học cần phải được lý giải rõ hơn và cần có sự nghiên cứu tổng quát về vấn đề này góp phần định hướng một cách khoa học cho việc chăm sóc sức khoẻ con người cũng như sự phát triển của các ngành khoa học khác là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong văn kiện Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: sức khoẻ của người Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt trong những thập kỷ vừa qua. Các chỉ tiêu sức khoẻ nh tuổi thọ, trẻ em chết dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi…đều ở tỷ lệ khá tốt so với mức thu nhập của nước ta và so với các nước có cùng thu nhập trên thế 2 giới. Tuy nhiên sự cải thiện đó không đồng đều giữa các vùng, miền và giữa các tầng lớp xã hội. Ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và người nghèo, sức khoẻ thường được cải thiện chậm hơn so với thành phố, thị xã và các tầng lớp khá giả. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Từ mô hình của các nước nghèo với các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng là chủ yếu thì đã và đang xuất hiện nhiều các bệnh không nhiễm trùng như tim mạch, ung thư, tâm thần, tai nạn, thương tích… Về môi trường sống, ngoài sự ô nhiễm vi sinh vật vẫn còn dai dẳng chưa được cải thiện đáng kể do chưa có điều kiện xử lý tốt chất thải sinh hoạt (phân, rác) và các chất thải bệnh viện, ô nhiễm hoá chất ngày càng tăng do sử dụng hoá chất trong công nghiệp ngày càng nhiều và chất thải công nghiệp không được xử lý trước khi thải ra môi trường, kể cả các chất tồn dư của chiến tranh hoá học trước đây. Tỉ lệ dân sử dụng nước sạch còn thấp. Về mặt xã hội, song song với việc phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, lối sống ở Việt Nam, đặc biệt là ở tuổi thanh, thiếu niên đang có nhiều thay đổi với nhiều nguy cơ có hại cho sức khoẻ như sử dụng ma tuý, rượu bia, thuốc lá, các bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV/AIDS, stress tâm lý…tuổi thọ tăng thì số người cao tuổi ngày càng nhiều. Thực trạng đó đặt ra cho chóng ta mà nòng cốt là ngành y tế nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước mắt và lâu dài trong tương lai(16,tr218). Sau hơn một thập kỷ thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế - xã hội. Trong đó có công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Những chính sách trong thời kỳ đổi mới đã tác động không nhỏ đến sức khoẻ nhân dân và hệ thống y tế. Tình hình đó đã và đang đặt ra những vấn đề cơ bản, cấp thiết đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân như việc phân tích các yếu tố tác động đến thực trạng sức khoẻ, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc 3 sức khoẻ, sự diễn biến cơ cấu bệnh tật, tìm ra những yếu tố cơ bản nhất tác động đến sức khoẻ và việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân…Từ yêu cầu thực tiễn đó cần thiết phải có sự luận chứng, cơ sở lý luận cho việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ở nước ta còng nh trên thế giới đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về con người dưới nhiều góc độ khác nhau và có giá trị đáng kể. Tuy nhiên dưới góc độ triết học, nghiên cứu quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao sức khoẻ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển sức khoẻ con người Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đang là vấn đề có tính cấp thiết cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn. Từ tất cả những lý do trên tác giả chọn vấn đề: “Ảnh hưởng của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đến sức khoẻ con người và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức khoẻ con người Vịêt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề con người là vấn đề trung tâm của mọi thời đại. Tất cả các ngành khoa học ra đời và phát triển đều hướng tới việc phục vụ con người. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề con người nói chung, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận động, phát triển và sức khoẻ con người nhằm nâng cao đời sống của con người đã được nghiên cứu từ sớm theo chiều dài lịch sử. Các trường phái triết học phương Đông cổ, trung đại thường nhìn nhận con người với tư cách là một thực thể bao gồm hai phần thể xác và linh hồn. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai yếu tố đó thì quan niệm của họ có sự khác nhau. Trên cơ sở đó, quan niệm về bệnh tật và sức khoẻ đều tìm cách giải thích những trạng thái bên trong cơ thể con người gắn liền với những yếu tố của môi trường bên ngoài. Nổi bật nhất trong số các quan niệm đó là học thuyết âm dương và học thuyết ngũ hành thời Trung Hoa cổ đại. 4 Ở phương Tây cổ đại đã có nhiều nhà triết học đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về con người và có những đánh giá khác nhau. Trong đó đã có những đại biểu đưa ra những tiêu chí để phân biệt giữa con người và con vật. Tuy chưa nói rõ con người khác hẳn con vật ở yếu tố xã hội nhưng Aritstốt đã gọi con người là “động vật chính trị”. Danh y thế giới Hypôcrat cùng các môn đồ của mình đã để lại hơn 50 tác phẩm có giá trị về nghề thuốc, về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự tồn tại của con người. Ông đã có công tách y học khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, đưa ra thuyết thể dịch để giải thích các hiện tượng sức khoẻ và bệnh tật. Ông cho rằng thầy thuốc cần chú ý đến cách sinh hoạt, chế độ ăn, tuổi tác, hoàn cảnh sống của người bệnh, đất đai, nguồn nước, thời tiết địa phương nơi có dịch bệnh. Tuy chưa đưa ra khái niệm yếu tố sinh học, yếu tố xã hội và chỉ ra một cách cụ thể ảnh hưởng của nó với sức khoẻ con người song ông đã biết bệnh tật có những nguyên nhân hiện diện ở con người, môi trường xung quanh con người và phát triển theo quy luật tự nhiên. Thời trung cổ, dưới sự thống trị của tôn giáo và thần quyền, do trình độ nhận thức cũng như ý thức tôn giáo, mặt sinh học nói riêng, vấn đề con người nói chung Ýt được quan tâm nghiên cứu. Con người trong thời kỳ này cũng nh tất cả bản chất, sức khoẻ của nó đều do sù quy định của chúa, của thượng đế. Bước sang thời kỳ phục hưng cùng với sự phát triển của các ngành khoa học, vấn đề con người và giải phóng con người đã được nhiều nhà triết học, khoa học tập trung nghiên cứu. Các môn khoa học về con người nh giải phẫu học, sinh lý học, sinh lý học thần kinh cao cấp, sinh hoá, tâm lý học, tâm thần…đã được phát triển một cách mạnh mẽ. Tuy vậy, cách nhìn con người của họ vẫn chỉ dừng lại ở góc độ thể xác và tinh thần. Thời kỳ này tuy chưa xuất hiện khái niệm yếu tố sinh học, yếu tố xã hội trong con người cũng như chưa thấy được con người là một chỉnh thể sinh học – xã hội, song đã có 5 những nhà triết học, khoa học đưa ra quan niệm về sức khoẻ như Phanxi Bêcơn, W.Hafvay và R. Đêcáctơ. Vấn đề con người và sức khoẻ con người cũng được nhiều nhà triết học trong triết học cổ điển Đức đi sâu nghiên cứu. Từ đó cũng xuất hiện nhiều quan điểm khá phong phú và sâu sắc về con người tạo tiền đề ban đầu để các nhà triết học, khoa học sau này tiếp tục nghiên cứu, phát triển con người. Trong quá trình nghiên cứu con người tuy chưa dùng khái niệm sinh học, xã hội, nhưng Hêghen đã có nhiều luận điểm lý giải khá sâu sắc về mối liên hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người. Ông cho rằng con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của quá trình hoạt động của chính bản thân chủ thể Êy. Hoạt động của con người càng phát triển bao nhiêu thì ý thức càng mang bản chất xã hội bấy nhiêu. Tức là hai mặt tự nhiên và xã hội là mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau chi phối con người. Ông đã đưa ra quan niệm rất biện chứng về sống và chết, đã thấy được mối quan hệ giữa sức khoẻ và bệnh tật với môi trường bên ngoài. Song hạn chế của ông là ông đã biến con người thành con người tự ý thức, coi ý thức là phương thức tồn tại duy nhất của con người. Còn Phoiơbắc khi nghiên cứu về con người đã lấy con người sống, con người có cảm giác là điểm xuất phát của học thuyết duy vật của mình. Theo ông, con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Con người là một sinh vật có hình thể vật chất ở trong không gian và thời gian và chỉ có như vậy nó mới có năng lực quan sát và suy nghĩ. Phoiơbắc đã gạt bỏ cách tiếp cận về con người của các nhà duy tâm trong triết học cổ điển Đức khi nghiên cứu xem xét con người chủ yếu nh một bản nguyên tinh thần. Đồng thời theo họ chủ thể là trừu tượng, bản chất con người chỉ có tư duy, còn thể xác không thuộc về bản chất con người. Ngược lại, theo Phoiơbắc chủ thể là vật chất,là có cảm giác, chính thể xác với toàn bộ những thuộc tính của nó là bản chất của con người. Ông cho rằng bản chất của con người là sự thống nhất giữa tinh thần và thể xác. Theo ông, nếu áp dụng nguyên lý nhân bản một cách đúng đắn thì chúng ta sẽ đi đến thừa nhận rằng: giới tự nhiên là 6 thực thể duy nhất và thực sự sinh ra con người. Theo Phoiơbắc thể xác của con người là cơ sở vật chất cho sự thống nhất của con người. Thể xác đó là một bộ phận của thế giới khách quan. Như vậy, đặc trưng của chủ nghĩa nhân bản của Phoiơbắc là đi phủ nhận quan điểm nhị nguyên luận về con người, đồng thời thừa nhận và luận chứng cho quan điểm duy vật về sự thống nhất giữa tinh thần và thể xác, tư duy và tồn tại, giữa tâm lý và sinh lý, giữa khách quan và chủ quan. Chủ nghĩa nhân bản của Phoiơbắc đã tìm thấy mối liên hệ giữa thể xác và linh hồn. Hạn chế của Phoiơbắc về bản chất của con người thể hiện ở chỗ ông coi con người như một thực thể sinh học chứ không phải là thực thể xã hội. Ông đã đề cao khía cạnh tự nhiên của con người và cho rằng bản tính tự nhiên của con người là sự Ých kỷ, sự Ých kỷ là phù hợp với tự nhiên và tồn tại thực sự. Thực tế đã chứng minh ngược lại, không thể nghiên cứu con người tách rời khỏi xã hội và các mối quan hệ xã hội. Cho nên khi Phoiơbắc nghiên cứu những vấn đề của đời sống xã hội ông đã rơi vào duy tâm và thần bí về cái gọi là “con người thực thể” của ông. Ông đã trừu tượng hoá con người, nghĩa là không đặt nó trong quan hệ sản xuất để thấy được tính năng động sáng tạo và tính biện chứng trong quá trình hoàn thiện, phát triển của chính bản thân con người. Học thuyết Mác – Lênin mở ra một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử triết học. Nó là học thuyết về giải phóng con người. Học thuyết này vừa khẳng định con người là một bộ phận của thế giới tự nhiên, vừa khẳng định con người là một thực thể mang tính xã hội. Triết học Mác xít không tách rời việc nghiên cứu nguồn gốc của con người, bản chất của con người với việc vạch ra con đường giải phóng con người, khắc phục sự hạn chế trong việc nghiên cứu con người một cách trừu tượng. Triết học Mác nghiên cứu con người trên cơ sở là một chỉnh thể sinh học – xã hội. Trong các tác phẩm lớn nh “chống Đuyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên” và một số tác phẩm khác Mác - Ăng ghen đã phân tích khá sâu sắc nguồn gốc hình thành và phát triển của con người; vai trò của lao động và giao tiếp xã hội trong việc quyết định 7 bản chất con người. Tuy Mác và Ăngghen không đưa ra một định nghĩa nào về sức khoẻ, bệnh tật, nhưng với quan niệm của các ông về con người là một sinh vật - xã hội, về bản chất con người, về mối quan hệ chặt chẽ giữa sức khoẻ, bệnh tật với các điều kiện sống, đặc biệt là các điều kiện kinh tế- xã hội…….có giá trị rất lớn, có tính định hướng và là cơ sở có việc nghiên cứu sức khoẻ, bệnh tật và công tác chăm sóc sức khoẻ cho con người. Trong triết học phương Tây hiện đại khi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu con người, yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đã được xem xét, nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống, Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu yếu tố sinh học và yếu tố xã hội cũng như vai trò của chúng đối với con người, các tác giả thường đề cao mét trong hai mặt mà chưa thực sự thấy con người là một thực tế thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Những người theo thuyết sinh học xã hội “ mà tiêu biểu là Uyn xơn khi nghiên cứu ranh giới giữa mặt sinh vật và mặt xã hội đã tuyệt đối hoá yếu tố sinh vật, chưa đánh giá đúng vai trò của yếu tố xã hội. Họ đi đến kết luận yếu tố sinh học, yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định trong quá trình hình thành phát triển của con người. Chủ nghĩa Đác Uyn xã hội một mặt biện hộ cho bạo lực và quyền lực xã hội (kẻ mạnh chiến thắng). Mặt khác, kẻ chiến thắng có thể không phải là cá nhân mạnh nhất mà là kẻ theo thời tầm thường (thích nghi tốt nhất). Bản chất của chủ nghĩa Đác Uyn xã hội là làm dụng các qui luật sinh học. Một số trường phái triết học nghiên cứu về con người với các góc độ sinh học xã hội là” thuyết phân tâm học” của Phờrớt. Thuyết này đề cập chủ yếu tới mặt tâm lý của con người, trong đó có vấn đề nhận thức, vấn đề tình dục, vấn đề cái sinh học, cái xã hội và vấn đề vai trò của cảm xúc……Ông đã lí giải theo cách riêng mối quan hệ giữa hành vi vô thức và hành vi bị chế ngự bởi ý thức con người. Theo đó, khái quát mối quan hệ giữa vô thức và ý thức đưa ra những quan điểm tương đối phong phú, bí hiểm về cấu trúc của tâm lý con người. Ý tưởng chính mà Phờrớt và các học trò của ông hướng tới đó là 8 khoa học bị dồn Ðp những khuynh hướng sơ đẳng (những bản tính tự nhiên) của con người từ khi còn nhỏ, chỉ dồn Ðp chứ không bị huỷ diệt hoàn toàn. Những khuynh hướng này tồn tại dưới lớp vỏ những tập quán xã hội và lợi dụng những cơ hội bất ngờ để thể hiện bằng những hình thức mức độ khác nhau. Phờrớt coi quan hệ giữa sức khoẻ và bệnh tật là sự đấu tranh giữa bản năng sống và bản năng chết trong con người. Tiêu biểu cho những người theo chủ nghĩa hành vi là Skinơ. Ông ngoại suy kết quả nghiên cứu hành vi của chuột và bồ câu trong điều kiện có kích thích phức tạp vào con người và xã hội. Đây là một hình thức sinh học hoá cực đoan đối với các hiện tượng xã hội. Nó phân định tính đặc thù của cái tâm lý và xem xét các nhân tố môi trường, hoạt động tâm lý, cũng như mọi hành vi của con người như là một hiện tượng cùng cấp độ. Việc lý giải đó có gắn liền với việc phủ nhận tính đặc thù và vai trò của giá trị tinh thần trong hoạt động của con người và chuyển sự lý giải của chúng sang ngôn ngữ của hành vi sinh học. Theo quan điểm này, con người phải trở thành một cỗ máy sinh học tự động. Skinơ hướng sự phê phán chủ yếu vào việc chống lại tư tưởng về con người tự trị- chủ thể của nhận thức, của ý chí, của quyết định và trách nhiệm. Ông cho rằng, có thể giải thích mọi kiểu hành vi của con người, kể cả sự lựa chọn, tư duy, tình cảm thông qua những phản ứng của con người đối với kích thích từ môi trường. Theo đó, khái niệm tự do, danh dự, giá trị của con người là những khái niệm không có nội dung khách quan. Quan niệm về vai trò quyết định của yếu tố bên ngoài đối với cuộc sống của con người không phải là mới. Theo Skinơ, tất cả mọi thành công, sai lầm của con người đều do môi trường và yếu tố bên ngoài quyết định. Tuy nhiên, với quan niệm đó, ông không có ý định loại bỏ vấn đề trách nhiệm, tự do và danh dự của con người. Ông cho rằng mô hình giải thích các hiện tượng Êy theo một cách khác. Theo Skinơ, tự do là năng lực vốn có của cơ thể, năng lực cho phép cơ thể né tránh các nhân tố bất lợi. Chủ nghĩa hành vi là cái có khả năng cải biến những hành vi sai lầm của con người nhờ tạo ra sự hài hoà 9 xã hội và do vậy, không nên đem nó đối lập với chủ nghĩa nhân đạo. Thậm chí ông còn cho rằng, chủ nghĩa nhân đạo đích thực có cơ sở của nó là hành vi học- khoa học cho phép con người tạo ra một thế giới hài hoà nhất (86). Nhà hành vi học K. Lorens người Áo, Richac Đônkin người Mỹ thì cho rằng cái bản năng, cái bẩm sinh đóng vai trò quyết định trong con người. Những người theo phái “ Kỹ thuật tâm lý” cho rằng sự tác động không ám thị tới tâm lý con người bằng các phương tiện y học và các kỹ thuật hiện đại nhằm cải biến hành vi xã hội. Nếu nguồn gốc của hành vi phạm tội được coi là bản thân tư chất bẩm sinh của con người, thì theo đó, người ta chỉ có thể loại bỏ lối suy nghĩ và hành động đi quá các chuẩn tắc bằng cách tác động tới cơ thể con người mà trước hết và trực tiếp là tâm lý con người. G.I. Râymôn coi việc sửa đổi hành vi như là việc sử dụng mọi hình thức liệu pháp. Chẳng hạn như điện, liệu pháp hoá học, phẫu thuật tâm lý, liệu pháp tâm lý và các biện pháp, các thủ thuật khác để làm thay đổi tâm trạng, hành vi, các đặc điểm riêng biệt về tính cách của một người hay nhóm người(82). Theo G. I. Râymôn sinh học hoá động cơ và nguyên nhân của hành vi con người cùng với chủ nghĩa hành vi của Skinơ là cơ sở lý luận cho thực tiễn giám sát và sửa đổi hành vi. Bác sĩ người Mỹ L. Đ.Prôctơ tin rằng đến thế kỷ XXI, các phương tiện kích thích tâm lý sẽ cho phép đảm bảo trạng thái ý thức phù hợp với chức năng định trước. Dựa vào kinh nghiệm của các nhà khoa học nổi tiếng H. Đengađô - người đã kích thích bằng điện vào trung tâm thoả mãn, sợ hãi, hưng phấn…Của động vật nhằm thay đổi trạng thái tương ứng. L.Đ, Prôctơ cho rằng phương pháp đó áp dụng vào con người có thể hình thành “xã hội tâm lý văn minh”, xã hội loại trừ được những cảm xúc không lành mạnh và mang tính phá huỷ. M. Prarenti xem xét giám sát tâm lý chủ yếu là duy trì “ luật pháp trật tự” ở Mỹ “ Tất cả những ai thoả mãn với điều kiện sinh tồn thì đều bị bất ổn về nội tâm và do vậy, cần được chữa trị bằng các phương tiện giám sát tâm lý”(87). Nh vậy, theo họ bản thân khái niệm về sức khoẻ có sắc thái chính trị. Người khoẻ mạnh là người sống hoà bình và sẵn sàng hành 10 [...]... yếu tố sinh học, yếu tố xã hội, vai trò và mối quan hệ của chúng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người Trong số đó có thể kể đến một số bài viết, một số tác phẩm như: Bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của con người của E.V Shokôlôra(18), ”Hai cách tiếp cận chúng của vấn đề “Các sinh học cái xã hội của Anđrêi Bruslinxki (3) Khi đề cập đến yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của. .. hội đối với sức khoẻ con người, tìm ra những yếu tố sinh học, xã hội cơ bản nhất tác động đến sức khoẻ con người - Vạch ra sù thay đổi của cơ cấu bệnh tật ở nước ta với quá trình biến đổi sinh học - xã hội trong con người Việt Nam ở giai đoạn hiện nay 15 - Trình bày một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức khoẻ cho con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án... cho con người Việt Nam hiện nay Đây là vấn đề luận án quan tâm 3 Mục đích nhiệm vụ của luận án Mục đích: Xem xét ảnh hưởng của yếu tố sinh học, yếu tố xã hội cơ bản đối với sức khoẻ con người Trên cơ sở đó nêu lên một số giải pháp cơ bản nâng cao sức khoẻ con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Để đạt được mục đích đó, luận án có nhiệm vụ: - Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố sinh học đối... với sức khoẻ con người - Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội đối với sức khoẻ con người - Trình bày một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức khoẻ cho con người ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của luận án là Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người và phát triển con người. .. trò của yếu tố sinh học, yếu tố xã hội trong sự hình thành cơ thể và đưa ra những định nghĩa khác nhau về yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của con người (83) Nhìn chung, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu yếu tố sinh học, yếu tố xã hội, vai trò cũng nh mối liên hệ giữa chúng trong quá trình hình thành, phát triển của con người Từ đó đi đến kết luận con người là một chỉnh thể sinh học- xã hội Hai mặt sinh. .. triển của con người; một số công trình đã đi vào nghiên cứu về sức khởe dưới góc độ triết học, góc độ y học nói chung nhưng chưa có công trình nào trực diện đi vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố sinh học, yếu tố xã hội, tìm ra những yếu tố cơ bản nổi bật ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khoẻ con người Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp tổng 14 thể, hiệu quả nhằm nâng cao sức khoẻ cho con. .. kiếm thức ăn đến hình dạng cơ thể + Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và sự biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ + Ảnh hưởng của yếu tố địa lý hoá lên sức khoẻ con người + Tác động của con người đến các hệ sinh thái, sinh quyển và chất lượng sống 18 1.3.2 Ảnh hưởng của quá trình trao đổi chất với sức khoẻ - Vai trò của quá trình trao đổi chất đối với sự sống và sức khoẻ - Sự rối loạn thành phần của quá trình... những yếu tố hữu sinh, hữu cơ, những cái phát sinh gắn bó với tổ tiên động vật của con người, những cái làm cho con người hình thành và hành động như một cá thể, như một hệ thống phục tùng các quy luật sinh học, hoặc cũng có thể coi đó là toàn bộ những tiền đề sinh học của con người 1.3 Vai trò của yếu tố sinh học đến sức khoẻ con người 1.3.1 Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đối với sức khoẻ - Con người. .. cạnh triết học – xã hội của vấn đề sức khoẻ Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người là một chủ thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội Các công trình đã nghiên cứu một số điều kiện ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh tật của con người, bước đầu đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân Một số tác giả khác đi vào nghiên... các sinh vật khác về chất là ngoài mặt sinh vật con người còn chịu sự chi phối của mặt xã hội Mặt xã hội là yếu tố đặc trưng riêng của con người Mối quan hệ giữa hai mặt sinh vật và xã hội trong con người chi phối quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của con người Hai mặt này có ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến sức khoẻ con người Trong quá trình tồn tại mặt sinh vật và mặt xã hội tác động một . vấn đề: Ảnh hưởng của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội đến sức khoẻ con người và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức khoẻ con người Vịêt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình. 2 nhiệm vụ của luận án Mục đích: Xem xét ảnh hưởng của yếu tố sinh học, yếu tố xã hội cơ bản đối với sức khoẻ con người. Trên cơ sở đó nêu lên một số giải pháp cơ bản nâng cao sức khoẻ con người. giá sự ảnh hưởng của yếu tố sinh học đối với sức khoẻ con người. - Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội đối với sức khoẻ con người. - Trình bày một số giải pháp cơ bản nhằm nâng

Ngày đăng: 03/02/2015, 15:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w