1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

viện chiến lược phát triển. thực trạng và một số giải pháp của viện chiến lược về công tác qui hoạch

28 202 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 220,72 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới đang có những bước tiến lớn lao, từng bước chuyển mình trở thành con rồng châu Á.Có được những thành tựu như vậy là nhờ đường lối phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng không thể không kể đến sự quy hoạch hợp lý của các viện trực thuộc các bộ ngành Trung ương, trong đó viện chiến lược phát triến đóng một vai trò quan trọng. Đứng trước sự thay đổi của đất nước, cùng với hành trang là những kiến thức được trau dồi từ Khoa Khoa học quản lý – Trường Đại học kinh tế Quốc Dân, em đã tham gia thực tập tại Ban nghiên cứu và phát triển Vùng – Viện Chiến lược phát triển – Bộ kế hoạch đầu tư với hy vọng được vận dụng các kiến thức có được từ việc học tập vào thực tiễn như lời ngạn ngữ đã nói: “học đi đôi với hành”; đồng thời làm quen với môi trường làm việc mới . Qua năm tuần đầu thực tập tại Viện, nhờ sự giúp đỡ của cán bộ trong Ban vùng và Viện chiến lược phát triển, cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS.Hồ Thị Bích Vân- giảng viên trường đại học Kinh tế quốc dân; em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp. Bản báo cáo bao gồm ba phần : Phần một: Tổng quan về Viện chiến lược phát triển. Thực trạng và một số giải pháp của Viện chiến lược về công tác qui hoạch. Phần hai: Một số vấn đề chung về Ban nghiên cứu và phát triển vùng. Phần ba: . Quy trình lập quy hoạch tổng thể ngành, lãnh thổ. Viện chiến lược phát triển là một cơ quan lớn của Nhà nước có bề dày thành tích với một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Vì thế với sự hạn chế về hiểu biết và phạm vi bản báo cáo, báo cáo tổng hợp chỉ mang tính tổng quát, tổng hợp những nội dung chính về Viện và do đó không thể tránh khỏi thiếu sót và bất cập. Em rất mong nhận được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn và cán bộ của Viện. Em xin chân thành cảm ơn các bác lãnh đạo, và cán bộ trong Ban vùng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH I. Lịch sử hình thành của viện chiến lược phát triển Viện chiến lược phát triển được hình thành trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước –Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế, hai Vụ này được thành lập theo Quyết định số 47-CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của hội đồng Chính phủ, hoạt động liên tục trên hai hướng lớn về phân bố lực lượng sản xuất, cho đến năm 1988 được tổ chức lại thành Viện kế hoạch dài hạn và phân bố lượng sản xuất, đến năm 1994 được đổi tên thành Viện Chiến lược phát triển.Viện Chiến lược phát triển trải qua nhiều giai đoạn phát triển, và ở từng giai đoạn tuy mang tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ bao trùm các chặng đường lịch sử phát triển của Viện là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, các ngành và các vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Quá trình hình thành và phát triển từ hai Vụ-Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế, cho đến Viện Chiến lược phát triển hiện nay như sau: * Năm 1964:Thành lập hai Vụ:Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế theo Quyết định số 47-CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của hội đồng Chính phủ. * Đến năm 1974:Tại Nghị định số 49-CP ngày 25 tháng 03 năm 1974 của hội đồng Chính phủ, ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, thành lập Viện Phân vùng và Quy hoạch là bộ phận làm việc thường trực của Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. * Năm 1983: Thành lập Viện Nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Do đó vị trí và chức năng, nhiệm vụ của Viện bố trí cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp Tổng cục và các cán bộ tương đương cấp Vụ phụ trách các ban và văn phòng Viện. * Năm 1986: Tại nghị định số 151-HĐBT ngày 27 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi bộ máy làm nhiệm vụ phân vùng kinh tế, giải thể Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Uỷ ban Kế hoạch 2 nhà nước phụ trách. Đổi tên Viện Phân vùng và quy hoạch thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thành Viện Phân bố lực lượng sản xuất. * Năm 1988: Thực hiện Quyết định số 66-HĐBT ngày 18 tháng 04 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã có quyết định số 198-UB/TCCB ngày 19 tháng 08 năm 1988, đã sát nhập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Vịên phân bố lực lượng sản xuất thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất. Viện Kế hoạch dài và Phân bố lực lượng sản xuất có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp về kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế-xã hội và phân bố lực lượng sản xuất của cả nước. *Năm 1994:Thực hiện nghị định số 86/CP ngày 12 tháng 08 năm 1994 của Chính phủ về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch nhà nước đã có quyết định số 116UB/TCCB ngày 01 tháng 10 năm 1994 đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lượng sản xuất thành Viện Chiến lược phát triển, có vị trí tương đương Tổng cục loại I, và quyết định số 169 UB/TCCB-ĐT ngày 03 tháng 12 năm 1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện Chiến lược phát triển. *Năm 2003: Thực hiện nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư, và quyết định số 232/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (13/11/2003) quy định: Viện chiến lược là Viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Viện Chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản cấp I, được hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. II. Chức năng, nhiệm vụ của viện chiến lược phát triển 1. Vị trí và chức năng : Viện Chiến lược phát triển thuộc loại Viện Quốc Gia trực thuộc bộ Kế hoạch và đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật. 3 Viện chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, được hoạt động tự chủ theo qui định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn : Viện chiến lược phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược: quy định, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển-xã hội của cả nước đã được phê duyệt; theo dõi, thu thập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ. - Tham gia thẩm định các dư án quy hoạch phát triển-xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án quy hoạch phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý theo phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật. - Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. - Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế-xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật. - Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 4 III. Tổ chức bộ máy viện chiến lược phát triển Về cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược phát triển có: Hội đồng khoa học làm tư vấn cho Viện trưởng, cỏc phú Viện trưởng, các Ban nghiên cứu và Văn phòng Vịên SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Theo sơ đồ về tổ chức cơ cấu của Viện thì Viện có hội đồng khoa học và 8 ban nghiên cứu: Tổng hợp, Phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô; Vùng và lãnh thổ; Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ, Nông nghiệp và nông thôn; kết cấu hạ tầng và đô thị; Nguồn nhân lực và xã hội; Kinh tế thế giới, và Văn phòng Viện. Ngoài ra còn có hai trung tâm: trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam và trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển. Về tiềm lực của Viện, lực lượng các bộ: 90 người, trong đó có 2 phó giáo sư, 1 tiến sĩ, 50 kỹ sư, cử nhân kinh tế và một số cán bộ làm việc theo hợp đồng. 5 VIỆN TRƯỞNG HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC PHÓ VIỆN TRƯỞNG CÁC BAN NGHIÊN CỨU Ban tổng hợp Ban Nghiên cứu phát triển các nghành sản xuất Văn phòng Viện Ban Nghiên cứu phát triển các nghành dịch vụ Ban Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và Các vấn đề xã hội Ban Nghiên cứu phát triển vùng Ban Nghiên cứu phát triển hạ tầng Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam Trung tâm Thông tin tư liệu, đào tạo và Tư vấn phát triển Ban Phõn tớch và dự bỏo kinh tế vĩ mụ 1. Lãnh đạo Viện : Gồm có :Viện trưởng và 3 Phó Viện trưởng. Hội Đồng Khoa Học : Nhiệm vụ của hội đồng khoa học là giúp viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học của Viện, đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học và các dự án. 2. Ban Tổng Hợp: Lãnh đạo Ban gồm có Trưởng ban và 2 phó ban. Phòng chuyên viên có: Nhóm nghiên cứu và tổng hợp ( xử lý liên ngành, liên vùng) chiến lược và quy hoạch và Nhóm nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mô và xây dựng ngân hàng dữ liệu chung cho toàn Viện. Nhiệm vụ của Ban là nghiên cứu, tổng hợp hệ thống quan điểm và định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước và nghiên cứu một số vấn đề kinh tế tổng hợp, khoa học - công nghệ, tài nghiên và môi trường. 3. Ban Dự Báo: Trưởng ban và 2 phó ban điều hành công việc của Ban. Phòng chuyên viên: + Nhóm phân tích tổng hợp dự báo về quốc tế. + Nhóm phân tích tổng hợp dự báo các biến động trong nước. + Nhóm dự báo khả năng hội nhập quốc tế và xây dựng hệ thống thông tin quốc tế. Nhiệm vụ của Ban phân tích và dự báo sự phát triển kinh tế – xã hội ở tầm vĩ mô cả nước, theo dõi các dự báo kinh tế của nước trong khu vực và các Trung tâm phát triển trên thế giới để phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch tổng thể và quản lý kinh tế. 4. Ban Nghiên cứu phát triển Vùng: Trưởng ban và 2 Phó Trưởng ban Phòng chuyên viên: + Nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế xã hội ( gồm cả nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác quy hoạch vùng). + Nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế trọng điểm, các tam giác phát triển và các hành lang kinh tế. + Nhóm nghiên cứu các vùng khó khăn. 6 Tổ bản đồ: nhóm nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch. Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu, tổng hợp kết quả nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ. Đầu mối nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp để hướng dẫn triển khai công tác quy hoạch. 5. Ban Nghiên cứu phát triển các nghành Dịch vụ: Trưởng ban. Phó trưởng ban. Phòng chuyên viên: bao gồm các nhóm nghiên cứu các dịch vụ kinh tế, xã hội, tư vấn và chuyển giao công nghệ. Nhiệm vụ của Ban là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh thổ. Tham gia nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các dự án, cụ thể hoá chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp. 6. Ban Nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất Trưởng ban. 3 Phó trưởng ban. Phòng chuyên viên: có các nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch công nghiệp, xây dựng; nông, lâm nghiệp; thủy sản và kinh tế biển. Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế nông thôn. Tham gia cùng các nghành, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển theo chiến lược và quy hoạch. 7. Ban Nghiên cứu phát triển hạ tầng: Trưởng ban. Phó trưởng ban. Phòng chuyên viên: gồm các nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng: kinh tế, xã hội và các cơ chế chính sách cho phát triển hạ tầng, bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu: Tổng hợp chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển các nghành giao thông, bưu điện, cấp điện, cấp thoát nước. 8. Ban Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội Trưởng ban. Phó trưởng ban. 7 Phòng chuyên viên: có các nhóm nghiên cứu chiến lược: phát triển con người và nòi giống, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và nhóm nghiên cứu các vấn đề xã hội cơ bản của chiến lược và quy hoạch. Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu, tổng hợp chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án liên quan đến Giáo dục-Đào tạo, Văn hoá- Thông tin, Y tế, thể dục thể thao và các vấn đề xã hội khác trong phát triển kinh tế- xã hội. 9. Trung tâm Thông tin tư liệu, đào tạo và Tư vấn phát triển. Giám đốc trung tâm. Phòng nghiên cứu: Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ với hình thức đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) phục vụ cho công tác nghiên cứu của Viện Chiến lược phát triển và đào tạo đội ngũ trí thức chung cho cả nước.Tư vấn và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho các địa phương. 10. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền nam. Giám đốc trung tâm. Phòng hành chính, quản trị, tài vụ. Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam 11. Văn phòng Viện: Chánh văn phòng. Phó văn phòng. Phòng hành chính. Phòng tài vụ. Tổ quản lý khoa học, tư liệu và hợp tác quốc tế. Tổ quản trị. Tổ xe. Nhiệm vụ là đảm bảo điều kiện vật chất và tài chính cho Viện hoạt động. Thực hiện các công tác hành chính văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ và đào tạo. Xử lý thông tin đầu vào, đầu ra và quản lý tư liệu chung của Viện. Theo dõi quản lý hoạt động khoa học và các hoạt động hợp tác quốc tế. 8 IV. Thực trạng và một số giải pháp của Viện chiến lược phát triển về công tác quy hoạch. 1. Những thành tựu của viện chiến lược trong thời gian qua Thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, 15 năm qua, Viện Chiến lược phát triển được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng và đã triển khai thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu khoa học, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn, nổi bật là: Chủ trì nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Đông Bắc, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Đông Nam Bộ, quy hoạch kinh tế biển và hải đảo, quy hoạch tổng phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng cả nước đến năm 2010. Tham gia dự án quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Giúp các địa phương cả nước xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội dài hạn. Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 70-01; 70A, gồm nhiều đề tài cấp Nhà nước, bước đầu đi vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn đất nước trong môi trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu cơ sở khoa học của định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đô thị, dân số, lao động, việc làm và phân bố dân cư, phát triển vùng. Chủ trì xây dựng tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1986- 1990, phục vụ kế hoạch 5 năm 1986-1990 và đại hội lần thứ VI của Đảng. Tham gia nghiên cứu xây dựng ”Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1991-2000” trình đại hội VII của Đảng. Đây là lần đầu tiên nước ta tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và Viện là một trong 6 cơ quan triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược này. Chủ trì xây dựng đề án công nghiệp hóa, hiện đại hoá trình hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành TW Đảng khoá VII. Tham gia xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội VIII của Đảng. Xây dựng bộ bản đồ kinh tế-xã hội Việt Nam 1996-2000-2010 phục vụ Đại hội VIII. Làm đầu mối đầu mối giúp Bộ tổ chức phát triển kinh tê-xã hội thời kì 2001-2010 và xây dựng bước đầu định hướng phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đến năm 2020 và quy hoạch phát triển đến năm 2010. 9 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và phương pháp luận phân vùng kinh tế và quy hoạch phát triển Việt Nam. Viện đã đạt được những kết quả tốt trong quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều cơ quan và tổ chức khoa học của nhiều nước và tổ chức quốc tế. Trong đó điển hình là Viện đã chủ trì tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Lào và Campuchia thời kỳ 1991 – 2000. Giúp Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào xây dựng quy hoạch tỉnh Khăm Muộn, Quy hoạch phát triển kinh tế xã - hội cả nước Lào đến năm 2020, và xây dưng chiến lược hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Lào đến năm 2010. Một số kết quả đã đạt được theo báo cáo tình hình công tác quy hoạch của Bộ kế hoạch và đầu tư vào tháng 1 năm 2005: + Hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương đã xây dựng quy hoạch phát triển, đồng thời đã từng bước rà soát lại các quy hoạch được duyệt. + Chất lượng công tác quy hoạch đã được chú ý. + Các quy hoạch phát triển bước đầu đã tạo được định hướng xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm, làm căn cứ để xây dựng các dự án hợp tác quốc tế và kêu gọi đầu tư. Các kết quả này có phần đóng góp không nhỏ của ban lãnh đạo và cán bộ Viện chiến lược. 2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quy hoạch của viện chiến lược, nguyên nhân và giải pháp Với những thành tựu đã đạt dược trong thời gian qua về công tác qui hoạch và những hoạt động của viện thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: - Chất lượng một số dự án qui hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa. Đối với không ít dự án quy hoạch tuy đã xó tầm nhìn dài hạn, nhưng thiếu các căn cứ kinh tế, xã hội đáng tin cậy, nhất là việc phân tích và dự báo về thị trường và năng lực cạnh tranh. - Quy hoạch chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan, nhất là các vấn đề diễn biến về thị trường trên thế giới nên tính định hướng cho các doanh nghiệp còn yếu. - Việc lồng ghép các quy hoạch trên vùng, lãnh thổ cũng như việc gắn kết quy hoạch từng vùng với quy hoạch chung của cả nước chưa tốt. Quy hoạch phát triển ngành chưa thể hiện cụ thể trên các địa bàn lãnh thổ của các tỉnh, thành phố. 10 [...]... 23 dung và phương pháp nghiên cứu của quy hoạch, những người làm công tác quy hoạch cần biết: - Thế nào là quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển lãnh thổ (vùng, tỉnh) - Nội dung của quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển lãnh thổ (vùng, tỉnh) - Phương pháp nghiên cứu quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ - Tổ chức phối hợp nghiên cứu lập dự án quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh... quyết định về tổ chức bộ máy tổ chúc phối hợp các vùng KTTĐ +.Chủ trì xây dựng Nghị Định của Chính phủ về công tác quy hoạch +.Chủ trì xây dựng thông tư 05 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về công tác quy hoạch +.Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các vùng và cả nước phục vụ cho công tác nghiên cứu chiến lược và quy hoạch +.Chủ trì xây dựng báo cáo về chênh lệch vùng phục vụ tổng kết 2,5 năm thực hiện... dựng kế hoạch của các địa phương về kiểm tra thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị… Chức năng 4: Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận, phương pháp về qui hoạch vùng và lãnh thổ Các cán bộ trong Ban đã chủ động nghiên cứu về lý luận và phương pháp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội nhằm nâng cao nhận thức và lý luận, phương pháp luận, phương pháp quy hoạch cho mình 2 Những ưu và khuyết... tư liệu, số liệu hiện trạng của các tỉnh để cập nhật hệ thống biểu mẫu về cơ sở dữ liệu về các tỉnh, các vùng và cả nước phục vụ cho công tác nghiên cứu chiến lựơc và quy hoạch +.Đã cung cấp một số thông tin kinh tế vĩ mô về cả nước, các vùng lớn, các vùng kinh tế trọng điểm cho các địa phương phục vụ công tác nghiên cứu quy hoạch Tuy nhiên dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của các vùng và cả nước,... mới nội dung và phương pháp lập qui hoạch phát triển - Chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch ở tất cả các ngành, các cấp - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng đối với công tác quy hoạch - Xây dựng đội ngũ cán bộ lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch của các Bộ ngành, các địa phương 12 PHẦN II: BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG I Cơ cấu tổ chức của ban nghiên cứu phát triển.. . lại Viện chiến lược và chức năng của Viện do đó Viện trưởng đã quyết định lại về cơ cấu và chức năng của Ban - Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về xây dựng chiến lược; quy hoạch tổng thể sử dụng đất của các vùng, lãnh thổ (trong đó có các vùng kinh tế trọng điểm, các hành lang kinh tế, các tam giác phát triển và các vùng khó khăn) - Tham gia nghiên cứu xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát. .. độ dân trí của dân cư - Phân tích đặc điểm đô thị và xu thế đô thị hóa - Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng lãnh thổ 2 Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của tỉnh - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) - Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Thực trạng phát triển và phân bố các ngành lĩnh vực 3 Bối cảnh quốc tế và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước và tác động của thị trường đến phát triển.. . với công tác quy hoạch còn chưa cao - Nội dung các quy hoạch chưa được thể hiện đầy đủ trong kế hoạch 5 năm và hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương Điều đó nói lên tính liên kết giữa quy hoạch và kế hoạch chưa cao - Thiếu các văn bản pháp lý để quản lý nhà nước về quy hoạch Công tác quy hoạch ngành còn thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan hữu trách trong quá trình lập các quy hoạch nên xảy ra tình trạng. .. thập về nên công tác theo dõi địa phương gặp rất nhiều khó khăn, mất rất nhiều thời gian nên không chất lượng công việc nhiều khi không được như mong muốn Nhiều lý luận về phân vùng và quy hoach vùng chưa được làm rõ III Tình hình thực hiện kế hoạch 2007 và Phương hướng công tác 2008 1.Tình hình thực hiện kế hoạch 2007 1.1 Về công tác chuyên môn a Tham gia công tác quản lý nhà nước về quy hoạch Trong... Đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm thực mục tiêu quy hoạch - Nâng cao hiệu quả nhân tố con người - Huy động nguồn vốn và ngân sách đầu tư - Phát triển các thành phần kinh tế và xây dựng củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa - Thực hiện cải cách hành chính, - Thực hiện tốt công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư 26 KẾT LUẬN Chứng kiến sự thay đổi và chuyển mình của đất nước, Viện chiến lược phát triển . QUAN VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH I. Lịch sử hình thành của viện chiến lược phát triển Viện chiến lược phát triển. cáo thực tập tổng hợp. Bản báo cáo bao gồm ba phần : Phần một: Tổng quan về Viện chiến lược phát triển. Thực trạng và một số giải pháp của Viện chiến lược về công tác qui hoạch. Phần hai: Một. học và các hoạt động hợp tác quốc tế. 8 IV. Thực trạng và một số giải pháp của Viện chiến lược phát triển về công tác quy hoạch. 1. Những thành tựu của viện chiến lược trong thời gian qua Thực

Ngày đăng: 03/02/2015, 14:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w