Như vậy, chỉ cần học tập có phương pháp đúng đắn là học sinh có thể tự tìm tòi kiến thức, học sinh sẽ biết cần phải “học cái gì?” Do đó tôi thực hiện chuyên đề này nhằm phát huy năng lực
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS BÁ HIẾN
CHUYÊN ĐỀ:
XÂY DỰNG THÓI QUEN TỰ HỌC
VÀ ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH
Giáo viên: NGUYỄN ĐÌNH PHÚ
Tổ chuyên môn: Toán - Lí Trường: THCS Bá Hiến Huyện: Bình Xuyên Tỉnh: Vĩnh Phúc
NĂM HỌC 2012 - 2013
Trang 2PHẦN 1 MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình dạy học tôi nhận ra rằng vấn đề “không phải là dạy cái gì?”
mà là “dạy như thế nào?” Và “không phải học cái gì?” mà là “học như thế nào?”
Trong thực tế, tôi đã thiết kế một bài giảng với chủ đề cách thức để đạt thành công, được các em học sinh đón nhận nhiệt tình Nhiều học sinh biết vận dụng sáng tạo vào học tập
Vào đầu năm học này, tôi hỏi học sinh:
- Ai đã tự học xong chương trình toán lớp 8
Học sinh: - Thưa thầy! Thầy nghĩ chúng em là thần đồng ạ? Chúng em làm sao có thể tự học được ạ
Bằng bài giảng của mình với những câu chuyện tạo động lực, tôi đã giúp các em tin vào chính mình, đánh thức khả năng tiềm ẩn của bản thân Hiện nay, nhiều em biết cách đọc trước bài mới một cách hiệu quả, một số em đã tự học xong chương trình toán 8 Từ chỗ không tin vào bản thân mình, thụ động trong học tập, đến nay các em đã biết chủ động nắm kiến thức, luôn tin vào khả năng của mình Như vậy, chỉ cần học tập có phương pháp đúng đắn là học sinh có thể
tự tìm tòi kiến thức, học sinh sẽ biết cần phải “học cái gì?”
Do đó tôi thực hiện chuyên đề này nhằm phát huy năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh, giúp các em có phương pháp học tập, tư duy hiệu quả và hình thành thói quen đọc sách, tự học thường xuyên, có chất lượng
Trang 3II PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
Việc thực hiện chuyên đề đã cung cấp cho các em những đầu sách chất lượng cao về kỹ năng sống, phương pháp học tập Từ đó các em sẽ tự trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết, tự học hỏi những kiến thức quan trọng
là hành trang cho các em bước vào cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường
Trang 4PHẦN 2 NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
1 Đọc sách có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ và lực học của học sinh
Nhà giáo dục người Nga Sukhomlynsky đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về đọc sách của thanh thiếu niên, ông đã trình bày nhiều quan điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa việc đọc sách và lực học
Ông nói: “Kinh nghiệm 30 năm khiến tôi tin rằng, sự phát triển về trí tuệ của học sinh được quyết định bởi khả năng đọc sách tốt” Từ góc độ tâm lí học ông phân tích rằng, “thiếu khả năng đọc sách sẽ gây trở ngại và ức chế sự hình thành của những liên kết rất nhỏ trong não khiến chúng không thể bảo đảm một cách thuận lợi mói liên hệ giữa các tế bào thần kinh Người nào không giỏi đọc sách, người ấy sẽ không giỏi suy nghĩ”
Ông đã chỉ ra cái hại của việc ít đọc sách, “Tại sao có những học sinh thời thiếu nhi thông minh, lanh lợi, khả năng lý giải tốt tốt, chăm chỉ ham học hỏi, nhưng đến thời thiếu niên trí tuệ lại sa sút, thái độ đối với tri thức lạnh nhạt, đầu
óc không linh hoạt? Đó là do chúng không biết đọc sách!”, trong khi “Một số học sinh dành thời gian không nhiều cho làm bài tập ở nhà, nhưng thành tích học tập của chúng lại không kém Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không hoàn toàn nằm ở chỗ những học sinh này có tài năng hơn người Đó là do chúng có khả năng đọc khá tốt Và khả năng đọc khá tốt đã thúc đẩy tài năng, trí tuệ phát triển”
Nhà giáo dục người Nga Sukhomlynsky đã từng thử áp dụng nhiều phương pháp để thúc đẩy hoạt động lao động trí óc của học sinh, ông đã rút ra kết luận rằng: Phương pháp hiệu quả nhất chính là mở rộng phạm vi đọc của trẻ
Trang 5Đọc sách có tác dụng thúc đẩy phẩm chất đạo đức tốt phát triển, nhà giáo dục người Nga Sukhomlynsky nói: “Tôi tin tưởng rằng, sự tự giáo dục của thiếu niên dược bắt đầu từ một cuốn sách hay”
2 Sự cần thiết của kỹ năng con người trong cuộc sống hiện đại
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị
và hoàn thiện giá trị của mình Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, việc có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng Đồng thời với đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại” Vậy chúng ta đã làm như thế nào và chúng ta đã nâng cao chất lượng cuộc sống của mình ra sao? Và để có kết quả cuối cùng thực sự tốt đẹp, ta cần bồi dưỡng thêm cho mình những tố chất gì?
Đó là những câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời một cách dễ dàng được
Có một thực trạng rất dễ nhận ra trong mặt bằng giáo dục, đào tạo ở Việt Nam Để có một bằng chứng nhận về học tập kiến thức trong nước và quốc tế, với chúng ta, đó không là điều quá khó Nhưng để có giải huy chương vàng trong các môn thể thao hay bằng sáng chế thì chúng ta khó có thể đứng trong tốp đầu thậm chí là còn rất xa nếu xét trên đấu trường quốc tế
Có phải chúng ta lười luyện tập hay không?
Chắc chắn không phải như vậy Đất nước Việt Nam nổi tiếng với truyền thống hiền tài Sinh ra trong một đất nước vốn xuất phát từ nền nông nghiệp, người Việt Nam đã tôi luyện cho mình một truyền thống ý chí sắt đá, một tinh thần ham học hỏi, một nghị lực quật cường vượt lên hoàn cảnh từ ngàn xưa Nhưng tại sao cái ta nhận về chưa thực sự đúng với những ý chí, những tinh thần và những công sức ấy?
Sẽ có rất nhiều nguyên nhân Nhưng một trong những nguyên nhân căn cốt
đó là: việc nhận diện cái cần rèn luyện để trở thành chuyên nghiệp chưa được xác định đúng, cái cần chuyên nghiệp thì không đảm bảo còn cái không cần
Trang 6chuyên nghiệp thì có lẽ rất giỏi Ví như bạn có thể không biết đá bóng nhưng bạn bình luận bóng đá quả là không thể chê vào đâu được, như vậy bạn đã chỉ mạnh đánh giá, mà quên đi mình đâu có thực hành được Bạn nấu ăn chẳng đâu vào đâu, nhưng ăn một bát canh nhạt do tay mẹ nấu, thì bạn chê ỏng eo: “Sao canh mẹ nấu chán thế?”, như vậy, bạn đã chứng tỏ bạn rất chuyên nghiệp trong việc chê trách người, nhưng cái quan trọng nhất là chuyên nghiệp trong công việc gia đình và ứng nhân xử thế thì lại không được bạn xây dựng thành ý thức…
Tại Mỹ, từ những năm 1916, người Mỹ đã nhận ra rằng tri thức nhân loại là rất lớn nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng vào cuộc sống thì thường không như mong muốn Cho nên mỗi người dân lao động tại Mỹ phải
đảm bảo thực hành và phải được các tổ chức công nhận là đã qua 13 kỹ năng
bắt buộc
13 kỹ năng bắt buộc đó là:
1 Học cách học – Phương pháp học
2 Lắng nghe & Thấu hiểu
3 Thuyết trình & Thuyết phục
4 Giải quyết vấn đề
5 Tư duy sáng tạo & hiệu quả
6 Tinh thần tự tôn
7 Đặt mục tiêu và tạo động lực
8 Phát triển cá nhân và sự nghiệp
9 Giao tiếp thành công
10 Tinh thần đồng đội - TEAM
Trang 711 Đàm phán & Thương lượng thành công
12 Đảm bảo hiệu quả tổ chức
13 Lãnh đạo bản thân và tổ chức
Vậy kỹ năng con người là như thế nào?
Theo các chuyên gia tâm lý, để sống và làm việc, tất cả các vận động của con người theo bản năng hay có ý thức thì đều xảy ra liên hoàn và liên tục Ví như hàng ngày bạn không thể ngồi 1 chỗ mà có thể giải quyết được tất cả những công việc liên quan như: ngủ, ăn, vệ sinh, gặp gỡ, trao đổi, hội họp, tư duy, đi lại… Và mỗi một chi tiết nhỏ từ tĩnh đến động hay luân chuyển liên kết đều tạo thành những chuỗi hành động của con người
Đó là sự tập hợp những vấn đề từ đơn giản đến phức tạp cấu thành Để làm một việc như đánh răng buổi sáng chẳng hạn thì đầu tiên ta phải đi tới chỗ cần đánh răng sau đó ta lấy bàn chải, bơm thuốc vào bàn chải răng, lấy cốc, vặn mở vòi nước, hứng nước, vặn khóa tắt, đánh răng, súc miệng, nhổ nước vào bồn, rửa mặt rồi lấy khăn mặt và phơi khăn …
Như vậy để hoàn thành 1 công việc thì ta phải làm hàng chuỗi công việc liên quan đế công việc đó và bổ trợ cho nó
Trong cuộc sống của chúng ta trong một ngày thì phải giải quyết bao nhiêu vấn đề như vậy? Chắc là vô số vấn đề mà ta không thể đếm được Những việc ta làm thường theo những thói quen, từ người khác hướng dẫn hay bắt trước người khác làm gì thì mình cũng làm như vậy, thấy được được là ta cho là được và những công việc không cần học và rèn luyện ta cũng có thể hoàn thành Đó là những việc mà theo các chuyên gia gọi đó là làm theo cảm tính hay bản năng, nhưng có những công việc cần phải đòi hỏi phải có nỗ lực trải nghiệm và phải được dạy, học tập kỹ càng, thậm chí không thể giải quyết một mình mà phải cần
có nhiều người hỗ trợ mới thành công được
Trang 8Trong thời đại ngày nay, Con người ngày càng nhận thức rất rõ ràng rằng
để giải quyết mỗi vấn đề dù là nhỏ nhất thì không thể giải quyết theo cảm tính, những quan điểm cá nhân, mà tất cả những vấn đề dù tĩnh hay động liên quan đến cá nhân hay tổ chức ở mọi góc độ hay cấp độ đều phải được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp
Nhưng ở Việt Nam, thực tế ta đã làm điều đó như thế nào? Nếu bạn muốn làm nghề nào thì sẽ có tổ chức đứng ra sẽ đào tạo cho bạn kỹ năng để làm nghề
đó, nhưng để đảm bảo cho vận hành nghề thành công thì ngoài kỹ năng nghề được đào tạo cho bạn dù rất giỏi thì cũng chỉ đảm bảo 15% cho sự thành công của bạn còn 85% cho sự thành công của bạn lại cần những kỹ năng khác bổ trợ
đó là những kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo bản thân Sự thật là rất nhiều người
đi học nghề và rất giỏi nghề nhưng không để ý tới những kỹ năng lãnh đạo bản thân nên vẫn khó có việc làm tốt và ổn định Có rất nhiều người rất giỏi nghề tuy học vấn của họ không cao nhưng sự trải nghiệm và những kinh nghiệm làm việc của họ rất tốt, rất chuyên nghiệp nhưng cũng chỉ eo hẹp trong phạm vi cá nhân Nếu họ có đào tạo thì cũng chỉ cho người thân và người nhà của họ chứ không mang tính chất rộng hơn cho cộng đồng Để cho cộng đồng có thể tiếp cận những kỹ năng sống và kinh nghiệm của người đi trước được nhiều hơn, hiện nay các tổ chức đào tạo tại Việt Nam cũng đã được mở, nhưng mới chỉ dừng lại
ở việc dịch vụ và môi giới đào tạo chứ chưa có những giảng viên cơ hữu được đào tạo bài bản về chuyên ngành, chuyên nghiệp đào tạo kỹ năng mềm Các trung tâm hay công ty đào tạo chỉ triển khai tuyển dụng, kêu gọi học viên và giới thiệu PR các chương trình đào tạo được thiết kế theo nhu cầu rồi mời các giảng viên thỉnh giảng, các chuyên gia trong nước và quốc tế bên ngoài về là giảng viên với chi phí rất hấp dẫn
Đã đến lúc các tổ chức, các chủ doanh nghiệp và mỗi người chúng ta phải nhận thức rằng ai cũng cần có sự thành công, cống hiến, hạnh phúc trong cuộc sống Và để đảm bảo tính bền vững của những mong muốn đó thì không thể giải quyết vấn đề, công việc, giao tiếp, hành động… bằng cảm tính, bắt chước, chia
Trang 9sẻ từ người khác được, mà cần có ý thức và quyết liệt hơn về việc trải nghiệm thực tế
Đã đến lúc chúng ta cần nâng cao kỹ năng sống của bản thân, kỹ năng làm việc của cá nhân trong tổ chức lên tầm chuyên nghiệp hơn để phù hợp vào mọi hoàn cảnh gia đình, tổ chức, cộng đồng xã hội và hòa nhập quốc tế
3 Thực trạng việc đọc sách của học sinh tại thư viện các trường học
Hàng năm Nhà nước đều cấp nguồn kinh phí lớn để xây dựng thư viện cho các trường cấp một, cấp hai, cấp ba, nhưng thư viện của rất nhiều trường chỉ là một hộp giấy bám đầy bụi bặm đặt trên nóc trường – chỉ là có tồn tại cái đó, nhưng thực tế lại không có gì liên quan đến hoạt động dạy học của nhà trường Học sinh luôn ở trong tình trạng “nghèo vốn đọc” Trên chín mươi phần trăm thư viện của các trường cấp một, cấp hai, cấp ba đều là “đắp chiếu để đấy” Cũng có nghĩa là gần như các em không thể mượn những cuốn sách mà mình muốn đọc từ trường học
Nếu trong chương trình giáo dục của nhà trường không tạo được đủ điều kiện đọc sách cho học sinh, việc đọc sách ngoài giờ học nhất thiết phải được bù đắp ở gia đình Đối với chúng ta con trẻ là duy nhất, sự trưởng thành của trẻ không thể chờ đợi, vì thế lỗ hổng này buộc phải để gia đình nhanh chóng bù đắp Bố mẹ thà vui vẻ đưa con vào cửa hàng sách hơn là đưa con đi ăn đồ ăn ngon; thà thường xuyên đặt lên bàn học của con mấy cuốn sách hay, còn hơn là trang bị cho trẻ điện thoại di động, máy nghe nhạc Đặc biệt là những phụ huynh đang rầu rĩ vì con mình không biết làm văn, muốn bỏ nhiều tiền để đăng ký cho con vào lớp học thêm cấp tốc, hãy dùng số tiền đó để mua sách cho con! Xin hãy bỏ công sức và thời gian, định hướng cho trẻ phát hiện được niềm vui của việc đọc sách, để trẻ coi đọc sách là chuyện thú vị như xem ti vi, chơi trò chơi điện tử!
Trang 10Quá trình đọc sách của trẻ chính là quá trình rèn luyện tốt nhất, âm thầm bồi dưỡng tiềm năng cho trẻ, đến một ngày nào đó, bạn sẽ rất bất ngờ khi phát hiện ra rằng, cây bút trong tay con trẻ không biết đã nảy mầm từ bao giờ, nở ra một đóa hoa thơm ngát
II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý thuyết
- Học qua trải nghiệm
- Thực hành
- Đánh giá, đưa ra sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp
2 VỀ NỘI DUNG
- Học sinh được học tập, thực hành các phương pháp học tập hiệu quả
- Học sinh được học tập và trải nghiệm một số kỹ năng sống cơ bản: thuyết trình – thuyết phúc, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lí thời gian, giải quyết vấn
đề
III ỨNG DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC
Tôi thành lập Câu lạc bộ Sách Thành công (đọc sách hoàn toàn miễn phí) với tiêu chí đem những cuốn sách dạy về thành công, dạy KỸ NĂNG SỐNG, phương pháp học tập hiệu quả đến với học sinh, giúp các em thành công hơn trong học tập và cuộc sống sau này Thực tế hiện nay ở các trường phổ thông những loại sách này chưa được phổ biến đến học sinh Các em học sinh rất thích khi được đọc những sách như vậy Cách thức hoạt động của Câu lạc bộ: học sinh thành lập nhóm đọc sách (từ 3 đến 5 em), rồi mượn sách theo nhóm, cùng đọc
và thảo luận, vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung cuốn sách, nêu cảm nhận sau khi đọc xong Câu lạc bộ mới hoạt động từ đầu năm học này và có được những kết quả rất tốt
Trang 113 Nguyễn Thị Kiều Trang
4 Nguyễn Như Quỳnh
5 Trần Thị Mến
Trang 125 Nhóm “Thiên thần” – 8G
1 Phương Thị Huế– Nhóm trưởng
2 Dương Thị Kiều Oanh
Trang 132 PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ
Tôi tiến hành dạy cho học sinh phương pháp học với sơ đồ tư duy Tôi sử dụng sơ đồ tư duy thường xuyên trong quá trình dạy học Tôi cũng đưa ra nhiều bài tập để học sinh vẽ sơ đồ tư duy, giúp các em hình thành thói quen sử dụng sơ
đồ tư duy
Các em được đọc những sách về phương pháp học tập hiệu quả như:
STT TÊN SÁCH TÁC GIẢ – NHÀ XUẤT BẢN
1 Tôi tài giỏi, bạn cũng thế! Adam Khoo
Lập bản đồ tư duy trong công việc -
công cụ tư duy tối ưu làm thay đổi
cuộc sống của bạn
Tony Buzan, dịch Phạm Thế Anh NXB Lao động xã hội 2007
6 Sơ đồ tư duy Tony Buzan
Ngoài ra các em còn được cung cấp những phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả: tài liệu, đĩa CD luyện nghe, đĩa CD các bài học tiếng Anh theo từng lớp