Vật tư, hàng hóa

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công Ty CP VINACAP (Trang 43)

thiết bị viễn thông 25.287 24% 89.832 38% 240.917 32%

2

OEM, ODM thiết bị đầu cuối IT theo thương hiệu riêng

của VINACAP - - 2.364 1% 345.903 49%

Tổng

106.882

237.06

1 733.003

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh theo loại sản phẩm – VINACAP

Từ bảng 2.4 ta có thể thấy doanh thu từ hoạt động nhập khẩu tăng mạnh qua các năm. Cơ cấu doanh thu từ thương mại dần chiếm tỷ trọng lớn hơn so với quá trình sản xuất từ các nguyên vật liệu nhập khẩu. Như vậy hiểu quả của việc nghiên cứu kinh doanh nhập khẩu các thiết bị đầu cuối mang lại rõ rệt hơn. Từ lợi nhuận trên 25 tỷ đồng năm 2008, trên 92 tỷ đồng năm 2009 cho đến 9 tháng đầu năm 2010 lợi nhuận từ nhập khẩu thiết bị đầu cuối đã lên tới gần 587 tỷ đồng.

Trong năm 2009, 2010, Công ty đẩy mạnh và mở rộng hoạt động thương mại thông qua việc ký các hợp đồng phân phối thiết bị công nghệ thông tin, sản phẩm đầu cuối. Theo đó, doanh thu và giá vốn hàng bán tăng mạnh trong năm 2009 và 2010, cụ thể doanh thu thuần từ hoạt động thương mại năm 2009 tăng 120% so với 2008 dẫn đến các khoản chi phí giá vốn trên các sản phẩm cũng gia tăng tuơng ứng. Điều này cũng tương tự đối với các khoản chi phí 9 tháng 2010.

2.2.1.2. Chi phí trong KDNK

Đơn vị: triệu đồng Chi phí 2008 2009 9 tháng-2010 Giá trị % DT thuần Giá trị % DT thuần Giá trị % DT thuần Giá vốn hàng nhập 90.694 85% 202.370 86% 673.424 92% Chi phí tài chính 1.742 2% 7.033 3% 17.088 2,2% Chi phí tiêu thụ hàng NK 4.118 4% 8.337 4% 15.045 2% Chi phí quản lý KDNK 4.101 4% 6.142 3% 5.825 1% Tổng 100.655 223.882 711.382

Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009 và báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2010 - VINACAP

Qua bảng 2.5 ta thấy : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành lên sản phẩm luôn chiếm giá trị lớn trong tổng chi phí KDNK. Ngoài ra chi phí này còn chiếm tỷ lệ cao so với tổng doanh thu thuần qua các năm( trên 85% DT thuần) . Chi phí giá vốn hàng nhập được kiểm soát chặt chẽ, các hợp đồng mua bán đều được đàm phán theo đúng trình tự, thủ tục quy định, đảm bảo các yêu cầu về cạnh tranh, tiết kiệm và chất lượng nhiên liệu.

Chi phí tài chính, lãi vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí của Công ty. Các chi phí khác bao gồm vật liệu quản lý, khấu hao tài sản, các dịch vụ mua ngoài… chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng chi phí.

Quản lý chi phí luôn là một trong những công tác trọng tâm của Công ty và được lên kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động trong từng tháng.

2.2.1.3. Lợi nhuận

Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh nhập khẩu giai đoạn 2008 – 2009 và 9 tháng 2010

Bảng 2.6 :Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 9 tháng đầu

năm 2010 Giá trị Giá trị % tăng, (giảm) so với 2008 Giá trị Tổng giá trị tài sản 174.372 294.958 69% 598.559 Vốn chủ sở hữu 94.740 111.702 18% 148.161

Doanh thu thuần 106.875 235.207 120% 733.003

Lợi nhuận từ hoạt động

KDNK 7.254 11.475 58%

22.864

Lợi nhuận khác 301 1.743 479% 283

Lợi nhuận trước thuế 7.555 13.218 75% 23.148

Lợi nhuận sau thuế 5.248 9.884 88% 17.913

Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008, 2009 và báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2010 – VINACAP

 Doanh thu thuần năm 2009 tăng 120% so với 2008 do doanh thu hoạt động nhập khẩu năm 2009 tăng 264% so với năm 2008 và doanh thu hoạt động sản xuất tăng 77%

 Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế năm 2009 chỉ tăng 88% so với năm 2008 do sự gia tăng doanh thu chủ yếu từ hoạt động nhập khẩu mà hoạt động này có tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thấp hơn so với hoạt động sản xuất.

2.2.2. Các chỉ tiêu bộ phận

Các chỉ tiêu bộ phận thể hiện khá rõ ràng quá trình sử dụng các nguồn lực của Công ty tham gia vào quá trình hoạt động KDNK. Các tiêu chí này được trình bày trong bảng 2.7 bao gồm các ý chính như sau:

2.2.2.1 Chỉ tiêu về hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh các hợp đồng nhập khẩu, chi phí KDNK.

Hệ số thanh toán ngắn hạn là tỉ lệ chỉ ra công ty luôn có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong KDNK mà không cần phải bán hàng tồn kho đi. Qua bảng ta có thế thấy hệ sô thanh toán nhanh qua các năm là 1,12 năm 2007; 1,28 năm 2008 và 1,17 năm 2009. Các hệ số này luôn lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty luôn chủ động và sử dụng tốt nguồn vốn của mình, sẵn sàng chi trả các khoản tài chính ngắn hạn trong KDNK. Nếu một công ty có hệ số thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh phản ánh được chính xác hơn khả năng trả nợ ngay của một doanh nghiệp. Nhìn chung hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất. Tuy nhiên giống như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ. Như vậy với số liệu ở bảng 2… ta có thể thấy tính thanh khoản trong kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của Công ty rất cao, hiệu quả KDNK đã được khẳng định. Hệ số thanh toán nhanh đã dần được cải thiện qua các năm từ 0,43 năm 2007 đến 0,51 năm 2008 và tăng đến 0,66 năm 2009.

Bảng 2.7 : Các chỉ tiêu bộ phận của Công ty trong lĩnh vực KDNK Tài sản Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán các hợp đồng NK, chi phí NK

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần)

1,12 1,2

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công Ty CP VINACAP (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w