Nhân tố môi trường kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công Ty CP VINACAP (Trang 27)

1.3.1.1. Các đặc điểm và sự vận động của đối tác xuất khẩu tại Trung Quốc

Đối tác bên Trung Quốc là một đối tác chủ chốt của Công ty. Với uy tín và giàu kinh nghiệm của đối tác, bên cạnh đó với vị trí địa lý thuận lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng hỗ trợ rất tốt cho hoạt động nhập khẩu của công ty.

Cùng với giá thành sản phẩm nhập khẩu tương đối rẻ trong khu vực. Một thuận lợi lớn nữa của Cty là việc sử dụng C/O Form E trong hoạt động ngoại thương giúp cho Vinacap hoàn được một khoản thuế không nhỏ khi nhập khẩu lượng hàng lớn từ đối tác Trung Quốc.

Tuy nhiên sản phẩm điện thoại cũng như các mặt hàng nguyên vật liệu khác được công ty xây dựng thiết kế, yêu cầu kỹ thuật và đặt sản xuất OEM/ODM tại Trung Quốc nên chịu tác động rủi ro 1 phần từ nền kinh tế Trung quốc như đồng nhân dân tệ, giá nguyên vật liệu, giá nhân công...và các chính sách xuất nhập khẩu, tài chính tiền tệ của Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

1.3.1.2.Tỉ giá hối đoái giữa đồng tiền dùng trong thanh toán.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của Công ty, các nguyên vật liệu đầu vào phần lớn là hàng nhập khẩu và được thanh toán bằng ngoại tệ nhưng tiền thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ là đồng Việt Nam. Vì vậy, nếu có sự biến động lớn về tỷ giá hối đoái, doanh thu và lợi nhuận của Công ty có thể bị ảnh hưởng trực tiếp.

Thực tế, từ năm 2008, trước tình hình suy thoái kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh đến Việt nam, các dòng vốn vào Việt nam bị hạn chế, ngân hàng nhà

nước đã chủ động điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ, Tính đến 26/12/2008, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2% lên 5%, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng 5,16%.

Ngày 26/11/2009, ngân hàng nhà nước hạ biên độ tỷ giá từ mức 5% xuống 3%, đồng thời nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5,44%, lên mức 17.961 VND/USD.

Ngày 10/2/2010, ngân hàng nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD, đồng thời ấn định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đôla Mỹ của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng ở mức 1%. Các quyết định này là nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện kiểm soát cung tiền, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Có thể nói chính sách tỷ giá của nhà nước trong thời gian qua đã có sự điều chỉnh căn bản, đã nêu rõ nguyên tắc xác định tỷ giá, tính thị trường được thừa nhận, sự điều tiết của nhà nước là khá rõ, quyền tự chủ của ngân hàng thương mại được đề cao, ngân hàng nhà nước đã tôn trọng cơ chế thị trường và chủ động trong việc điều hành tỷ giá phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bản thân công ty không còn chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi tác động của tỷ giá hối đoái trong hoạt động nhập khẩu cũng như quá trình tiêu thụ sản phẩm.

1.3.1.3.Ảnh hưởng của xu hướng phát triển của ngành logistics với việc mua bán và giao nhận sản phẩm nhập khẩu tại Việt Nam

Thứ nhất : Đặc thù lĩnh vực kinh doanh của Công ty

Vinacap là một đơn vị nhập khẩu với số lượng hàng lớn từ nhiều nước và chủ yếu từ Trung Quốc nên nghiệp vụ ngoại thương và giao nhận tronh kinh doanh quốc tế nói chung cũng như với thị trường Trung Quốc nói riêng chiếm vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Công ty.

Thứ hai : Tình hình phát triển của ngành logistics

Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra vào giữa năm nay, Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Uganda, Philippines và Nam Phi có sự phát triển kinh tế ấn tượng nhất trong nhóm các nước đang phát triển. Trong đó, về bảng xếp hạng logistics (LPI), Việt Nam xếp thứ 53 trong tổng số 155 nền kinh tế. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang dần cải thiện một cách toàn diện việc phát triển hệ thống logistics, bao gồm kho vận, giao nhận, vận chuyển và phân phối.

Bên cạnh đó Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển ngành logistics với trên 17.000 ki lô mét đường bộ, hơn 3.200 ki lô mét đường sắt, 42.000 ki lô mét đường thủy, 266 cảng biển, 20 sân bay và hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài đất nước.

Như vậy với đặc thù kinh doanh của công ty. Việc mua bán và giao nhận hàng hóa sẽ ngày càng hoàn thiện hơn rút ngắn thời gian làm việc, giảm chi phí lưu kho thúc đẩy hiệu quả nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công Ty CP VINACAP (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w