0,80 3 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời từ HĐKDNK

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công Ty CP VINACAP (Trang 47)

3. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời từ HĐKDNK

+ Tỷ suất LN NK sau thuế/Vốn chủ sở hữu (%) 4% 6% 10%

+ Tỷ suất lợi nhuận NK sau thuế/Tổng tài sản (%) 3,8% 4% 4% + Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKDNK/Doanh thu thuần (%) 6% 7% 7.5%

Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2008 và 2009 – VINACAP 2.2.2.2 Chỉ tiêu về năng lực KDNK

+) Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Qua bảng ta thấy hệ số này có xu hướng tăng qua các năm : 2,25 năm 2007 ; 2,36 năm 2008 và 2,77 năm 2009. Hệ số vòng quay hàng tồn kho ngày càng cao cho

thấy Công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều.

+) Số vòng quay tổng tài sản (hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản) là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lưu động lẫn tài sản cố định) của Công ty trong cũng kỳ đó. Giá trị bình quân tính bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho Công ty bao nhiêu đồng doanh thu. Với hệ số ngày càng tăng của Công ty ta có thể kết luận được hoạt động KDNK của Vinacap ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

2.2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận

-Tỷ suất LN NK /Vốn chủ sở hữu (%)

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu thể hiện qua bảng 2.7 Lợi nhuận của Công ty vẫn đạt mức thấp ở năm 2007 (4%) ; tăng lên vào năm 2008 thành 6% và đến năm 2009 có sự thay đổi rất khả quan với con số 10%. Với con số này nghĩa là vào năm 2009 cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì Công ty có thể thu về 10 đồng lợi nhuận. Mức tăng năm 2009 chỉ sau 2 năm đã tăng hơn 2 lần so với nă, 2007 phản ánh rõ hướng đi tốt của HĐKDNK của Công ty.

-Tỷ suất LN NK /Tổng tài sản (%)

Tỷ số này qua bảng 2.7 cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của Công ty. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận từ HĐKDNK với Tổng tài sản qua các năm chưa thực sự cao. Cụ thể nếu như năm 2007 hệ số này là 3,8 % thì các năm tiếp theo 2008 và 2009 cũng chỉ đạt 4%. Một mặt hoạt động KDNK ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận nhưng bên cạnh đó với nhu cầu cấp thiết về nguồn vốn, quá trình cổ phần hóa và chào bán cổ phiếu của Công ty cũng như nhu cầu về tài sản cho hoạt động sản xuất hàng hóa từ

nguyên liệu nhập. Đã khiến quá trình tăng của tài sản cao hơn lợi nhuận từ HĐKDNK. Do vậy hệ số trên đã không tăng mạnh qua các năm. Khi bước vào thời kỳ ổn định hệ số này sẽ dần tăng lên.

- Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKDNK/Doanh thu thuần (%)

Từ bảng 2.7 ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận chiếm một phần khá lớn trong doanh thu. Tỷ số này đều mang giá trị dương qua các năm nghĩa là công ty kinh doanh có lãi. Mặc dù qua các năm hệ số này có tăng nhưng con số tăng vẫn chưa được mạnh. Năm 2007 hệ số này là 6 % , năm 2008 là 7% và năm 2009 tăng nhẹ lên 7,5 %. Như vậy ta có thể thấy mức tăng doanh thu rất lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận từ HĐKDNK lại chưa cao. Nguyên nhân ở đây tồn tại do bản thân Công ty đã chưa quản lý doanh thu thật sự hiệu quả, các khoản thu chi chưa được giám sát chặt chẽ và có hệ thống.

2.3 Các biện pháp mà Công ty CP Vinacap áp dụng để nâng cao hiệuquả kinh doanh nhập khẩu. quả kinh doanh nhập khẩu.

2.3.1 Các biện pháp tăng doanh thu

- Tăng cường hoạt động Marketing để xúc tiến bán hàng tăng tốc độ luân chuyển sản phẩm, tìm kiếm khách hàng

Công ty có kế hoạch khuếch trương hình ảnh Công ty một cách đồng bộ và mạnh mẽ thông qua truyền hình, quảng cáo trên các tạp chí có uy tín, tài trợ các chương trình thể thao văn hoá … với phương châm: Hiệu quả - thiết thực, tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.

Hiện nay, Công ty đã tập trung xây dựng thương hiệu Dây cáp và Thiết bị điện VINACAP, đồng thời thiết lập được hệ thống kênh phân phối Dây cáp và thiết bị điện rộng khắp bao gồm các tỉnh phía Bắc đến Bình Định. Hệ thống phân phối của Công ty có nguồn nhân lực gồm các giám sát bán hàng, đại diện thương mại ở khắp các tỉnh có năng lực phát triển thị trường tốt.

Hình 2.1 Hệ thống phân phối của Công ty

Nguồn: Vinacap

Đối với cáp viễn thông (cáp quang và cáp thông tin lõi đồng), Công ty thực hiện phát triển mạnh kênh bán hàng cho các dự án xây dựng lớn, có một bộ phận kinh doanh dự án chuyên phục vụ cho việc đấu thầu, tìm kiếm và phát triển các đối tác lớn như các Tổng công ty xây dựng, chủ đầu tư các khu đô thị, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, các công ty thiết kế….

Công ty đã thành lập bộ phận thương hiệu chuyên nghiệp, nằm trong phòng Vật tư-Thương mại-Thương hiệu với các nhân viên có trình độ đại học chuyên sâu.

Công ty đã có bộ tiêu chuẩn nhận diện chuyên nghiệp do công ty tư vấn thương hiệu Sacctchi and Sacctchi thực hiện, thời gian vừa qua công ty đã có nhận diện tốt trên thị trường thông qua hệ thống biển bảng của đại lý, một số chương trình truyền hình , báo chí…Các chương trình này đã giúp quảng bá hình ảnh của công ty trên thị trường.

Công ty đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu cho thiết bị đầu cuối, với việc đầu tư mạnh cho hình ảnh và thương hiệu điện thoại AVIO tạo sự nhận biết và đột biến về thương hiệu Việt nam cho người tiêu dùng Việt Nam.

Bảng 2.8 Chi phí cho hoạt động Marketing của Công Ty CP Vincap giai đoạn 2008 - 2010

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Kinh phí dự tính 1.875 2.350 7.330 Kinh phí thực tế 1.920 2.433 7.389 Chênh lệch 0.45 0.83 0.59

Nguồn: Báo cáo chi phí Marketing- VINACAP

Qua bảng 2.8 ta có thể thấy chi phí cho Marketing luôn được chú trọng và tăng cao qua các năm. Đặc biệt là năm 2010 với con số ấn tượng trên 7 tỷ đồng. Khoản chi phí trên tăng đáng kể so với năm 2009 bởi quá trình phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm thiết bị đầu cuối do Công ty nhập khẩu và cung cấp. Như vậy sự tăng cao cho chi phí Marketing của Công ty là rất đúng đắn, phù hợp với yêu cầu kinh doanh ngắn hạn cũng như khẳng định thương hiệu trong dài hạn kinh doanh. Tuy mức tăng chi phí ngày càng cao nhưng mức chênh lệch chi phí thực tế và dự tính lại không biến động đáng kể. Qua đây có thể thấy được công tác quản lý chi phí Marketing của Công ty đang phát huy ưu điểm và hiệu quả.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công Ty CP VINACAP (Trang 47)