Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (%)

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công Ty CP VINACAP (Trang 56)

- Hoạt động Sản xuất NVLNK 200.000 300.000 400.000 500.000 Hoạt động OEM/ODM thiết bị đầu

11. Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (%)

9. Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

thuần (%) 1.9 1.9 2.2 2.3

10. Lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ

(%) 15 20 22.5 30

11. Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sởhữu (%) hữu (%)

14,85% 19,05% 21,33% 27,27%

2.4.1.2 Hiệu quả sử dụng nhân lực ngày càng tăng

Qua các năm số lượng nhân lực của Công ty ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu công việc mở rộng mạnh mẽ. Tuy nhiên nhân lực trong bộ phận nhập khẩu tăng rất nhẹ ( tăng thêm 3 người trong năm 2010 ) . Mặc dù vậy hiệu quả của HĐKDNK vẫn luôn ở mức cao và ổn định với lực lượng nhân lực chưa

thực sự đầy đủ của Công ty. Điều đó có thể thấy việc thu hút nhân lực chất lượng cao và sử dụng một cách hiệu quả đã mang tới nhiều thắng lợi cho Công ty.

2.4.1.3 Số lượng tiêu thụ sản phẩm và giá trị của chúng ngày càng lớn

Để nâng cao hiệu quả KDNK, công ty phải cố gắng ngày càng nâng cao số lượng và các giá trị các hợp đồng nhập khẩu cũng như các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay Công ty ngày càng có nhiều các hợp đồng mới được ký kết với các đối tác trong và ngoài nước với giá trị hợp đồng lớn thể hiện sự thành công trong việc nâng cao hiệu quả KDNK. Điều đó giúp Công ty tồn tại và phát triển ngày càng lớn mạnh hơn.

2.4.2. Những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả KDNK của Công tyCP Vinacap CP Vinacap

Tuy tốc độ phát triển nhanh chóng của Công ty đã gặt hái được nhiều thàng công nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc , hạn chế trong KDNK. Một số nhược điểm chính trong quá trình hoạt động của Công ty được thể hiện qua các ý dưới đây :

Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NK của Công ty còn gặp nhiều khó khăn

Quá trình đàm phán hợp đồng NK, đặt hàng và nhận hàng chưa thật sự nhanh chóng và hiệu quả.

Sản phẩm NK tiêu thụ của Công ty còn hạn chế, chưa mang nhiều dấu ấn đặc biệt.

Hoạt động thanh toán trong KDNK gặp nhiều vướng mắc và giải quyết chưa triệt để.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một trong những khó khăn làm hạn chế hiệu quả KDNK của Công ty là:

Khó Rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay Công ty hiện đã đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều sản phẩm khác nhau: Cáp các loại (cáp điện, cáp viễn thông) và vật liệu mạng; Thiết bị đầu cuối viễn thông (máy tính 3G, điện thoại Avio…); Thiết bị điện (Bóng compact, ổ cắm, máng đèn…); Vật tư (Simcard, phụ kiện)

Tuy nhiên mặt hàng cáp viễn thông và vật liệu mạng trên thị trường hiện nay chủ yếu cung cấp cho các khách hàng tiêu thụ chính như Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Tập đoàn FPT ...

Mặt hàng dây cáp điện và thiết bị điện chủ yếu cung cấp cho tiêu dùng dân sinh, qua kênh phân phối thiết lập trên toàn quốc. Đây là thị trường cạnh tranh quyết liệt, với nhiều nhãn hiệu và chất lượng khác nhau. Do vậy, có sự rủi ro về chi phí trong cạnh tranh tăng cao, uy tín của nhà sản xuất. Tuy nhiên, theo thời gian thương hiệu sản phẩm tăng lên, kênh phân phối rộng hơn thì khả năng bán hàng tốt hơn, giá cả dễ được chấp nhận hơn.

Mặt hàng thiết bị đầu cuối viễn thông (máy tính 3G, điện thoại di động AVIO) là những sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường, nhất là khi công nghệ 3G đang được phát triển mạnh, mức tăng trưởng bình quân của thị trường là 45%/năm. Là thương hiệu ra sau Công ty sẽ có rủi ro trong việc khẳng định thương hiệu, cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng.

Riêng hai mặt hàng điện thoại di động (là mặt hàng nằm trong danh mục hạn chế nhập khẩu - PV) hiện nay đang trong lộ trình miễn thuế 0%. So với nhiều mặt hàng khác, đây là sự ưu ái rất lớn bởi nhu cầu của xã hội.

Các hình thức bán hàng, xúc tiến bán hàng còn chưa được phát triển mạnh.

Trong công tác bán hàng , các hình thức bán và xúc tiến bán rất quan trọng. Nó giúp cho công ty tìm kiếm thêm được khách hàng mới và duy trì tốt khách hàng cũ từ đó tăng doanh thu , hạn chế hàng tồn kho, không bị ứ đọng vốn…Mặc dù đã chú trọng và tăng cường công tác marketing và bán hàng nhưng công ty chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình bởi lẽ bộ phận Marketing và bán hàng của Công ty còn rất mỏng, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc đặt ra.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như :

-Công ty chưa đưa ra được chiến lược phát triển dài hạn trong KD nhập khẩu. Đây là một vấn đề rất nan giải bởi cho dù tốc độ phát triển của công ty rất mạnh nhưng nếu xét về lâu dài mà chưa có hướng KDNK cụ thể thì lợi nhuận của Công ty sẽ nhanh chóng sụt giảm. Nhất là đối với dòng sản phẩm điện tử, điện thoại . Đây không những là lĩnh vực KDNK mới mẻ đối với công ty mà với đặc thù của sản phẩm sẽ đến thời điểm bão hòa theo chu kỳ kinh doanh.

- Tốc độ phát triển nóng của công ty nên nguồn nhân lực còn mỏng chưa thật sự phát huy được năng lực.

- Cơ sở vật chất của công ty còn khiêm tốn ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả công việc của nhân viên, công nhân.

- Việc bước sang một lĩnh vực kinh doanh mới ( điện tử, điện thoại ) là một bước đi sáng tuy nhiên công ty còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên không thể tránh khỏi những rủi ro trong quá trình hoạt động

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

 Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nên cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập ngoại cùng loại, các doanh nghiệp nước ngoài đang tập trung đầu

tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dây và cáp điện.

Theo tiến trình hội nhập và mở cửa kinh tế thì những rào cản đối với những sản phẩm cáp nhập khẩu cũng được gỡ bỏ đồng thời với sự góp mặt ngày càng nhiều của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực sản xuất cáp càng làm gia tăng thêm áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.

 Giá cả của nguyên vật liệu chính cho sản xuất dây và cáp điện tiếp tục biến động khó lường.

Mặt hàng cung cấp vật tư cho mạng viễn thông (Simcard, phụ kiện…), công ty có thuận lợi là Nhà phân phối cho hãng sản xuất Sim của Pháp Gemato, là hãng cung cấp uy tín tại thị trường Việt nam. Tập đoàn VNPT đã có chỉ thị về việc gắn kết hoạt động giữa các đơn vị thành viên giúp đỡ cho việc mua bán thuận lợi. Tuy nhiên công ty cũng có rủi ro về việc giảm giá sản phẩm và tỷ giá thanh toán nhập khẩu.

 Chi phí tài chính tăng cao do lãi suất ngân hàng tăng, chi phí vận tải tăng cùng giá xăng dầu, tỷ giá hối đoái biến động bất thường dẫn đến tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh

 Viễn thông , điện tử là một ngành có tốc độ phát triển cao và thay đổi không ngừng. Đặt ra nhiều điều kiện khắt khe với các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này

 Bên cạnh đó các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKDNK của Công ty như vấn đề về hệ thống luật pháp, tình hình kinh tế tại Việt Nam, tỷ giá đồng tiền thanh toán, cơ chế quản lý của nhà nước…cũng đã được trình bày rất rõ ràng tại mục 1.3

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công Ty CP VINACAP (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w