1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010

82 580 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 584,85 KB

Nội dung

Để phát triển ngành nông nghiệp có hiệu quả thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng là một khâu rất quan trọng và có ý nghĩa qu

Trang 1

Lời nói đầu

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 của Đảng, nền kinh tế Việt nam

đã có một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển Từ một nền kinh tế khép kín tự cung, tự cấp nền kinh tế nước ta đã bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Trong đó việc tiến hành phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng CNH - HĐH được xem là một khâu quan trọng nhất để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển Để hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH đòi hỏi phải có một nguồn vốn ban đầu rất lớn Trong khi đó nông nghiệp được coi là giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Bởi vì nông nghiệp là ngành có thể cung cấp một nguồn vốn ban đầu rất lớn và quan trọng cho phát triển kinh tế, có ý nghĩa là nguồn vốn ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt nam thì vai trò của nông nghiệp lại càng

có ý nghĩa trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế đất nước Vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được coi là công việc bức thiết hàng đầu trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta

Để phát triển ngành nông nghiệp có hiệu quả thì chuyển dịch cơ cấu kinh

tế trong nông nghiệp đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng là một khâu rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn Hiện nay, tuy sản phẩm nông nghiệp của nước ta trên thị trường đã khá phong phú và đa dạng nhưng còn có rất nhiều những cây trồng chưa được chúng ta khai thác hết trong đó điển hình là cây bông- loại cây mang lại hiệu quả kinh tế khá cao đồng thời cũng tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta Trong khi đó, sản phẩm bông trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu của các nhà sản xuất trong nước, thực tế mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu còn lại chúng ta phải nhập khẩu Dự tính nhu cầu bông xơ của nước ta năm 2005 khoảng 80 ngàn tấn, năm 2010 khoảng 120 ngàn tấn Nếu tính thêm nhu cầu gia công hàng dệt may xuất khẩu thì yêu cầu nhập khẩu bông xơ còn lớn hơn nhiêù Do vậy việc trồng bông sẽ tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác, tạo ra việc làm tăng thu nhập cho hộ nông dân Việc phát triển trồng bông góp phần chuyển dịch cơ

Trang 2

cấu cây trồng phá thế độc canh cây lúa, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nông nghịp, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững hơn trong cơ chế thị trường Chính vì tính chất quan trọng của nó đồng thời qua những kiến thức thu được trong quá trình thực tập tại Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và

PTNT em chọn đề tài "Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010" cho Chuyên đề thực tập của mình.

Chuyên đề gồm các nội dung sau:

Chương I: Lý luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, về quy

hoạch nông nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh

Chương II: Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển cây bông trên cả

nước

Chương III: Quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vùng

chuyên canh cây bông trong giai đoạn 2002- 2010

Trong quá trình hoàn thành Chuyên đề tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, quý cơ quan nơi tôi thực tập và bạn bè Đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này

Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế,

em mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp để em hiểu rõ vấn đề hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2002.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Chinh

Trang 3

Chương I

Lý luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,về quy hoạch nông

nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh

I Khái niệm, đối tượng và vị trí của quy hoạch

1 Các khái niệm liên quan

1.1 Khái niệm quy hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Quy hoạch là sự thể hiện việc bố trí chiến lược về mặt thời gian, không gian lãnh thổ, nó xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả cao nhất trên cơ sở thực

tế nguồn lực cho phép

Quy hoạch kinh tế xã hội là một luận chứng khoa học về sự bố trí không gian các hoạch động kinh tế xã hội sẽ diễn ra trong tương lai của một quốc gia, một vùng địa phương của một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó

1.2 Khái niệm quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh.

Quy hoạch nông nghiệp là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp nhiều nội dung hoạt dộng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường có liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các lĩnh vực hoạt động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn

Quy hoạch vùng chuyên canh là việc bố trí về mặt không gian và thời gian cho vùng trên cơ sở các nguồn lực thực tế của vùng để có thể hướng tới các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của vùng

Trang 4

2 Mục đích đối tượng và yêu cầu thực hiện quy hoạch

Tạo ra những điều kiện thuận lợi và có hiệu quả trong sự hợp tác giữa các vùng, các địa phương và cả quan hệ hợp tác quốc tế

2.2 Đối tượng.

Trong những năm vừa qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn các ngành kinh tế kỹ thuật như công nghiệp, nông nghiệp thương mại, du lịch , các ngành sản phẩm như công nghiệp cơ khí, công nghiệp xi măng, công nghiệp dệt may, ngành cao su, cà phê…đều được xây dựng phát triển Đồng thời các tỉnh, thành phố cũng xây dựng quy hoạch phát triển cho lãnh thổ mình, thậm chí nhiều nơi còn xây dựng quy hoạch phát triển cho

cả quận, huyện…Những năm gần đây, các vùng kinh tế lớn (gồm nhiều tỉnh) cũng được nghiên cứu và xây dựng quy hoạch phát triển Như vậy

có thể nói đối tượng chủ yếu của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội gồm: ngành, lãnh thổ

Khi ngành là đối tượng quy hoạch thì ngành bao gồm ngành kinh tế

kỹ thuật và ngành kinh tế sản phẩm (hoặc lĩnh vực kinh tế cụ thể)

Khi lãnh thổ là đối tượng quy hoạch thì nó bao gồm các cấp lãnh thổ khác nhau do yêu cầu của tổ chức kinh tế xã hội của đất nước hay một đơn vị kinh tế lãnh thổ hành chính

Trang 5

2 3 Yêu cầu xây dựng quy hoạch.

Quy hoạch phát triển phải thể hiện được các quan điểm phát triển, thể hiện ở ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội, và môi trường Quy hoạch phát triển phải tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phải tổng hợp và hài hoà giữa các lĩnh vực hoạt động, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ xã hội, không ô nhiễm môi trường

Phương án quy hoạch tổng thể phát triển phải là công cụ điều tiết mọi sự đầu tư vào từng ngành, từng cấp, từng địa phương sao cho phù hợp và hữu hiệu, ngăn chặn sự tự phát, tránh chồng chéo hoặc mâu thuẫn gây lãng phí nguần lực

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải thự sự là một tài liệu tư vấn cho các quan điểm của chính phủ và hướng dẫn cho các cơ quan chính phủ thực hiện được chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của mình là tài liệu tham khảo và hướng dẫn cho người dân và các nhà đầu tư hiểu rõ được tiềm năng cơ hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ và phải đảm bảo phát triển bền vững, là một quá trình động để có thể cập nhập và thích ứng với những thay đổi bất thường

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cần phải đảm bảo giữa yêu cầu của sự phát triển với khả năng hiện thực, giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu phát triển ổn định, bền vững và lâu dài, sự phát triển trọng điểm và phát triển toàn diện, giữa phát triển định tính và phát triển định lượng.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phải đi trước một bước, làm cơ sở nền tảng cho các quy hoạch và làm cơ sở xây dùng cho các mục tiêu, kế hoạch phát triển cho các ngành, các vùng …

3 Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Quy hoạch phát triển là một bước cụ thể hoá chiến lược về mặt không gian và nó trở thành cơ sở để dựa vào đó các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn

và trung hạn được xây dựng, là công cụ giúp đỡ chính phủ điều hành

Trang 6

quản lý kinh tế vĩ mô, giúp người dân điều chỉnh các hoạt động sản xuất của mình theo quy hoạch thống nhất, giúp chủ đầu tư xác định được vị trí đặt nhà máy ở đâu cho phù hợp, tiết kiệm chi phí.

Quy hoạch làm cơ sở cho việc thiết lập các dự án phát triển kinh tế xã hội của đất nước, định tính cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế, sử dụng tài nguyên môi trường, nguồn lực lao động, cơ sở vật chất của xã hội

Quy hoạch là một trong những căn cứ của việc thiết lập dự án đầu tư phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng

Trong hệ thống kế hoạch hoá việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia quy hoạch tổng thể là sự định hướng, quy hoạch vùng lãnh thổ là sự định tính, quy hoạch cơ sở là sự định lượng của việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Quy hoạch là cơ sở quan trọng cả việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng lãnh thổ tham gia vào hệ thống quản lý đất đai Nó định hướng sử dụng đất hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, vùng, nó cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường và đất đai

4 Vị trí của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.

4.1 Vị trí quy hoạch phát triển trong quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế

quốc dân.

Trong quy trình quy hoạch kế hoạch hoá phát triển nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam là bắt đầu đi từ chiến lược đến quy hoạch và đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.Tức là, quy trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội trải qua ba bước:

- Bước 1: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội

- Bước 2: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể hoá các quan điểm và nội dung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Và cũng có thể cho rằng đây chính là bước xây dựng kế họach phát dài hạn kinh tế xã hội Do đó có thể xem quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giống như kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trang 7

- Bước 3: Xõy dựng kế hoạch trung và ngắn hạn phỏt triển kinh tế xó hội,

cụ thể hoỏ nội dụng của quy hoạch phỏt triển kinh tế xó hội Bước này thực chất là đưa quy hoạch vào thực hiện từng bước

Sau đõy là sơ đồ vị trớ quy hoạch phỏt triển trong quy trỡnh kế hoạch hoỏ nền kinh tế quốc dõn:

4.2 Mối quan hệ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch

+ Chiến lược là cơ sở để xõy dựng cỏc quy hoạch, cũn quy hoạch chớnh là

sự thể hiện việc bố chớ chiến lược về mặt thời gian và khụng gian, nú là một bước đi của chiến lược Cụ thể hoỏ chiến lược thành thực tế cuộc sống , thời gian thực hiện, khụng gian phỏt triển, cơ cấu phỏt triển

+ Sự giống nhau giữa quy hoạch và chiến lược: nú đều là văn bản mang tớnh định hướng mang tớnh chiến lược

+ Sự khỏc nhau giữa quy hoạch và chiến lược

Quy hoạch nú mang tớnh cụ thể hơn, cụ thể hoỏ

Chiến lược Quy hoạch Kế hoạch trung và

ngắn hạn

Quy hoạch

Quy hoạch tổng thể (sơ đồ quy hoạch)

Quy hoạch cụ thể (quy hoạch chi tiết)

Người hưởng lợi:

+ NHà nước + Nhân dân và các nhà đầu tư Yêu cầu

+ Phát triển ngành và các lĩnh vực(cái gì bao nhiêu, cách nào).

+ Tổ chức lãnh thổ (ở đâu).

Trang 8

Chiến lược gồm hệ thúng biểu mẫu đầy đủ, phương phỏp tớnh toỏn phương ỏn xõy dựng cũn quy hoạch phải cú tớnh luận chứng cụ thể về kinh tế

và xó hội

Quy hoạch và Kế hoạch :

+ Quy hoạch là cơ sở cho việc xõy dựng cỏc kế hoạch, người ta cú thể dựa vào cỏc nội dung của bản quy hoạch để xõy dựng cỏc kế hoạch ( thường

là cỏc kế hoạch 5 năm ) cũn kế hoạch là một bước cụ thể hoỏ, chi tiết hoỏ của quy hoạch

+ Sự giống nhau: đều là văn bản mang tớnh định hướng

+ Sự khỏc nhau: Quy hoạch là sự định hướng chung chung như kịch bản

về sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bỡnh quõn

… cũn kế hoạch nú cú tớnh phõn đoạn bằng cỏc mốc thời gian cụ thể, tớnh định hướng bằng cỏc chỉ tiờu định lượng cụ thể và tớnh kết quả cụ thể hơn

4.3.Mối quan hệ giữa quy hoạch với quy mụ sản lượng, hiệu quả và sự

tăng trưởng kinh tế

Tớnh đỳng đắn, hiệu quả của một bản quy hoạch nú cú quan hệ chặt chẽ với quy mụ sản lượng và tăng trưởng kinh tế Một bản quy hoạch đầy đủ, chớnh xỏc nú làm tăng sản lượng và từ đú gúp phần tăng trưởng kinh tế và ngược lại một bản quy hoạch khụng tốt nú sẽ kỡm hóm sự tăng trưởng cả về quy mụ sản lượng lẫn cơ cấu kinh tế và cỏc lĩnh vực khỏc như văn hoỏ, đời sống từ đú nú cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế

5 Cơ sở lý luận của quy hoạch phỏt triển

5.1 Quan hệ chi phối tương tỏc cỏc nhõn tố phỏt triển luụn luụn là tư

tưởng chỉ đạo đối với cỏc nhà hoạch định chớnh sỏch phỏt triển

Xột ở gúc độ hành vi của cỏc nhõn tố tới quỏ trỡnh phỏt triển, cỏc nhà chớnh trị, kinh tế thường khẳng định bốn khối động lực: Nhà nước, con người

cỏ nhõn, cộng đồng và doanh nghiệp

Sơ đồ cỏc khối động lực của phỏt triển

Nhà nước Con người và các giá trị văn hoá

Phát triển

Trang 9

Bốn khối động lực của sự phát triển có mối liên hệ mật thiết với nhau

Các mối liên hệ dọc-ngang chằng trịt theo không gian và thời gian Giải quyết tốt các mối quan hệ này thì sẽ tạo ra sự phát triển tổng hợp, đồng thuận và ngược lại Nội dung của các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phản ánh đầy đủ các nhân tố cùng với các hành vi của chúng trong mối quan hệ hữu cơ và trong trạng thái động

Trang 10

5.2 Phỏt triển bền vững là đũi hỏi thống soỏi đối với phỏt triển kinh tế xó

Như vậy, cú thể núi rằng tớnh xó hội và bền vững chi phối nội dung và phương phỏp quy hoạch phỏt triển kinh tế xó hội Dự ỏn quy hoạch phải phản

Mục tiêu kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế + Hiệu quả

+ ổn định

* Đánh giá tác động môi trường

* Tiền tệ hoá các hoạt động

Mục tiêu môi trường Mục tiêu xã hội

+ Bảo vệ thiên nhiên + Đa dạng hoá sinh học + Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên

Trang 11

ánh cả các vấn đề về tự nhiên, kinh tế, xã hội, và môi trường Chất lượng của quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đề cập đầy đủ, toàn diện và hoàn thiện các vấn đề nói trên.

II Nội dung và phương pháp quy hoạch phát triển

1 Những nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển

1.1.Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng.

Điều tra đánh giá hiện trạng các loại nguồn lực về con người, về thiên nhiên , về vật chất và thực trạng các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường của vùng nghiên cứu

1.2 Nhận biết các vấn đề đánh giá tiềm năng các nguồn lực

Các vấn đề về quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Đánh giá khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực trong tương lai để đáp ứng mục tiêu của quy hoạch phát triển trong từng thời kỳ và điều kiện cụ thể

1.3 Xác định rõ mục đích và những mục tiêu cần đạt được của phương án

quy hoạch

Những căn cứ để xác định mục tiêu

- Căn cứ vào kết quả dự báo những vấn đề trong tương lai như : Dự báo

về dân số, lao động, dự báo về khả năng biến động về các loại nguồn lực trong từng thời kỳ, dự báo về sự phát triển của kinh tế thị trường, dự báo về tiến bộ khoa học và công nghệ

- Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh tế xã hội và khả năng khai thác sử dụng các loại nguồn lực của địa phương trong tương lai

1.4 Xây dựng phương án quy hoạch

Lập đề án quy hoạch phát triển tổng hợp cho địa bàn nghiên cứu, xây dựng các dự án khả thi cho các hoạt động cụ thể của từng lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đáp ứng được mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ

Trang 12

Lựa chọn các dự án theo thứ tự ưu tiên và theo tiềm năng các nguồn lực Xác định thời gian bắt buộc phải hoàn thành các dự án, mối quan hệ giữa các

dự án

1.5 Xây dựng kế hoạch và các giải pháp để thực hiện

Các nội dung cần được thực hiện theo các dự án với những kế hoạch và giải pháp chi tiết đảm bảo tiến độ trên cơ sở thể hiện được tính ưu tiên, tính tiết kiệm và tính tích cực trong quy hoạch

2 Phương pháp quy hoạch

Quy hoạch là vấn đề phức tạp đa phương, đa nục tiêu, bao gồm nhiều vấn

đề rất đa dạng vì vậy để có thể xây dựng được một bản quy hoạch tốt chúng ta càan áp dụng kết hợp nhiều phương pháp và từng loại hình quy hoạch ta cũng

có các phương pháp khác nhau Nhưng hầu hết các loại hình quy hoạch người

ta thường áp dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống để có thể xây dựng quy hoạch

Nội dung phương pháp như sau

1 Nhiệm vụ hoặc công

việc phải làm (sự cần thiết

phải làm quy hoạch)

- Tại sao ta sẽ làm quy hoạch

- Ta mong muốn kết thúc bằng cái gì

2 Hệ thống thông tin - Thu thập những thông tin cần thiết

Trang 13

Hạng mục Đặt và thảo luận các vấn đề

4 Nội dung cần quy hoạch - Thảo luận những nhiệm vụ phải làm

- Để thực hiện được những nhiệm vụ này cần những bước gì

- Thảo luận những biện pháp tiến hành các nội dung chi tiết

- Có thể điều chỉnh bổ xung như thế nào

3 Quy hoạch phát triển ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường

- Nội dung phân bố lãnh thổ là quan trọng hơn cả

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường còn bị ảnh hưởng rất nhiều của quan điểm và phương pháp tiếp cận quy hoạch trong nền kinh tế chỉ huy; kế hoạch hoá tập trung trước đây Quy hoạch phát triển phải chú ý xuất phát từ yêu cầu của thị trường, các tính toán của hoạch cho thời kỳ 10 năm tới nên mang tính dự báo, do đó con người và các yêu cầu của họ trong những năm tới phải được dự báo, những tiến bộ khoa học công nghệ những tiến bộ trong quản lý cũng cần được dự báo, những nguồn lực trong nước có thể phát huy trong tương lai và những ảnh hưởng của thế giới bên ngoài tới phát triển trong nước cũng cần được dự báo Tính dự báo, định hướng là đặc tính nổi bật của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

- Để đạt được mục tiêu đề ra bao giờ cũng có nhiều cách đi, nhiều con đường đi và nhiều cách tổ chức thực hiện Do đó việc “lựa chọn” trong quy hoạch phát triển là vấn đề có tính quyết định

- Dù thế nào chăng nữa thì các yếu tố phát triển trong tương lai cũng không thể tính tới hết và dự báo được đầy đủ Sự rủi ro trong điều kiện kinh tế thị trường là không thể tránh khỏi Do đó, đòi hỏi quy hoạch phát triển kinh tế

Trang 14

xã hội phải có tính toán nhiều phương án Các phương thích ứng với các điều kiện nhất định Chủ thể điều hành nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với thực thi quy hoạch phát triển.

Việc thẩm định dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến các quyết định sau khi dự án quy hoạch được duyệt, ảnh hưởng lớn đến thành công hay thất bại khi đưa quy hoạch vaò cuộc sống Vì thế phải làm tốt công tác thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội muốn đưa vào cuộc sống có kết quả phải tiến hành hàng loạt công việc Trong đó rõ nhất là quảng bá quy hoạch

và nhanh chóng triển khai quy hoạch chi tiết, cụ thể hoá trong kế hoạch chung

và ngắn hạn Và tổ chức thực hiện quy hoạch một cách chu đáo có kiểm tra giám sát chặt chẽ Trong quá trình đưa quy hoạch vào cuộc sống cần nghiên cứu rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch phát triển một cách thường xuyên

và có trách nhiệm

- Đối với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành (cả ngành sản phẩm) phải được đi trước một bước so với quy hoạch phát triển lãnh thổ vùng tỉnh Trong trường hợp chưa có quy hoạch ngành mà các tỉnh

có yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thì phải phối hợp với ngành chức năng để xem xét, tính toán cụ thể hoá các dự kiến phát triển ngành trên lãnh thổ của mình Tránh tình trạng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội kiểu khép kín theo danh giới hành chính

III Nội dung quy hoạch vùng lãnh thổ , quy hoạch vùng chuyên.

1 Quy hoạch lãnh thổ.

1.1 Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng.

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Ở phần này chúng ta cần phân tích về vị trí địa lý của vùng cả về kinh tế lẫn chính trị, cần đánh giá cả về mặt địa lý kinh tế và chính trị, cả mặt thuận lợi và khó khăn cả mặt hiện tại và tương lai, đặt trong bối cảnh phát triển của

cả nước và quốc tế, đánh giá các tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của vùng

và khả năng phối hợp phát triển công nghiệp của vùng với các vùng khác.+ Phân tích về dân số lao động

Trang 15

Ta phải xác định quy mô, kết cấu dân số và những yếu tố tác động đến dân số của vùng và từ đó có thể xác định được thuận lợi và khó khăn của các yếu tố dân số, phải đánh giá thực trạng việc làm và sử dụng lao động xã hội

có liên hệ tới các chính sách về phát triển nguồn lực

+ Phân tích bối cảnh quốc tế có ảnh hưởng đến vùng phải :

Phân tích khái quát tình hình kinh tế và thị trường thế giới khu vực và khả năng diễn biến của các mối quan hệ kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế đối ngoại của vùng nói riêng và của nước ta nói chung về việc xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ Từ đó làm rõ cơ hội, thách thức

và khả năng thích ứng của ta trong quy hoạch phát triển

Dự báo thị trường ngoài nước đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các lĩnh vực và đối tác ưu tiên đầu tư nước ngoài vào vùng

+ Phân tích tiềm lực khoa học công nghệ

Đánh giá tình hình phát triển hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo năng lực hoạt động và tác dụng của chúng tới quá trình đổi mới cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của vùng

Đánh giá số lượng, chất lượng và tình hình sử dụng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, xác định khả năng và hạn chế của đội ngũ này trước đòi hỏi của

sự phát triển của vùng

+ Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Phân tích nhịp độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, trong

đó một số được tính bình quân trên đầu người, khả năng huy động ngân sách

và tỷ lệ tích luỹ Phân tích quan hệ đầu tư (cả trong nước lẫn ngoài) với trình

độ phát triển của cơ sở kỹ thuật, trình độ công nghệ Phân tích cơ cấu kinh tế

để thấy rõ trình độ phát triển kinh tế, phân tích ở góc độ cả mặt định lượng của các ngành, các vùng và cả về mặt định tính là các mối quan hệ giữa các ngành, các vùng với nhau Trong phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội cần đánh giá sự phát triển đô thị, nhất là các đô thị hạt nhân của vùng Tóm lại các phần trên đều cần làm rõ những tiềm năng và lợi thế so sánh, những hạn chế và khó khăn của vùng, những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Trang 16

1.2.Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản.

Đây là tầm nhìn chiến lược, phản ánh khái quát các đích lớn nhất, chung nhất mà vùng phải hướng tới, cũng như thể hiện con đường đi tới và những nhiệm vụ cơ bản phải làm

Mục tiêu của quy hoạch là một khái niệm có thể đo lường được và kết quả

sẽ đạt được thông qua các hoạt động của quy hoạch

Cần chó ý là khi xây dựng các mục tiêu, điều quan trọng là phải đảm bảo cho các mục tiêu đó được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, không chùng lặp hay để kẽ hở có những mục tiêu định lượng, nhưng cũng có mục tiêu chỉ nêu định tính Trong xây dựng các mục tiêu cần xác định được thứ bậc của chúng theo mục tiêu lâu dài(10-15 năm) và mục tiêu trung hạn (5 năm)

Mục tiêu phát triển của vùng phải được xác định căn cứ vào chiến lược phát triển của cả nước, vai trò của vùng về nhu cầu sản xuất hàng hoá, đất đai

và tài nguyên, lao động, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, phân phối và sử dụng sản phẩm thể hiện ở cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, hệ thống điểm dân cư cùng với các công trình văn hoá phúc lợi xã hội

1.3.Phương hướng, quy mô phát triển các ngành và lĩnh vực.

+ Phương hướng chung: Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kịch bản phát triển, cần làm rõ phương hướng chuyển đổi, mức độ chuyển đổi

cơ cấu kinh tế gắn với dự báo các phương án phát triển

+ Phương hướng cho từng ngành

- Đối với ngành công nghiệp chúng ta cần làm rõ: Phương hướng lựa chọn hình thức đầu tư, lựa chọn quy mô và công nghệ, lựa chọn cơ cấu sản xuất, lựa chọn phương hướng cải tạo các khu phụ công nghiệp hiện có và xây dựng các khu mới, tính toán các nhu cầu về vốn, lao động

- Đối với ngành nông nghiệp: Cần xác định quỹ đất dành cho nông nghiệp, xác định cơ cấu sản xuất gắn với công nghiệp chế biến, luận chứng các giải pháp kỹ thuật và nhu cầu đầu tư, vật tư, các chính sách khuyến nông

- Đối với các ngành dịch vụ then chốt

Trang 17

Từ những yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu, ở đây phải luận chứng rõ cơ cấu dịch vụ và nhu cầu đầu tư: Phương hướng phát triển du lịch, phương hướng phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, phát triển thương mại, phát triển ngân hàng, tín dụng

- Đối với các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học: Phương hướng phát triển giáo dục-đào tạo, phương hướng phát triển y tế, văn hoá nghệ thuật, khoa học công nghệ

1.4 Bố chí cơ cấu đất đai.

+ Phân bố đất đai cho các ngành và người sử dụng đất (diện tích và danh giới phải được xác định rõ ràng)

+ Xác định cơ cấu sử dụng đất trong các ngành và người sử dụng đất (các loại đất theo mục đích sử dụng)

+ Còn đối với các ngành khác nhau chóng ta phải có các căn cứ, có những nội dung bố trí đất đai khác nhau

1.5 Bố trí cơ sở kết cấu hạ tầng.

+ Giao thông: Hệ thống đường giao thông nhằm đảm bảo cho sự đi lại thuận lợi của nhân dân, tổ chức vận chuyển hàng hoá hợp lý, sử dụng tốt các phương tiện giao thông Qua đó tuỳ từng vùng, mức độ lưu chuyển và thông thương thế nào mà bố trí mạng lưới giao thông cho phù hợp

+ Thuỷ lợi: Cần bố trí hệ thống thuỷ lợi và hệ thống nước sạch dùng cho sinh hoạt và các ngành khác

Trang 18

với mục đích sử dụng tốt hơn nguồn lao động sẫn có, nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.

Giải quyết tốt vấn đề dự báo dân số trong quy hoạch vùng cho phép chúng

ta quyết định đúng đắn các nhiệm vụ thực tiễn về xác định nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tổ chức lĩnh vực dịch vụ, xác định tiềm năng nguồn lao động và phân bố chúng hợp lý giữa các ngành và một loạt các vấn đề khác về tổ chức sản xuất, giao thông, trang thiết bị khác

Lượng dân số trong tương lai phải phù hợp với mức độ phát triển sản xuất trong quy hoạch Nhưng thông thường giữa dân số theo tính toán quy hoạch

và lượng dân tính theo phát triển tự nhiên là có sự chênh lệch Do đó, cần phải

có những biện pháp cân đối lao động, tổ chức dân số đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng

1.7 Bảo vệ môi trường.

Trái đất là nơi tồn tại sự sống của loài người, bảo vệ môi trường sống trên trái đất, đất sẽ tạo ra sự phát triển lâu bền của xã hội loài người và đảm bảo cho con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách vô tận Do đó, trong quy hoạch cần chú ý đến bảo vệ môi trường qua các nội dung sau: Phân tích

rõ lãnh thổ cần được bảo vệ, bảo vệ rừng trồng và khai thác hợp lý, bảo vệ đất chống sói mòn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ không khí

1.8 Tính toán vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội.

+ Trong quy hoạch vùng lãnh thổ cần tính toán và xác định rõ quy mô vốn đầu tư cho vùng, cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng giai đoạn Việc tính toán vốn đầu tư trước hết căn cứ vào các mức đầu tư và suất đầu tư cho từng công việc, từng hạng mục cụ thể cho các ngành Thông thường các định mức này dựa trên các văn bản có tính chất pháp quy của các cơ quan Trên cơ sở suất đầu tư và khối lượng đầu tư của dự án sẽ tính được lượng vốn cần cho các hạng mục và tổng hợp vốn đầu tư cho các hạng mục sẽ xác định được lượng vốn đầu tư cho quy hoạch vùng

+ Hiệu quả kinh tế xã hội trong phương án quy hoạch phản ánh giá trị của

hệ thống biện pháp quy hoạch vùng lãnh thổ, đánh giá hiệu quả sử dụng lao

Trang 19

động, đất và tài nguyên, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm thực hiện mục đích phát triển sản xuất, nâng cao đời sống con người.

2 Quy hoạch vùng chuyên canh ở Việt Nam.

+ Khái niệm vùng chuyên canh

Vùng chuyên canh nông nghiệp là vùng tập chung chủ yếu vào việc trồng một hoặc vài loại cây nhất định hoặc chăn nuôi một số loại con nhất định phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm tạo ra một lượng hàng hoá đủ lớn

để cung cấp cho thị trường trong và ngoài vùng hoặc cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến

- Ý nghĩa của việc quy hoạch vùng chuyên canh

+ Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá, và vùng có khả năng hợp tác kinh tế

+ Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn

+ Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hoá của vùng xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động

+ Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển ngành, nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung, để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng; đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng

cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất

- Nội dung chủ yếu của quy hoạch vùng chuyên canh: gồm các nội dung sau:

+ Xác định quy mô ranh giới vùng

+ Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất

Trang 20

+ Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.

+ Dự tính tiến độ thực hiện quy hoạch

IV Cơ sở thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh cây bông.

1 Các căn cứ pháp lý.

- Căn cứ quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án phát triển bông vải và các cây trồng luân canh với bông

- Căn cứ quyết định số 161/1998/QĐ-TTg ngày 04/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010

- Căn cứ Nghị quyết số 168/1999/QĐ -TTg ngày 17/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất bông vải

- Căn cứ nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

- Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 về việc bổ xung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001

Trang 21

2 Căn cứ vào quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp

2.2 Công tác điều tra cơ bản

Công tác điều tra cơ bản gồm hai khâu: thu thập tổng hợp đánh giá tài liệu và điều tra thực địa Những tư liệu, tài liệu phải tổng hợp đánh giá gồm các tài liệu về điệu kiện tư nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các tài liệu

về điều kiện kinh tế xã hội, các tài liệu điều tra đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm của ngành hàng

2.3 Xây dựng quy hoạch phát triển ngành hàng

- Dự báo thị trường tiieu thụ sản phẩm của ngành hàng :quy mô sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong nước và thế giới Những vùng sản xuất, những thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước và thế giới Giá cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm của ngành hàng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngành hàng đối với thị trường trong nước, khu vực và thế giới Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ có thể áp dụng trong thời kỳ triển khai thực hiện dự án Dự báo kế hoạch phát triển dân số và lao động: quy mô, tốc độ phát triển và cơ cấu chất lượng dân số và lao động Xây dựng quan điểm phát triển thể hiện chủ trương, đường lối chính sách phát triển ngành, xây dựng mục đích phát triển qua từng giai đoạn nhất định, và xây dựng quy hoạch các lĩnh vực.Tính toán vốn đầu tư: xác định chỉ tiêu đầu tư, tổng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư, phân kỳ đầu tư,vốn đầu tư cho các hạng mục, nguồn vốn đầu tư và cuối cùng ta tính toán hiệu quả của ngành sản xuất: cả về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 22

Đề xuất hệ thống dự án ưu tiên đầu tư, xây dựng phương án tổ chức quản lý ngành hàng, và xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện quy hoạch ngành hàng.

3 Căn cứ vào thực trạng quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ bông

trong nước và trên thế giới.

3.1.Tình hình sản xuất bông trên thế giới.

Tổng sản lượng bông thế giới niên vụ 2000-2001 tăng 0,39% so với niên vụ 1999-2000 Chủ yếu tăng ở một số quốc gia sản xuất chính như

Mỹ (55.000 tấn), Trung Quốc (523.000 tấn ) và Braxin (174.000 tấn)

Bảng 1: Biến động sản lượng bông thế giới

Đơn vị :1.000 tấnQuốc gia Niên vô 1999-

2000

Niên vô 2000 2001

Tăng, giảm (+,-)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

Sở dĩ có sự tăng mạnh sản lượng bông ở Châu Á (cụ thể là Trung Quốc)

là do ở Đông Nam Á, thị trường gần giũ của Trung Quốc, công nghiệp dệt may đang được phục hồi dần từ cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực Thị trường nội địa của Trung Quốc với ngành dệt lụa truyền thống nổi tiếng cũng hoà nhập cùng xu hướng phát triển chung Braxin cũng nhận thấy tièm năng phát triển của mặt hàng này và đã mở rộng diện tíchtrồng cùng vơí thời tiết thuận lợi tăng sản lượng trung bình mỗi nămtừ 20- 30%, góp phần tăng vào sản lượng tăng chung toàn thế giới

Trang 23

3.2 Tình hình tiêu thụ bông trên thế giới.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, nhu cầu tiêu thụ bông thế giới niên vụ 2000-2001 sẽ giảm nhẹ so với vụ 1999-2000 (khoảng 0,2%) cho dù niên vụ trước mớc tiêu thụ bông chỉ tăng 7,68%

Bảng 2: Tình hình tiêu thụ bông thế giới

Đơn vị: 1.000 tấnQuốc gia Niên vô 1999-2000 Niên vô 2000-2001 Tăng (+), giảm(-)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

Nền kinh tế Đong Nam á đang được phục hồi dần với mức tiêu thụ tăng, trong đó Inđônêxia đang có tiềm năng là nhà nhập khẩu lớn nhất trong vùng Việt Nam cũng đang rất cố gắng để đạt được mức nhập khẩu 10 năm trước đây cùng với Trung Quốc, Ên Độ và Pakistan, các nướca vùng Đông Nam á đang góp phần làm tăng và ổn định thị phần bông châu á, trên thế giới

3.3 Thị trường xuất khẩu và biến động giá cả.

Giá bông vào thời điểm tháng 3/2001 là khoảng 50,7 xen/pao, giảm 6,6 xen/páô với tháng 2/2001là 57,3 xen/pao Theo chỉ số giá A -Cotlook, chỉ số tính giá trung bình thì vào tháng 7/2001 dự tính giá bông sẽ chỉ đạt 51,73 xen/ pao, nghĩa là sẽ giảm so với tháng 6/2001là 6,25 xen/pao Như vậy, có thể dự đoán trước giá cả sẽ không có biến động gì lớn trong niên vụ nay nếu không

có ảnh hưởng nào của thời tiết

Bảng 3: tình hình xuất khẩu bông trên thế giới

Đơn vị: 1000 tấn

Trang 24

Quốc gia Niên vô 1999-2000 Niên vô 2000-2001 Tăng(+), giảm(-)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

Giá cả không có biến động nhiều do thị trường bông đã bão hoà, lượng cung đáp ứng đủ nhu cầu toàn thế giới Dự tính niên vụ này Mỹ sẽ tăng lượng xuất khẩu lên 32.000 tấn so với niên vụ trước và vẫn chú trọng vào các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Inđonêxia.trong khi đó các nước Khối Pháp ngữ và công hoà uzabekistanlại giảm lượng xuất khẩu 12-13% so với vụ trước Tuy vậy các nước ở khối này vẫn tiếp tục là nhà cung cấp nguyên liệu thô chủ yếu và là đối thủ đáng nể của Mỹ, úc và một số quốc gia xuất khẩu chính khác

3.4 Các giai đoạn phát triển bông vải ở nước ta.

Quá trình trồng bông ở nước ta đã có gần nửa thế kỷ kinh nghiệm với những thất bại và có thành công nhất định Đây là những bài học quý giá

để tiếp tục phát triển ngành trồng bông Sự phát triển của trồng bông được chia làm 3 giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn từ 1954-1975: chủ yếu phát triển bông vụ khô ở các tỉnh phía Bắc Hình thức tổ chức sản xuất tập trung tại các nông trường quốc doanh Nhà nước muốn phát triển bông nhưng không giải quyết được về mặt kỹ thuật như giống và sâu hại bông, cơ chế bao cấp cho nên không thành công

+Giai đoạn từ 1975-1994: mở rộng diện tích phát triển bông ở các tỉnh phía Nam Chủ trương sản xuất bông vụ khô với qu mô lớn đề ra các chủ trương trồng bông phải thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, hoá học hoá Tổ chức sản xuất vẫn tập trung vào các nông trường với cơ chế bao cấp Giai đoạn này vẫn không thành công do không giải quyết được sâu hại bông

và giống năng suất quá thấp

Trang 25

+ Giai đoạn từ năm 194 đến nay: ngành bông đã mở rộng hợp tác quốc tế đặc biệt là nhập các giống bông lai có năng suất cao, chống sâu bệnh Về mặt phòng trừ sâu bệnh áp dụng kỹ thuật phòng trừ tổng hợp (IPM) Trồng bông có hiệu quả kinh tế, cây bông bước đầu có thể cạnh tranh được với các loại cây trồng khác cùng thời vụ với nó nên bông có khả năng phát triển Năm 2001 diện tích bông đạt 31.150 ngàn ha, năng suất đạt bình quân 12,9 tạ/ha/vụ Có nhngx hộ đạt năng suất cao từ 2 2,2 tấn/ha /vụ

Trồng bông vụ mưa ở những vùng không tưới, trồng xen với các cây như ngô, đậu là thành công lớn về mặt kỹ thuật, hạn chế sâu bệnh giúp

mở rộng diện tích bông ở những vùng không tưới nước mà vẫn đạt năng suất cao

Trồng bông vụ khô, có tưới nước với các giống bông kháng sâu bệnh

có năng suất cao Hiện đã và đang thành công ở nhiều vùng như Đồng Bằng Sông Cửu

Long, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đang mở ra nhiều triển vọng mới cho phát triển bông ở nước ta

Hiện nay chóng ta đã sản xuất được hạt giống bông lai kháng được sâu xanh cho năng suất cao

Đặc biệt hơn cả là dựa vào mục tiêu quy hoạch sản xuất chế biến và tiêu thụ bông vải trong những năm tới cụ thể là kế hoạch đến năm 2010

mà Chính phủ và các cấp bộ ngành đã đặt ra cho ngành bông

4 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức công ty bông

Công ty bông Việt Nam thuộc tổng công ty Dệt -May - Bộ công nghiêp, Công ty có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức sản xuất, thu mua , chế biến, kinh doanh bông vải trong cả nước và xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu máy móc, tỷang thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất bông Hiện naycó Viện nghiên cứu bông và cây có sợi, 5 chi nhánh, 2 xí nghiệp dịch vụ :

- Viện nghiên cứu bông và cây có sợi: nghiên cứu khoa học kỹ thuật

và kinh tế để phát triển bông

Trang 26

- Chi nhánh công ty Bông Việt Nam tại Hà Nội:phảt triển bông ở các tỉnh phía Bắc.

- Chi nhánh công ty Bông Việt Nam tại Nha Trang: phát triển bông ở các tỉnh miền trung và Đông Tây Nguyên

- Chi nhánh công ty Bông Việt Nam tại Phan Thiết: phát triển bông ở

2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận

- Chi nhánh công ty Bông Việt Nam tại Đồng Nai: phát triển bông ở Đông Nam Bộ, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

- Chi nhánh công ty bông việt Nam tại ĐăkLăk:phát triển các tỉnh vùng Tây Nguyên

- Xí nghiệp giống cây trồng: sản xuất giống bông và các giống cây trồng trong hệ thống luân xen canh với cây bông

- Xí nghiệp dịch vụ thương mại: tiêu thụ sản phẩm, sản xuất, cung ứngvật tư thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến, kinh doanh các sản phẩm Dệt -May

Trang 27

1.1.Điều kiện tự nhiên.

- Điều kiện khí hậu

Cây bông thuộc họ Malvaceae, chi Gossypium vốn có nguồn gốc vùng nhiệt đới và á đới nhưng do đặc điểm sinh lý ( sinh trưởng và phát triển ) của loại cây này, nên yêu cầu sinh thái khá chặt chẽ, tuỳ theo giống bông mà mùa vụ khác nhau, giữa các vùng, từ đó kéo theo ảnh hưởng đến hệ thống canh tác trên loại đất ở vùng đó Cây bông ưa kiểu khí hậu khô nóng hầu hết các nước trồng bông có kêt quả tốt đều là những nước có vùng khí hậu lục địa, khô nóng Ýt mưa, có điều kiện đầu

tư thuỷ lợi như Ên Độ, Trung Quốc, Mỹ , úc, Brazil,…Đặc điểm của các vùng bông lớn nhất thế giới là trồng trên vùng đất Ýt mưa thuận lợi cho bông nở quả, nhiều nắng thuận lợi cho bông tích luỹ năng suất cao, có tưới thuận lợi cho bông sinh trưởng và phát triển tốt

Với điều kiện như nước ta là vùng nhiệt đới Èm, cũng có một số nước trồng bông phát triển như Thái Lan, Philipin, Miến Điện …điều kiện hạn chế trồng bông vải ở các vùng này khí hậu thích hợp cho sâu bệnh trên cây bông phát triển quanh năm, phải hết sức coi trọng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM ) để giảm bớt tác hại này.Ngoài ra có sự cạnh tranh của các loại cây trồng khác về mặt giá cả và tiêu thụ

Ở nước ta hầu hết các vùng đều thoả mãn nhu cầu này Các vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long rất phù hợp cho cây bông sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao

- Điều kiện đất đai

Trang 28

Cây bông là cây công nghiệp ngắn ngày nhưng có bộ rễ ăn sâu và khá phát triển Nếu có tầng đất canh tác dày trên 50 cm, độ phì cao thì cây bông sẽ

có năng suất cao Là cây ưa loại đất thành phần cơ giới đất nặng nhưng phải tơi xốp, có độ hổng lớn, vừa giữ nước vừa thoát nước tốt Các loại đất thích hợp khi trồng bông như: đất đen và đất đỏ trên đất Bazan, đất phù sa, các loại đất xám chưa bị rửa trôi, và một số loại đất phù sa nhiễm mặn nhẹ Các loại đất trên tập trung vùng Duyên Hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long Như vậy đối với đất cần đặc biệt quan tâm đến tính chất hoá học mà trong đó phản ứng của đất là chỉ tiêu quan trọng nhất Khi nông dân chưa đủ trình độ và tiền vốn để thâm canh và cải tạo đất Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên của 4 vùng và sinh thái cây bông cho thấy khả năng thích ứng về tính chất lý hoá đối với cây bông ở 4 vùng trên là khá rộng lớn có 3 yếu tố trong quá trình phân hạng đất trồng bông cần lưu ý đó là: loại đất, độ Èm, độ pH

Số liệu về diện tích các chân đất sử dụng bố trí và chuyển đổi cơ cấu trên vùng sinh thái thích hợp trồng Bông ở nước ta được thể hiện qua bảng sau (trang bên)

Bảng 4: Các chân đất sở dụng bố trí và chuyển đổi cơ cấu trên

vùng sinh thái thích hợp trồng bông trên các vùng ở nước ta

(nguồn Viện quy hoạch và TKNN).

Đơn vị: ha

Vùng, tỉnh

Tổng S1+S2

Chia ra các dạng sử dụng đất

Cây hàng năm Tổng số

trên cây h.năm

Đất ruộng lúa

Đất nương rẫy

Đất cây h.năm khác

Trang 29

Vùng, tỉnh S1+S2Tổng

Chia ra các dạng sử dụng đất

Cây hàng năm Tổng số

trên cây h.năm

Đất ruộng lúa

Đất nương rẫy

Đất cây h.năm khác

S2: thích hợp

Nếu chọn ở mức thích hợp thì tổng diện tích của 4 vùng đạt 181.200 ha trong đó ở vùng Đông Nam Bộ là: 104.900 ha, Tây Nguyên là:74.200, Duyên Hải Nam Trung Bộ là: 2.100 ha Nếu chọn đất ở mức độ thích hợp thì quỹ đất rất lớn.

Tuy nhiên tuỳ mức độ cạnh tranh các cây trồng khác với cây bông mà ta

bố trí diện tích bông làm sao cho phù hợp như luân canh gối vụ với các cây

Trang 30

trồng truyền thống trong vùng để làm giảm mức độ cạnh tranh và tăng diện tích bông Cũng như việc bố trí thời vụ thích hợp tận dụng điều kiện nước trời, tránh áp lực sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây bông sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao Đặc biệt cần chú ý thêm các yếu tố sau đây: tháng đỉnh mưa và tổng tích ôn hữu hiệu cho phù hợp với yêu cầu sinh lý cây bông, độ dốc tình trạng ngập lụt và hàm lượng mùn tầng mặt Các chỉ tiêu này có ý nghĩa trong năng suất và chất lượng cây bông Tóm lại nước ta có rất nhiều diện tích thích hợp cho việc trồng bông mà vẫn chưa tận dụng hết cái lợi thế

đó, do đó trong quy hoạch cần có những biện phát thích hợp để tận dụng hết diện tích thích hợp đó để có sản lượng cũng như chất lượng bông tốt nhất

1.2 Nguồn nhân lực.

Nước ta hiện nay lao động thiếu việc làm còn rất lớn và ngày càng gia tăng, và đặc biệt trong khu vực nông thôn tỷ lệ còn rất cao Do đó nguồn nhân lực cho thể phục vụ cho việc trồng và chế biến bông là rất lớn, nhưng cũng có mặt hạn chế về mặt nhân lực đó chính là hầu hết lao động có thể huy động đó lại có trình độ chưa cao và kinh nghiệm trong sản xuất bông là rất non kém

Vì vậy việc đưa cây bông vào cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên quan điểm sản xuất bông hàng hoá sẽ có yêu cầu mở rộng thêm diện tích bằng khai hoang hoang phục hoá và bố trí gieo trồng 2 vụ sản xuất cây ngắn ngày trong mùa mưa, để đảm bảo diện tích gieo trồng các cây khác, vừa có địa bàn sản xuất bông tập trung trên quy mô nhất định, đáp ứng được yêu cầu về nguyên liệu bông xơ cho công nghiệp dệt trong nước

Bố trí sản xuất theo hướng nêu trên sẽ tạo ra việc làm mới khai thác và sử dụng đầy đủ nguồn lao động dồi dào hiện có, bởi lẽ đó bông vải được bố trí sản xuất trong vô thu đông (vụ 2) và thu hoạch chế biến vào những tháng đầu năm mùa khô (đối với vùng trồng bông nhờ nước trời)

Đối với vùng trồng bông có nước tưới chủ động thì bố trí vào vụ đông xuân

Quan điểm về sử dụng đầy đủ nguồn lao động đặc ra yêu cầu định hướng phát triển bông phải bố trí đến một quy mô cần thiết và bố trí thời

vụ sản xuất bông một cách hợp lý trong hệ thống luân canh cây trồng để

Trang 31

phát huy hiệu quả trong việc sử dụng đầy đủ lao động nông nghiệp, từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, từ sản xuất tự túc lên sản xuất hàng hoá, từ lao động thuần nông sang một bộ phận đáng kể làm công nghiệp nông thôn và dịch vụ sản xuất đời sống làm thay đổi bộ mặt nông thôn

1.3 Khoa học công nghệ kỹ thuật

Trong vòng 6 năm trở lại đây những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được thử nghiệm trên diện rộng lặp đi lặp lại nhiều lần đã cho phép khẳng định sản xuất có hiệu quả kinh tế Nhiều năm đã trôi qua ngành bông đã tiến hành nghiên cứu một khối lượng lớn các đề tài khoa học, trong đó có trên trăm đề tài đã được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp

và phát triển nông thôn nghiệm thu cho ứng dụng vào sản xuất

- Về giống bông

Nghiên cứu giống chống chịu tiến hành liên tục, đưa ra nhiều giống mới có khả năng kháng rầy xanh, bệnh giác ban tốt, như các giống :VN35 cho vùng Duyên Hải Nam Trung Bé, Vn20 cho vùng Tây Nguyên, giống L18 cho vùng Đong Nam Bộ và một số giống mới như NH38, NH14, NH4, VN36H, C118 nghiên cứu đưa ra giống lai F1 vào sản xuất là tiến bộ lớn của ngành bông Các giống này đã tỏ ra có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, khả năng thích nghi rộng, cho năng suất gấp đôi các giống thông thường được nông dân 3 vùng ưa thích và có ý nghĩa quyết định trông việc phát triển bông hàng hoá

- Về bảo vệ thực vật

Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại bông và quần thể ký sinh thiên địch trên

hệ thống sinh thái đồng bông nhiều năm qua đã cho phép chúng ta xây dựng được hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp Với biện pháp trồng giống kháng sâu bệnh kết hợp sử dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ tổng hợp IPM

và sử dụng biện pháp hoá học một cách hạn chế, hợp lý đã làm giẩm chi phí bảo vệ thực vật (trước đây phun một vụ 15 –20 lần nay chỉ còn dùng 0.5- 1 lần phun 1 vụ, giảm chi phí bảo vệ thực vật trước đây từ 45-50 % giá thành 1

kg bông hạt xuống còn chỉ 5-10 %chi phí bảo vệ thực vật trên 1 kg bông hạt )

Trang 32

đã bảo vệ được môi trường sinh thái trong sạch, hạn chế tới mức thấp nhất gây hại của dịch sâu bệnh

Nghiên cứu sử dụng thuốc, xử lý hạt giống để trừ hại sâu bệnh hiệu quả Hạt giống được sử lý thuốc Gaucho 70WP đã làm giảm số lần phun thuốc trừ rày xanh và rệp từ 6-7 lần /vụ xuống còn 1-2 lần /vụ Thời gian bảo vệ cây trồng kéo dài, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác bông nhằm đạt hiệu cao nhất trong công tác bảo vệ thực vật

- Áp dụng hệ thống luân canh xen canh và đa canh hợp lý đã làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai và giảm hẳn áp lực sâu hại, giảm đầu tư thuốc hoá học trừ sâu, không gây bùng phát sâu đục quả Nói chung những nghiên cứu trên đưa vào sản xuất bước đầu có kết quả tốt, làm giảm số lần phun thuốc hoá học trừ sâu, tăng năng suất bông, tăng thu nhập cho người trồng bông, trồng bông có hiệu quả vì vậy đã làm cho cây bông sống lại trong nền nông nghiệp Việt Nam nói chung vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng

- Kết quả nghiên cứu về đất và phân bón

Xác định được tiêu chuẩn đất trồng bông với các chỉ tiêu cơ bản là:pHkcl >5 đã giúp ngành xác định chính xác đất thích hợp cho cây bông, tránh thiệt hại vì cây con chết hàng loạt do trồng trên đất chua Xác định được hiệu quả tốt của việc áp dụng phân lân nung chảy cùng với phân có gốc lưu huỳnh trong quá trình thâm canh tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cây bông

Trang 33

1.4 Thị trường ổn định :

Nước ta là nước đông dân, nhu cầu bông xơ nguyên liệu ngày càng tăng nhưng lại dựa chủ yếu vào nhập khẩu Nếu không nghiên cứu và tổ chức trồng bông thì nước ta vĩnh vĩên sẽ là nước nhập khẩu bông Hiện nay, nhu cầu trọn bông xơ là 6 vạn tấn/năm, sản xuất bông xơ trong nước cung cấp được khoảng 10% nhu cầu còn lại 90% bông xơ vẫn phải nhập khẩu Nếu trồng bông chúng ta sẽ tiết kiệm được ngoại tệ để đầu tư cho lĩnh vực khác

Dự báo nhu cầu bông xơ của nước ta năm 2010 khoảng 120.000 tấn Nếu tính thêm nhu cầu gia công hàng dệt may xuất khẩu thì yêu cầu nhập khẩu bông

xơ còn lớn hơn nữa.Thị trường tiêu thụ bông xơ và các sản phẩm của bông trong nước là rất lớn Hiện nay nước ta có khoảng trên 20 nhà máy kéo sợi, trong đó có gần 10 nhà máy kéo sợi được trang bị máy móc hiện đại có công suất lớn từ 25 đến 50 ngàn cọc sợi nâng tổng số trong nước lên gần 1 triệu cọc Để đáp ứng đủ bông xơ pha chế kéo sợi cần khoảng 60.000 đến 70.000 tấn trên năm, mức tăng trưởng của ngành dệt may bình quân hàng năm 14%, cho nên thị trường bông xơ trong nước còn rất lớn, ổn định và lâu dài Hiện nay lượng bông xơ trong nước chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài

Bảng 5: Tình hình nhập khẩu bông xơ của Việt Nam từ năm 1990- 2001

(Nguồn :Trung tâm thông tin thương mại –Bộ thương mại-tổng cục thống kê)

Bảng 6: Số lượng, giá trị và giá nhập khẩu.

Năm Số lượng (1000 tấn) Giá trị (1000 USA) Giá BQ(USA/tấn)

Trang 34

(Nguồn:Trung tâm thông tin thương mại - Bộ thương mại và tổng cục thống kê)

Như vậy, trồng bông đã có thị trường tiêu thụ trong nước lớn và ổn định không giống như một số nông sản khác rất khó khăn về thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ bông xơ trong nước lớn và tương đối ổn định ngày càng tăng về sè sè lượng Đấy là điều kiện quan trọng để mở rộng diện tích trồng bông Nếu chỉ thay thế bông nhập khẩu thì mặc dù có phát triển nhanh cũng cần hàng chục năm nữa ngành bông mới có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bông

2 Các nguồn lực khác :

- Chóng ta sẽ nhận được sự đầu tư của nước ngoài vào việc sản xuất

và chế biến bông, ngoài ra chóng ta còn nhận máy móc kỹ thuật, công nghệ hiện đại từ nước ngoài áp dụng vào việc trồng và chế biến bông

II Tình hình quy hoạch, sản xuất chế biến và tiêu thụ bông trong nước.

1 Các vùng trồng bông chính ở nước ta.

Những năm gần đây, các giống bông lai F1 kháng rầy, kháng một số bệnh hại, có tiềm năng năng suất và phẩm chất xơ tốt, phù hợp với một

số vùng trồng bông chính trên nhiều loại đất có địa hình khác nhau, và cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống bông, về bảo vệ thực vật, về bố trí cây trồng theo phương thức luân xen canh, gối vụ, về phân bón và một số biện pháp canh tác, về tổ chức sản xuất, chuyển giao tiến

bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân và cải thiện hệ thống chính sách đối với ngươì trồng bông, đã mở ra triển vọng cho việc phát triển bông công nghiệp ở các tỉnh trong các vùng Đông Nam Bộ , Tây Nguyên ,Duyên Hải Nam Trung Bộ,và Đồng Bằng Sông Cửu Long

- Vùng Đông Nam Bé

Các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước có các chân đất đỏ nâu, đất sỏi cơm trồng bắp lai vô 1 và trồng bông vụ 2, năng suất bông có thể đạt từ 1,2-1,5 tấn/ha

Trang 35

Đồng Nai: Bông được trồng ở hầu hết các huyện Thống nhất, Long Thành, Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán, Long Khánh Đã bắt đầu hình thành một số vùng tập trung có quy mô 1.500-2.000 ha ở Xuân Lộc, Thống Nhất Những năm gần đây, diện tích bông ở Đồng Nai có xu hướng giảm Năm 1998 đạt 6627 ha, năm 1999 Đồng Nai 3.395 ha, đến năm 2000 còn 1.325 ha Nguyên nhân do tình hình giá cả tiêu thụ bông

xơ giảm sút, công tác thu mua khó khăn do phải nâng cao chất lượng Đồng Nai, năng suất bình quân đã đạt trên 10 tạ/ha Ba huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, Vĩnh Long bình quân năng suất đã đạt gần 12 tạ/ha trong những năm gần đây, nhiều gia đình nông dân đã đạt 27-30 tạ /ha Về sản lượng bông chủ yếu tập trung ở Đồng Nai và Đắk Lắk, sản lượng bông của hai tỉnh này chiếm trên 70% tổng sản lượng bông của cả nước

Bà Rịa Vũng Tàu: Bông được trồng chủ yếu ở hai huyện Châu Đức

và Xuyên Mộc Diện tích bông ở Bà Rịa Vũng Tàu cũng có xu hướng giảm trong những năm gần đây, năm 1998 đạt 1800 ha, năm 1999 và

2000 đều đạt diện 1100 ha Tuy nhiên năng suất bông của tỉnh có chiều hướng tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, canh tác, thời vụ…

Bình Phước: Bông được trông chủ yếu ở các huyện: Bình Long, Léc Ninh, Phước Long, Đồng Phú và Bù Đăng Bông ở đây được trồng xen

kẽ và diện tích Ýt so với các tỉnh trong vùng Tuy nhiên, diện tích bông ở Bình Phước từ năm 1996 đến nay có xu hướng tăng :

Bảng 7: Diện tích trồng bông ở nước ta trong những năm gần đây.

Trang 36

Nguyên nhân chủ yếu làm tăng diện tích là do thay đổi các cơ cấu giống bông, 90% diện tích được trồng với giống bông VN35, là giống kháng rầy.Về năng suất và sản lượng cũng không tăng lên qua các năm.Năm 1997 đạt 7,56 tạ/ha, năm 2000 đã đạt được là 12,05 tạ /ha, nhờ

có những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật Khẳng định tỉnh Bình Phước

có thể phát triển cây bông, góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu bông xơ trong nước

Vùng Đông Nam Bộ hầu hết bông trồng luân canh trên đất trồng bắp

vụ 1 và xen canh với cây đậu nành vào vụ 2, năng suất tương đối ổn định 1-1,2 tấn bông hạt /ha Các vùng đất đỏ, đất nâu đen, sỏi cơm trồng bông rất thích hợp diện tích này còn rất lớn, đang trồng bắp vụ 1 hơn 30.000

ha có thể trồng bông vào vụ 2 Tiềm năng của vùng này về đất trồng bông còn rất lớn, nếu chọn dùng đất vụ 1để trồng bắp và vụ 2 để trồng bông thì có thể đưa diện tích lên 40.000- 50.000 ha mà không cần tranh chấp với cây trồng khác

- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bé

Bông ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung ở nam Bình Thuận (Đức Linh, Hàm Thuận Bắc) Năm 1998, diện tích bông ở Bình Thuận đat 2266 ha, năm 2000 đạt 2600 ha

Ngoài phương thức trồng như ở vùng Đông Nam Bộ, còn có thể trồng xen canh trong vườn cây cao su mới trồng trong thời giai cao su chưa khép tán hoặc xen canh với đậu vụ 1 Vùng này hiện nay bông trồng nhờ nước trời năng suất chỉ đạt khoảng 8-10 tạ /ha (vụ bông 1999 –2000 ) do vùng này có lượng mưa, khô hạn Tuy nhiên so với các loại cây trồng khác trồng vụ hai thì hiệu quả kinh tế cây bông cao hơn rõ rệt Tiềm năng đất đai vùng này cũng còn rất lớn Phía bắc tỉnh Bình Thuận trở ra sử dụng nước tưới của các công trình thuỷ lợi để trồng bông Có tưới bổ xung vào vụ mưa thì có thể tạo thành những vùng bông tập trung có năng suất cao 2,0-2,5 tấn/ha, và có thể trồng bông có chất lượng xơ cao

Tỉnh NinhThuận cây bông trồng rất phân tán, xen kẽ và diện tích Ýt Năm 1998 đạt 1338 ha, năm 2000 giảm xuống còn 700 ha Năng suất

Trang 37

bông ở tỉnh NinhThuận chưa cao do đất đai và khí hậu, thời tiết vụ mưa không thuận lợi, nhưng với năng suất từ 8-10 tạ/ha thì cây bông vẫn có hiệu quả kinh tế cao hơn, ổn định hơn các loại cây trồng khác.

Tỉnh PhúYên: Sông Hinh, Sơn Hoà, Tuy An, Tuy Hoà(thị xã Tuy Hoà), Xuân Hoà, Đồng Xuân,Sông Cầu Diện tích bông toàn tỉnh có tưới

ở vụ đông xuân là 600 ha, nhờ nước trời vụ mưa là 1500- 2000 ha (năm 2000)

- Vùng Tây Nguyên

Bông chủ yếu trồng tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, một phần phía nam tỉnh Gia Lai và phía nam tỉnh Lâm Đồng là vùng tiềm năng đất đai còn rất lớn, năng suất bông tương đối cao và ổn điịnh hơn so với các vùng khác.Hiện tại bông mới được trồng ở một số huyện ở tỉnh Đắk Lắk như huyện: Cư Jut, Buôn Đôn…Năm 1998 diện tích bông trong toàn tỉnh đạt

6673 ha, đến năm 2000 tăng lên là 9138 ha Cây bông mới được trồng ở tỉnh Đắk Lắk vài năm trở lại đây nhưng phát triển rất nhanh nhờ có năng suất khá và ổn định do thay đổi cơ cấu giống nên năng suất toàn tỉnh đã đạt trên 11,5 tạ /ha (niên vụ 1999 -2000) Có những vùng cho năng suất cao (CưJut ), do tiềm năng đất bazan, đất nâu đen rất tốt và phù hợp với cây bông Ở huyện CưJut (năm 1999) diện tích có 3202 ha bông, năng suất bình quân 17 tạ/ha và năm 2000 có diện tích là 3607 ha có khả năng cho năng suất 15,3 tạ/ha Có nhiều xã, với hàng trăm héc ta bông, từ năm

1998 trở lại đây đều đạt năng suất từ 22-26 tạ/ha

Tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai là vùng có tiềm năng về đất đai và thời tiết khí hậu thích hợp nên đã phát triển nhanh với diện tích lớn Cây bông trồng xen với đậu vào vụ 2 cho hiệu quả cao và không cạnh tranh với cây trồng khác Ở tỉnh Gia Lai, năm 1999 diện tích bông có 82 ha, năm 2000, diện tích bông tăng gấp 10 lần đạt 823 ha do thay đổi giống bông, chủ yếu trồng bằng giống bông lai F1 năng suất cao, đạt khoảng 11,5 tạ/ha (niên vụ 1999-2000)

Trong những năm tới, tập trung phát triển bông ở vùng Tây Nguyên

sẽ tạo ra khối lượng hàng hoá lớn

Trang 38

- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Năm 1990 đến năm 1991 bông được trồng thử ở nông trường Đông Hải (Bạc Liêu), nông trường Trần Văn Thời (Cà Mau) một phần ở An Giang mỗi năm không quá 50 ha

Diện tích bông cao nhất vào năm 1992 với 119 ha (riêng ở An Giang

112 ha) nhưng năng suất bình quân chưa đạt 5 tạ/ha

Diện tích bông năm 1993 chỉ còn lại hơn 36 ha ở An Giang, năng suất

+Về diện của cả 4 vùng (chủ yếu 3 vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ): Năm 1994 diện tích của 4 vùng có 7690

ha bông công nghiệp, 3 năm liên tục (1995,1996,1997)diện tích bông cầm chừng trên dưới 11000 ha Năm 2000 đã đạt được 17000 ha, tăng 65% so với năm 1997 Nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhanh diện tích do thay đổi cơ cấu giống bông (86% được trồng bởi giống bông lai F1 năng suất cao được sản xuất trong vùng)

+Về năng suất :năng suất bông trong các vùng không ngừng tăng lên,

từ 5,67 tạ/ha trong năm 1994 đã tăng lên 10 tạ/ha trong năm 2000

Trang 39

+Về sản lượng: nhìn chung trong 5 năm tổng kết, sản lượng bông không ngừng tăng lên so với năm 1994, sản lượng bông năm 1997 tăng 2,5 lần, năm 2000 sản lượng bông tăng khoảng 70% so với năm 1997.

Bảng 8:Diện tích năng suất sản lượng bông qua các năm 1994 -2000.

Chỉ tiêu Tổng

Đông nam bé Nam trung bé Tây Nguyên ĐBSCL

Đồng Nai

Bình Phước

VT

BR-Ninh Thuận

Bình Thuận

Đắk Lắk

Gia Lai An Giang

Trang 40

2000 18.596 1.521 1.643 1.300 800 2.700 9.558 871

(Nguồn: Vô quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNN).

2 Tình hình thu mua chế biến tiêu thụ.

2.1 Thu mua bông.

Trong điều kiện yêu cầu chất lượng bông xơ của nhà máy dệt sợi cao,

vì vậy trong công tác thu mua nguyên liệu đầu vào cần phải chuẩn hoá lại chất lượng như độ Èm, phân loại rõ ràng…

Từ năm 1999 đến nay, công ty bông trung ương và các địa phương đã đặt ra tiêu chuẩn bông thô và phải được phân loại riêng bông trắng tốt và bông vàng đen và sẽ đảm bảo thu mua hết các loại bông cho nông dân.Việc đưa máy đo độ Èm xuống tất cả các điểm thu mua vụ bông 2000 – 2001 khẳng định quyết tâm của công ty bông mong muốn có một vụ bông thu mua tốt để lấy lòng tin của nhân dân đặc biệt trong khâu thu mua Công ty vay vốn cho thu mua đảm bảo thanh toán tiền mặt đầy đủ cho dân khi bán bông không để xảy ra mua thiếu của dân Đến nay công

ty bông Đồng Nai đã mua được 520 tấn và công ty bông trung ương đã thu mua được trên 15 nghìn tấn bông hạt chế biến

(vụ bông 2000 - 2001)

Năm 1999 và năm 2000 công ty bông TW và các địa phương đã cố gắng thu mua phần lớn sản lượng bông hạt theo các hợp đồng đã ký đầu

vụ với giá 5200 đồng/kg vào năm 1999, 5500 đồng/kg vào năm 2000,

5800 đồng/kg vào năm 2001, bảo hiểm cho nông dân yên tâm sản xuất

2.2 Chế biến bông.

Trồng được bông hạt tốt mà chế biến bông xơ không tốt thì cũng không đảm bảo được chất lượng bông xơ Vì sau khi thu hoạch bông hạt đem vào sơ chế, đóng kiện, bông hạt sau khi thu mua phải chế biến ngay càng sớm càng tốt để giữ chất lượng sợi Ýt thay đổi, hạn chế kho chứa nguyên liệu Thực trạng của công nghiệp chế biến bông xơ ngành công nghiệp bông tính đến năm 2001 năng lực chế biến bông xơ toàn ngành

Ngày đăng: 02/02/2015, 18:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh tế phát triển tập I,II, khoa kế hoạch và phát triển, trường ĐHKTQD, Nhà xuất bản thống kê 2000 Khác
2. Bài giảng quy hoạch vùng lãnh thổ - Trường ĐHNN I - Hà Nội 2000 Khác
3. Bài giảng quy hoạch phát triển nông nghiệp - Trường ĐHNN I - Hà Nội 2000 Khác
4. Bài giảng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp - Trường ĐHNN I - Hà Nội 2000 Khác
5. Quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp - Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội- 1999 Khác
6. Báo cáo thực trạng phát triển bông toàn quốc năm 2000- 2001 - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn- Viện quy hoạch và TKNN Khác
7. Bài giảng KHHPTKT- XH khoa kế hoạch & phát triển -Trường ĐHKHTQD Khác
8. Bài giảng kế hoạch hóa lãnh thổ khoa kế hoạch & phát triển -Trường ĐHKHTQD Khác
9. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, tạp chí KTPT, Kinh tế & Dự báo Khác
10. Và mét số tài liệu khác có liên quan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w