6 Lớp sỏi + đường ống thu nước rỉ rác 0, 2m
3.3.5 Tính toán thiết kế khu chôn lấp
Tổng diện tích bãi chôn lấp:
- Theo TCXDVN 261: 2001, tổng diện tích bãi chôn lấp rác là:
Stổng = SCL + SPT + SXLNT + SGT
Trong đó:
+ STổng : Tổng diện tích của bãi chôn lấp rác. + SCL: Diện tích khu chôn lấp chất thải
+ SPT: Diện tích khu phụ trợ (Theo TCXD261:2001 -không vượt quá 20% STổng) + SXLNT : Diện tích khu xử lý nước thải (Theo TCXD261:2001 -không vượt quá 20% STổng)
+ SGT : Diện tích giao thông (Theo TCXD261:2001 -không vượt quá 10 – 15% Stổng)
- Giải pháp thiết kế lựa chọn
+ SPT = 10% STổng + SXLNT = 15% STổng, + SGT = 15% STổng
Như vậy diện tích khu chôn lấp chất thải bẳng 60% tổng diện tích bãi chôn lấp. Mà theo tính toán ở trên diện tích cần thiết để chôn lấp rác là 7.2 ha.
Tổng diện tích bãi chôn lấp là : 7.2 ×100/60= 12 (ha) Kiểm tra thể tích chứa rác của các ô chôn lấp.
Chiều dài của mỗi ô chôn lấp là 400m, chiều rộng là 30m.
Chiều cao từ đáy bãi lên tới mặt đất là H1= 7m, chiều cao từ mặt đất lên tới đỉnh ô khi đã hòan thiện là H2= 5m.
Do ô chôn lấp được thiết kế có dangj hình thang cân nên:
Độ mở miệng hố về mỗi bên của ô chôn lấp từ đáy lên mặt đất là: 7/tg300= 12,1(m)
Độ mở miệng hố về mỗi bên cảu ô chôn lấp từ mặt đất đến đỉnh là: 5/tg300= 8,7(m) Diện tích đáy ô chôn lấp có dạng hình chữ nhật. Từ đó tính được:
- Diện tích đáy dưới: 400× 300= 12000 (m2)
- Diện tích đáy trên mặt đất: (400+ 12,1)× (30+ 12,1)= 17349,4 (m2) - Diện tích đáy trên cũng ô chôn lấp: (400+ 7,8)× (30+ 7,8)= 15414,8 (m2) Thể tích sau khi hoàn thành của một ô chôn lấp có dạng hình chóp cụt. Vậy thể tích một ô chôn lấp là:
V1= 4/3(12000+ 17349,4)×7/2+ 4/3(17349,4+ 15414,8)× 5/2= 246177,87 (m3) Vậy tổng thể tích chứa rác của 6 ô chôn lấp là: 246177,87× 6= 1477067,2 (m3) Mà Vtổng= 647758,2 (m3) nên các ô chôn lấp thiết kế đảm bảo đủ khả năng chứa rác của mỗi ô.