Chất thải rắn công nghiệp chiếm từ 20- 25% chất thải rắn sinh hoạt. Lượng chất thải rắn công nghiệp được tính theo công thức :
MCN= 25%MSH Trong đó :
+ MCN : Là lượng chất thải rắn công nghiệp(tấn/ngày)
Kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp được thể hiện ở bảng 3.9
Bảng 3.9: Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp cho thành phố Vĩnh Yên tới năm 2021
Năm Dân số (người) MSH(tấn/ngày) Tỷ lệ phát sinh(%) CTR CN (tấn/ngày) 2012 97729.02 68.41 25 17.10 2013 98696.53 69.09 25 17.27 2014 99673.63 69.77 25 17.44 2015 100660.39 85.56 25 21.39 2016 101656.93 86.41 25 21.60 2017 102663.34 87.26 25 21.82 2018 103679.70 88.13 25 22.03 2019 104706.13 89.00 25 22.25 2020 105742.72 89.88 25 22.47 2021 106789.57 90.77 25 22.69 Trung bình 20.61
f)Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh từ dịch vụ du lịch
Lượng chất thải rắn phát sinh từ dịch vụ du lịch chủ yếu là rác sinh do do các hoạt động vui chơi, ăn uống , chiếm 10%- 15% lượng chất thải rắn sinh hoạt.
Khối lượng chất thải rắn từ dịch vụ du lịch được tính theo công thức: MDL= 10%MSH
Trong đó :
Kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn dịch vụ du lịch được thể hiện ở bảng 3.10
Bảng 3.10: Dự báo khối lượng chất thải rắn dịch vụ du lịch cho thành phố Vĩnh Yên tới năm 2021
Năm Dân số (người) MSH(tấn/ngày) Tỷ lệ phát sinh(%) CTR du lịch thu gom (tấn/ngày) 2012 97729.02 68.41 10 6.84 2013 98696.53 69.09 10 6.91 2014 99673.63 69.77 10 6.98 2015 100660.39 85.56 10 8.56 2016 101656.93 86.41 10 8.64 2017 102663.34 87.26 10 8.73 2018 103679.70 88.13 10 8.81 2019 104706.13 89.00 10 8.90 2020 105742.72 89.88 10 8.99 2021 106789.57 90.77 10 9.08 Trung bình 8.24
Như vậy tổng khối lượng rác thải đem đi chôn lấp bằng tổng các loại rác thải được thu gom gồm: Rác thải sinh hoạt, rác thải đường chợ và rác thải công nghiệp, rác thải y tế. Riêng rác thải y tế nguy hại được thu gom và xử lý riêng.
Mchôn lấp= MSH + MYT+ MXD + MChợ + MCN + MDL
Mchôn lấp= 66,29+ 4,12+ 12,36+ 4,12+ 20,61+ 8,24= 115,74(tấn/ngày) Vậy trong 10 năm tổng lượng rác của thành phố Vĩnh Yên đem chôn là:
Mtổng= 115,74× 10 × 365= 422451 (tấn)
3.3.3 Lựa chọn quy mô BCL
Khi lựa chọn quy mô BCL, phải dựa trên cơ sở dân số đô thị, khu công nghiệp và khối lượng chất thải, tỷ lệ tăng dân số và gia tăng chất thải, khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển, áp dụng theo bảng 3.10
Bảng 3.11: Lựa chọn quy mô bãi chôn lấp
Loại đô thị, khu công nghiệp Dân số (1000 người) Khối lượng chất thải (1000 tấn/năm) Thời gian sử dụng (năm )
Quy mô bãi
Đô thị cấp 4, 5 cụm CN nhỏ Đô thị cấp 3, 4, khu CN, cụm CN vừa Đô thị cấp 1, 2, 3, khu CN, khu chế xuất Đô thị cấp 1, 2, khu CN lớn, khu chế xuất Dưới 100 100- 500 500- 1000 Trên 1000 Dưới 20 20- 65 65- 200 Trên 1000 Dưới 5 Từ 5- 10 Từ 10- 15 Từ 15- 30 Nhỏ Vừa Lớn Rất lớn ( TCXDVN 261: 2001)
Dựa vào tình hình thự tế khu vực, với dân số qua các năm thể hiện ở bảng 3.4, và tổng khối lượng rác trong 10 năm là 422451 (tấn), Vĩnh Yên là thành phố thuộc đô thị cấp 3. Lựa chọn quy mô bãi chôn lấp cho thành phố Vĩnh Yên là BCL có quy mô vừa loại nửa nổi nửa chìm.
3.3.4 Tính toán thiết kế các ô chôn lấp
Theo báo cáo hiện trạng Môi trường bãi chôn lấp rác Khai Quang Thành phố vĩnh Yên của Công ty Môi Trường và DVĐT Vĩnh Yên,tỷ trọng rác thải sau khi đầm nén là ρ = 0,75 tấn/m3.
Vậy thể tích rác sau khi nén là:
Vrác = Mtổng/ρ = 422451 /0,75 = 563268 (m3)
Theo TCXDVN 261: 2001 thì tỉ lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10% – 15% tổng thể tích rác thải.
Như vậy ta cần thiết kế bãi chôn lấp với tổng thể tích cần chôn lấp là:
Vtổng = (563268 x 15%) + 563268 = 647758,2 (m3) Diện tích chôn lấp rác yêu cầu tới năm 2021 là: SCL= VTổng/ HCL
+ SCL: Diện tích chôn lấp
+ H: Chiều cao lớp rác trung bình HCL= 10m
SCL= 647758,2/10= 64775,82 (m2)= 64775,82 × 10-4= 6,48 (ha)
Vậy diện tích BCL yêu cầu cần mở rộng cho tới năm 2021 là 6,48 ha. Bãi chôn lấp được chia làm 6 ô với diện tích của mỗi ô là:
S1ô= 6,48:6= 1,08 (ha)
Ta có thể lấy lớn hơn cho diện tích của mỗi ô là 1,2 ha để đề phòng tình trạng rác vượt quá khả năng tính như vậy bãi rác vẫn có thể hoạt động được trong 10 năm mà không phải sửa đổi gì.
1. Các thông số thiết kế ô chôn lấp
Căn cứ vào những thông số và tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn (TCXDVN 261:2001) để đưa ra các giải pháp thiết kế phù hợp. Vậy ô chôn lấp được thiết kế với đặc điểm (xem bảng 3.8)
Bảng 3.12: Đặc điểm thiết kế mỗi ô chôn lấp rác
TT Đặc điểm của ô chôn lấp Thông số
1 Diên tích một ô chôn lấp 1.08 ha
2 Chiều dày mỗi lớp rác 2 m
3 Chiều dày mỗi lớp đất phủ 0.2 m
4 Số lớp rác 5
5 Chiều dày lớp đất phủ trên cùng 1m
6 Chiều sâu mỗi ô chôn lấp 12 m
+ Chiều sâu mỗi ô chôn lấp được tính bằng tổng bề dày các lớp rác, lớp đất phủ trung gian giữa các lớp rác và các lớp vật liệu phủ bề mặt ô chôn lấp.
+ Do ô chôn lấp được thiết kế dạng hình thang cân, có cạnh hình thang nghiêng so với đáy ô chôn lấp một góc 30o.
Vậy độ mở của miệng hố về mỗi bên là: 12 x tg 300 = 6.93 (m)
Do đó diện tích của mỗi ô chôn lấp sẽ được mở rộng thêm 6,93m về 2 phía của ô chôn lấp.
2. Thiết kế lớp phủ trên cùng ô chôn lấp
Cấu tạo các lớp vật liệu trong lớp phủ bề mặt tính từ trên mặt đất xuống được thể hiện trong bảng 3.13
Bảng 3.13: Thứ tự các lớp vật liệu trong lớp phủ bề mặt STT Thứ tự các lớp Thông số 1 Đất trên cùng 1 m 2 Lớp cát thoát nước 0,3 m 3 Lớp vải địa chất 1,5 mm 4 Lớp chống thấm HDPE 1,5 mm 5 Đất sét 0,6 m 6 Rác 2 m Trong đó:
- Lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét lớn hơn 30% để đảm bảo tính đầm nén và chống thấm.
- Lớp phủ trực tiếp này được đầm nén kỹ và độ dốc thoát nước là 3%.
3. Thiết kế lớp lót đáy
Lớp lót đáy có tác dụng chống thấm, ngăn cản sự ô nhiễm đất và nước ngầm do nước rỉ rác sinh ra từ các ô chôn lấp. Cấu tạo của lớp lót đáy ô chôn lấp được thiết kế theo thứ tự từ dưới lên thể hiện trong bảng 3.14
Bảng 3.14: Thứ tự các lớp vật liệu lót đáy ô chôn lấp
STT Thứ tự các lớp Thông số