THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN TIẾNG ANH, HIỆU TRƯỞNG, CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ, SỞ QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH CHÂU THỊ HOÀNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN TIẾNG ANH CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Người hướng dẫn: TS. Trần Thu Mai Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này , tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báo của nhiều đơn vị và cá nhân , Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh , Phòng Khoa Học-Công Nghệ và Sau Đại Học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này . Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Trần Thị Thu Mai , người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn . Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy , Cô giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 17 tại trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh . Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo Dục & Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh , Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Quận Gò Vấp , cán bộ quản lý , giáo viên Tiếng Anh các trường Trung học cơ sở Quận Gò Vấp, và các em học sinh ở 4 lớp của 4 trường THCS đã cung cấp tài liệu và có những ý kiến quý báu để tôi thực hiện luận văn này . Và đặc biệt xin cảm ơn các em học sinh ở trường THCS Gò Vấp 2 đã giúp tôi hoàn thành quá trình thực nghiệm trong luận văn này . Cuối cùng , dù rất cố gắng , song chắc chắn luận văn này vẫn còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót . Tôi kính mong các đồng nghiệp , quý Thầy , Cô và Hội đồng chấm luận văn góp ý cho những thiếu sót trong luận văn nà y . Tôi chân thành cảm ơn! Châu Thị Hoàng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi , các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực , được nghiên cứu và thu thập từ thực tiễn và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Châu Thị Hoàng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PPGD : phương pháp giảng dạy THCS : trung học cơ sở GV : giáo viên HS : học sinh SGK : sách giáo khoa SGV : sách giáo viên TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh HĐND : Hội Đồng Nhân Dân UBND : Ủy Ban Nhân Dân HKI : Học kỳ I SL : số lượng TL : tỉ lệ BGD-ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo TX : thường xuyên KTX : không thường xuyên KTH : không thực hiện CBQL : cán bộ quản lý T : Tốt K : khá TB : trung bình Y : yếu DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Tình hình phát triển trường lớp giáo dục THCS từ năm học 2004 – 2005 đến năm học 2008 – 2009 .48 Bảng 2.2 : Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS Quận Gò Vấp năm 2008 .51 Bảng 2.3a : Tình hình đội ngũ giáo viên các trường THCS của Quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh năm học 2008 – 2009 .53 Bảng 2.3b : Tình hình đội ngũ giáo viên Tiếng Anh các trường THCS Quận Gò Vấp TP . Hồ Chí Minh năm học 2008 – 2009 .56 Bảng 2.4a : Thống kê kết quả xếp loại học lực của học sinh các trường TH CS của Quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh 59 Bảng 2.4b : Thống kê kết quả học tập bộ môn Tiếng Anh của học sinh các trường THCS Quận Gò Vấp TP.Hồ Chí Minh 60 Bảng 2.5 : Kết quả điều tra nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của nội dung quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ m ôn Tiếng Anh THCS .65 Bảng 2.6 : Thực trạng quản lý giáo viên Tiếng Anh với việc cải tiến PPGD .68 Bảng 2.7 : Quản lý việc thực hiện chương trình Tiếng Anh THCS .70 Bảng 2.8 : Quản lý việc thực hiện các phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh .71 Bảng 2.9 : Quản lý học sinh với việc cải tiến PPGD Tiếng Anh THCS 73 Bảng 2.10 : Tổ chức và quản lý việc phối hợp giáo dục .75 Bảng 2.11 : Thực trạng quản lý môi trường , phương tiện dạy học , cơ sở vật chất phục vụ cải tiến PPGD bộ m ôn Tiếng Anh các trường THCS Quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh 77 Bảng 2.12 : Thực trạng quản lý việc dự giờ và sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn .79 Bảng 2.13 : Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 81 Bảng 2.14 : Thực trạng quản lý trình độ của giáo viên .82 Bảng 2.15 : Khảo sát học sinh THCS về những hoạt động trong các tiết học Tiếng Anh 83 Bảng 2.16 : Khảo sát kết quả đánh giá về mức độ sử dụng trang t hiết bị của giáo viên .84 Bảng 2.17 : Khảo sát ý kiến của học sinh THCS về bộ môn Tiếng Anh 85 Bảng 2.18 : Khảo sát ý kiến của học sinh THCS về các nguyên nhân tác động tích cực đến hứng thú học Tiếng Anh . .86 Bảng 2.19 : Khảo sát ý kiến của học sinh THCS về các nguyên nhân tác động tiêu cực đến hứng thú học Tiếng Anh 87 Bảng 3.1 : Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp . .108 Bảng 3.2 : Kết quả học tập của học sinh sau thời gian thực nghiệm tác động 113 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Số lớp học bậc THCS của Quận Gò vấp từ năm học 2004 – 2005 đến năm học 2008 – 2009 49 Biểu đồ 2.2 : Số lượng học sinh bậc THCS Quận Gò Vấp từ năm 2004 – 2005 đến HKI năm học 2008 – 2009 49 Biểu đồ 2.3 : Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS Quận Gò Vấp TP . Hồ Chí Minh .51 Biểu đồ 2.4 : Trình độ chính trị của đội ngũ cán bộ quản lý các trường TH CS Quận Gò Vấp TP . Hồ Chí Minh .52 Biểu đồ 2.5 : Tỷ lệ giáo viên / lớp ở bậc THCS của Quận Gò Vấp TP . Hồ Chí Minh từ năm học 2004 – 2005 đến năm học 2008 – 2009 .53 Biểu đồ 2.6a : Độ tuổi của đội ngũ giáo viên các trường THCS Quận Gò Vấp TP . Hồ Chí Minh 54 Biểu đồ 2.7a : Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên các trường THCS Quận Gò Vấp TP . Hồ Chí Minh 54 Biểu đồ 2.6b : Độ tuổi của đội ngũ giáo viê n Tiếng Anh các trường THCS Quận Gò Vấp TP . Hồ Chí Minh 57 Biểu đồ 2.7b : Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên Tiếng Anh các trường THCS Quận Gò Vấp TP . Hồ Chí Minh .57 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam đư ợc phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. 1.2. Những kết quả nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh và điều tra xã hội gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có sự gia tốc phát triển, đó là sự phát triển nhanh về sinh lý và tâm lý. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây. Trong học tập họ không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải phá p đã có sẵn được đưa ra, mà họ còn có nhu cầu được lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kỹ năng. Nhưng các phương thức học tập tự lập ở học sinh nếu muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi. Chương trình và đặc biệt là sách giáo khoa có một vai trò hết sức quan trọng. 1.3. Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung vào cải tiến phương pháp dạy và học (PPDH). Chỉ có cải tiến căn bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự cải tiến thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Định hướng cải tiến phương pháp dạy và học đã đư ợc xác định trong Nghị quyết TW4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết TW2 khóa VIII (12-1996) được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999). Mục tiêu của giáo dục trong mọi thời đại, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay là tập trung vào việc phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề cho người học. Để đạt được mục tiêu này phương pháp dạy học mới theo định hướng lấy học sinh làm chủ thể hoạt động dạy học, khuyến khích các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo. 1.4. Tiếng Anh, với tư cách là m ôn tiếng nước ngoài, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông. Môn tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế. Với đặc trưng riêng, m ôn tiếng Anh góp phần cải tiến phương pháp dạy học, lồng ghép và chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác ở trường phổ thông. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông. 1.5. Công tác quản l ý việc cải tiến phương pháp giảng dạy các bộ môn nói chung, bộ môn tiếng Anh nói riêng của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh đã có những thành tựu đáng kể, chất lượng học tập bộ môn đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Song trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, công tác quản lý việc cải tiến phương phá p giảng dạy của hiệu trưởng trường trung học cơ sở vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động này trong nhà trường là vấn đề cấp thiết hiện nay. Bản thâ n từng là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh nhiều năm và hiện nay đang làm công tác quản lý tại trường trung học cơ sở Gò Vấp 2 - quận Gò Vấp nên tôi có một số kinh nghiệm và điều kiện nghiên cứu đề tài này. Với lý do trên, tôi chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh thông qua việc cải tiến phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mô n tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu : Công tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. - Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh của Hiệu Trưởng các trường trung học cơ sở Quận Gò Vấp hiện nay vẫn còn những hạn chế, bất cập so với yêu cầu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện na y. Nếu đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh và xác định được các biện pháp quản lý một cách phù hợp thì sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề về cơ sở lý luận của công tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở trường tr ung học cơ sở. - Khảo sát thực trạng quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh và nêu nguyên nhân của thực trạng. [...]... Cơ sở lý luận của cơng tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy Tiếng Anh trường Trung học cơ sở Chương 2 : Thực trạng cơng tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn Tiếng Anh các trường trung học cơ sở Quận Gò vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh Chương 3 : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở Quận Gò. .. hạn chế của cơng tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn này ở các trường THCS trong tình hình hiện nay Luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm ứng dụng vào cơng tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn Tiếng Anh, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn này ở các trường THCS trên địa bàn Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh 9 Cấu trúc luận... và hiệu trưởng của các trường trung học cơ sở đóng trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu những thơng tin bổ sung cho phương pháp quan sát (kèm mẫu phỏng vấn) và nhằm để xác định ngun nhân của thực trạng cơng tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn Tiếng Anh trong các trường trung học cơ sở Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh 6.2.4 Phương pháp thực nghiệm Chọn học. .. câu hỏi, các phiếu trưng cầu ý kiến với lãnh đạo, cán bộ chỉ đạo bộ mơn tiếng Anh phòng Giáo dục, cán bộ quản lý, các tổ trưởng chun mơn tiếng Anh, giáo viên tiếng Anh và học sinh các trường trung học cơ sở, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng cơng tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn tiếng Anh và đề xuất các biện pháp 6.2.3 Phương pháp trò... dục 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp quan sát - Dự giờ nhằm quan sát việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn tiếng Anh - Dự các buổi sinh hoạt chun mơn, các buổi họp rút kinh nghiệm các giờ dạy và các hoạt động có liên quan nhằm xác định rõ các biện pháp chỉ đạo việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn tiếng Anh các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp 6.2.2 Phương pháp điều... xử lý số liệu, tính tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm các nội dung trong phiếu hỏi nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn tiếng Anh trong các trường trung học cơ sở, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 7 Phạm vi nghiên cứu Nội dung - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng cơng tác quản lý việc cải tiến phương pháp giảng. .. xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn tiếng Anh các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích tổng hợp khái qt những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu - Đọc và nghiên cứu các văn bản về chủ trương chính sách của Nhà nước và các văn bản của... của các phương pháp dạy học thích hợp để củng cố, ổn định và nâng cao hiệu quả học tập ngoại ngữ của các em 1.4 Quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy Tiếng Anh 1.4.1 Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh Dạy học là một phương pháp Vì vậy việc dạy bất cứ mơn học nào cũng đều phải tn theo một trình tự nhất định đó là “lựa chọn”, “phân cấp” và “trình bày” Trước hết ta phải lựa chọn, vì khơng thể dạy cả... việc cần thiết chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm” Có thể xem dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy học [6] Phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm đã có ảnh hướng lớn đến phương pháp giảng dạy hiện đại và thay thế cho phương pháp giảng dạy trực tiếp hay phương pháp dạy. .. việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ mơn tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, việc học tiếng Anh của học sinh chỉ được nghiên cứu ở khía cạnh hiệu quả đạt được ở việc cải tiến phương pháp giảng dạy, từ đó mang lại hứng thú trong học tập của học sinh, giúp các em tiếp thu bài học nhanh hơn và kết quả thể hiện qua những dữ liệu của hai năm học 2006-2007, 2007-2008 Địa điểm . : Thực trạng quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. . biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn tiếng Anh các trường trung học cơ sở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.