Trang bị những kiến thức tâm lý về quản trị marketing cho sinh viên những người sẽ làm việc trong các ngành dịch vụ cũng như các ngành sản xuất hàng hóa như sản xuất công nghiệp, sản phẩm công nghệ cao, hàng lâu bền… nắm bắt được một số kỹ năng then chốt để đảm nhiệm được nhiệm vụ của một nhân viên hoặc nhà quản lý các hoạt động marketing của một tổ chức thương mại
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: QUẢN TRỊ MARKETING MÃ SỐ: 7308 SỐ TC: 2 (LT:1, BT:1) NGƯỜI PHỤ TRÁCH: - TS Nguyễn Thoại Hồng BỘ MÔN PHỤ TRÁCH: Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế, Trường ĐH Lạc Hồng I. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT Sinh viên đã học qua các môn học: Marketing cơ bản. II. MÔ TẢ MÔN HỌC: Môn học quản trị marketing nhằm trang bị những kiến thức chung về quản trị marketing cụ thể như quản trị marketing là gì? Sự khác biệt giữa marketing và quản trị marketing… Bên cạnh môn học cũng trang bị những kiến thức marketing căn bản chuyên về quản trị như định vị, thiết kế, các chiến lược, phân khúc, nghiên cứu marketing, marketing phối hợp và các quy luật, các chiến lược, các phương trình, các lý thuyết mới như mô hình kano, lý thuyết trò chơi, lý thuyết mất cân đối trong thông tin, phương trình Lanchester, lý thuyết đám đông, tính điểm hòa vốn ( BEP), ma trận BCG, Danh mục GE, phương pháp marketing hàng ngang dùng giá trị gia tăng tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ…. III. MỤC TIÊU, YÊU CẦU MÔN HỌC: 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Trang bị những kiến thức tâm lý về quản trị marketing cho sinh viên những người sẽ làm việc trong các ngành dịch vụ cũng như các ngành sản xuất hàng hóa như sản xuất công nghiệp, sản phẩm công nghệ cao, hàng lâu bền… nắm bắt được một số kỹ năng then chốt để đảm nhiệm được nhiệm vụ của một nhân viên hoặc nhà quản lý các hoạt động marketing của một tổ chức thương mại 1/7 - Kỹ năng: có khả năng áp dụng các lý thuyết về quản trị marketing để giải quyết các bài tập tình huống nêu ra trong lớp và hiểu rõ được các những nội dung cơ bản của các phương thức quản trị marketing áp dụng cho các tổ chức và doanh nghiệp hoạt động hướng về thị trường. 2. Yêu cầu: • Môn học quản trị marketing tập trung vào kinh doanh sản phẩm và dịch vụ và thông qua các bài tập tình huống thực tế để sinh viên làm quen với công việc kinh doanh. Việc giải quyết các vấn đề kinh doanh, marketing thông qua các tình huống thực tế đòi hỏi sinh viên phải dựa vào nhóm học tập để giải quyết. • Phương pháp giảng dạy ở môn học này là sử dụng bài giảng bằng PowerPoint, nhưng sinh viên sẽ không được phân phối bài giảng này mà phải ghi chép thêm. Tài liệu học tập chủ yếu của sinh viên sẽ gồm một tập tài liệu gồm giáo trình bài giảng của giảng viên, các sách giáo khoa tham khảo chính cùng với một số bài đọc thêm. • Sinh viên phải xem xét lịch học một cách cẩn thận, bởi lịch học sẽ nêu rõ mỗi tuần sẽ học gì và đọc gì (ngoại trừ buổi học đầu tiên), làm tiểu luận gì, hay mổ xẻ tình huống nào. Điều này đòi hỏi sinh viên phải chuẩn bị chu đáo ở nhà trước khi đến lớp và phải có mặt trên lớp thường xuyên. Các bài tiểu luận trong lớp, bài kiểm tra giữa khóa và các bài mổ xẻ tình huống theo nhóm sẽ chiếm 30% tổng số điểm của môn học. • Vào tuần thứ 6 và 7, sinh viên phải nộp một tiểu luận cá nhân, trong đó, mỗi cá nhân phải viết một bài lập kế hoạch nghiên cứu marketing hoặc một bài phân tích SWOT tự chọn. Bài tiểu luận và giờ lên lớp sẽ chiếm 10% tổng số điểm. Bài tiểu luận này dài khoảng 4 trang giấy khổ A4. Những vấn đề giống nhau giữa các nhóm trong bài tiểu luận này sẽ bị phạt nặng nề.Bài kiểm tra giữa khóa và chuyên cần chiếm 30% tổng số điểm của môn học. • Cuối học kỳ, sinh viên sẽ có một bài thi dài 90 phút, trong đó sinh viên sẽ trả lời khoảng 3 câu hỏi có liên quan đến tình huống và lý thuyết đã học trong lớp hoặc có một bài với 25 đến 35 câu trắc nghiệm và 1 hoặc 2 bài toán. Bài thi cuối học kỳ sẽ chiếm 60% tổng số điểm của môn học 3. Cụ thể: - Tổng số tiết: 45 tiết 2/7 - Số tiết giảng: 38 tiết - Thảo luận, làm bài tập: 07 tiết - Tự học: 15 tiết Chương Nội dung Tổng số tiết Giảng bài Hướng dẫn tự học và bài tập Thi (KT) I Tổng quan về marketing và quản trị marketing 4 4 0 II Marketing phối hợp 8 III Thị trường mục tiêu, Chiến lược tiếp thị và Marketing mix 8 IV Quản trị chiến lược sản phẩm 5 V Quản trị chiến lược định giá 5 VI Quản trị chiến lược kênh phân phối 5 VII Quản trị chiến lược chiêu thị 5 VIII Tổ chức, thực hiện và kiểm tra 5 Tổng 45 IV. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC. Chương 1: Tổng quan về marketing và quản trị marketing. 1. Kinh doanh có hiệu quả nhờ vào quan điểm hiện đại. 2. Quản trị marketing theo các cách tiếp cận khác nhau để hiểu rõ, tạo ra, truyền thông và cung cấp những giá trị cho khách hàng. 3. Tiến trình quản trị marketing của những nhà quản trị marketing chuyên nghiệp… 4. Những phương châm hứa hẹn mang lại thành công cho hoạt động marketing 5. Tương lai marketing Chuẩn bị thảo luận : Về nhà: Đề tài cho trước “Làm thế nào để tạo ra sự khác biệt?” Chương 2 : Marketing phối hợp - Marketing truyền thống ( 4Ps) 1. Sản phẩm: 2. Phân phối: 3/7 3. Giá cả: 4. Khuyếch trương: 4 p ===4c - Marketing dịch vụ phối hợp (7Ps) 1. Sản phẩm: 2. Phân phối: 3. Giá cả: 4. Khuyếch trương: 5. Con người: 6. Dấu hiệu vật thể ( Physical Evidence ) 7. Quy trình: - Các công cụ dùng để phân tích thị trường cạnh tranh (Ma trận ansoft) Thảo luận : Làm trên lớp: Đề tài “Làm thế nào để tạo ra sự khác biệt?” Chương 3: Thị trường mục tiêu, Chiến lược tiếp thị và Marketing mix 1. Phân khúc thị trường 2. Thị trường mục tiêu 3. Hoạch định và chiến lược marketing 4. Lý thuyết về mất cân đối thông tin Các công cụ hoạch định chiến lược marketing: - Ma trận BCG. - Danh mục của GE. - Phân tích SWOT Câu hỏi thảo luận : Làm trên lớp: Về đề tài Luật ký ức Về nhà: Viết 1 bài tiểu luận về phân tích SWOT Chương 4 : Quản trị chiến lược sản phẩm 1. Chu kì sống sản phẩm 2. Sản phẩm/ Dịch vụ 4/7 3. Nhãn hiệu và Thương hiệu Giới thiệu Kano model Câu hỏi thảo luận : Làm trên lớp: Về đề tài Luật nhận thức và Luật ký ức Chương 5 : Quản trị chiến lược định giá 1. Ấn định giá 2. Mục tiêu định giá 3. Chiến lược định giá 4. BEP Bài tập : Làm trên lớp: Viết tiểu luận cá nhân và làm bài tập về BEP, BCG trên lớp. Chương 6 :Quản trị chiến lược kênh phân phối 1. Tổng quan kênh phân phối 2. Quản trị kênh và Logistic Câu hỏi thảo luận : Làm trên lớp: Tại sao Place và Logistics lại hết sức quan trọng? Chương 7 :Quản trị chiến lược chiêu thị 1. Chiến lược trong chiêu thị 2. Quan hệ công chúng và xử lý khủng hoảng 3. Chiến lược ô dù 4. Lý thuyết đám đông Câu hỏi thảo luận : Làm trên lớp: Tình huống về PR làm thế nào để kích hoạt thương hiệu và xử lý khủng hoảng. Chương 8 : Tổ chức, thực hiện và kiểm tra 1. Tổ chức 2. Thực hiện 3. Kiểm tra 5/7 4. Phương trình Lanchester V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC STT Nội dung đánh giá Trọng số Ghi chú 1 Kiểm tra môn học (Đ1) 0.1 2 Kiểm tra giữa môn (Đ2) 0.3 3 Thi hết môn (Đ3) 0.6 Điểm môn học = (Đ1 x 0.1) + (Đ2 x 0.3) + (Đ3 x 0.6) VI. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY - Vì lớp đông, giảng viên sẽ không điểm danh từng buổi học. Vì vậy, tính chuyên cần của sinh viên được đánh giá qua các bài tiểu luận cá nhân và các bài Case Study do nhóm làm trong lớp. - Không nộp một bài tiểu luận cá nhân sẽ bị 0 điểm. Nộp trễ bài tiểu luận bị trừ 5% điểm mỗi ngày. - Khi giảng viên yêu cầu một nhóm nào đó lên trình bày một tình huống đã được chỉ định trước, toàn bộ nhóm đó sẽ bị 0 điểm nếu một trong 2 trường hợp sau đây xảy ra: (1) không chuẩn bị gì hết, và (2) nhóm đó không có mặt đủ thành viên. Đối với cá nhân, khi giảng viên yêu cầu một cá nhân trả lời một câu hỏi có tính bất kỳ, cá nhân đó sẽ bị 0 điểm nếu: (a) vắng mặt, và (b) không trả lời được. - Trường hợp copy bài của người khác hay nhóm khác, cá nhân hay nhóm cho nhóm hay cá nhân khác copy bài cũng như nhóm/cá nhân copy bài sẽ bị 0 điểm và sẽ đưa vào điểm rèn luyện của học kỳ. - Cuối cùng, công việc in ấn các tài liệu của tuần đầu tiên phải được thực hiện trong vòng 2 ngày trong tuần đầu để sinh viên trong lớp có đủ tài liệu chuẩn bị cho buổi học tuần sau. Nếu điều này không xảy ra, toàn bộ Ban Cán Sự lớp sẽ bị trừ mỗi người 10% tổng số điểm của bài thi giữa học kỳ, tức bài tiểu luận. Do vậy, các thành viên của Ban Cán Sự từng lớp phải cố gắng thu xếp việc in ấn này trong thời hạn sớm nhất. 6/7 VII. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC. - Bảng, phấn, bút viết. - Micro - Projector VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Tài liệu chính (bắt buộc): Bài giảng của giảng viên chủ yếu dựa vào hai tài liệu học tập sau đây: - Giáo trình bài giảng của giảng viên: - Nguyễn Thọai Hồng, quản trị marketing, Đại học Văn Lang, giáo trình lưu hành nội bộ năm 2006 , và giáo trình mới năm 2008 lưu hành tại Đại Học Lạc Hồng. - Tóm lược bài giảng của giảng viên: gồm 8 bài giảng cộng nhiều bài đọc thêm. Tập tài liệu này được giảng viên giao cho Lớp Trưởng để in ra và phát cho sinh viên. Các sách marketing tham khảo : Sách giáo khoa gốc. - Kotler, Philip.(2003), Marketing Management, 11 th Edition, New Jersey: Prentice Hall. - Kotler, Philip.(1999), Kotler on Marketing-How To Create, Win And Dominate Markets, New York : The Free Press. Bản dịch tiếng Việt: - Kotler, Philip .(1994). Quản Trị Marketing, bản dịch của Vũ Trọng Hùng , theo ấn bản lần thứ 8 của bản gốc, TP HCM: Nhà xuất bản Thống Kê. - Kotler, Philip( 2003). Những Phương Thức Sáng Tạo, Chiến Thắng và Khống Chế Thị Trường, bản dịch của Vũ Thị Phương Anh và nhiều dịch giả khác, TP HCM : Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh. CD ROM: Kotler , Philip.(2003). Marketing Management. 7/7 . môn học: Marketing cơ bản. II. MÔ TẢ MÔN HỌC: Môn học quản trị marketing nhằm trang bị những kiến thức chung về quản trị marketing cụ thể như quản trị marketing là gì? Sự khác biệt giữa marketing. và quản trị marketing Bên cạnh môn học cũng trang bị những kiến thức marketing căn bản chuyên về quản trị như định vị, thiết kế, các chiến lược, phân khúc, nghiên cứu marketing, marketing phối hợp. tự học và bài tập Thi (KT) I Tổng quan về marketing và quản trị marketing 4 4 0 II Marketing phối hợp 8 III Thị trường mục tiêu, Chiến lược tiếp thị và Marketing mix 8 IV Quản trị chiến lược sản