1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

22 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 200 KB

Nội dung

Môn học ‘Quản trị chiến lược’ thuộc hệ thống kiến thức ngành quản trị. Nội dung môn học cung cấp kiến thức căn bản về các nguyên tắc quản trị chiến lược của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức trong các nền kinh tế có định hướng phát triển lâu dài. Hệ thống kiến thức bao gồm: phương pháp nhận diện, phân tích và đánh giá các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức, xây dựng kế hoạch chiến lược (bao gồm: xác định triết lý kinh doanh, tầm nhìn chiến lược, nhiệm vụ, mục tiêu và lựa chọn kế hoạch chiến lược các cấp), cách thức tổ chức thực hiện chiến lược

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ HỌC & QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Khoa: Quản Trị - Kinh Tế - Quốc Tế, Trường Đại Học Lạc Hồng

I ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT:

Môn học ‘Quản trị chiến lược’ được giảng dạy sau khi sinh viên đã học xong các môn họcnhư: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị căn bản và những môn học liên quan đến cácchức năng chuyên môn trong doanh nghiệp (như: nhân sự, marketing, tài chính, mua hàng,v.v…)

II MÔ TẢ MÔN HỌC:

Môn học ‘Quản trị chiến lược’ thuộc hệ thống kiến thức ngành quản trị Nội dung môn họccung cấp kiến thức căn bản về các nguyên tắc quản trị chiến lược của một doanh nghiệphoặc một tổ chức trong các nền kinh tế có định hướng phát triển lâu dài Hệ thống kiến thứcbao gồm: phương pháp nhận diện, phân tích và đánh giá các yếu tố của môi trường bêntrong và bên ngoài tổ chức, xây dựng kế hoạch chiến lược (bao gồm: xác định triết lý kinhdoanh, tầm nhìn chiến lược, nhiệm vụ, mục tiêu và lựa chọn kế hoạch chiến lược các cấp),cách thức tổ chức thực hiện chiến lược (như: xây dựng cơ cấu tổ chức hữu hiệu, triển khaichiến lược thành các kế hoạch tác nghiệp, điều hành các tiến trình hoạt động, xây dựng vănhóa tổ chức bền vững) và kiểm tra mang tính chiến lược các hoạt động của doanh nghiệphay tổ chức

III MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC:

1 Mục tiêu của môn học:

- Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về phương pháp quản trị chiến lược mà nhàquản trị các doanh nghiệp hoặc tổ chức ngày nay cần thực hiện để xây dựng và nâng caokhả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước theo thời gian

Trang 2

- Rèn luyện khả năng nhận thức thực trạng hoạt động của các tổ chức, các doanhnghiệp trong thực tế và thực hành xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến công việcquản trị của các doanh nghiệp hoặc các tổ chức.

2 Yêu cầu đối với sinh viên:

- Tham dự lớp học đầy đủ theo qui chế hiện hành của nhà trường

- Tham gia thảo luận hoặc làm bài tập đầy đủ theo hướng dẫn của giáo viên

- Hoàn thành bài kiểm tra quá trình từ 5 điểm trở lên

- Tham gia kỳ thi cuối môn học theo qui chế của nhà trường

Thảo luận, Bàitập, Kiểm traPhần mở đầu: Quản trị và quản trị chiến

lược

1 Phân tích các cơ hội và nguy cơ của môi

trường bên ngoài

2 Phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của

môi trường nội bộ

5 Xây dựng các định hướng chung của tổ

chức

7 Chiến lược cạnh tranh ở thị trường nước

ngoài

IV.NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC:

Phần mở đầu: QUẢN TRỊ VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

I KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ

1 Quản trị là gì?

2 Các chức năng và môi trường quản trị

Trang 3

3 Nhà quản trị.

4 Trách nhiệm xã hội và đạo đức trong quản trị

II QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

1 Quản trị chiến lược là gì?

2 Mục tiêu của quản trị chiến lược

3 Mô hình quản trị chiến lược

4 Những lợi ích của quản trị chiến lược

5 Những yêu cầu khi quản trị chiến lược

6 Quyết định chiến lược

7 Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và quản trị chiến lược

8 Phạm vi ứng dụng quản trị chiến lược

Phần 1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Chương 1 PHÂN TÍCH CÁC CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN

2 Khủng hoảng chính trị tại một quốc gia, nhất là quốc gia có mối quan hệ mua bántoàn cầu có thể ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều yếu tố khác của môi trường kinh

Trang 4

doanh trong nền kinh tế quốc gia và quốc tế Hãy dẫn chứng các mối quan hệ loạinày tác động đến các công ty của Việt Nam trong thời gian qua? Nêu một vài cơ hộihoặc nguy cơ phát sinh từ tác động của khủng hoảng chính trị ở quốc gia khác đốivới một số công ty của Việt Nam?

3 Tại sao chính sách kinh tế đối ngoại của chính phủ ở hầu hết các nước công nghiệpphát triển chịu ảnh hưởng trực tiếp của các các tập đoàn đa quốc gia ? Chứng minhvấn đề này từ thực tế

4 Các yếu tố của môi trường vĩ mô thường tác động đan xen với nhau và cùng ảnhhưởng đến hoạt động của các công ty trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Hãy chứngminh một hoặc một vài mối quan hệ dạng này ảnh hưởng đến hoạt động của các công

ty ở Việt Nam mà Anh (Chị) nhận diện được?

5 Một điều khoản của luật pháp có thể là nguy cơ đối với công ty này nhưng là cơ hộiđối với công ty khác Hãy cho một vài ví dụ tiêu biểu về tác động của một văn bảnluật pháp của Việt Nam có ảnh hưởng như vậy đối với các công ty liên quan đanghoạt động ở nước ta?

6 Khi xuất khẩu hàng tiêu dùng (nông sản, dệt may, da giày, v.v…) sang thị trường

Mỹ, các công ty của Việt Nam cần phân tích những yếu tố chủ yếu nào thuộc môitrường vĩ mô và môi trường ngành thuộc phạm vi quốc gia và quốc tế? Hãy cho một

số ví dụ tiêu biểu về yếu tố luật pháp và các chính sách của chính phủ của quốc gia

và quốc tế có liên quan?

7 Chu kỳ đời sống kinh tế của mỗi quốc gia ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt độngcủa các công ty sản xuất kinh doanh ở quốc gia đó? Cho ví dụ để chứng minh?

8 Khủng hoảng kinh tế ở các quốc gia khác có thể tác động đến kinh tế Việt Nam nóichung và một ngành kinh doanh, một công ty cụ thể nói riêng theo các mức độ vàchiều hướng khác nhau (cơ hội, nguy cơ) Làm thế nào các nhà quản trị của một công

ty có thể nhận biết những tín hiệu này để có biện pháp đối phó hữu hiệu? Cho ví dụchứng minh

9 Một công nghệ mới ra đời có thể làm cho sản phẩm của các công ty có liên quan bịlạc hậu, mất khả năng cạnh tranh; thậm chí, nó có thể xóa bỏ một ngành hàng kinhdoanh hiện tại Ở Việt Nam, các công ty của những ngành nào có thể rơi vào tìnhhuống này trong tương lai gần? Hãy chứng minh

10 Văn hóa truyền thống và văn hóa giao lưu ảnh hưởng đến triết lý kinh doanh của cáccông ty và ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng trên thị trường Hãy chứng

Trang 5

Đông ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty? Chúng ảnh hưởng như thế nào? Nêu

13 Tại sao các tổ chức xã hội cũng có khả năng chi phối các hoạt động của nhiều loạihình doanh nghiệp trong nền kinh tế? Nêu ví dụ để chứng minh từ thực tế Việt Nam?

14 Các tổ chức bảo vệ môi trường sống của con người thuộc phạm vi quốc gia hoặcquốc tế quan tâm đến những khía cạnh nào đối với hoạt động của các công ty sảnxuất hóa chất nông nghiệp? Vì sao họ quan tâm? Nêu ví dụ để chứng minh

15 Các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam sản xuất hàng nông sản xuất khẩu sangthị trường các quốc gia thừa nhận tiêu chuẩn ISO 14.000 cần quan tâm đến nhữngtiêu chuẩn cụ thể nào để sản phẩm của mình được khách hàng chấp nhận? Các nướcphát triển ban hành nhiều chính sách quản trị chất lượng nói chung khá chặt chẽ đểchi phối hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh tại quốc gia của họ, nhưng vìsao ở Việt Nam vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức? Và vấn đề gì có khảnăng xảy ra ở nước ta? Ví dụ

Chương 2 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA MÔI TRƯỜNG NỘI

2.2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ VA MỤC TIÊU CỦA TỔ CHỨC

2.2.1 Phân tích tính thích nghi của nội dung nhiệm vụ

2.2.2 Phân tích tính thích nghi của các mục tiêu

2.3 NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN CHỨCNĂNG

2.3.1 Bộ phận marketing

Trang 6

có trách nhiệm đánh giá các nhà quản trị cấp cao trong các doanh nghiệp nhà nướchoặc tổ chức nhà nước? Mục tiêu của việc đánh giá này để làm gì? Làm thế nào đểđánh giá khách quan?

3 Vì sao, nguồn nhân lực của nhiều tổ chức của Việt Nam rất phong phú nhưng khảnăng khai thác tiềm năng nhân lực còn hạn chế? Giải pháp cho vấn đề này là gì?

4 Để có thể xác định và đánh giá được giá trị tài sản vô hình mà tổ chức có được, cácnhà quản trị có trách nhiệm phải làm gì? Trong tổ chức, nơi Anh (Chị) làm việc, yếu

tố nào được xem là tài sản vô hình có giá trị và cần phát huy lợi thế này?

5 Tại sao văn hóa công ty hay văn hóa của tổ chức được xem là một nguồn lực vô hìnhcủa doanh nghiệp hay tổ chức và có tác động mạnh đến hiệu quả quản trị chiến lược?

6 Tại sao cần phân tích nhiệm vụ và các mục tiêu đang thực hiện của tổ chức theo thờigian? Nhiệm vụ và các mục tiêu dài hạn đã được xác định, nếu môi trường kinhdoanh biến động bất ngờ, các nhà quản trị có cần điều chỉnh những nội dung nàykhông? Tại sao? Ví dụ để chứng minh

7 Khi phân tích hoạt động của các chức năng chuyên môn (marketing, nhân sự, muahàng, tài chính, v.v…) trong một công ty hay một tổ chức, người phân tích cần quantâm đến những vấn đề nào? Tại sao? Ở Việt Nam, hoạt động của các chức năngchuyên môn của nhiều tổ chức hoặc nhiều doanh nghiệp truyền thống của nước tathường được các chuyên gia đánh giá là chưa chuyên nghiệp? (Ví dụ: Hoạt động

Trang 7

marketing, nhân sự, mua hàng, v.v… chưa chuyên nghiệp so với các công ty đa quốcgia) Hãy giải thích lý do?

8 Chức năng nghiên cứu và phát triển (Research and Development - R&D) đóng vai trònhư thế nào trong quá trình quản trị chiến lược? Nêu ví dụ để chứng minh vai trò củaR&D trong thực tế mà Anh (Chị) tiếp cận được?

9 Khi phân tích chức năng quản trị chất lượng của một doanh nghiệp hay một tổ chức,người phân tích cần quan tâm những vấn đề nào và để làm gì? Tại sao ở Việt Nam,khi nói đến quản trị chất lượng, nhiều tổ chức và doanh nghiệp chỉ tập trung vào tiêuchuẩn ISO (9000, 14000) và phần lớn còn dừng lại mức độ “được chứng nhận”? Cóvấn đề gì cần bàn bạc ở đây không? Nếu doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóasang thị trường Mỹ, Nhật, Nga, v.v… thì việc quản trị chất lượng cần được thực hiệnnhư thế nào?

10 Cho đến hiện nay, phần lớn các tổ chức của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệpnói riêng thường thiếu chức năng thông tin trong cơ cấu tố chức? Tại sao có hiệntượng đó? Việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc quản trị trong thực tếtrước mắt và lâu dài? Ví dụ để chứng minh

Chương 3 QUẢN TRỊ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

3.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

3.1.1 Quản trị thông tin là gì?

3.1.2 Lợi ích của việc quản trị thông tin

3.2 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ THÔNG TIN

3.2.1 Mô hình quản trị thông tin môi trường

3.2.2 Nội dung các giai đoạn của quá trình quản trị thông tin

CÂU HỎI VÀ CÁC VẤN ĐỀ:

1 Tại sao thông tin môi trường được xem là một nguồn lực hay một yếu tố đầu vàoquan trọng của các doanh nghiệp trong quá trình quản trị chiến lược kinh doanh?Chứng minh điều này từ thực tế?

2 Để biết rõ nhu cầu về các loại thông tin môi trường kinh doanh, các nhà quản trị dựavào những cơ sở nào? Hãy cho biết những loại thông tin cần thiết ở bên trong và bênngoài công ty, được sử dụng để phát triển các chiến lược marketing cạnh tranh đốivới một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể - nơi Anh (Chị) nghiên cứu hay làm việc?

3 Muốn thu thập thông tin môi trường bên ngoài công ty ở một quốc gia khác, cácthành viên của hệ thống thông tin sẽ dựa vào những nguồn cung cấp nào? Cho ví dụ

Trang 8

4 Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng hàng đầu của kinh tế Việt Nam.Những năm qua, nhiều sản phẩm chủ yếu của ngành này như: lúa gạo, cà phê, cao su,các loại cây ăn trái, các sản phẩm chăn nuôi, v.v… phát triển chưa ổn định (lúc thừa,lúc thiếu), các nhà sản xuất luôn bị động với thị trường; vì vậy, hiệu quả sản xuấtkinh doanh của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp chưa cao so với tiềm năng sẵn có.

a Anh (Chị) hãy cho biết những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là gì?(Hay yếu tố nào của môi trường kinh doanh tác động?)

b Muốn chủ động trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nông nghiệp cần phảilàm gì?

c Để phát triển ổn định các loại sản phẩm nông nghiệp của nước ta, các doanh nghiệpnông nghiệp cần có những thông tin gì về môi trường kinh doanh? Làm thế nào thuthập được những thông tin này? Hãy cho ví dụ?

d Cơ quan quản lý ngành cần phải làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp củanước ta phát triển thuận lợi?

5 Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam khôngbiết rõ sản phẩm của mình được bán ở đâu, bán cho ai, mức giá bán lẻ là bao nhiêu,người sử dụng cuối cùng phản ứng như thế nào khi mua và sử dụng sản phẩm, v.v…

vì họ chỉ bán hàng cho các công ty trung gian xuất nhập khẩu Do đó, các doanhnghiệp này không thể biết được nhu cầu, mong muốn, thị hiếu của người tiêu dùng,không biết được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm nói riêng và các yếu tố kháctrong lĩnh vực marketing của công ty nói chung so với các đối thủ cạnh tranh ở thịtrường nước ngoài Hiểu biết về môi trường kinh doanh ở các quốc gia thị trường vẫncòn là ẩn số của nhiều công ty sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam! Hãy cho biết:

a Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam làm thế nào để tìm

ra những ẩn số về môi trường kinh doanh ở các khu vực thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa mình?

b Tại Việt Nam, các doanh nghiệp này có thể tìm nguồn cung cấp thông tin môi trườngkinh doanh bên ngoài quốc gia ở đâu? Nếu một doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩusang thị trường Mỹ, những nơi nào có thể cung cấp thông tin về thị trường này?

6 Tại sao nhiều nhà quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng số liệuthống kê quá khứ để dự báo tương lai? (Ví dụ: Dự báo qui mô nhu cầu một loại sảnphẩm cụ thể nào đó để lâïp kế hoạch sản xuất trong tương lai) Nếu chỉ dự báo bằngcác dữ liệu quá khứ đơn thuần, doanh nghiệp có thể gặp những rủi ro nào? Ví dụ

Trang 9

7 Một số nhà nghiên cứu nhận xét rằng: “Các nhà quản trị của nhiều công ty Việt Namchưa hiểu rõ chính mình bằng những nhà quản trị của các công ty đa quốc gia của cácnước phát triển hiểu biết về họ!” Hãy bình luận ý kiến này? Vì sao có nhận xét đó?

8 Khi bàn luận việc hình thành hệ thống thông tin để quản trị thông tin môi trường kinhdoanh, một số người cho rằng: “Công việc này quá phức tạp và tốn kém, khi nào cần

ra quyết định thì yêu cầu nhân viên thu thập các dữ liệu có sẵn trong nội bộ công tyhoặc hỏi ý kiến người quản lý các bộ phận chuyên môn là đủ rồi…” Anh (Chị) cóđồng ý với ý kiến này không? Tại sao?

9 Hãy cho biết vì sao nếu bỏ qua một cơ hội thị trường hấp dẫn, công ty có thể gặpnhiều nguy cơ trong tương lai? Và tại sao nếu ngăn chặn được một nguy cơ kịp thời,công ty có thể tạo ra được những cơ hội thị trường mới? Nêu ví dụ để chứng minh

Phần 2 HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Chương 4 TIẾN TRÌNH LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

4.1 NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

4.1.1 Các yếu tố bên trong

4.1.2 Các yếu tố bên ngoài

4.2 PHÂN TÍCH DANH MỤC VỐN ĐẦU TƯ

4.2.1 Các phương pháp phân tích danh mục vốn đầu tư chủ yếu

4.2.2 Tiến trình phân tích

4.3 ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC KHẢ THI

4.3.1 Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược

4.3.2 Đề xuất các chiến lược khả thi

4.4 ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG.4.4.1 Đánh giá các chiến lược đã được đề xuất

4.4.2 Quyết định chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường kinh doanh.CÂU HỎI VÀ CÁC VẤN ĐỀ:

1 Tại sao lựa chọn chiến lược kinh doanh cần phải tiến hành qua một số bước cơ bản?Làm rõ các lợi ích

2 Hãy giải thích vì sao phải phân tích danh mục vốn đầu tư trong tiến trình lựa chọnchiến lược kinh doanh? Nêu ví dụ để chứng minh

3 Các nhà quản trị cấp cao của các công ty đa ngành có những lợi ích gì khi sử dụng

ma trận danh mục vốn đầu tư SWOT để lựa chọn chiến lược kinh doanh?

Trang 10

4 Hãy giải thích mối quan hệ giữa các chiến lược có thể lựa chọn trong mỗi ô trên matrận danh mục vốn đầu tư SWOT với đơn vị kinh doanh có vị trí tương ứng? Cho ví

8 Tạo sao quan điểm của nhà quản trị cấp cao ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lượckinh doanh? Hãy chứng minh điều này

9 Các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào nói chung, cung cấp nguyên vật liệu nói riêng

và khách hàng mục tiêu ảnh hưởng như thế nào đối với việc lựa chọn chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp ? Hãy nêu một số ví dụ

10 Hãy giải thích vì sao những người có quyền lợi trong doanh nghiệp như: Cổ đông,các thành viên của tổ chức, v.v… thường có xu hướng phản đối việc lựa chọn cácchiến lược có tính mạo hiểm như: Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa, v.v…?

11 Nếu không đánh giá các chiến lược đã đề xuất trước khi lựa chọn chiến lược chínhthức, những rủi ro gì có thể xảy ra đối với doanh nghiệp?

12 Vì sao cho đến giai đoạn hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có kế hoạchchiến lược kinh doanh chính thức, nhất là chiến lược cạnh tranh? Hãy làm rõ lý do vàcho biết những bất lợi mà doanh nghiệp nước ta có thể gặp trong quá trình phát triển?

Chương 5 XÂY DỰNG CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA TỔ CHỨC

5.1 HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ KINH DOANH

5.1.1 Triết lý kinh doanh là gì?

5.1.2 Vai trò của triết lý kinh doanh

5.1.3 Phương pháp hình thành triết lý kinh doanh

5.1.4 Nội dung cơ bản của văn bản triết lý kinh doanh

5.2 PHÁT TRIỂN TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC 5.2.1 Phát triển tầm nhìn chiến lược

Trang 11

để hình thành triết lý kinh doanh? Tại sao? Hãy cho biết vì sao quan điểm trong triết

lý kinh doanh cần hoặc có thể thay đổi theo thời gian và không gian? Nêu ví dụ đểchứng minh?

3 Vì sao trong các tổ chức nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, cácnhà quản trị cấp cao khó có thể hình thành triết lý hoạt động hay triết lý kinh doanhchính thức? Làm rõ lý do và cho biết giải pháp nào có thể khắc phục khó khăn này?

4 Hãy giải thích tại sao trong nội dung triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp hàngđầu trên thế giới, các nhà quản trị cấp cao và/hoặc chủ sở hữu đều định hướng cácchuẩn mực về đạo đức (đạo lý làm người, đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp vàđạo đức kinh doanh) và các trách nhiệm xã hội trong tiến trình quản trị chiến lược?Chứng minh lý do của quyết định này trong thực tế?

5 Thế nào là tầm nhìn chiến lược? Nó đóng vai trò gì trong quá trình quản trị chiếnlược của các doanh nghiệp? Chứng minh? Những căn cứ nào có thể giúp nhà quản trịcủa các doanh nghiệp hay các tổ chức hình thành được một tầm nhìn chiến lược cógiá trị? Tầm nhìn chiến lược và nhiệm vụ của tổ chức trong từng kỳ có mối quan hệvới nhau như thế nào? Làm rõ mối quan hệ này

6 Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng như các loại hình tổ chức khác đều vạch racác nhiệm vụ của mình trong các văn bản kế hoạch, nhất là khi khởi đầu công việchay khởi nghiệp, nhưng vì sao phần lớn nội dung nhiệm vụ của các tổ chức này cóthể “quá rộng hoặc quá hẹp” so với khả năng thực hiện trong thực tế? Tại sao có hiệntượng đó? Các nhà quản trị cần phải làm gì trong các tình huống “quá rộng hoặc quáhẹp” này?

Ngày đăng: 02/02/2015, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w