1. Không chỉ giới thiệu về “Quy tắc, quy định của nhà máy” mà chúng tôi còn quan tâm tới làm thế nào để nhà máy khiến công nhân làm theo quy tắc và làm thế nào để các bạn huấn luyện những công nhân vi phạm quy tắc. 2. Ai là người phụ trách việc công nhân thực hiện theo quy tắc và quy định. 3. Làm ơn giải thích nhiệm vụ hàng ngày của QAQC (tần suất và chi tiết của từng lần kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất, huấn luyện công nhân, đưa ra những quyền hạn…) 4. Quy tắc khi bước vào xưởng. Kiểm soát đồng phục (nghiêm cấm mang điện thoại, nhẫn cưới, hoa tai và các phụ trợ khác), rửa tay, vệ sinh môi trường. 5. Làm ơn giải thích quản lý 5S trong khu phối trộn. 6. Làm ơn giải thích quy trình làm sạch dây chuyền sản xuất. (QC hay giám sát là người kiểm tra sau vệ sinh). Có bản ghi chép không? Tần suất tiến hành vệ sinh? 7. Công nhân có mặc đồng phục công ty trong suốt quá trình làm việc không? Đồng phục cho giám sát viênQC có khác đồng phục cho công nhân khôn
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn TRƯỜNG CAO ĐẢNG KIH TẾ VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Báo cáo thực tập tại nhà máy bánh kẹo THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI NHÀ MÁY BÁNH KẸO Hải Phòng 1/2015 YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG 5S 1. Không chỉ giới thiệu về “Quy tắc, quy định của nhà máy” mà chúng tôi còn quan tâm tới làm thế nào để nhà máy khiến công nhân làm theo quy tắc và làm thế nào để các bạn huấn luyện những công nhân vi phạm quy tắc. 2. Ai là người phụ trách việc công nhân thực hiện theo quy tắc và quy định. 3. Làm ơn giải thích nhiệm vụ hàng ngày của QA/QC (tần suất và chi tiết của từng lần kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất, huấn luyện công nhân, đưa ra những quyền hạn…) 4. Quy tắc khi bước vào xưởng. Kiểm soát đồng phục (nghiêm cấm mang điện thoại, nhẫn cưới, hoa tai và các phụ trợ khác), rửa tay, vệ sinh môi trường. 5. Làm ơn giải thích quản lý 5S trong khu phối trộn. 6. Làm ơn giải thích quy trình làm sạch dây chuyền sản xuất. (QC hay giám sát là người kiểm tra sau vệ sinh). Có bản ghi chép không? Tần suất tiến hành vệ sinh? 7. Công nhân có mặc đồng phục công ty trong suốt quá trình làm việc không? Đồng phục cho giám sát viên/QC có khác đồng phục cho công nhân không? Phương pháp đánh giá dự phòng cho khu vực nguyên liệu nhiễm bẩn. a. Có quá trình nào để loại bỏ những chất lạ từ nguyên liệu thô trước khi phối trộn ( VD: rửa, sang…) b. Phương pháp đánh giá dự phòng cho phòng phối trộn được kiểm soát tốt? c. Máy dò kim loại đặt ở đâu? Có khả năng lây nhiễm sau khi dò kim loại không? d. Bạn kiểm soát sản phẩm bị loại ra bằng máy dò kim loại như thế nào? Có quy tắc nào không? Có ghi chép không? Bạn có tiến hành điều tra nguồn gốc của chất lạ không? Quy tắc in date - Quy tắc in date? Ai là người lập date? Khi nào? Như thế nào? - Bạn có tiến hành kiểm tra trực quan sau in date không? - Phương pháp tránh lỗi in date nếu mực in chảy ra ngoài. Bao gói - Quá trình kiểm tra lỗ kim, tần suất, ghi chép cho bao gói từng chiếc. - Kiểm tra điều kiện bao gói cho gói lớn/ hộp (quá trình, tần suất, ghi chép) Kiểm tra trước giao hang và ghi chép - Có kiểm tra trước giao hàng không? Các thông số và tiêu chí chấp nhận/đồng ý là gì? Các vấn đề khác - Kiểm tra mùi của vật liệu bao gói ( người phụ trách thực hiện, phương pháp, tần suất, ghi chép)=> để mùi nhẹ hơn. - Có lưu mẫu không? Nếu có, lưu mẫu bao lâu? - Bạn kiểm soát số lượng gói trên hộp như thế nào? (quá trình kiểm tra trọng lượng) Kiểm tra in Sau khi nhận những mẫu thiết kế, chúng tôi không thể thăm phòng in cho quá trình kiểm tra màu. Chúng tôi đánh giá cao nếu bạn có thể in thay chúng tôi và kiểm tra kép những điểm sau: - Kích thước hộp ( 235mx 190m x52m) - Màu cơ bản ( giống mẫu Thái Lan) - Màu bánh trứng (giống mẫu Thái Lan) - Kiểm tra thông tin sai ( so sanh với file thiết kế) - Mã vạch ( có thể scan) - Chỗ mở hộp ( giống mẫu Thái Lan) - Vị trí in date ( kiểm tra liệu có đủ khoảng trống) - Lịch giao hàng - Giao hàng nhiều lần - Kiểm tra mẫu in – gửi ảnh, gửi hộp thực tế sau in ĐÁP ỨNG CỦA NHÀ MÁY, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN VƯỚNG MẮC QUẢN LÝ 5S TRONG KHU PHỐI TRỘN Xưởng bánh trứng 1. Sàng lọc - Kiểm tra nguyên liệu trước sản xuất: nguyên liệu còn hạn sử dụng, cảm quan tốt, tạp chất cần được loại bỏ. Các nguyên liệu không đảm bảo được loại ra trước khi vào phòng phối trộn - Kiểm tra vệ sinh thiệt bị, dụng cụ, nhà xưởng - Các dụng cụ, nguyên liệu không thuộc khu vực phối trộn cần được loại bỏ 2. Sắp xếp - Sắp xếp thiết bị đúng vị trí theo quy định - Sắp xếp nguyên vật liệu đúng vị trí và theo thứ tự sao cho việc sản xuât là thuận lợi nhất, nguyên liệu cho trước, nguyên liệu cho sau trong quá trình phối trộn. - Sắp xếp vị trí để nguyên vật liệu riêng, vị trí để dụng cụ riêng, vị trí để các khay đồ đã sử dụng riêng. Tất cả các vị trí phải có biển ghi dễ nhận biết và có hướng dẫn cụ thể. 3. Sạch sẽ - Các dụng cu, thiết bị và nhà xưởng luôn sạch sẽ và đảm bảo an toàn vệ sinh - Các nguyên liệu cần được làm sạch và loại bỏ tạp chất trước khi sản xuất 4. Săn sóc - Duy trì 3S trên. Luôn kiểm tra lại và đảm bảo các khâu trên theo đúng quy định đã đưa ra. - Kiểm tra định kỳ công tác thực hiện. 5. Sẵn sàng - Công nhân luôn ý thức chuẩn bị tốt các khâu trên. - Luôn đảm bảo các mẻ phối trộn cũng như toàn ca sản xuất đảm bảo các chỉ tiêu đã đặt ra. Phương pháp đánh giá dự phòng cho phòng phối trộn được kiểm soát tốt - Không đập trứng trước khi phối trộn quá 30 phút - Kiểm soát thời gian quay ở các tốc độ khác nhau. - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới thời gian đánh trứng, bột nên cần có biện pháp hay những thay đổi phù hợp với điều kiện môi trường nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, chất lượng đồng đều. - Kiểm tra dịch nhão sau phối trộn của từng mẻ trộn. Đạt cho chạy tiếp. Không đạt tìm nguyên nhân, khắc phục. - Ghi chép các thông số của từng mẻ bột. QUY TẮC IN DATE I/ Phạm vi áp dụng -Áp dụng cho các sản phẩm đang sản xuất tại nhà máy II/ Quy tắc 2.1. Người lập - Nhân viên phụ trách lập và in date sẽ phụ trách lập date theo đúng quy định 2.2. Thời gian lập date - Date được lập trước mỗi ca sản xuất 2.3. Quy cách lập date - In đúng ngày sản xuất, hạn sử dụng - Tùy loại sản phẩm in 8 tháng hoặc 1 năm - Ngày của hạn sử dụng sẽ để trước ngày của ngày sản xuất 1 ngày. - Ngày sản xuất và hạn sử dụng PROD, EXP hay BEST BEFORE là theo yêu cầu khách hàng 2.4. Kiểm tra - Kiểm tra sau lập date -Kiểm tra lại sau in date III/ Biện pháp phòng ngừa, khắc phục - Các mẫu date lập ra không đúng quy cách, yêu cầu khách hàng phải loại bỏ, lập và in lại. - Mực in bị chảy: có khay hứng mực tránh rây ra bao bì sản phẩm. Nâng cao chất lượng dự án Kế hoạch thực hiện dự án có thể nói là sự phát triển của tính khả thi về mặt kỹ thuật trong quá trình nghiên cứu tính khả thi. Nghiên cứu tính khả thi nên miêu tả tất cả các nhiệm vụ và tiến độ, sự sắp xếp nhân viên tương ứng cần phải hoàn thành trong quá trình thực hiện, liệt kê các điều kiện yêu cầu của dự án. Sau khi định nghĩa hoàn chỉnh tất cả những vấn đề cần kiểm nghiệm và kiểm tra nhân viên liên quan, kế hoạch thực hiện phải được ban ngành cấp trên trực thuộc dự án kiểm tra và bảo đảm thống nhất với quy phạm của công ty. Hơn nữa, trong các giai đoạn thực hiện dự án, các ban ngành phải không ngừng sửa đổi "kế hoạch thực hiện thống nhất" để phản ánh tình trạng phía trước của dự án. Thông thường, nội dung của kế hoạch quản lý chất lượng dự án bao gồm: tóm tắt hình thành dự án, mục tiêu tổng thể và phân tích, giải thích khác của dự án, sắp xếp cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng dự án, quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn và văn bản căn cứ để điều hành chất lượng dự án, trình tự điều hành chất lượng dự án. Các bước đề ra kế hoạch quản lý chất lượng dự án gồm: - Tìm hiểu tình hình cơ bản của dự án, thu thập dự án có liên quan hoặc dự án tương tự. Giai đoạn đề ra kế hoạch quản lý chất lượng dự án nên tập trung tìm hiểu các nội dung cụ thể như mục tiêu chất lượng dự án trong quá trình hình thành các công trình và pháp nhân của dự án, phương pháp thực hiện dự án đã xác định. Tất cả các tài liệu cần thu thập chủ yếu thể hiện các vấn đề như quy phạm thi công, quy trình thực hiện, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và các công trình - dự án tương tự. - Xác định cây mục tiêu chất lượng dự án, lập hồ sơ cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng dự án - Chúng ta phải căn cứ mục tiêu tổng thế chất lượng dự án, sự hình thành và kế hoạch nhỏ hơn để tiến hành phân tích, lý giải sơ bộ, xây dựng câu mục tiêu chất lượng dự án. - Sau đó căn cứ vào quy mô công trình dự án, đặc điểm dự án, tổ chức thi công, kế hoạch tiến độ tổng công trình và cây mục tiêu chất lượng dự án đã xây dựng, sắp xếp nhân lực quản lys các cấp. xây dựng cơ cấu quản lý chất lượng dự án. - Đề ra trình tự điều hành chất lượng dự án và những vấn đề khác. - Trình tự điều hành chất lượng dự án chủ yếu bao gồm trình tự xác định và kiểm nghiệm ban đầu, trình tự kiểm tra chất lượng trong quá trình thực hiện dự án, trình tự điều hành những sản phẩm dự án không đạt tiêu chuẩn, trình tự điều hành chất lượng được ghi chép lại của dự án tương tự được thực hiện và nghiệm thu khi bàn giao công trình. Việc lưu giữ hồ sơ có hiệu quả và chính xác đóng vai trò quan trọng trong áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Các thủ tục quản lý chất lượng phải được ghi thành văn bản. Việc lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ phải phù hợp với tính chất và quy mô của quá trình hoạt động. Các loại tài liệu là: phân tích mối nguy, xác định các quản lý chất lượng, xác định ngưỡng tới hạn. Các loại hồ sơ bao gồm: Hồ sơ giám sát quản lý chất lượng, hồ sơ về các sai lệch và những hành động khắc phục kèm theo, hồ sơ về hoạt động thẩm tra. Ngoài các bước nêu trên, để thực thi kế hoạch quản lý chất lượng hiệu quả thì việc đào tạo nhận thức của công nhân viên trong cơ sở về các nguyên tắc và các ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng là những yếu tố quan trọng. Thông qua việc nâng cao hiểu biết của toàn thể cán bộ công nhân viên về vấn đề chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng sẽ tạo ra sự đồng lòng nhất trí trong quá trình thực hiện quản lý chất lượng. Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận. Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau: * Đánh giá trước chứng nhận:Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện. * Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận (hay còn gọi là bên đánh giá độc lập thứ ba) là tổ chức được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn phù hợp ISO.Số lượng các tổ chức công nhận càng lớn càng chứng tỏ mức độ uy tín và tính thừa nhận quốc tế của Tổ chức chứng nhận. Tiến hành đánh giá chứng nhận. Công ty sẽ lựa chọn một tổ chức chứng nhận có uy tín nhằm đảm bảo một hệ thống hoạt động hiệu quả, mang lại giá trị gia tăng thực sự. Sau đó, tổ chức chứng nhận đã được lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống của công ty. Duy trì hệ thống sau khi chứng nhận. Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại được phát hiện qua quá trình đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động khắc phục theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống của công ty. . KIH TẾ VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Báo cáo thực tập tại nhà máy bánh kẹo THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI NHÀ MÁY BÁNH KẸO Hải Phòng 1/2015 YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG 5S 1. Không chỉ. theo yêu cầu khách hàng 2.4. Kiểm tra - Kiểm tra sau lập date -Kiểm tra lại sau in date III/ Biện pháp phòng ngừa, khắc phục - Các mẫu date lập ra không đúng quy cách, yêu cầu khách hàng phải. Vị trí in date ( kiểm tra liệu có đủ khoảng trống) - Lịch giao hàng - Giao hàng nhiều lần - Kiểm tra mẫu in – gửi ảnh, gửi hộp thực tế sau in ĐÁP ỨNG CỦA NHÀ MÁY, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN VƯỚNG MẮC QUẢN