1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

118 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 670,3 KB

Nội dung

Công ty Cổ phần Đại Hữu và Phát triển Dầu Khí tiến hành đầu tư xây dựng công trình mỏ đá La Đồng với công suất khai thác là 400.000m3 đá nguyên khối/năm tương đương 500.000m3 đá thành ph

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Tóm tắt về xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của dự án

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ về mọi mặt Tốc độ xây dựng ngày càng cao, cùng với đó là hàng loạt công trình xây dựng nhà ở và khu công nghiệp ra đời Mặt khác đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà cũng rất lớn Từ thực tế đó, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng, trong đó có đá vôi đang ngày càng tăng

Công ty Cổ phần Đại Hữu và Phát triển Dầu Khí tiến hành đầu tư xây dựng công trình mỏ đá La Đồng với công suất khai thác là 400.000m3 đá nguyên khối/năm (tương đương 500.000m3 đá thành phẩm/năm) nhằm khai thác và chế biến có hiệu quả đá làm vật liệu xây dựng cho ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng như các địa phương khác trong cả nước

Mỏ đá La Đồng đi vào hoạt động sẽ là điều kiện thuận lợi để cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, giao thông, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng, góp phần vào việc quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, chấm dứt tình trạng khai thác tự do, trái phép ở khu vực, đồng thời đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế và các khoản lệ phí quy định khác

Thực hiện Luật bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Đại Hữu và Phát triển Dầu Khí tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án đầu

tư xây dựng công trình mỏ đá La Đồng với công suất khai thác là 400.000m3 đá nguyên khối /năm tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

1.2 Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Hội đồng quản trị Công ty

1.3 Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển

Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ đá La Đồng với công suất khai thác là 400.000m3 đá nguyên khối/năm tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

là dự án đầu tư mới, đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng chất lượng cao của tỉnh Thái Nguyên, phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của Nhà nước cụ thể như:

Trang 2

- Luật Đầu tư ngày 29/11/2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

- Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC LẬP ĐTM

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ v/v sửa đổi

bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 v/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/4/2007 về quản lý chất thải rắn;

Trang 3

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/ 02 /2009 của Chính phủ về quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ v/v sửa đổi,

bổ sung một số điều của nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 02/12/2003 v/v phê duyệt chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 16/2009/BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 25/2009/BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 160/2005/ND-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Khoáng sản và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật khoáng sản;

- Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18/6/2007 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn;

- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

- Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên: TCVN-5326-2008

2.2 Căn cứ kỹ thuật

Trang 4

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

- Số liệu, tài liệu về kinh tế - xã hội xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2010;

- Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đồng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ đá La Đồng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên QCVN 04:2009/BCT ban hành theo thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 7/7/2009 của Bộ

Công thương

- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số của kim loại nặng trong đất được ban hành kèm theo Quyết định

số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm: 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan;

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

+ 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

+ 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;+ 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông tư

số 16/2009/BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

+ QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

+ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

Trang 5

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông

tư số 25/2009/BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

+ QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

+ QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông

tư số 39/2010/BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

2.4 Nguồn cung cấp tài liệu, dữ liệu

- Số liệu khảo sát điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội, xã La Hiên, huyện

Võ Nhai do UBND xã La Hiên cung cấp năm 2011

- Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực dự án và các khu vực xung quanh do Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện tháng 4/2011

Các tài liệu tham khảo

1 GS.TS Trần Ngọc Trấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - tập 1, Nxb

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2004

2 GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nxb Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội, 2003

3 Trần Đức Hạ, Quản lý môi trường nước, Nxb Khoa học kỹ thuật, 2006

4 PGS TSKH Nguyễn Xuân Nguyên - Công nghệ xử lý nước thải - Trung

tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường

5 GS.TS Lâm Minh Triết - Kỹ thuật môi trường - Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh,

2006

6 Lê Trình, Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, Nxb

khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2000

7 Sổ tay về công nghệ môi trường - tập 1: Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất

Trang 6

8 Cẩm nang Công nghệ và thiết bị mỏ - tập 1: Khai thác mỏ lộ thiên,Nxb

khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2006.

9 Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên các năm 2007, 2008, 2009

10 Một số tài liệu có liên quan khác

3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

Các phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận được sử dụng

để lập báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đồng,

xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên bao gồm:

Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý

các số liệu về: Khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực thực hiện dự án

Phương pháp liệt kê: Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê

đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế xã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của dự án, bao gồm cả quá trình thi công xây dựng cơ bản, quá trình dự án đi vào hoạt động sản xuất

Phương pháp mạng lưới: Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực

tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện dự án

Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các vấn đề về môi trường và kinh

tế xã hội thông qua phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện dự án

Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh

với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không

khí, tiếng ồn, môi trường nước, đất tại khu vực dự án bằng phương pháp tiến hành

đo đạc, quan trắc và lấy mẫu các thành phần môi trường nền

Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan

truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí và môi trường nước, từ đó xác

Trang 7

định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước do các hoạt động của dự án gây ra.

Phương pháp ma trận môi trường: Đánh giá tổng hợp các tác động của dự án Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn) Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tuỳ theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi dự án triển khai

Phương pháp chuyên gia: Báo cáo ĐTM sau khi được dự thảo sẽ được gửi đi

xin ý kiến các nhà khoa học, quản lý địa phương trước khi làm thủ tục xin thẩm định, phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về bảo vệ môi trường (BVMT) Các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học sẽ được nhóm soạn thảo nghiêm túc tiếp thu, bổ sung và chỉnh sửa vào báo cáo ĐTM nhằm hoàn thiện báo cáo, vừa mang tính khoa học và tính thực tiễn cao

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đại Hữu và Phát triển Dầu Khí

Địa chỉ: Số 121, đường Bắc Nam, tổ 19 phường Gia Sàng , thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 0280.3737.226 Fax: 0280.3737.226

Đại diện: Ông Xuân Thế Điều Chức vụ: Giám đốc

Danh sách những người tham gia lập báo cáo:

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh

Trang 8

Địa chỉ : số 444, tổ 22, phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

Điện thoại: 0280 2468.999 Fax: 0280.375.6262

Website: www.hieuanh.com.vn

Giám đốc: Trần Mạc Hoài Nam

Danh sách cán bộ Công ty tham gia lập báo cáo:

1 Ngô Thanh Quân Kỹ sư môi trường Trưởng phòng KH-KD

2 Vũ Sỹ Tùng Kỹ sư môi trường Nhân viên KHKD

3 Hoàng Thị Hương Kỹ sư môi trường Trưởng phòng ĐTM

4 Hoàng Hồng Hạnh Kỹ sư môi trường Nhân viên phòng ĐTM

5 Nguyễn Hồng Nhung Kỹ sư môi trường Nhân viên phòng ĐTM

6 Ngô Thúy Liên Kỹ sư môi trường Nhân viên phòng ĐTM

Trang 9

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1 TÊN DỰ ÁN

Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ đá La Đồng

Xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 1.2 CHỦ DỰ ÁN

- Tên cơ quan chủ dự án: Công ty cổ phần Đại Hữu và Phát triển Dầu Khí

- Địa chỉ liên hệ: Số 121, đường Bắc Nam, tổ 19, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Điện thoại: 0280.3737.226 Fax: 0280.3737.226

- Đại diện dự án: Ông Xuân Thế Điều Chức vụ: Giám đốc

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Mỏ đá La Đồng thuộc xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có diện tích 16,79ha, nằm cách thị trấn La Hiên khoảng 5 km theo đường Quốc lộ 1B hướng Thái Nguyên - Lạng Sơn

Mỏ được giới hạn bởi các điểm góc xác định trên bản đồ địa hình, hệ toạ độ VN2000 như sau:

Bảng 1.1 Tọa độ các điểm giới hạn mỏ đá La Đồng

Số thứ tự Tên

điểm

Tọa độ VN-2000 (KT 105 - múi 6)

Trang 10

khoảng 500m Việc đi lại trong vùng chủ yếu là đường mòn liên xóm Nhìn chung,

do khu vực dự án nằm gần đường quốc lộ 1B nên giao thông đi lại trong vùng tương đối thuận lợi cho công tác khai thác

Khu vực mỏ nằm trên sườn núi có độ cao từ +70 đến +340m thuộc dãy núi Lân Hồng, địa hình vùng núi thấp đến trung bình Sườn núi có độ dốc 30-350, phần phía Đông Bắc dốc hơn khoảng 400 Phía Nam khu vực mỏ là thung lũng hẹp trước núi

Phía Nam khu vực mỏ có một suối nhỏ Suối này bắt nguồn từ sườn của dãy Núi Voi chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Đoạn thung lũng suối ở chân núi thường bị ngập nước sau các trận mưa to, chiều sâu mực nước có thể đến >2m, thời gian ngập nước từ vài ngày đến hàng tháng (vào mùa mưa)

Cách khu vực mỏ về phía Nam (khoảng 500m) là khu dân cư thuộc thôn La Đồng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Phần đông dân cư của thôn

La Đồng tập trung chủ yếu ở dọc đường giao thông Dân cư chủ yếu là dân tộc Tày

và dân tộc Nùng, họ sống bằng nghề nông và chăn nuôi Nhìn chung kinh tế nhân dân còn nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất mang tính chất tự cung, tự cấp Trong vùng chưa có các cơ sở công nghiệp lớn

Trong khu vực dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử phải bảo tồn Do đó, việc đầu tư dự án xây dựng công trình mỏ đá La Đồng trong khu vực này tương đối thuận lợi

Trang 11

Sơ đồ vị trí địa lý của dự án

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1 Mục tiêu và quy mô của dự án

- Tạo việc làm, thu nhập cho lao động của Công ty, cho nhân dân địa phương, góp phần cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng cho địa phương

Trang 12

- Góp phần vào việc quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, chấm dứt tình trạng khai thác tự do, trái phép ở khu vực.

- Góp phần đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế và các khoản lệ phí quy định khác

1.4.1.2 Quy mô của dự án

Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ đá La Đồng với công suất khai thác 400.000m3 đá nguyên khối/năm(tương đương 500.000m3 đá thành phẩm/năm) được đầu tư xây dựng trên tổng diện tích đất sử dụng là 22,305 ha

Trong đó: - Diện tích khai trường là 16,79ha;

- Diện tích bãi thải là 8.500m2;

- Diện tích khu văn phòng là 2.000m2

- Mặt bằng sân công nghiệp là 44.500m2;

- Kho mìn + hàng rào bảo vệ là 150m2

- Đầu tư thiết bị khai thác, vận tải và phục vụ;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng: tuyến đường vận chuyển, trạm biến áp…

Bảng 1.2 Danh mục các hạng mục công trình của dự án

TT Hạng mục công trình Đơn vị Số lượng Kết cấu công trình

- Tường xây gạch, đổ mái bằng

- Hàng rào thép gai bảo vệ

2 Kho chứa vật liệu nổ công nghiệp m2 15 Kho chứa vật liệu nổ công nghiệp

3 Đường vào công trường m 550 Đường cấp phối

Trang 13

(Xem bản vẽ tổng mặt bằng mỏ được đính kèm tại phần phụ lục )

1.4.4 Danh mục máy móc, thiết bị tham gia thi công

Bảng 1.4 Bảng tổng hợp các máy móc, thiết bị tham gia thi công

TT Loại máy và thiết bị Công suất - dung tích

Trang 14

+ Khai thác: Công trường khai thác Mỏ đá La Đồng là công trường khai thác

lộ thiên, sản xuất theo chế độ 1 ca/ngày nên nhu cầu điện cho khai thác chủ yếu phục vụ máy nén khí

+ Chế biến: Cung cấp điện cho máy đập, máy nghiền, sàng, băng tải.

+ Sinh hoạt: Điện thắp sáng bảo vệ công trường, điện sinh hoạt cho cán bộ,

công nhân viên, sửa chữa thiết bị Phụ tải tính toán là 20kw

* Nguồn cung cấp điện:

Tại khu vực khai thác lắp đặt một trạm biến áp 400 KVA lấy điện từ đường điện 35kV/0,4 chạy qua khu mỏ

Trang 15

nhân của mỏ dự kiến 50 người Vậy tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt cần: 5m3/ngày đêm.

Mỏ đá La Đồng do khai thác đá lộ thiên nên không sử dụng nước trong quá trình khai thác

Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng nước sạch của mỏ

* Nguồn cung cấp nước

- Tại khu vực nhà điều hành sản xuất mỏ sẽ đầu tư 1 giếng khoan để cung cấp nước cho sinh hoạt

- Nước tưới đường được lấy từ khe suối chảy từ trên núi xuống

1.4.5.3 Nhu cầu nguyên nhiên liệu khác

Bảng 1.7 Nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng công trình cơ bản

Bảng 1.8 Tổng hợp khối lượng dầu, thuốc nổ, phụ kiện nổ

Trang 16

- Vị trí kho mìn cách ranh giới mỏ là 252m và khu nhà điều hành là 100m.

1.4.5.5 Công tác thoát nước mỏ

Mỏ đá La Đồng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai toàn bộ khoáng sản nằm trên mặt cao hơn mặt địa hình nên lượng nước chảy vào khai trường chủ yếu là nước mặt (nước mưa) Độ cao thiết kế kết thúc khai thác là +75 (mặt bằng kết thúc khai thác), nằm trên mức nước tự chảy, rất thuận lợi cho công tác thoát nước mỏ

1.4.5.6 Công tác vận tải mỏ

Mỏ đá La Đồng áp dụng hệ thống khai thác theo lớp dốc đứng, chuyển tải đất

đá bằng nổ mìn nên không sử dụng thiết bị vận tải từ mặt tầng công tác xuống chân tuyến

Vận tải trên sân công nghiệp (từ bãi xúc chân tuyến đến trạm đập) với cự ly 1000m, sử dụng ôtô tự đổ tải trọng 10-15 tấn để vận chuyển đá nguyên khai tại mỏ

500-Số ôtô phục vụ trong giai đoạn đầu là 02 ôtô và dùng ôtô của Trung Quốc DONGFENG-0512, (hoặc loại tương tự) Ngoài ra, còn đầu tư thêm 02 xe để phục

vụ vận tải ngoài mỏ theo yêu cầu của khách hàng

+ Vận tải trong mỏ: Từ bãi xúc chân tuyến đến trạm đập với cự li 500-1000m.+ Vận tải ngoài mỏ: Khu vực khai thác, chế biến đá nằm cách quốc lộ 1B khoảng 500m bằng đường cấp phối Công ty thi công Việc vận chuyển đá thành phẩm sau chế biến đến các hộ tiêu thụ được chuyên chở bằng xe ôtô tải trọng 5-10 tấn Công tác vận chuyển ngoài mỏ do bên mua hàng đảm nhiệm hoặc do chủ đầu

tư thuê dịch vụ vận tải bên ngoài

1.4.5.7 Thông tin liên lạc

Trang 17

Hiện tại khu vực mỏ đã có mạng lưới điện thoại và các mạng điện thoại di động đã phủ sóng Để phục vụ công tác thông tin liên lạc, mỏ đầu tư 02 máy cố định để thông tin liên lạc được dễ dàng và việc chỉ đạo sản xuất được tốt hơn.

Về đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ, công nhân của Công ty trang bị 02

ti vi mầu 21inch để phục vụ cho cán bộ, công nhân khu mỏ nắm bắt, cập nhật được các thông tin hàng ngày

1.4.5.8 Bãi thải

Căn cứ vào khối lượng mở vỉa và sự tồn tại của mỏ, để đảm bảo công tác an toàn và công tác xử lý môi trường, mỏ thiết kế cho đổ thải theo công nghệ phân tầng, chiều cao phân tầng đổ thải h = 20m, bải thải được thiết kế đổ thải từ cos + 75 lên cos + 115

(Tổng khối lượng thi công XDCB xem bản vẽ tổng đồ).

Với khối lượng đổ thải trên khối lượng đất phủ chiếm 60% còn lại là đá thải, khối lượng đá thải mỏ sử dụng để làm đường, khối lượng đất phủ đổ ra bãi thải.Sản phẩm chính của mỏ là khai thác đá nên trong quá trình khai thác khối lượng thải chiếm tỉ lệ rất nhỏ, bình quân hàng năm khối lượng thải các tạp chất và

đá thải kẽm chất lượng chiếm từ 15.000 ÷ 20.000m3 Do vậy, mỏ lựa chọn diện tích

đổ thải là: 8500m2, công nghệ đổ thải theo phân tầng

1.4.6 Biên giới, trữ lượng, công suất và tuổi thọ mỏ

1.4.6.1 Biên giới mỏ

Khoáng sản mỏ đá La Đồng nằm lộ trên mặt đất gồm phần phía Đông Bắc khối đá vôi lớn thuộc dải đá vôi Phía bắc sườn núi dốc lớn, phía đông sườn núi thoải hơn Khu vực có độ cao khoảng 75 ÷ 385m so với địa hình khu vực

- Biên giới trên: Là diện tích bao trùm toàn bộ thân đá, kể cả phần đất dùng làm mặt bằng công nghiệp và các công trình phục vụ sản xuất

- Biên giới giữa: Được xác định theo các mặt tầng công tác trong từng giai đoạn công tác

- Biên giới kết thúc: Là kích thước nhỏ nhất của đáy mỏ, được tính toán trên

cơ sở đảm bảo an toàn cho sản xuất xúc bốc và vận tải (Độ cao khai thác cuối cùng

là cốt +75)

1.4.6.2 Trữ lượng mỏ

- Tổng trữ lượng mỏ Q= 13.998.783 m3 đá nguyên khối

Trang 18

- Kết quả tính trữ lượng của mó đá La Đồng theo phương pháp mặt cắt thẳng đứng song song, được phân chia thành 2 khối 121, 3 khối 122 Kết quả tính trữ lượng được thể hiện ở bảng sau:

* Đặc điểm chất lượng đá vôi

Bảng 1.9 Thành phần hoá học trung bình của các oxit

Kết quả phân tích (%) Thành

phần CaO MgO SiO 2 MKN Fe 2 O 3 Al 2 O 3 HO TiO 2 P 2 O 5 SO 3

Max 50,24 3,01 1,83 42,97 1,58 0,24 2,01 0,03 0,05 0,22Min 48,69 2,39 1,26 41,93 0,79 0,09 0,98 0,01 0,01 0,04

TB 49,46 2,85 1,54 42,51 1,21 0,18 1,41 0,01 0,02 0,12

(Theo báo cáo thăm dò dự án đầu tư xây dựng khai thác mỏ đá La Đồng)

Kết quả phân tích mẫu hoá cho thấy hàm lượng trung bình của các oxyt tạo đá

ở mỏ đá La Đồng khá đồng đều, một số đá có biến thiên cá biệt không nhiều Hàm lượng CaO trung bình khoảng 49,46% Hàm lượng SO3 nhỏ hơn 2% Các mẫu phân tích đều đáp ứng chỉ tiêu sản xuất vật liệu xây dựng thông thường

Trang 19

Áp dụng chế độ làm việc theo mùa: Mùa đông làm việc từ 7h30', mùa hè làm việc từ 7 giờ sáng Ngoài ra do yêu cầu sản xuất và nhu cầu khách hàng, Công ty huy động làm thêm giờ để giải quyết công việc và đặc biệt là khâu bốc xúc sản phẩm cho khách hàng, tuy vậy thời gian huy động làm thêm giờ vẫn theo đúng quy định của Luật Lao động.

Chế độ làm việc của mỏ như sau:

- Số ngày làm việc trong năm : 300 ngày/năm

- Số ngày làm việc trong tháng : 22 ngày/tháng

- Số ca làm việc trong ngày : 01 ca/ngày

- Số giờ làm việc trong ca : 08 giờ/ca

1.4.6.4 Công suất và tuổi thọ của mỏ

- Công suất mỏ

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công suất mỏ, thiết kế lựa chọn sản lượng đá nguyên khối 400.000 m3 tương đương với Qtp = 500.000 m3 đá thành phẩm hàng năm (hệ số nở rời = 1,25) Với tổng trữ lượng khu mỏ là 13.998.783m3, tổn thất trong khai thác 15%: 2.099.817m3, trữ lượng khu mỏ còn lại đưa vào khai thác: 11.898.966m3

- Tuổi thọ mỏ: Tuổi mỏ được tính toán theo công thức:

T = Q A kt

+ t 1 + t 2 ( năm)

Trong đó:

+ Qkt - Trữ lượng khai thác; Qkt = 11.898.966 m3

+ A - Sản lượng khai thác trung bình hàng năm; A = 400.000 m3/năm

+ t1 - Thời gian chuẩn bị XDCB; t1 = 0,5 năm (bao gồm xây dựng các công trình cơ bản và chuẩn bị sản xuất)

+ t2 - Thời gian khấu vét, kết thúc mỏ và phục hồi môi trường; t2 = 0,5 năm+ Tuổi thọ mỏ: T = 30 năm

1.4.7 Quy trình công nghệ khai thác

1.4.7.1 Công tác mở vỉa

Mở vỉa là hệ thống các công tác chuẩn bị để đưa mỏ vào sản xuất nhanh chóng, hiệu quả và an toàn Trình tự tiến hành mở vỉa và các công tác mỏ phụ thuộc vào hệ thống khai thác và đồng bộ thiết bị được lựa chọn

Trang 20

Hệ thống khai thác (HTKT) dự kiến áp dụng cho mỏ đá vôi La Đồng là HTKT theo lớp đứng cắt tầng nhỏ, chuyển tải đất đá bằng nổ mìn nên công tác mở vỉa bao gồm các công việc chính sau:

- Bạt ngọn

- Xén chân tuyến

- Tạo bãi xúc

- Tạo lối lên cho công nhân đi lại

* Bạt ngọn: Do địa hình dốc, núi cao nên trong quá trình khai thác sẽ tiến từ ngoài vào trong theo từng lớp nên không phải bạt ngọn Trước khi khai thác tiến hành dọn sạch đá lăn, đá treo, đá tai mèo phía trên sườn núi để đảm bảo an toàn

* Xén chân tuyến: Để tạo độ dốc cần thiết cho bờ công tác đảm bảo cho đất đá sau nổ mìn được chuyển tải xuống chân núi cần phải xén chân tuyến đến cao độ phù hợp (chênh cao 9m) Khối lượng xén chân tuyến: 2.000 m3

* Tạo bãi xúc: Tại cao độ +75, +78, +81 tạo bãi xúc có chiều rộng bằng mặt tầng công tác B = 2,6m, chiều dài theo hết tiến để làm vị trí khoan nổ đầu tiên Khối lượng đào nền: 2.500 m3

* Tạo lối cho công nhân đi lại: Lối đi lại cho công nhân được xây dựng từ mặt bằng chân tuyến (mức +75m) lên khu vực phía trên đỉnh núi, từ lối đi lại chính sẽ tạo các lối rẽ ra các tầng khác nhau Do yêu cầu tồn tại trong suốt quá trình khai thác nên lối đi lại cho công nhân được xây dựng ngoài biên giới mỏ (giáp biên giới phía Tây Nam của mỏ).(Xem bản vẽ mở vỉa số….)

1.4.7.2 Trình tự và hệ thống khai thác

- Trình tự khai thác

Do đặc điểm khoáng sản trong khu mỏ phân bố trên núi đá vôi cao và thoải Phần lớn đều lộ ra ngoài mặt đất, một số ít bị phủ một lớp đất mỏng chừng 0,5 m Mặt khác đá ở cao hơn mực thuỷ tĩnh nên việc tiến hành bằng phương pháp lộ thiên được dễ dàng Trình tự khai thác chung cho mỏ được tiến hành khai thác khấu theo lớp xiên, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong Thực hiện khai thác theo kiểu khấu suốt

- Hệ thống khai thác:

Hệ thống khai thác ở khu mỏ theo lớp xiên, cắt tầng nhỏ vận chuyển đất đá bằng khoan nổ mìn.(Xem bản vẽ số…)

Trang 21

- Nội dung hệ thống khai thác: Theo hệ thống này tiến hành làm đường ô tô

lên núi để vận chuyển đá trên mặt tầng, tạo mặt bằng khai thác đầu tiên Đá mỏ dùng máy xúc xúc trực tiếp lên ô tô vận tải chở từ bãi xúc chân tuyến đến trạm đập

- Phương pháp khai thác: Khai thác chủ yếu là dùng máy xúc thủy lực kết hợp

vận tải bằng ô tô tự đổ

Bảng 1.10 Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác

1.4.7.3 Công nghệ khai thác đá và thiết bị máy móc khai thác

a./ Công nghệ khai thác

Khí thải, bụi,ồn, chấn động

Khí thải, bụi, Vật liệu nổ

Khoan, nổ mìn bằng

lỗ khoan con

Khoan, nổ mìn phá đá to, pha bổ đá thủ công

Xúc bốc lên

ô tô Đập, nghiền theo yêu

cầu

Trang 22

Hình 1.1.Sơ đồ công nghệ khai thác và các nguồn thải b./ Công tác chế biến khoáng sản

Đây là mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng phục vụ các công trình xây dựng, sản phẩm chủ yếu là đá hộc, đá 1x2, đá 4x6 nên công tác chế biến không cần phức tạp

Thiết bị chế biến Mỏ đá La Đồng sử dụng máy nghiền PE-75 để nghiền ra sản phẩm đá 1÷2 cm và các loại sản phẩm có kích cỡ lớn hơn

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ chế biến đá và các nguồn thải

Trạm nghiền được đặt ở phía bắc khai trường mỏ, khu vực này có mặt bằng rộng, tách biệt với khu dân cư Mỏ sử dụng 04 máy nghiền mã hiệu PE, công suất

25 m3/ca Sản phẩm qua máy nghiền là sản phẩm đá 1÷2 cm và các loại có kích cỡ lớn hơn

Đá nguyên khai Máy nghiền Sàng rung lưới

Bụi,ồn

Bụi,ồn

Trang 23

c./ Các thiết bị phục vụ khai thác

Căn cứ vào điều kiện địa hình và tính chất cơ lý của đất đá, căn cứ vào mục tiêu đầu tư, Công ty lựa chọn đông bộ các thiết bị như sau:

Bảng 1.11 Bảng tổng hợp các thiết bị khai thác mỏ

2 Máy xúc thuỷ lực gầu

1.4.8 Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy

1.4.8.1 Công tác an toàn lao động

Công tác an toàn kỹ thuật trên mỏ được thực hiện theo đúng các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước Đáng chú ý nhất là vấn đề an toàn trong khâu vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc nổ và vật liệu nổ

Để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác tất cả công nhân đều phải học tập quy trình quy phạm an toàn và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong công tác an toàn bảo hộ lao động Thường xuyên kiểm tra hiện trường nếu thấy có những hiện tượng nguy hiểm, phải tìm biện pháp xử lí, khắc phục ngay

Những người không học tập huấn luyện về an toàn, không bố trí công tác

a./ An toàn về khâu khoan nổ mìn

* An toàn khâu khoan

- Công tác khoan

Khoan nổ mìn là khâu công nghệ quan trọng trong khai thác đá, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu công nghệ tiếp theo như khoan nổ mìn lần 2, phá bổ

Trang 24

đá dưới chân tuyến, xúc bốc và dẫn tới làm tăng hoặc giảm giá thành sản phẩm Tính chất cơ lý của đá, độ cứng, độ nứt nẻ, điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình đơn giản hay phức tạp cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của máy khoan

Đối với mỏ đá La Đồng, đá có độ cứng f = 7 ÷ 9, độ nứt nẻ trung bình, đất đá

có ít khe nứt và hang Các tơ thuộc khoan tương đối dễ Mặt khác, theo yêu cầu chất lượng sản phẩm xác định công suất hàng năm của mỏ là Qsp = 500.000 m3/năm tương đương 400.000 m3/năm đá nguyên khối, từ đó lựa chọn loại máy khoan cho phù hợp là máy khoan YT-24 của Trung Quốc sản xuất hoặc tương đương

- Lựa chọn phương án nổ mìn

Do giá trị đá trên thị trường không cao, mặt khác phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm nên việc lựa chọn phương pháp nổ mìn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm Thiết kế cơ sở công trình khai thác mỏ đá La Đồng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai chọn phương án nổ mìn bằng điện

Bảng 1.12 Các thông số của công tác khoan nổ mìn

TT Các thông số của công tác khoan nổ mìn Giá trị

3 Khoảng cách giữa các lỗ khoan (bố trí 1 hàng mìn) 1,6 m

8 Khối lượng thuốc nổ nạp trong một lỗ khoan p = 2,3 m3/m

* An toàn về khâu nổ mìn

Trang 25

Đối với mỏ đá La Đồng, đá có độ cứng f = 7 ÷ 9, độ nứt nẻ trung bình, đất đá

có ít khe nứt và hang Các tơ thuộc khoan tương đối dễ Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho khu vực dân cư và các công trình gần biên giới mỏ, mỏ sử dụng biện pháp khoan nổ mìn YT-24 với đường kính lỗ khoan 42 mm

Để đảm bảo an toàn trong quá trình tiến hành công tác nổ, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn sau đây:

- Kho chứa thuốc nổ: Là loại kho tiêu thụ có nhiệm vụ cấp phát vật liệu nổ

thường xuyên, tính chất là loại kho cố định

Vị trí xây kho, các yêu cầu kỹ thuật khác, phải có thiết kế riêng và phải được thoả thuận với cơ quan thanh tra và cơ quan công an có thẩm quyền (Theo QCVN 02:2008/BCT)

- Các vấn đề có liên quan đến công tác nổ mìn như: người phụ trách, công nhân nổ mìn, nội qui kho vật liệu nổ, qui định thời gian và hiệu lệnh nổ, hộ chiếu

nổ mìn, phải được Giám đốc Công ty ra quyết định bằng văn bản

* Xác định các khoảng cách an toàn khi nổ mìn với điều kiện chật hẹp

+ Xác định khoảng cách an toàn do đá văng

Cần lưu ý từng hộ chiếu nổ mìn cụ thể, bởi vì trong đất đá có hiện tượng nứt

nẻ và nổ trên địa hình núi cao

Trong tất cả các trường hợp, khoảng cách an toàn do đá văng, theo QCVN 02:2008/BCT, được tính cho từng đợt nổ cụ thể, nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu :

- Đối với người: không nhỏ hơn 300m

- Đối với thiết bị: không nhỏ hơn 150m

+ Xác định khoảng cách an toàn về sóng chấn động đối với nhà và công trình

Xác định theo công thức :

RC = KC α 3 Q (m)Trong đó

Trang 26

Thay vào ta có :

RC = 5.1.3 84,6 = 22m

+ Xác định khoảng cách an toàn về sóng không khí đối với người

R1 = K1.K2 Q = 5 x 1,5 84 , 6 = 70 m

- K1 là hệ số tính cho người không có ẩn nấp, K1 = 5

- K2 là hệ số an toàn khi nổ trên núi cao, K2 = 1,5

b./ An toàn trong khâu xúc bốc

Máy xúc hoạt động trên gương xúc phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Thực hiện đúng giới hạn kế hoạch các thông số kỹ thuật của hộ chiếu xúc và trình tự thi công của bản đồ, hộ chiếu đã được phê duyệt

- Trong quá trình xúc nếu gặp sự cố vướng chân, đóng cửa, đá to treo trong gương xúc, sụt lở, lầy bùn…gây nguy hiểm cho người và thiết bị phải báo ngay cho các phòng, ban liên quan, bàn biện pháp khắc phục đảm bảo tuyệt đối an toàn

- Trường hợp khi xúc đá ngay dưới chân bờ mỏ và có chiều cao, độ dốc lớn thì chỉ được xúc trong thời gian ban ngày và phải có cảnh giới

- Khi xúc hết ca, trong thời gian bàn giao ca phải rút máy ra cách gương xúc một khoảng ≥ 30m

c./ An toàn về khâu vận tải

- Xe ô tô vận tải phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật an toàn qua từng

kỳ kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất của cán bộ phụ trách theo quy định của cấp có thẩm quyền mới được phép đưa ra sử dụng Khi hoạt động lái xe phải tuân thủ đúng Luật giao thông, hướng dẫn của tài xế máy xúc về hiệu lệnh còi, vị trí đỗ nhận tải

và của tài xế máy gạt tại bãi thải về vị trí đổ thải, thứ tự vào đổ thải…

- Đường vận tải liên lạc phải đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật theo thiết kế

và theo quy phạm an toàn khai thác mỏ đã được ban hành với loại thiết bị vận tải sử dụng

1.4.8.2 Công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh lao động

Để đảm bảo trong mùa khô hanh không bị bụi trong quá trình nổ mìn cần chọn giờ nổ mìn lúc ít người qua lại; trong khi xúc, vận chuyển đất quặng cũng phát sinh bụi rất lớn nên cần phải tưới nước trên đường vận chuyển mỗi ca ít nhất 3 lần, trên gương xúc cần phun nước để hạn chế tối đa phát sinh ra bụi

Trang 27

Hàng năm, Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động chăm lo đời sống cho công nhân và tổ chức điều dưỡng cho những người sức khỏe yếu và có bệnh nghề nghiệp theo đúng Luật Lao động.

1.4.8.3 Các biện pháp phòng chống cháy

Đảm bảo an toàn lao động trong khai thác, tất cả công nhân đều phải học tập công tác quy trình quy phạm an toàn, phòng chống cháy và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong công tác an toàn bảo hộ lao động Trước khi làm việc phải kiểm tra dụng cụ, thiết bị thi công, mang đầy đủ trang bị lao động Thường xuyên kiểm tra hiện trường nếu thấy những hiện tượng nguy hiểm, phải tìm biện pháp xử lý khắc phục ngay

+ An toàn về xúc bốc: Trước khi thi công phải kiểm tra dụng cụ xúc bốc Trong quá trình xúc bốc nếu gặp sự cố nguy cơ gây tai nạn lao động phải báo cáo ngay Giám đốc điều hành mỏ để tìm biện pháp khắc phục

+ An toàn trong công tác nổ mìn: Hộ chiếu nổ mìn được lập trên cơ sở thi công đúng yêu cầu kỹ thuật, khối lượng thuốc nổ đúng theo tính toán dựa trên độ cứng của đất đá từng khu vực Trường hợp đặc biệt phải thay đổi trong phạm vi bãi mìn phải được sự đồng ý của người có trách nhiệm

Khi thi công bãi mìn phải đánh dấu những vị trí gác, kiểm tra lần cuối bãi mìn đảm bảo an toàn thì phát lệnh nổ mìn Công nhân thi công khoan nổ mìn phải được thanh tra Nhà nước về an toàn kiểm tra đạt kết quả và được cấp giấy chứng nhận mới được lao động

+ An toàn phòng chống cháy: Trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy theo quy định

Trang 28

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức sản xuất

Theo mô hình trên Giám đốc điều hành mỏ sẽ chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty toàn bộ hoạt động khai thác về mặt kỹ thuật an toàn mỏ Chỉ huy công tác khoan nổ mìn và một số việc được phân công theo quy định của Giám đốc Công ty, ngoài ra để giúp việc cho Giám đốc điều hành mỏ còn có cán bộ phụ trách khai thác, thủ kho VLN công nghiệp, kế toán thống kê, y tá hiện trường

1.4.9.2 Biên chế lao động

Trên cơ sở định mức khối lượng công việc xác định biên chế của mỏ đá La Đồng như sau:

Bảng 1.13 Biên chế lao động của mỏ

Trang 29

1.4.9.3 Nguồn lao động

Lao động trực tiếp sản xuất của mỏ được ký hợp đồng dưới hình thức hợp đồng lao động mùa vụ, đối tượng lao động hợp đồng là người trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ, ưu tiên lao động đối với người ở xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên theo quy định của Luật Lao động

Đối với lao động hợp đồng, Công ty đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định

về việc làm, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, điều kiện vệ sinh lao động, bảo hiểm y tế, xã hội đối với người lao động

1.4.10 Tiến độ thực hiện các hạng mục công việc

Phương án thi công các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác khái thác mỏ như: nhà cửa, đường xá, kho… phương án bóc đất phủ trong thời gian xây dựng cơ bản

4 Mỏ đi vào hoạt động

1.4.11 Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư

- Dự án đầu tư khai thác mỏ đá La Đồng có tổng số vốn đầu tư cho dự án là 14.150.446.000 đồng

Trong đó:

+ Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị: 9.140.000.000 đồng.+ Chi phí lập dự án, giải phóng đền bù: 3.880.000.000 đồng.+ Chi phí xây dựng công trình kiến trúc: 1.130.446.000 đồng

- Chi phí dự phòng: 2.000.000.000 đồng

- Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có của Công ty và vốn vay

- Chi phí đầu tư cho công trình bảo vệ môi trường: 455.000.000 đồng

1.4.12 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Trang 30

Công ty Cổ phần Đại Hữu và Phát triển Dầu Khí trực tiếp quản lý và thực hiện

dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mó đá La Đồng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG

KINH TẾ XÃ HỘI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Vị trí địa lý, địa chất

* Vị trí địa lý

Xã La Hiên là một đơn vị hành chính thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

do vậy về điều kiện tự nhiên mang đặc điểm chung của điều kiện tự nhiên khu vực Thái Nguyên

Mỏ đá La Đồng thuộc xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có diện tích 16,79ha, nằm cách thị trấn La Hiên khoảng 5 km theo đường Quốc lộ 1B hướng Thái Nguyên - Lạng Sơn

Mỏ đá La Đồng là phần phía đông bắc của khối đá vôi lớn nằm trong dải núi

đá vôi, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Từ thành phố Thái Nguyên

đi theo quốc lộ 1B khoảng 25 km là đến khu vực mỏ

Khu vực mỏ đá La Đồng có địa hình tương đối thuận lợi, mặt bằng rộng, xa khu dân cư, đây là điều kiện rất thuận lợi khi mỏ đi vào hoạt động vì trong quá trình khai thác phải sử dụng vật liệu nổ công nghiệp Khoảng cách gần nhất từ khu

mỏ đến khu dân cư là: 500m

* Đặc điểm địa chất mỏ

Đá trong khu vực mỏ có độ cứng lớn, mầu sắc đẹp đá kết tinh, hạt mịn, chất lượng đáp ứng yêu cầu của công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng Điều kiện địa chất thuỷ văn khu vực mỏ đơn giản, thoát nước bề mặt, lượng nước chảy từ trên núi xuống chủ yếu là nước mưa thẩm thấu qua các khe nứt đá vôi ra suối phía Nam khu mỏ

Trang 31

Mỏ đá La Đồng là phần phía Đông Bắc của khối đá vôi lớn thuộc dải đá vôi, khu vực mỏ có độ cao khoảng 75 ÷ 385 m so với mặt địa hình khu vực, độ cao thoải dần về phía bắc Đông bắc, khu vực mỏ cách đường quốc lộ 1B khoảng 550m, giao thông trong khu vực tương đối thuận lợi, khi chuẩn bị khai thác chỉ cần cải tạo lại để thuận lợi cho việc xúc bốc vận tải.

Hình 2.1 Hình ảnh khu triển khai dự án

2.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn

* Điều kiện khí tượng

Khu vực mỏ nằm trong khu vực có đặc trưng khí hậu vùng trung du bán sơn địa, khí hậu chia 2 mùa rõ rệt Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Bắc và Đông Bắc, có khí hậu lạnh, mưa ít Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 có khí hậu nóng ẩ, mưa nhiều (chiếm tới hơn 80% tổng lượng mưa cả năm), hướng gió chủ đạo là hướng Nam và Đông Nam Tháng 4

là tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng và tháng 10 là tháng chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh

 Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh

- Nhiệt độ không khí trung bình năm: 23oC -24oC

- Nhiệt độ trung bình cao nhất (tháng 7): 29,6oC

- Nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 2): 13,5oC

Nhiệt độ không khí cao, tốc độ lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm nhanh hơn khi nhiệt độ không khí thấp Về mùa hè tốc độ pha loãng chất ô nhiễm nhanh hơn về mùa đông

Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong các năm gần đây

Trang 32

SO2, NOx, hòa hợp với hơi nước trong không khí tạo thành các axit.

- Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí: 82%

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3): 90%

- Độ ảm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 1): 71%

Bảng 2.2: Độ ẩm trung bình tháng trong các năm gần đây

Trang 33

- Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 10

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Cường độ mưa trung bình đạt 150mm/h

- Số ngày mưa trung bình năm là 155 ngày/năm

- Lượng mưa trung bình tháng: 167,1mm

- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (tháng 7): 523,3mm

- Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 2): 02,1mm

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 2000-2500mm

Bảng 2.3 Lượng mưa trung bình tháng trong các năm gần đây

Trang 34

 Tốc độ gió và hướng gió:

Tại khu vực dự án, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông - Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông - Nam

- Tốc độ gió cực tiểu trong năm: 0,3m/s

- Tốc độ gió cực đại trong năm: 29m/s

- Vận tốc gió trung bình năm: 1,1m/s

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có sự lan truyền các chất

 Nắng và bức xạ:

Nắng và bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biên độ các chất ô nhiễm Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây Vào tháng 2 và tháng 3, tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là ít nhất trong năm, chỉ khoảng từ 83 - 88 giờ nắng Sang tháng 4 trời ấm dần lên, tổng số giờ nắng lên tới 112 giờ

- Số giờ nắng trung bình trong ngày: 4-5 giờ/ngày

- Số giờ nắng trung bình trong năm: 1617,4 giờ/năm

- Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 181 giờ

- Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 29,75 giờ

- Bức xạ trung bình năm: 120,4 kcal/cm2/năm

- Số giờ nắng đạt mức cao nhất (tháng 7): 196,2 giờ

- Số giờ nắng đạt mức thấp nhất (tháng 2 và tháng 3): 48,5 giờ

 Các hiện tượng thiên nhiên bất thường

- Gió mùa Đông Bắc: Gió mùa Đông Bắc là những khí áp cao hình thành từ lục địa Châu Á thổi qua Hoa Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc nước ta theo hướng

Trang 35

Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 5 Giữa mùa Đông lạnh, số đợt gió mau hơn và sức gió mạnh hơn của các đợt so với đầu và cuối mùa Mỗi mùa gió Đông Bắc tràn về ảnh hưởng tới thời tiết địa phương tháng 3 tới gần chục ngày, với đặc trưng là nhiệt

độ không khí hạ thấp đột ngột, rồi bị “nhiệt đới hóa’ mà ấm dần lên Có những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về đầu mùa hoặc cuối mùa Đông gặp không khí nhiệt đới nóng ẩm gây nhiễu loạn thời tiết, sinh ra giông tố, lốc xoáy, kèm mưa đá, tàn phá các địa phương khi chúng tràn qua

- Sương muối: Thường vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, khi kết thúc các đợt gió mùa Đông Bắc trời nắng hanh, đêm không mây, lặng gió, gây ra bức xạ mặt đất rất mạnh Nhiệt độ không khí giáp mặt đất nhưng kết dạng tinh thể muối, đọng lại gây thời tiết lạnh buốt gọi là sương muối Sương muối có thể làm ngưng trệ quá trình trao đổi chất của thực vật, đông cứng các mô nên những thực vật thân mềm nhiệt đới bị chết, tác hại đến hệ hô hấp của người và động vật

- Nồm: Vào mùa đông xen giữa các đợt lạnh có những ngày nóng bức bất thường hay xảy ra vào mùa xuân, độ ẩm không khí lên tới trên 90% gây hiện tượng hơi nước đọng làm ướt át nền nhà, làm ẩm mốc các đồ dùng, thực phẩm, sâu bệnh phát triển …gọi là thời tiết nồm

- Mây mù: Vào cuối mùa xuân (khoảng tháng 3 - 4) nhất là ở những thung lũng kín, sườn núi khuất gió hay có hiện tượng mây mù dày đặc, tầm nhìn mắt thường không quá 5m, đôi khi cả ngày không có ánh nắng mặt trời (trực xạ 0%) Dạng thời tiết này làm ngưng trệ quá trình sinh trưởng của cây cối vì không quang hợp được

- Lũ quét, lụt bão: theo thống kê lũ chỉ xuất hiện trong hai tháng 6 và 7 với mức lũ không lớn, mực nước dâng cao nhất chỉ đến 1,5m Tần suất xuất hiện bão rất thấp, theo thống kê thực tế hơn 20 năm qua chưa xuất hiện bão mạnh trên cấp 9

- Sạt lở: hiện tượng sạt lở thường xảy ra khi có các trận mưa lớn và kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của người dân khu vực

Nguồn: Trung tâm khí tượng - thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên

* Điều kiện thủy văn

 Nước mặt

Trang 36

Lân cận khu vực dự án chỉ có 1 khe suối nằm ở phía Đông Nam khu mỏ, đây

là khe ngắn hẹp, độ dốc lớn, lòng rộng 0,5-2m, độ dốc từ 15 - 200 Suối này bắt nguồn từ sườn của dãy Núi Voi chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam Lòng suối không có các tảng lăn, khả năng thoát nước tốt Khe suối chỉ có nước chảy vào mùa mưa Nhìn chung nước mặt ở khu vực thăm dò chỉ tồn tại ở các khe suối cạn, chỉ có nước chảy vào mùa mưa Do các suối cạn, dốc nên khả năng thoát nước rất nhanh,

vì vậy không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mỏ

 Nước dưới đất

Nước tàng trữ và lưu thông trong khe nứt và đứt gãy cắt qua đá vôi, vôi dolomit Nước trong đới này xuất lộ dọc theo các khe ở dạng thấm rỉ Nhìn chung nước trong tầng này rất nghèo, mùa khô cạn kiệt, do địa hình dốc nên có thể tự chảy, vì vậy không ảnh hưởng đến quá trình khai thác mỏ

2.1.3 Đặc điểm hệ sinh thái

* Hệ sinh thái trên cạn

Môi trường sinh vật khu vực dự án và xung quanh tương đối nghèo nàn Thảm thực vật tại khu vực dự án chủ yếu là các loại cây nông nghiệp như lúa, ngô, khoai lang, Tại khu vực xung quanh thảm thực vật là cây trồng gia đình như cây ăn quả, cây lâu năm, lúa, hoa mầu Cây lâm nghiệp chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng, keo lá tràm

Trong khu vực dự án vẫn còn thấy xuất hiện một số loài động vật hoang dã nhỏ như thằn lằn, tắc kè, chuột đồng, rắn rết Tuy nhiên, những loài động vật này đang ngày một hiếm đi do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người Do đó động vật nơi đây chủ yếu là các loài động vật nuôi của các hộ gia đình như: trâu,

bò, lợn, gà…

* Hệ sinh thái thủy sinh

Hệ sinh thái dưới nước trong khu vực có những đặc trưng của vùng Bắc Bộ Động thưc vật trôi nổi có trong các ao, hồ, suối, mương tưới tiêu và các cánh đồng Tuy nhiên thành phần các động vật sống dưới nước không nhiều chủ yếu là cá loại

cá nuôi của các hô gia đình như cá chép, rô phi, trôi…

2.1.4 Hiện trạng môi trường

Trang 37

Để đánh giá chất lượng môi trường khu vực dự án, Công ty cổ phần Đại Hữu

và Phát triển Dầu khí phối hợp cùng với Công ty Cổ phần công nghệ môi trường Hiếu Anh và Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng – Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành đo kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu môi trường bao gồm môi trường không khí, môi trường nước mặt và nước ngầm tại khu vực dự án đầu tư khai thác mỏ đá

La Đồng tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Các vị trí đo, lấy mẫu phân tích không khí, nước được thực hiện vào ngày /2011 và thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4 Các vị trí đo lấy mẫu môi trường tại khu vực dự án

a./ Chất lượng môi trường không khí

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực dự án, nhóm thực hiện ĐTM đã tiến hành lấy 3 mẫu không khí bao gồm: Kết quả đo và phân tích được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.5 Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực

dự án (Xem phụ lục Kết quả phân tích số 114 đến 116/KQ-TNMT ngày15/10/2008)

Trang 38

Ghi chú:

- Tiêu chuẩn áp dụng:

+ QCVN 05:2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

+ TCVN 5949:1998: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức

độ tối đa cho phép

Nhận xét: Qua kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo đạc và phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép Điều này chứng tỏ chất lượng môi trường không khí tại khu vực

dự án hiện nay chưa bị ô nhiễm về các vấn đề khí độc hại, bụi và tiếng ồn

b./ Chất lượng môi trường nước

Để đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực xây dựng dự án, nhóm thực hiện ĐTM cũng đã tiến hành lấy 2 mẫu nước mặt và 2 mẫu nước ngầm Kết quả phân tích được thể hiện cụ thể trong bảng 2

* Môi trường nước mặt

Bảng 2.6 Kết quả đo và phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực

dự án (Xem phụ lục Kết quả phân tích số 110 đến 111/KQ-TNMT ngày15/10/2008)

STT Chỉ tiêu Đơn vị

05:2009/BTNM Trung bình 1h

Trang 39

vị 08:2008/BTNMT

- Ghi chú:

+ Cột B1 - áp dụng cho nguồn nước tiếp dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.+ Cột B2 - Giao thông thủy lợi và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp

- Ghi chú:

- Tiêu chuẩn áp dụng:

+ QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

Chú thích: KPH: không phát hiện

Nhận xét: Từ bảng kết quả phân tích trên cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đánh

giá chất lượng nước dưới đất khu vực này nằm trong giới hạn cho phép Riêng đối với chỉ tiêu pH ở mẫu NN-1 có giá trị thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, và chỉ tiêu Coliform trong mẫu NN-1, NN-2 vượt tiêu chuẩn cho phép nguyên nhân có thể là

do cấu trúc tầng địa chất khu vực tại nơi đó Nói chung, hiện tại chất lượng nước dưới đất khu vực vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép

c) Hiện trạng quản lý chất thải

* Hiện trạng quản lý chất thải của xã La Đồng

Trang 40

2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI

2.2.1 Điều kiện về kinh tế

* Về kinh tế

Xã La Hiên là xã vùng cao của huyện Võ Nhai Nguồn thu nhập của người dân trong xã chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp Ngoài ra còn có một số hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, làm việc tại các mỏ khai thác khoáng sản

Do điều kiện địa lý tự nhiên, dãy núi Con Hổ nằm trong địa phận xã La Hiên, huyện Võ Nhai và xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ Chính vì vậy, tại khu vực này đã tạo thành một quần thể các công trường khai thác đá vôi như: mỏ đá La Hiên thuộc

xí nghiệp khai thác đá và vật liệu xây dựng, mỏ đá Quang Sơn thuộc công ty cổ phần đá ôplat và vật liệu xây dựng Ngoài nguồn thu từ cây chè, từ các mỏ khai thác khoáng sản khác; đây cũng là nguồn thu lớn cho ngân sách của hai huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ nói riêng và của cả tỉnh Thái Nguyên nói chung Ngoài cung cấp một lượng đá nguyên liệu cho các nhà máy xi măng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế toàn tỉnh dự án còn tạo cuộc sống ổn định cho cán bộ công nhân viên của

mỏ Việc khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên là đảm bảo cho sự phát triển bền vững

* Về cơ sở hạ tầng

Để phục vụ cho công tác khai thác tại mỏ, Công ty dự kiến sẽ xây dựng một số công trình Ngoài ra, để phục vụ cho công tác vận chuyển vào mỏ sẽ mở đường cho ôtô đi xung quanh khai trường và cải tạo đoạn đường vào Mỏ với chiều dài khoảng 550m và sử dụng khoảng 55.150m2 đất ngoài khu vực xin cấp phép khai thác, thuộc phía nam và phía bắc mỏ để xây dựng khu văn phòng mỏ và bãi chứa sản phẩm, các nguồn vật tư để xây dựng các công trình này sẽ được mua ở thị trấn La Hiên chở lên và các mỏ lân cận

Hiện tại khu vực mỏ đã có mạng lưới điện thoại cố định và mạng điện thoại di động đã phủ sóng Để phục vụ công tác thông tin liên lạc, mỏ đầu tư máy điện thoại

cố định, lắp đặt hệ thống mạng internet kéo từ bưu điện xã về

2.2.2 Điều kiện về xã hội

* Dân cư

* Văn hóa xã hội

Ngày đăng: 01/02/2015, 17:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tọa độ các điểm giới hạn mỏ đá La Đồng - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm giới hạn mỏ đá La Đồng (Trang 9)
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp tiêu hao điện năng - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.5. Bảng tổng hợp tiêu hao điện năng (Trang 14)
Bảng 1.6. Nhu cầu sử dụng nước sạch của mỏ - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.6. Nhu cầu sử dụng nước sạch của mỏ (Trang 15)
Bảng 1.7. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.7. Bảng tổng hợp kết quả tính trữ lượng (Trang 18)
Bảng 1.10. Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.10. Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác (Trang 21)
Hình 1.1.Sơ đồ công nghệ khai thác và các nguồn thải b./. Công tác chế biến khoáng sản - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ khai thác và các nguồn thải b./. Công tác chế biến khoáng sản (Trang 22)
Bảng 1.12. Các thông số của công tác khoan nổ mìn - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.12. Các thông số của công tác khoan nổ mìn (Trang 24)
1.4.9.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
1.4.9.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất (Trang 27)
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức sản xuất - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức sản xuất (Trang 28)
Bảng 1.14. Tiến độ thực hiện dự án - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.14. Tiến độ thực hiện dự án (Trang 29)
Bảng 2.2: Độ ẩm trung bình tháng trong các năm gần đây - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.2 Độ ẩm trung bình tháng trong các năm gần đây (Trang 32)
Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình tháng trong các năm gần đây - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình tháng trong các năm gần đây (Trang 33)
Bảng 2.4. Các vị trí đo lấy mẫu môi trường tại khu vực dự án - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.4. Các vị trí đo lấy mẫu môi trường tại khu vực dự án (Trang 37)
Bảng 3.1. Những nguồn phát sinh chất thải từ các hoạt động của dự án - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.1. Những nguồn phát sinh chất thải từ các hoạt động của dự án (Trang 44)
Bảng 3.5. Thành phần rác thải sinh hoạt - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đá La Đông, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.5. Thành phần rác thải sinh hoạt (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w