1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Điều dưỡng cộng cồng

58 10,9K 234

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 300,5 KB

Nội dung

Những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã chú trong sang lĩnh vực mới: Đào tạo hệ thống bác sỹ, điều dưỡng phục vụ công tác điều trị, chăm sóc, dự phòng sức khoẻ cho toàn dân, với mục tiêu

Trang 1

Điều dưỡng cộng đồng.

Lời nói đầu

Từ khi loài người xuất hiện trên Trái đất, qua lao động sản xuất con người đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm Dần dần xuất hiện những tộc người có những quyền lợi và liên kết xã hội nhất định Từ đây nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ được hình thành Hình thức sơ khai nhất là những kinh nghiệm trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em Từ thế hệ này sang thế hệ khác, con người đã làm giàu thêm vốn kiến thức y học của mình Và không ai khác, chính các bà mẹ với thiên chức của mình đã tạo nên cơ sử vững chắc cho sự ra đời của y học Vì vậy không còn nghi ngờ

gì nữa, y học chân chính bắt nguồn từ cộng đồng và những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác cùng với sự phát triển của các ngành khoa học đã tạo nên một ngành y tế lớn mạnh không ngừng

Song song với việc đào tạo hệ thống bác sỹ, điều dưỡng phục vụ cho công tác chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện Những năm gần đây, Đảng

và nhà nước đã chú trong sang lĩnh vực mới: Đào tạo hệ thống bác sỹ, điều dưỡng phục vụ công tác điều trị, chăm sóc, dự phòng sức khoẻ cho toàn dân, với mục tiêu dự phòng là chính (bác sỹ gia đình, Điều dưỡng cộng đồng, )

Điều dưỡng cộng đồng là một chuyên ngành trong ngành điều dưỡng, tập trung đào tạo những điều dưỡng viên sau khi ra trường có khả năng làm việc tại cộng đồng, đưa các chương trình y tế quốc gia đến tận người dân trong cộng đồng

Điều dưỡng cộng đồng là một danh từ chung nhất cho những người làm công tác điều dưỡng tại cộng đồng, nó bao gồm những người được đào tạo chính quy hoặc không chính quy (y tá sơ học; y tá, y sỹ được đào tạo trong quân đội sau khi phục viên chuyển ngành sang làm công tác tại cộng đồng, ) Nhưng hiện nay theo quy định của Bộ y tế và Bộ giáo dục, Điều dưỡng cộng đồng dược đào tạo như những chuyên ngành khác của ngành y tế Người điều dưỡng cộng đồng có thể đạt trình độ trung học,

Trang 2

cao đẳng, đại học hoặc trên đại học và được đào tạo trong các trường có chuyên ngành đào tạo y tế.

Môn điều dưỡng cộng đồng nằm trong chương trình đào tạo Điều dưỡng cộng đồng được đưa vào chương trình giảng dạy Điều dưỡng đa khoa, Hộ sinh Y sỹ Y học cổ truyền để giới thiệu và khái quát chung nhất về cách tiếp cận và làm việc tại cộng đồng Với 24 tiết lý thuyết và 80 tiết thực tế tại cộng đồng không thể đưa đến cho các em một cách cụ thể và chi tiết toàn bộ chương trình Điều dưỡng cộng đồng Vì vậy mong rằng qua tìm hiểu tài liệu và thực nghiệm, các em hãy tìm ra con đường và phương pháp tốt nhất hoàn thành tâm nguyện của mình

Bài 1: Khái niệm về điều dưỡng cộng đồng

Mục tiêu

1 Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng

2 Nêu được vai trò của ĐDCĐ trong việc chăm sóc sức khỏe cho CĐ

3 Nắm được cách thu thập các số liệu và các phương pháp điều tra cộng đồng

Nội dung.

1 Khái niệm về công tác điều dưỡng:

1.1 Điều dưỡng bệnh viện

Từ xa xưa để chăm sóc cho những người bị bệnh hiểm nghèo, những nhà

tu hành đã lấy nhà thờ (đối với Công giáo), nhà chùa (đối với Phật giáo)

để làm nơi chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh Dần dần, trong những cuộc chiến tranh do không có đủ người chăm sóc cho thương binh, nên

họ đã chọn lựa những người tù binh làm công tác chăm sóc thương binh

Từ đây hình thành nên một ngành khoa học chuyên về chăm sóc, nâng đỡ

Trang 3

và đáp ứng những nhu cầu cho người bệnh và những người thương tật nhưng cũng hình thành những ý tưởng không tốt về hình ảnh người y tá - điều dưỡng sau này Và đó cũng chính là nguồn gốc căn bản để hình thành nên ngành điều dưỡng.

Điều dưỡng bệnh viện chính là những người được đào tạo cơ bản trong các trường đào tạo ngành y, hoặc những trường có đào tạo sinh viên y khoa Sau khi ra trường họ được nhận vào làm tại các cơ sở điều trị, trực tiếp chăm sóc người bệnh

Điều dưỡng bệnh viện là người sử dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành điều dưỡng cơ bản vào việc chăm sóc người bệnh, chủ động đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người bệnh và cộng tác với bác sỹ để chăm sóc bệnh nhân

1.2 Điều dưỡng cộng đồng.

Cũng giống như điều dưỡng bệnh viện những người điều dưỡng cộng đồng cũng được đào tạo cơ bản, có kiến thức y tế nhất định Tuy nhiên, không giống như điều dưỡng bệnh viện, những người điều dưỡng cộng đồng làm việc chủ yếu ở cộng đồng Công việc của họ không những chỉ chăm sóc sức khoẻ cho những người bệnh tại cộng đồng mà còn chăm sóc sức khoẻ cho cả những người lành trong cộng đồng

Tuy nhiên không chỉ những người được đào tạo chuyên biệt về điều dưỡng cộng đồng mới có thể làm việc tại cộng đồng mà những người được đào tạo trong các ngành điều dưỡng khác, như: Điều dưỡng đa khoa, Hộ sinh, khi được đào tạo qua một lớp y tế công cộng cũng có thể làm việc tại cộng đồng Vậy điều dưỡng cộng đồng là gì?

Điều dưỡng cộng đồng trong cộng đồng kết hợp kiến thức lý thuyết điều dưỡng cơ bản và thực hành y tế công cộng vào việc trực tiếp bảo vệ, chăm sóc và cải thiện sức khoẻ của mọi người dân trong cộng đồng

1.3 Mục tiêu của điều dưỡng cộng dồng.

Trang 4

Người điều dưỡng cộng đồng là người có kiến thức về y tế công cộng và kiến thức về điều dưỡng cơ bản Người điều dưỡng cộng đồng là người cuối cùng đưa các chính sách y tế vào phục vụ cho cộng đồng và là người đầu tiên đánh giá việc thực hiện các chương trình y tế đó Chính vì vậy mục tiêu đạt được của người điều dưỡng là phải đưa vào áp dụng tại cộng đồng các chương trình y tế và đánh giá các chương trình y tế đó được thực hiện như thế nào, sự phù hợp của các chương trình đó Vậy khi làm việc tại cộng đồng người điều dưỡng CĐ phải:

- Đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đến mọi người dân trong cộng đồng

- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, mọi đối tượng không phân biệt

- Giáo dục, hướng dẫn chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho cả người bệnh và người lành trong cộng đồng

2 Vai trò, năng lực của điều dưỡng cộng đồng

- Hiểu biết các mục tiêu sức khoẻ và CSSKBĐ, áp dụng vào thực tế Việt Nam

- Xác định nhu cầu sức khoẻ của cộng đồng, lựa chọn chăm sóc sức khoẻ

ưu tiên, đề xuất biện pháp giải quyết

- Có kiến thức và kỹ năng lâm sàng cần thiết, nhận định chính xác tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của người bệnh, gia đình và cộng đồng

- Lập kế hoạch cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Sơ cứu, cấp cứu tai nạn, thảm hoạ với trang bị và kỹ thuật điều dưỡng tại cộng đồng

- Tham gia chăm sóc môi trường sinh sống của cộng đồng, thực hiện các chương trình y tế tại địa phương

- Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn, giảng dạy về sức khoẻ cho cộng đồng, người bệnh và nhân viên y tế cơ sở

Trang 5

- Huy động cộng đồng, các gia đình và các cá nhân vào chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và phát triển cộng đồng.

- Có khả năng làm việc trong nhóm y tế và hoạt động liên ngành với mục tiêu sức khoẻ cho mọi người

- Lập kế hoạch hành động, tiến hành giám sát và lượng giá kết quả hoạt động y tế địa phương

3 Chức năng của người điều dưỡng cộng đồng.

- Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng

- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của người dân

- Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

- Quản lý công tác điều dưỡng cộng đồng

4 Nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng.

4.1 Giáo dục sức khoẻ và huy động cộng đồng cùng tham gia chăm sóc sức khoẻ.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện: Phòng chống tiêu chảy, tiêm

chủng,

- Tổ chức, thực hiện, đánh giá công tác giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng

- Tư vấn cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng về các vấn đề sức khoẻ

và hạnh phúc gia đình

- Huy động cộng đồng cùng tham gia vào chăm sóc sức khoẻ

4.2 Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Trang 6

4.2.1 Dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh thực phẩm.

- Hướng dẫn cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý, khoa học và vệ sinh

- Vận động nuôi con bằng sữa mẹ, ăn sam và nuôi con đúng phương pháp, phối hợp phát hiện và can thiệp sớm các nguy cơ thiếu vi chất: sắt, iod, vitamin A,

- Giám sát vệ sinh thực phẩm và ăn uống tại cộng đồng

4.2.2 Nước sạch - Vệ sinh môi trường - Tiêm chủng mở rộng.

- Thực hiện tiêm chủng tại cộng đồng

- Hướng dẫn cộng đồng xây dựng, sử dụng, bảo quản các công trình vệ sinh

- Hướng dẫn thực hiện vệ sinh hoàn cảnh, duy trì phong trào bảo vệ sức khoẻ

- Giám sát an toàn trong lao động sản xuất, phát hiện sớm và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

- Thực hiện một số kiến thức y tế công cộng tại cộng đồng: mẫu nước, mẫu thực phẩm, gửi xét nghiệm Hướng dẫn các kỹ thuật làm trong sạch nước, kỹ thuật diệt ruồi, chuột,

4.3 Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong cộng đồng.

- Thực hiện các chỉ định điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ

Trang 7

- Phối hợp xử lý các bệnh và vết thương thông thường.

- Tham gia xử lý ban đầu các tai nạn và thảm hoạ xảy ra

- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng thích hợp và hướng dẫn người bệnh

tự chăm sóc

- Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho gia đình và cá nhân

- Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc hợp lý và an toàn

- Trực tại trạm và tới từng gia đình

- Tham gia quản lý phụ nữ có thai: Phát hiện các nguy cơ sản khoa

- Tham gia quản lý phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và hướng dẫn sinh đẻ hợp lý

- Thực hiện các hoạt động GOBIFFF

4.4 Quản lý công tác điều dưỡng tại cộng đồng.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch điều dưỡng cho cá nhân và cộng đồng

- Giám sát công tác điều dưỡng tại cộng đồng theo nhiệm vụ được giao

- Lượng giá, đánh giá công tác điều dưỡng tại cộng đồng

- Huấn luyện điều dưỡng cho nhân viên và học sinh - sinh viên y tế

- Lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ theo hộ gia đình và các đối tượng ưu tiên

5 Thu thập các số liệu và điều tra liên quan đến điều dưỡng cộng đồng.

5.1 Thu thập các số liệu.

Trang 8

5.1.1 Dân số, chủng tộc.

- Dân số trung bình

- Dân số nam, nữ

- Nhóm tuổi 0 - 1tuổi, 1- 5 tuổi, nữ từ 15 - 49 tuổi,

- Thành phần dân tộc, địa điểm gia đình,

- Tập quán sinh hoạt, ăn uống

- Các thói quen, hành vi có hại cho sức khoẻ

5.2 Điều tra cộng đồng.

5.2.1 Mục đích

Trang 9

- Biết được tình hình sức khoẻ, bệnh tật, hiểu được các kiến thức về bảo

vệ sức khoẻ, các nhu cầu sức khoẻ của nhân dân, kết hợp với các số liệu

về thống kê cộng đồng

- Xác định các vấn đề sức khoẻ ưu tiên cần giải quyết ở cộng đồng

5.2.2 Các phương pháp điều tra cộng đồng.

- Phỏng vấn: Cá nhân, lãnh đạo, người có chức sắc,

- Hỏi ý kiến các thành viên trong cộng đồng bằng cách gửi các thư hoặc các bản câu hỏi

- Phân tích các thống kê có liên quan qua sổ sách của trạm, của UBND,

- Điều tra dịch tễ học mô tả: Con người, đặc điểm, thời gian của bệnh,

- Điều tra dịch tễ học phân tích: Mối liên quan giữa nguy cơ bệnh và bệnh bằng:

+ Nghiên cứu hồi cứu lại quá khứ so sánh từng trường hợp bệnh với từng trường hợp đối chứng

+ Nghiên cứu diễn biến so sánh số trường hợp bệnh xảy ra ở nhóm có tiếp xúc với nguy cơ gây ra bệnh với số trường hợp ở nhóm không tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh

- Điều tra dịch tễ học thực nghiệm: Đưa ra một biện pháp phòng chống vào cộng đồng rồi so sánh sự thay đổi bệnh tật ở cộng đồng có biện pháp

đó và cộng đồng đối chứng không có biện pháp đó

Ví dụ: Giải quyết nước sạch ở nông thôn:

So sánh bệnh tiêu chảy ở thôn không được giải quyết nước sạch với thôn được giải quyết nước sạch

Trang 10

- -Lượng giá I/ Điền ngắn vào chỗ trống trong các câu sau:

1 Điều dưỡng cộng đồng trong cộng đồng kết hợp kiến thức lý thuyết và thực hành (A) vào việc trực tiếp bảo vệ, chăm sóc

và (B) của (C) trong cộng đồng

2 Chức năng của người điều dưỡng cộng đồng là thực

hiện (A), bảo vệ và nâng cao sức khoẻ

của (B)

3 Bốn chức năng của điều dưỡng cộng đồng là:

A:

B:

C:

D:

4 Điều dưỡng cộng đồng cần thu thập các số liệu về vấn đề gì: A:

B:

C:

D:

5 Hãy nêu 5 phương pháp điều tra cộng đồng A:

B:

Trang 11

C: Phân tích

D:

E:

F: Điều tra dịch tễ học thực nghiệm

II/ Chọn ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu:

1 Vai trò năng lực của điều dưỡng cộng đồng là:

A: Xác định nhu cầu sức khoẻ của CĐ, lựa chọn chăm sóc sức khoẻ có

ưu tiên, đề xuất biện pháp giải quyết

B: Lập kế hoạch cho các cá nhân trong cộng đồng

C: Huy động CĐ vào chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và phát triển của CĐ.D: Lập kế hoạch, huy động, tiến hành giám sát và lượng giá kết quả hoạt động y tế tại trạm y tế

2 Chức năng của điều dưỡng cộng đồng là:

A: Giáo dục sức khoẻ cho cá nhân trong CĐ

B: Quản lý công tác ĐD tại bệnh viện

C: Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh

D: Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, giáo dục và nâng cao sức khoẻ của người dân

3 Để thực hiện được dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh thực phẩm cần:A: Hướng dẫn CĐ về dinh dưỡng hợp lý khoa học, vệ sinh

Trang 12

B: Yêu cầu CĐ phải thực hiện các biện pháp ăn uống vệ sinh, hợp lý.

C: Giám sát ăn uống hợp lý và vệ sinh thực phẩm tại gia đình

E: Tất cả các ý kiến trên

III/ Phân biệt đúng sai các câu sau bằng cách đánh dấu (X) vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai.

1 Điều dưỡng cộng đồng trong CĐ kết hợp kiến thức y tế công cộng vào việc bảo vệ, chăm sóc và cải thiện

sức khoẻ của người bệnh trong cộng đồng

2

Mục tiêu của điều dưỡng cộng đồng là đưa dịch vụ

chăm sóc sức khoẻ cho mọi người dân trong cộng

đồng

3 Điều dưỡng cộng đồng cần phải có kiến thức và kỹ năng lâm sàng cần thiết.

4

Vai trò của điều dưỡng cộng đồng là huy động CĐ,

các gia đình và cá nhân vào việc chăm sóc, nâng cao

sức khoẻ và phát triển xã hội

5 Chức năng của điều dưỡng cộng đồng là chăm sóc sức khoẻ CĐ

Trang 13

6 Quản lý công tác điều dưỡng cộng đồng là chức năng

của trạm y tế

7

Giám sát an toàn trong lao động sản xuất, phát hiện

sớm và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

không thuộc nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng

8

Hướng dẫn nhân dân xử dụng thuốc hợp lý và an toàn

là nhiệm vụ của nhân viên quản lý dược tại trạm chứ

không phải của điều dưỡng cộng đồng

9

Điều dưỡng cộng đồng có trách nhiệm giám sát công

tác điều dưỡng tại cộng đồng theo nhiệm vụ được

giao

10 Điều tra dịch tễ học phân tích là điều tra mối liên quan giữa nguy cơ bệnh và bệnh bằng điều tra nghiên

cứu hồi cứu và nghiên cứu diễn tiến

Trang 14

Bài 2: Lượng giá nhu cầu và lập kế hoạch

chăm sóc sức khoẻ cho cụm dân cư

1.2 Mục đích của lượng giá nhu cầu điều dưỡng.

Khi làm việc tại cộng đồng, người điều dưỡng cộng đồng coi những đối tượng cần chăm sóc sức khoẻ như những khách hàng của mình Vì vậy mục đích của người điều dưỡng khi làm việc ở cộng đồng phải:

- Phát hiện được nhu cầu chăm sóc của "khách hàng"

- Xác định nhu cầu chăm sóc cơ bản của "khách hàng"

- Phát hiện nguy cơ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng

- Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc

Trang 15

- Đánh giá đáp ứng điều dưỡng và kết quả chăm sóc, giám sát liên tục và lượng giá thường xuyên.

2 Quan niệm và định nghĩa về sức khoẻ.

- Sức khoẻ là một trạng thái đầy đủ, thoải mái về vật chất, tinh thần, xã hội chứ không phải bó hẹp trong phạm vi có bệnh hay không có bệnh

Phân tích các loại sức khoẻ như sau:

* Sức khoẻ về thể lực: Là các chức năng cơ học của cơ thể hoạt động tốt.VD: Mang, vác,

* Sức khoẻ về tâm thần: là khả năng suy nghĩ rõ ràng, sáng sủa, mạch lạc

* Sức khoẻ về cảm xúc: là khả năng cảm nhận các xúc động, sợ hãi, thích thú, vui buồn, tức giận, và khả năng thể hiện những cảm nhận này một cách thích hợp và đồng thời là khả năng đương đầu với các stress: sự căng thẳng, thất vọng, lo lắng,

* Sức khoẻ về xã hội: Là khả năng tạo lập và duy trì mối quan hệ với mọi người trong xã hội

* Sức khoẻ tâm linh: Liên quan đến niềm tin và tín ngưỡng để đạt được

sự thoải mái về tâm linh trong con người

3 Vấn đề sức khoẻ và vấn đề sức khoẻ ưu tiên.

3.1 Vấn đề sức khoẻ

Là biểu hiện "tình trạng xấu "về sức khoẻ và "tình trạng chưa ổn" về quản

lý kinh tế, xã hội, văn hoá,

3.2 Vấn đề sức khoẻ ưu tiên:

Là vấn đề quan trọng đang tồn tại trong nhiều vấn đề sức khoẻ tại cộng đồng có thể có khả năng giải quyết ngay được

Trang 16

3.3 Xây dựng kế hoạch hoạt động.

Sau khi xác định được vấn đề sức khoẻ và vấn đề sức khoẻ cần ưu tiên phải xây dựng những việc làm để giải quyết vấn đề đó

- Nghiên cứu sổ sách báo cáo của Trạm y tế, của chính quyền địa phương

và của y tế cấp trên đối với cộng đồng đó

- Quan sát trực tiếp tại cộng đồng:

+ Dùng bảng kiểm tra thu lượm thông tin về vấn đề nào đó

+ Khám sàng lọc, có thể xét nghiệm để chẩn đoán

- Vấn đáp tại cộng đồng:

+ Phỏng vấn trực tiếp cá nhân và gia đình

+ Thu thập qua bộ câu hỏi in sẵn gửi qua các đối tượng

4.4 Cách xác định vấn đề sức khoẻ và vấn đề sức khoẻ ưu tiên.

Trang 17

* Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ.

- Vấn đề cấp thiết đã được xã hội quan tâm

- Có khả năng giải quyết được

2103

Cách cho điểm: 0 - 3 điểm

0 điểm: Không có hoặc không rõ ràng

1 điểm: Có thể có nhưng không rõ lắm

2 điểm: Có rõ ràng

3 điểm: Vấn đề rất rõ ràng

Cách xác định: Lớn hơn hoặc bằng 9 điểm: VĐSK

Nhỏ hơn 9 điểm: VĐSK chưa rõ ràng

* Xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên.

Bảng điểm xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên

Trang 18

TT Tiêu chuẩn xác định VĐSKUT VĐ1 VĐ2 VĐ3

- ảnh hưởng đến lớp người khó khăn

- Đã có kỹ thuật phương tiện giải quyết

- Kinh phí chấp nhận được

- Cộng đồng sẵn sàng tham gia giải quyết

Tổng điểm

Cách cho điểm: 0 - 3 điểm

0 điểm: Không có hoặc không rõ ràng

1 điểm: Có thể có nhưng không rõ lắm

2 điểm: Có rõ ràng

3 điểm: Vấn đề rất rõ ràng

Cách xác định: - Xét và giải quyết từ điểm cao đến điểm thấp.

- Lồng ghép giải quyết 2 vấn đề một lúc nhưng vẫn quan tâm đến vấn đề chủ chốt

5 Cách xây dựng kế hoạch.

5.1 Khái niệm: Xây dựng kế hoạch là những bước nối tiếp nhau theo trình tự logic nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Trang 19

5.2 Các bước xây dựng kế hoạch.

- Điều tra - nghiên cứu trước: qua chỉ tiêu

- Tìm vấn đề sức khoẻ ưu tiên

- Có thể điều chỉnh trong quá trình thực hiện

5.3.2 Xác định nguyên nhân của vấn đề.

Tìm nguyên nhân nào khi tác động có hiệu quả nhất

5.3.3 Chọn giải pháp phù hợp với nguồn lực.

5.3.4 Vạch ra những hoạt động cụ thể bằng cách ghi rõ người, thời gian thực hiện và dự kiến kết quả.

5.4 Cách viết một bản kế hoạch.

Thời gian

Bắt đầu thúc Kết

Trang 20

6 Giám sát và đánh giá.

- Thu thập các thông tin cập nhật

- Đánh giá từng phần khi đã kết thúc hoạt động

- -Lượng giá I/ Điền ngắn vào chỗ trống trong các câu hỏi sau.

1 - Lượng giá nhu cầu ở CĐ là khâu (A) của QTĐD,

sử dụng các phương pháp (B) và (C) thông tin để phát hiện các nhu cầu sức khoẻ và chăm sóc của cá nhân gia đình và cộng đồng

2 - Vấn đề sức khoẻ là biểu hiện tình trạng (A) về sức khoẻ và tình trạng (B) về quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội

3 - Xây dựng kế hoạch là những bước (A) theo trình

Trang 21

C:

D:

II/ Chọn ý đúng nhất trong các câu hỏi sau

1 - Cách thu thập các chỉ số tốt nhất tại CĐ là:

A: Quan sát trực tiếp tại CĐ

B: Quan sát gián tiếp tại CĐ

C: Quan sát trực tiếp tại gia đình

D: Quan sát trực tiếp tại Trạm y tế

2- Vấn đáp trực tiếp tại CĐ là

A: Phỏng vấn trực tiếp cá nhân

B: Phỏng vấn trực tiếp gia đình

C: Phỏng vấn gián tiếp cá nhân và gia đình

D: Phỏng vấn trực tiếp cá nhân và gia đình

3 - Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ là

A: Các chỉ số thể hiện vượt quá mức bình thường

B: CĐ đã biết vấn đề đó nhưng không phản ứng rõ ràng

C: Vấn đề chưa được xã hội quan tâm

D: Xác định vấn đề sức khoẻ cần ưu tiên giải quyết cho cá nhân

III/ Trả lời câu hỏi đúng sai bằng cách đánh dấu V vào cột A cho câu đúng và vào cột B cho câu sai.

Trang 22

STT Nội dung A B

1 Lượng giá nhu cầu là khâu tiếp theo của quy trình điều dưỡng cộng đồng

2 Vấn đề sức khoẻ là biểu hiện tình trạng tốt về sức khoẻ

3

Sau khi xác định vấn đề sức khoẻ và vấn đề sức khoẻ

cần ưu tiên phải xây dựng những việc làm để giải quyết

vấn đề đó

4 Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ khi cộng đồng đã biết vấn đề đó và có phản ứng rõ ràng.

5 Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên là khi vấn đề đó không có kinh phí để giải quyết

6 Cách xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên là xét và giải

quyết từ điểm thấp đến điểm cao

7 Cách xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên không được giải quyết lồng ghép hai vấn đề một lúc

8 Cách giám sát và đánh giá là đánh giá toàn phần khi đã kết thúc hoạt động

Bài 3: Quy trình điều dưỡng cộng đồng

Trang 23

Mục tiêu

1 Phân biệt được chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán cộng đồng

2 Trình bày được 4 bước của quy trình điều dưỡng cộng đồng với những nội dung cơ bản

3 Viết được một bản QT ĐDCĐ cho một vấn đề sức khoẻ ưu tiên ở xã, phường

Nội dung

1 Một số khái niệm.

1.1 Định nghĩa về quy trình điều dưỡng:

Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được định trước trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt.

Quy trình điều dưỡng là nền tảng của điều dưỡng cộng đồng, là phương pháp để xác định, lập kế hoạch, can thiệp, lượng giá kết quả của công tác chăm sóc khi áp dụng cho mỗi cá nhân, hoặc cho mỗi gia đình và cộng đồng Đó là quá trình giải quyết các vấn đề, nó nhấn mạnh đến việc giải quyết vấn đề sức khoẻ ở mọi nơi và mọi cơ sở y tế

Quy trình điều dưỡng là quá trình liên tục, nó luôn luôn được điều chỉnh

và xem xét đánh giá

Quy trình điều dưỡng bao gồm phương pháp nhận định, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hiệu quả kế hoạch việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân

1.2 Định nghĩa về cộng đồng.

Cộng đồng là những nhóm người chung sống trong những liên kết xã hội nhất định có chung một số đặc điểm và quyền lợi dựa vào nhau để cùng phát triển

Trang 24

Hay nói cách khác cộng đồng là một nhóm người trong xã hội được xác định bởi ranh giới địa lý, các giá trị và quyền lợi chung Mỗi thành viên tác động lẫn nhau và hoạt động trong một khuôn khổ xã hội nhất định, biểu hiện và tạo ra các chuẩn mực, các giá trị và thiết lập ra các tổ chức

xã hội

1.3 Chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán chăm sóc

Người điều dưỡng cộng đồng cần phải có cả hai kỹ năng chẩn đoán chăm sóc và kỹ năng chẩn đoán cộng đồng để phát hiện vấn đề sức khoẻ cần giải quyết tại một CĐ., vì nó là yếu tố đầu tiên quyết định phẩm chất của người điều dưỡng cộng đồng

Cá nhân người bệnhChọn kỹ thuật chăm sócDựa vào y học lâm sàngLập kế hoạch chăm sóc cho

cá nhân người bệnhKhỏi, đỡ, tàn tật, chết

Trang 25

Điểm kết thúc

Liên tục

1.4 Quy trình điều dưỡng tại cộng đồng.

- Là tiến trình thực hành điều dưỡng, thực hành chăm sóc sức khoẻ công cộng áp dụng cho mọi người nhằm tăng cường sức khoẻ cho mọi người dân trong CĐ

2 Nội dung quy trình điều dưỡng.

2.1 Nhận định điều dưỡng.

- Qua thu thập các số liệu, qua các phương pháp điều tra cộng đồng để chẩn đoán các vấn đề sức khoẻ cần giải quyết tại cộng đồng bằng các phương pháp: quan sát, giao tiếp, hỏi tiền sử, thực nghiệm, xét nghiệm sàng lọc,

* Chú ý các số liệu thông tin sau:

+ Dân số: Tuổi, giới tính, tôn giáo, mức độ thu nhập, tài sản, trình độ văn hoá,

+ Đặc điểm thể chất

+ Đặc điểm về môi trường

+ Tình hình bệnh tật, sức khoẻ, bệnh tật hiện tại,

2.2 Chẩn đoán sức khoẻ (Chẩn đoán chăm sóc).

Trang 26

Chẩn đoán điều dưỡng do người điều dưỡng đề ra sau khi đã phân tích các số liệu đã thu thập Chẩn đoán sức khoẻ xác định tình trạng của sức khoẻ của cá nhân, gia đình và tìm nguyên nhân của bệnh tật.

Một chẩn đoán sức khoẻ có thể chẩn đoán từ trong hoặc yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ của cá nhân, gia đình

Ví dụ: - Một trẻ 4 tháng tuổi cân nặng 4 kg Chẩn đoán: Cân nặng dưới mức bình thường

- Một cháu nhỏ 1 tuổi không được tiêm chủng đầy đủ Chẩn đoán: Không thực hiện đầy đủ lịch tiêm chủng

2.3 Lập kế hoạch.

Kế hoạch là trọng tâm của quy trình điều dưỡng Lập ra ưu tiên về những vấn đề sức khoẻ và đưa ra mục tiêu Người điều dưỡng xem xét những việc cần làm và xác định những vấn đề đang đặt cá nhân, gia đình và toàn

bộ cộng đồng vào tình trạng nguy cơ Sau khi xác định được chẩn đoán thì chuyển sang lập kế hoạch dựa vào chẩn đoán sức khoẻ Trọng tâm là

kế hoạch, đây chính là lí do để áp dụng quy trình điều dưỡng

Kế hoạch cần xây dựng theo những ưu tiên liên quan đến chẩn đoán Xác định ưu tiên xuất phát từ nhu cầu của mỗi cá nhân hay mỗi gia đình Mọi

kế hoạch cần có mục tiêu để đánh giá kết quả chăm sóc đã thực hiện

Vì vậy khi lập kế hoạch cần:

- Lập kế hoạch cụ thể, xác định các mục tiêu hoàn thành

- Dựa vào các vấn đề đã nhận định cần được giải quyết

- Đưa ra những vấn đề ưu tiên nhất cần được giải quyết chăm sóc

- Dựa vào nguồn lực sẵn có của cá nhân, gia đình, cộng đồng để có những

kế hoạch chăm sóc phù hợp Người điều dưỡng phải chứng minh được tính khả thi của kế hoạch đã đề ra

Trang 27

- Thăm khám thực thể.

- Hướng dẫn phòng bệnh

- Hướng dẫn tự nâng cao sức khoẻ

- Thực hiện hoạt động điều trị

- Giảng dạy về nâng cao sức khoẻ

- Tư vấn cho cá nhân và gia đình

Trang 28

- Sự hoàn thành của công việc qua quá trình chăm sóc hoặc thay đổi hành

vi của các đối tượng được chăm sóc

- Nhận định nhận thức của cá nhân và gia đình qua những hoạt động đã can thiệp

- Mục tiêu có đạt được không? Nếu mục tiêu chưa đạt được thì vì sao? Phải điều chỉnh kế hoạch hoặc đặt kế hoạch tiếp theo

3 Những vấn đề sức khoẻ cần ưu tiên giải quyết khi chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.

3.1 Chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân.

ưu tiên: - Trẻ em từ 0 -5tuổi

- Bà mẹ mang thai

- Người già

3.2 Chăm sóc sức khoẻ cho gia đình.

- Giáo dục sức khoẻ

- Vệ sinh hoàn cảnh: Nhà ở, sân, vườn, ao, chuồng trại,

- Dinh dưỡng và chế độ ăn đầy đủ, hợp lý, vệ sinh

- Sinh đẻ kế hoạch

- Các chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân cấp, mãn tính, bệnh xã hội,

3.3 Chăm sóc sức khoẻ cho cả cộng đồng.

- Giáo dục sức khoẻ

- Cung cấp đầy đủ nước sạch với các nội dung của chăm sóc SKBĐ

Trang 29

- Kiểm soát được môi trường truyền nhiễm xã hội.

- Quản lý chặt chẽ các chất thải, vệ sinh môi trường

- Cung cấp thực phẩm đầy đủ và an toàn, đề phòng các bệnh tật lây lan

- -Lượng giá

I - Điền ngắn vào các câu hỏi sau

1 - Quy trình điều dưỡng CĐ là phương pháp (A) lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hiệu quả kế hoạch

việc (B) cho người dân

2- Cộng đồng là những (A) chung sống trong những liên kết xã hội nhất định, có chung một số (B) và (C) dựa vào nhau để cùng pháp triển

3 - Điểm kết thúc của chẩn đoán chăm sóc là (A)

4 - Các mục dùng để so sánh giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán chăm sóc là:

Ngày đăng: 01/02/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w