1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiện trạng và các giải pháp phát triển làng nghề việt nam

41 428 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 609,63 KB

Nội dung

Hiện trạng và các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam Hiện trạng và giải pháp hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015 Phát triển nghề và làng nghề tại Quảng Ngãi Phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 - mục tiêu và các giải pháp Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015 Ninh Bình: Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng bền vững Trang 2 8 12 18 24 28 32 36 THÔNG TIN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP BỘ CÔNG THƯƠNG Số 03/2013 TỔNG BIÊN TẬP TS. Dương Đình Giám TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP Hoàng Việt Trung THƯ KÝ Nguyễn Kiều Ly TRỊ SỰ Ngô Mai Hương CHẾ BẢN Lê Anh Tú TRỤ SỞ TÒA SOẠN 30C Bà Triệu - Hà Nội ĐT: 04.38259844 FAX: 04.38253417 Website:http://www.ipsi.org.vn ۞ Giấy phép xuất bản: Số: 819/CXB Ngày 29/3/1995 Bộ Văn Hóa - Thông Tin ۞ Chế bản tại Viện NCCL, CSCN và in tại Công ty TNHH Trần Công ۞ ۞ ۞ ۞ ۞ ۞ ۞ ۞ MỤC LỤC I. Đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam 1. Khái niệm về làng nghề, phố nghề - Khái niệm làng nghề: Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề. Làng nghề được hiểu là một địa bàn hay khu vực dân cư sinh sống như: Làng, thơn, bản…về cơ bản có hoạt động sản xuất cùng ngành nghề cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp ở từng hộ gia đình và các cơ sở sản xuất trong làng; có sử dụng lao động trong và ngồi địa phương, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người dân trong làng; có ít nhất một sản phẩm đặc trưng của làng đó. - Khái niệm phố nghề: Cho đến nay, chưa có một khái niệm chính thức nào được đưa ra về phố nghề. Theo cách nói của người xưa, phố nghề là làng nghề ở thành thị. Vì vậy, khái niệm phố nghề cũng tương tự như làng nghề. Phố nghề là một địa bàn hay một khu vực dân cư sinh sống như: Một đường phố, tổ dân phố hoặc một khu phố (gọi tắt là phố nghề) về cơ bản có hoạt động sản xuất cùng ngành nghề cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp ở từng hộ gia đình và các cơ sở trong phố nghề; có sử dụng lao động trong và ngồi địa phương, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người dân trong phố nghề; có ít nhất một sản phẩm đặc trưng của phố nghề đó. 2. Làng nghề trong lịch sử phát triển của Việt Nam Hiện nay các làng nghề phân bổ rộng khắp cả nước nhưng khơng đồng đều. Số lượng làng nghề miền Bắc phát triển hơn, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sơng Hồng. Ngun, vật liệu cho các làng nghề chủ yếu được khai thác ở các địa phương trong nước và hầu hết các nguồn ngun liệu vẫn lấy trực tiếp từ tự nhiên. Phần lớn cơng nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất trong các làng nghề nơng thơn còn lạc hậu, tính cổ truyền vẫn chưa được chọn lọc và đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và giảm sức cạnh tranh. Do hạn chế về cơng nghệ và kỹ thuật sản xuất nên các các làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là lao động thủ cơng ở hầu hết các cơng đoạn, kể cả các cơng đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Nhiều sản phẩm đặc thù đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay nghề khéo léo… chủ yếu là các làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ. Riêng về thị trường tiêu thụ sản phẩm thì trước đây về cơ bản thị trường này nhỏ hẹp tiêu thụ tại chỗ do đó giá thành cũng thấp. Nhưng hiện nay, thị trường xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam đã mở rộng sang khoảng hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hồng Cơng, Singapore, thậm chí cả các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU…Do đó giá trị sản lượng các làng nghề cùng phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp 2 CLCSCN No3/ 2013 Hiện trạng và các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam Làng nghề trước và trong thời kỳ Pháp thuộc: Thời kỳ trước Pháp thuộc, cả nước có hàng trăm loại hàng thủ công đặc sắc, nhưng phát triển nhất đó chính là nghề dệt. Hàng mỹ nghệ Việt Nam được người Pháp đưa sang nước ngoài tham dự các hội chợ và chính điều này đã tạo thuận lợi cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở giai đoạn này, chủ yếu phát triển các nghề như dệt, làm quạt giấy, làm nón, mây tre đan, làm đồ sừng và ngà, tạc tượng gỗ Làng nghề giai đoạn 1945 - 1986: Trước năm 1975, ở miền Nam làng nghề nói chung và các cơ sở sản xuất TTCN nói riêng gần như không phát triển do ảnh hưởng của chiến tranh. Ở miền Bắc, làng nghề và các nghề sản xuất TTCN đã được dần khôi phục, tuy nhiên còn ở quy mô rất nhỏ bé do chiến tranh phá hoại của Đế Quốc Mỹ. Từ sau ngày giải phóng 30/4/1975, các làng nghề và các cơ sở sản xuất ở cả 2 miền đã có những bước phát triển mới, đặc biệt ở miền Nam phát triển rất mạnh. Các mô hình sản xuất được hình thành chủ yếu dưới dạng các Hợp tác xã. Phương thức dạy nghề và truyền nghề đã có nhiều thay đổi và ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ chủ yếu cho nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu sang các nước XHCN ở Đông Âu. Tuy nhiên, sản xuất còn hạn chế về chất lượng và mẫu mã, chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của các làng nghề và các nghề TTCN. Làng nghề từ năm 1986 đến nay: Từ những năm đổi mới đến nay, dưới tác động của những biến đổi to lớn về kinh tế - chính trị - xã hội ở trong nước cũng như quốc tế, một số nghề có tốc độ khôi phục và phát triển nhanh đó là: Gốm sứ Bát Tràng, gốm Đồng Nai, Sông Bé; điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước ở Đà Nẵng; mộc Kim Bồng, đúc đồng Phước Kiều ở Quảng Nam; chạm khảm, điêu khắc ở Hà Tây, Hà Bắc Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô (cũ) vào đầu những năm 90 đã làm cho thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu chủ yếu gần như không còn nữa. Từ năm 1993 đến nay, một hướng đi mới cho sự phát triển của làng nghề dần dần được xác lập. Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ là những thị trường tiêu thụ tương đối lớn cho các làng nghề. Trong những năm gần đây, nhiều sản phẩm của làng nghề đã được khẳng định trên thị trường trong nước và thế giới. Sản xuất ổn định và phát triển, quy mô ngày càng mở rộng, tăng nguồn vốn đầu tư, đổi mới kỹ thuật công nghệ được chú trọng hơn, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng khối lượng sản phẩm. 3. Những đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam Gắn liền với làng quê và sản xuất nông nghiệp: Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, các nghề thủ công truyền thống dần dần xuất hiện với tư cách là nghề phụ, việc phụ trong các gia đình nông dân và nhanh chóng phát triển ở nhiều làng quê. Thời gian dành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là không nhiều, năng suất lao động thấp đã không đảm bảo thu nhập đủ sống cho người nông dân. Vì vậy, nhu cầu tạo việc làm để có thêm thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp trở thành cấp thiết. Đồng thời do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, đã tạo ra một sự dư thừa lao động trong một thời gian nhất định; nhu cầu về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư; nguồn nguyên liệu phục vụ cho các nghề thủ công tương đối dồi dào Tất cả những điều đó đã thúc đẩy các làng nghề hình thành và phát triển. Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp No3 / 2013 CLCSCN 3 Có truyền thống lâu đời: Đặc trưng của làng nghề Việt Nam là có truyền thống lâu đời, làng nghề được hình thành từ thời Đông Sơn xa xưa, lúc bấy giờ, số lượng ngành nghề cũng như lao động còn rất ít. Sản phẩm của làng nghề chỉ phục vụ cho mục đích hiện tại, đầu tiên là nghề luyện kim, tác động vào nông nghiệp bằng các công cụ sản xuất có hiệu quả hơn các công cụ cũ (bằng đá, tre, gỗ thô sơ), tiếp theo là để phục vụ cho chiến tranh nên những vũ khí bằng đồng và sắt không thể thiếu. Riêng làng nghề nghề điêu khắc đá tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng ra đời cách đây hơn 300 năm. Có bản sắc văn hóa riêng của Việt Nam: Một đặc thù khác hết sức quan trọng của hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, đó là tính khác biệt, tính riêng, mang phong cách của mỗi nghệ nhân và nét văn hoá đặc trưng địa phương, tồn tại trong sự giao lưu với cộng đồng. Hàng chạm trổ trên từng chất liệu khác nhau (gỗ, đá, đồng, sừng, xương ), hàng sơn (sơn quang, sơn then, sơn thếp vàng bạc, sơn mài), hàng thêu, dệt (tơ lụa, chiếu, thảm ) hàng mây tre đan, kim hoàn, đồ chơi ở mỗi làng nghề đều có màu sắc riêng, từng nghệ nhân cũng có những nét riêng. Những nét riêng đó được thử thách qua thời gian, qua giao lưu, được chọn lọc, được thừa nhận để tồn tại và phát triển, cùng với sự bổ sung lẫn nhau, trở thành những kiểu mẫu hoàn thiện, đặc sắc cho những sản phẩm cùng loại được sản xuất, chế tác tiếp sau thể hiện bản sắc độc đáo Việt Nam. Lao động chủ yếu bằng thủ công: Trước đây, khi kỹ thuật công nghệ còn thô sơ, lạc hậu thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều do lao động thủ công đảm nhận. Đặc trưng cơ bản của người thợ thủ công là tự định đoạt lấy mọi công việc kể cả cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Công việc có thể tiến hành độc lập hay cùng với một số người trong gia đình, dòng họ hoặc một số người học việc. Công việc này đã thể hiện một tay nghề nhất định, một tài khéo léo riêng biệt, độc đáo, kết hợp với đầu óc sáng tạo và nghệ thuật thông qua lao động bằng tay hoặc bằng máy móc công cụ cơ khí, nửa cơ khí. Làng nghề gắn với tên tuổi và tồn tại lâu dài: Mỗi làng nghề, thường gắn liền với địa danh của làng đó để đặt tên cho làng nghề của mình, như: Làng tranh Đông Hồ, làng gốm Bát Tràng, làng điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn, làng mộc Kim Bồng, đúc đồng Phước Kiều, đan mây Chương Mỹ, lụa Tân Châu Đây chính là đặc điểm tiêu biểu để phân biệt được sản phẩm riêng có của mỗi làng nghề. Sản phẩm của làng nghề không chỉ đòi hỏi lao động khéo léo của người thợ mà còn đòi hỏi sự tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều thế hệ và những kinh nghiệm này trải qua thời gian đã trở thành bí quyết nghề nghiệp. Làng nghề đã tồn tại lâu dài từ đời này sang đời khác là nhờ vào đặc tính này của làng nghề. II. Những đóng góp của các làng nghề Việt Nam - Giải quyết lao động và việc làm cho người dân: Làng nghề Việt Nam hàng năm góp phần giải quyết số lượng lớn lao động nông thôn nhàn rỗi, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, đồng thời đã kéo theo sự phát triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan khác, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Vai trò tạo việc làm của làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan toả của làng nghề sang các vùng, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đó. - Làng nghề Việt Nam là một trong những nơi giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp 4 CLCSCN No3/ 2013 dân tộc một cách bền vững: Lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc. Nhiều sản phẩm của làng nghề mang tính nghệ thuật cao, tính nhân văn sâu sắc. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng những nét đặc sắc của văn hoá dân tộc, là sự kết tinh, bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc và là sự bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác. Nó tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá: Mục tiêu cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là tạo ra một cơ cấu kinh tế mới, hợp lý và hiện đại ở nông thôn. Trong quá trình vận động và phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc tăng trưởng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp. Sự phát triển lan toả của làng nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động. Cho đến nay, cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60-80% công nghiệp và dịch vụ, 20-40% nông nghiệp. - Thu hút nguồn lực to lớn trong dân cho sự phát triển kinh tế chung: Đặc điểm của sản xuất trong làng nghề là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động không nhiều nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các hộ gia đình. Trong điều kiện hiện nay thì đó là một lợi thế để các làng nghề có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, do đặc thù của làng nghề việc sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người lao động, vì vậy, bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều loại lao động, lao động thời vụ nông nhàn, các loại lao động có độ tuổi khác nhau. - Làng nghề góp phần tạo ra nguồn sản phẩm phong phú đa dạng cho xã hội: sản phẩm từ các làng nghề vô cùng phong phú và đa dạng. Hầu hết các sản phẩm này phục vụ chủ yếu cho nhu cầu xã hội, một phần phục vụ xuất khẩu góp phần thúc đẩy phát triền kinh tế - xã hội cho mỗi địa phương. - Làng nghề còn là nơi quảng bá hình ảnh dân tộc Việt Nam một cách sinh động thông qua các sản phẩm đặc sắc của mỗi làng nghề: Mỗi sản phẩm là đặc trưng của từng vùng, đặc biệt là những sản phẩm lưu niệm được làm từ đá, sơn mài, tơ lụa, mây tre đan giới thiệu, quảng bá Việt Nam thông qua hình ảnh cây cầu, chùa chiền, đình làng, lăng tẩm hay ngọn núi Ngũ Hành III. Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam Làng nghề hiện nay đang tồn tại một số bất cập và phải có các chính sách phù hợp để phát triển, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường Mặt trái của sự phát triển là hầu hết các làng nghề Việt Nam hiện nay đã và đang bị ô nhiễm ở cả ba dạng: Ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải và khí thải. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cách thức tổ chức quản lý sản xuất của các làng nghề hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Đa số làng nghề sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, cũng như thông tin thị trường… Nhằm giải quyết tình trạng này thì việc quy hoạch không gian sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp thu được hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay việc quy hoạch các làng nghề còn hạn chế về số lượng do thiếu sự đồng bộ, công tác quản lý còn chồng chéo, phân định chưa rõ ràng giữa trách nhiệm của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trước những khó khăn đó, đòi hỏi cần có những chính sách phát triển các làng nghề phù hợp sao cho tận dụng được những lợi thế của các địa phương trong quá trình phát triển, vượt qua Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp No3 / 2013 CLCSCN 5 những thử thách của hội nhập và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, hiệu quả. Hiện nay, một mô hình quy hoạch khác đang được triển khai là: Chính quyền địa phương và các hộ sản xuất trong làng nghề cùng xem xét phương án quy hoạch đưa khu vực sản xuất làng nghề ra khỏi nơi sinh hoạt của gia đình. Địa phương sẽ quy hoạch khu đất riêng thuộc điạ bàn của xã. Các hộ gia đình sẽ được cho thuê đất để chuyển hướng sản xuất ra ngoài. Hạ tầng cơ sở sẽ do địa phương và hộ nghề cùng góp vốn xây dựng. Mô hình này đã được thực hiện thành công ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, hiện một số địa phương vẫn gặp khó khăn về quỹ đất để bố trí mặt bằng cho việc di dời này. Ngành TTCN ngày một phát triển. Bên cạnh những nét truyền thống thì còn được đan xen bởi những yếu tố mới, điều này đem lại cho ngành TTCN và làng nghề một diện mạo mới. Các làng nghề TTCN ngày nay cần phải vận động theo xu hướng: Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh; Bên cạnh các làng nghề truyền thống, mở rộng và phát triển các làng công nghiệp tạo ra bước phát triển mới cho ngành TTCN; Hình thành nhiều làng nghề mới, Phát triển làng nghề truyền thống theo cả chiều rộng và chiều sâu; Phát triển hình thức du lịch làng nghề. 2. Tạo nguồn nguyên liệu Không phải nơi có nguồn nguyên liệu là nơi có nguồn nhân lực chế biến sâu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Thực tế một số dự án khuyến công với thời lượng dạy nghề ngắn hạn, không có cơ sở sản xuất tại chỗ nên người học không làm được nghề. Mặt khác, với cách khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên không theo hướng bền vững (đối với nhóm gỗ, mây tre lá ) nên nguồn nguyên liệu đang ngày càng suy giảm về lượng và không đủ tiêu chuẩn về chất lượng thậm chí có loại đã bị khai thác theo hướng tàn diệt. Do đó các địa phương có nguồn nguyên liệu cung cấp phải chú ý đến khía cạnh phát triển bền vững về lĩnh vực này, bên cạnh đó các dự án khuyến công, các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cần có những hợp đồng dài hạn có kiểm soát ràng buộc để phát triển nguồn nguyên liệu cây trồng, vật nuôi khoáng sản phục vụ sản xuất, tạo được tín nhiệm giữa bên bán, bên mua, bảo đảm lợi ích các bên. Hiện nay và sắp tới, TTCN ở nước ta sẽ nhập nhiều nguyên liệu, mẫu sản phẩm gia công xuất khẩu, để tận dụng tối đa nguồn nhân lực các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý khai thác các hợp đồng gia công quốc tế giúp các hợp tác xã có thêm việc làm. Một nền kinh tế được gọi là hội nhập thuận lợi khi sản xuất, làm dịch vụ xuất khẩu hướng theo giá trị gia tăng hơn là cố gắng nội địa hoá đầu vào, tiêu thụ trong nước thay thế nhập khẩu. 3. Phát triển thương hiệu và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm Các HTX và doanh nghiệp nhỏ còn mặc cảm, tự ti, lo ngại thủ tục nên chưa đăng ký thương hiệu. Ở TP Hồ Chí Minh có đến 90% HTX chưa đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, có nhiều hình thức đăng ký thương hiệu, ví dụ như HTX ở làng nghề dùng thương hiệu của làng nghề hoặc HTX đăng ký thương hiệu giúp cả làng nghề như HTX Lụa Vạn Phúc đã đăng ký. Mỗi làng một sản phẩm là mô hình thành công ở nhiều quốc gia châu Á. Chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế cũng là cách quảng bá thương hiệu như nước mắm Phú Quốc. Việc đăng ký thương hiệu cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, các HTX và doanh nghiệp liên kết cùng đăng ký thương hiệu theo nhóm sản phẩm, tự kiểm soát chất lượng. Để khuếch trương thương hiệu cần xây dựng các kênh thông tin như các cattaloge, sách in, băng đĩa đặc biệt cần xây dựng một cơ sở dữ liệu riêng về các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của các địa Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp 6 CLCSCN No3/ 2013 phương trên toàn quốc. Bên cạnh đó, các trang web của bộ, ngành, địa phương cần mở chuyên mục giới thiệu sản phẩm thương hiệu, nhu cầu đầu tư thương mại theo “Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu” quy định tại Quyết định 136/2007/QĐ-TTg. Các HTX, các cơ sở sản xuất chủ động cung cấp thông tin và chịu trách nhiệm về thông tin giới thiệu trên các website. Việc xúc tiến thương mại cần áp dụng nhiều kênh, không nhất thiết các HTX phải có gian hàng riêng nhưng HTX cần được hỗ trợ chi phí gửi sản phẩm, gửi các tài liệu như bản in, băng đĩa hình… giới thiệu ở các hội chợ quốc tế. Xây dựng thương hiệu là một quá trình bền bỉ, liên tục cùng với việc duy trì chất lượng sản phẩm, bổ sung mẫu mã sản phẩm, thông qua nhiều kênh thông tin. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu, các tổ chức xúc tiến thương mại cần nắm bắt và phổ biến nhu cầu thị trường nước ngoài (theo từng khu vực địa lý, thậm chí theo mùa…), chuyển các đơn hàng của thị trường quốc tế đến những HTX, doanh nghiệp làng nghề. Mỗi địa phương, thành phố lớn, làng nghề cần có một gian hàng trưng bày sản phẩm, ghi rõ xuất xứ định kỳ tổ chức, giới thiệu sản phẩm, nghệ nhân. 4. Truyền nghề và phát triển nguồn nhân lực Trong các làng nghề truyền thống vai trò của các nghệ nhân là hết sức quan trọng, được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo ra nghệ thuật. Thực tế những thợ cả nghệ nhân đã truyền nghề cho những lao động trong gia đình, họ hàng, người yêu nghề đạt kết quả tốt (bằng chứng là nhiều thợ không qua các lớp mà được truyền nghề, đến 97% thành nghề là do cha truyền con nối). Trong thời gian vừa qua, một số dự án khuyến công thiếu thầy dạy, thời gian thực hành ngắn, dạy nghề không phù hợp với thực tế địa phương về nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, học nghề xong không có việc làm, dẫn đến khai giảng, bế giảng khá đủ nhưng người học thành nghề rất ít. Cần song hành đào tạo tập trung và truyền nghề tại nơi sản xuất. Các trung tâm khuyến công cấp tỉnh phối hợp với địa phương, đoàn thể, hợp tác xã, doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu học nghề, xây dựng chương trình chuẩn về giáo trình, giáo cụ thực hành, kết hợp dạy nghề và khởi nghiệp, hình thành nhóm học viên từ 10 người trở lên cùng nhau thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác có sự giúp đỡ của chính quyền về thủ tục thành lập cùng các ưu đãi, các doanh nghiệp giúp HTX về điều kiện sản xuất như góp vốn, cho vay bao tiêu sản phẩm, bán thành phẩm. Thực tế nhiều doanh nghiệp chế biến chè ở Yên Bái, Thái Nguyên rất thành công khi hình thành tổ hợp tác thanh niên thu mua, sơ chế chè nguyên liệu. Hiện nay đã có chính sách hỗ trợ hình thức truyền nghề, các dự án khuyến công, đào tạo nghề ngắn hạn ở nông thôn cần có đội ngũ thợ, nghệ nhân được bồi dưỡng kiến thức sư phạm miễn phí, biên soạn tài liệu, dạy nghề, truyền nghề được hỗ trợ theo chế độ của giảng viên, được thu học phí. Cục Công nghiệp Địa phương-Bộ Công Thương cần tiếp tục hướng dẫn các trung tâm khuyến công tổng hợp và công khai danh sách, địa chỉ các nghệ nhân, thợ lành nghề, giảng viên theo nhóm ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp để ban tổ chức lớp học, học viên, hợp tác xã, doanh nghiệp, khách hàng chủ động tiếp cận. Đó cũng là cách tôn vinh nghề, quảng bá hình ảnh nghề mang nhiều hiệu quả./. Nguồn: Quy hoạch Phát triển làng nghề thành phố Đà Nẵng; Đề tài“Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” Biên tập: Quỳnh Vân Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp No3 / 2013 CLCSCN 7 T ừ khi ra đời đến nay, các Hợp tác xã (HTX) Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cùng với q trình phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước. Trong mỗi giai đoạn, các HTX đều có những dấu ấn riêng và có những đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Đặc biệt các HTX ở Việt Nam đã trải qua một bước chuyển đổi quan trọng từ HTX kiểu cũ chuyển sang HTX kiểu mới theo Luật HTX sửa đổi năm 2003. 1. Hiện trạng các HTX tiểu thủ cơng nghiệp Việt Nam Cho đến thời điểm 2011, cả nước có 44 liên hiệp HTX, 17.900 HTX và 320.000 tổ hợp tác (THT). Có khoảng 12,5 triệu xã viên và người lao động tham gia trong các HTX và có khoảng 3,5 triệu lao động tham gia vào THT. Quy mơ của các HTX là rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù của từng vùng địa lý. Hầu hết các HTX nơng nghiệp thường có quy mơ trên 100 xã viên, trong khi đó phần lớn (60%) các HTX tiểu thủ cơng nghiệp chỉ có quy mơ 10-20 xã viên. Các HTX tiểu thủ cơng nghiệp phát triển chun ngành và đa ngành, theo kết quả điều tra của Liên minh hợp tác xã cơng bố năm 2011 tại 30 tỉnh phía Bắc có 3.550 HTX phi nơng nghiệp trong đó HTX tham gia vào các ngành: 11 HTX sản xuất máy móc, thiết bị; 115 HTX sản xuất cơ khí, phụ tùng; 3 HTX sản xuất thiết bị điện; 9 HTX sản xuất máy móc thiết bị điện; 10 HTX sản xuất phụ tùng ơ tơ - phương tiện vận tải; 19 HTX luyện kim; 55 HTX dệt may, giầy, da; 81 HTX chế biến nơng sản; 30 HTX chế biến thuỷ sản; 250 HTX chế biến lâm sản; 423 HTX sản xuất cơng nghiệp khác. Trong số đó có 110 HTX có sản xuất nơng lâm nghiệp thuỷ sản, 8 HTX dịch vụ tư vấn, đào tạo nghề tiểu thủ cơng nghiệp, hơn 2000 HTX làm các dịch vụ khác ngồi ngành nghề, sản phẩm chính theo phương châm đăng ký kinh doanh những ngành nghề pháp luật khơng cấm, kinh doanh những ngành, nghề, sản phẩm khơng đòi hỏi điều kiện kinh doanh. Cùng với sự phát triển của các HTX, trong những năm qua hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX đã được nâng cao một bước. Hoạt động của nhiều HTX được đổi mới, thiết thực gắn với lợi ích của các thành viên. Nhiều HTX đã khắc phục được sự trì trệ yếu kém, nỗ lực vươn lên, phát triển với quy mơ lớn hơn, chất lượ̣ng hoạt động ổn định và có tính bền vững hơn. Số HTX có lãi nhiều hơn và mức lãi trung bình trong một HTX cũng cao hơn. Điều tra 1.244 HTX thuộc tất cả các ngành nghề cho thấy 87% đã có lãi, 90% có trích lập quỹ, 55% chia lãi cho xã viên. Ngồi số HTX hoạt động khơng hiệu quả đã bị giải thể, các HTX chuyển đổi trong nơng nghiệp đã bước đầu khắc phục binh trạng thua lỗ kéo dài. Số HTX nơng nghiệp hoạt động có lãi đã chiếm 68%. Năm 2010, theo phân loại của Liên minh HTX các tỉnh, thành phố, số HTX khá, giỏi hiện chiếm 42% (tăng 2% so với năm 2004), HTX trung bình chiếm 44% (giảm 0,9%) và số HTX yếu kém chiếm 14% (giảm 1%). 2. Những khó khăn chủ yếu khiến cho các HTX kinh doanh thiếu hiệu quả Trình độ chun mơn kỹ thuật của đội ngũ Phát triển các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp 8 CLCSCN No3/ 2013 Hiện trạng và giải pháp hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cán bộ chủ chốt trong HTX rất hạn chế: Chỉ có khoảng 10% số chủ nhiệm HTX có trình độ cao đẳng hoặc đại học, chỉ tiêu này tương ứng với các chức danh Kế toán trưởng và Trưởng Ban kiểm soát là 12% và 8%. Một trong những lý do quan trọng khiến trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong HTX tiểu thủ công nghiệp thấp là do họ ít có cơ hội được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Các chương trình này thường hạn chế về số lượng và bất cập về nội dụng, phương thức đào tạo. Cũng do trình độ thấp nên các HTX tiểu thủ công nghiệp còn gặp nhiều lúng túng, vướng mắc trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các HTX rất cần nhận được sự hỗ trợ, tư vấn. Cơ sở vật chất của các HTX nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ, trình độ công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là phổ biến. Chỉ có 17% HTX có máy móc, phương tiện làm việc đáp ứng được nhu cầu sản xuất; 33% chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất; 50% HTX rất thiếu máy móc, phương tiện làm việc. Do công nghệ sản xuất lạc hậu nên các HTX chỉ tập trung chủ yếu vào một lĩnh vực truyền thống, mẫu mã sản phẩm đơn điệu không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, các HTX hiện nay rất cần hỗ trợ, phổ biến thông tin, chuyển giao công nghệ. Cùng với việc nguồn vốn nội bộ hạn chế, các HTX cũng rất khó tiếp cận với nguồn vốn từ bên ngoài. Các HTX thường bị thiếu thông tin về các nguồn tài chính, tín dụng, không hiểu rõ qui trình, thủ tục, không biết cách xây dựng các dự án để huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các HTX chưa tạo được uy tín cao đối với các tổ chức tín dụng nên việc vay vốn thường gặp nhiều trở ngại hơn so với các doanh nghiệp. 3. Lựa chọn giải pháp phát triển mô hình HTX tiểu thủ công nghiệp theo tiêu chí “5T” Phát triển mô hình HTX tiểu thủ công nghiệp theo tiêu chí “5T” tức là: Tổ chức liên kết; Thương hiệu và thị trường; Truyền nghề và phát triển nguồn nhân lực; Tạo nguồn nguyên liệu; Triển khai bằng dự án. Đây là giải pháp phát triển hệ thống các HTX tiểu thủ công nghiệp có sự đan xen liên kết, tạo thế mạnh và lợi thế cạnh tranh. 3.1. Tổ chức liên kết Hiện nay sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở ngành gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, gốm sứ đá, sơ chế nông lâm, thuỷ sản phân tán ở các hộ, nhóm thông qua các đơn đặt hàng của các HTX, doanh nghiệp, hoặc ký gửi ở các cửa hàng. Cách này giúp các hộ giảm rủi ro nhưng giá trị gia tăng phân chia không hợp lý so với công sức lao động, vốn và thời gian sản xuất của lao động tham gia mỗi công đoạn. Để tăng giá trị sản xuất, các hộ cần liên kết thành lập HTX của mình. HTX làm tốt dịch vụ đầu vào, chế tác từng khâu, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm để giảm chi phí sản xuất cho xã viên, ví dụ như HTX đầu tư khâu làm đất, đốt lò, kéo sợi, nhuộm, vận tải, đăng ký thương hiệu,… giảm chi phí cho mỗi xã viên. Việc nào, công đoạn nào sản xuất tập trung có hiệu quả thì HTX làm. Nghiên cứu một số mô hình mà Luật Hợp tác xã cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trực thuộc HTX chuyên làm dịch vụ tập trung cho xã viên, hoặc tổ chức sản xuất tập trung như: HTX Nông nghiệp Duy Sơn II (Quảng Nam) đầu tư 450 khung dệt bằng gỗ, sắt, tập trung ở phân xưởng và phân tán tại nhà dân, thu hút gần 500 lao động, mỗi năm sản xuất từ 3 - 4 triệu mét vải thành phẩm các loại. Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp No3 / 2013 CLCSCN 9 3.2. Thương hiệu và thị trường Đây là một nội dung quan trọng nhất của chính sách khuyến công đã đang thực hiện. Kinh nghiệm chỉ ra để có 1 lao động nghề gốm mỹ nghệ phải có đầu vào trên 20 học viên cùng với trợ cấp học việc tối thiểu 20 nghìn đồng/ngày. Nhiều chủ nhiệm HTX, chủ doanh nghiệp cho biết khó khăn nhất là đào tạo lao động có nghề, yêu nghề sống với nghề. Thực tế những thợ cả, nghệ nhân đã truyền nghề cho những lao động trong gia đình, họ hàng, người yêu nghề đạt kết quả tốt (bằng chứng là nhiều thợ không qua các lớp mà được truyền nghề, đến 97% thành nghề là do “cha truyền con nối”). Hiện nay đã có chính sách hỗ trợ hình thức truyền nghề, các dự án khuyến công, đào tạo nghề ngắn hạn ở nông thôn cần có đội ngũ thợ, nghệ nhân được bồi dưỡng kiến thức sư phạm miễn phí, biên soạn tài liệu, dạy nghề truyền nghề được hỗ trợ theo chế độ của giảng viên, được thu học phí. Khi đó, Cục Công nghiệp địa phương (Bộ công Thương) cần hướng dẫn các Trung tâm khuyến công tổng hợp và công khai danh sách, địa chỉ các nghệ nhân, thợ lành nghề, giảng viên theo nhóm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (100 nghề và 2.000 làng nghề) để ban tổ chức lớp học, học viên, HTX, doanh nghiệp, khách hàng chủ động tiếp cận. Đó cũng là cách tôn vinh nghề, quảng bá hình ảnh nghề mang nhiều hiệu quả. Các đơn vị xuất khẩu lao động, doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài, các công ty du lịch, cơ sở đào tạo cần nắm bắt thị trường nước ngoài để thực hiện trao đổi nhân lực, đào tạo, du lịch, làm việc với những người thợ, nghệ nhân của nước ta và các nước học hỏi kinh nghiệm. 3.3. Truyền nghề và phát triển nguồn nhân lực Không phải nơi có nguồn nguyên liệu là nơi có nguồn nhân lực chế biến sâu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Thực tế một số dự án khuyến công với thời lượng dạy nghề ngắn hạn, không có cơ sở sản xuất tại chỗ nên người học không làm được nghề. Mặt khác, với cách khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên không theo hướng bền vững (đối với nhóm gỗ, mây tre lá ) nên nguồn nguyên liệu đang ngày càng suy giảm về lượng và không đủ tiêu chuẩn về chất lượng thậm chí có loại đã bị khai thác theo hướng tàn diệt. Các dự án khuyến công, các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cần có nhưng hợp đồng dài hạn có kiểm soát, ràng buộc để phát triển nguồn nguyên liệu cây trồng, vật nuôi, khoáng sản. Để tạo được tín nhiệm giữa bên bán, bên mua cần có quy ước điều chỉnh giá hợp lý bảo đảm lợi ích các bên. Hiện nay và sắp tới, TTCN ở nước ta sẽ nhập nhiều nguyên liệu, mẫu sản phẩm gia công xuất khẩu, để tận tối đa nguồn nhân lực các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý khai thác các hợp đồng gia công quốc tế giúp các HTX có thêm việc làm. Một nền kinh tế được gọi là hội nhập thuận khi sản xuất, làm dịch vụ xuất khẩu hướng theo giá trị gia tăng hơn là cố gắng nội địa hoá đầu vào, tiêu thụ trong nước thay thế nhập khẩu. 3.4. Tạo nguồn nguyên liệu Các tỉnh có các HTX, làng nghề cần quy họach các vùng trồng nguyên tập trung, tạo sự chủ động trong sản xuất nguyên liệu, ưu tiên cho các cơ sở thuê đất để phát triển nguyên liệu, xây dựng hình thức tổ hợp tác, hội ngành nghề để gắn kết giữa các HTX, các làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công và các doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô sản xuất, truyền nghề. Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp 10 CLCSCN No3/ 2013 [...]... CLCSCN 35 Phát triển các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng bền vững K hơi phục và phát triển làng nghề đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta Bắc Ninh có một hệ thống với 64 làng nghề, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng vào phát triển. .. sản phẩm làng nghề để nâng cao giá trị sản phẩm và hướng đến mục tiêu thu hút khách du lịch tham quan các làng nghề theo các tour du lịch làng nghề Trong thời gian tới, để phát huy vai trò làng nghề trong xây dựng nơng thơn mới, các địa phương trong Tỉnh cần phát triển, nhân rộng các làng nghề, ngành nghề nơng thơn theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm” Để giữ gìn và phát triển các làng nghề, cần... so với năm 2005 II Các giải pháp phát triển các cụm CNTTCN, làng nghề nơng thơn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 1 Vốn và nguồn vốn 1.1 Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn No3/ 2013 CLCSCN 25 Phát triển các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp - Khuyến khích các ngân hàng lập văn phòng, tổ giao dịch ở các cụm CN-TTCN, làng nghề - Đa dạng các hình thức huy động... có làng nghề đạt các tiêu chí làng nghề theo Thơng tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn mà mới đạt ở mức độ làng có nghề theo Hướng dẫn số 1397/HD-SNN ngày 15/10/2010 của Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Do vậy, trong No3/ 2013 CLCSCN 29 Phát triển các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp những năm tới cần tập trung phát. .. cơ sở để sản xuất, thu mua, hồn thiện sản phẩm TTCN trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hố (Xem tiếp trang 35) No3/ 2013 CLCSCN 31 Phát triển các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp Ninh Bình: Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống 1 Thực trạng các làng nghề ở Ninh Bình: Ninh Bình là một tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng Tính... 2013 CLCSCN 33 Phát triển các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp Tỉnh, giúp các làng nghề rút ngắn được các cơng đoạn kinh doanh, nâng cao năng suất lao động mà khơng làm mất đi các giá trị của các làng nghề truyền thống Thơng qua hoạt động khuyến cơng, chương trình xúc tiến thương mại, Tỉnh đã hỗ trợ cho một số làng nghề, doanh nghiệp trong làng nghề giải quyết khó... xuất cho các cơ sở chế biến - Tăng cường hỗ trợ đầu tư phát triển vùng ngun liệu, thực hiện cam kết bao tiêu nơng sản sau thu hoạch; Tạo mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa “Bốn nhà” Nguồn: Dự án phát triển TTCN tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015 Biên tập: Việt Trung No3/ 2013 CLCSCN 17 Phát triển các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp Phát triển nghề và làng nghề tại... thành các hợp tác xã, doanh nghiệp làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho cả làng nghề + Chủ động tham gia các triển lãm, hội chợ trong và ngồi tỉnh để giới thiệu các sản phẩm nghề và làng nghề + Xây dựng và phát triển mạnh hệ thống chợ làng trong các làng nghề, trung tâm chun mua bán hàng thủ cơng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, quầy hàng, sạp hàng, ki ốt ở các địa phương có làng. .. các địa phương có làng nghề hoặc ở các điểm du lịch làng nghề để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng ngun vật liệu + Xây dựng siêu thị di động bán sản phẩm làng nghề phục vụ các lễ hội, các khu du lịch; triển khai các hình thức q tặng cho các hội nghị, hội thảo.v.v để quảng bá sản phẩm nghề, làng nghề Đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề, thơng qua các tour du lịch tại làng nghề để bán hàng hóa... người dân Để thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề TTCN, Phòng quản lý cơng Xác định đây là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế, nên ngay từ tháng 7/2005, 34 CLCSCN No3/ 2013 Phát triển các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp Tỉnh đã tiến hành quy hoạch, ban hành quy định tiêu chuẩn làng nghề, trong tiêu chuẩn ghi rõ cứ mỗi làng nghề được cơng . nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp 2 CLCSCN No3/ 2013 Hiện trạng và các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam Làng nghề trước và trong thời kỳ Pháp thuộc: Thời kỳ trước Pháp thuộc,. Hiện trạng và các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam Hiện trạng và giải pháp hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Phát triển tiểu thủ công. liên kết giữa các hộ sản xuất. Phát triển các làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp tại Việt Nam - định hướng và giải pháp 18 CLCSCN No3/ 2013 Phát triển nghề và làng nghề tại Quảng Ngãi 4. Nghề sản xuất

Ngày đăng: 01/02/2015, 00:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w