Từ đó xây dựng phương án quy hoạch để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn phù hợp với thời đại mới tr
Trang 1BCĐ Ban chỉ đạo
CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KT - XH Kinh tế - xã hội
TCNTM Tiêu chí nông thôn mới
THCS Trường trung học cơ sở
VH - TT - DL Văn hóa - thể thao - du lịchXDNTM Xây dựng nông thôn mới
Trang 2Bảng 4.1 Hiện trạng dân số năm 2013 của xã Mai Pha 30
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Mai Pha năm 2013 32
Bảng 4.3: Hiện trạng đường trục xã, liên xã năm 2013 35
Bảng 4.4: Hiện trạng đường nội thôn năm 2013 36
Bảng 4.5: Hiện trạng công trình thuỷ lợi năm 2013 38
Bảng 4.6: Thực trạng nông thôn xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM 49
Bảng 4.7: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Mai Pha 54
Bảng 4.8: Quy hoạch hệ thống đường liên xã tại xã Mai Pha 55
Bảng 4.9 : Quy hoạch hệ thống đường trong Thôn (Xóm) tại xã Mai Pha 56
Bảng 4.10: Quy hoạch hệ thống thủy lợi đến năm 2015 tại xã Mai Pha 57
Bảng 4.11: Dự kiến quy mô phát triển nuôi trồng thuỷ sản Giai đoạn 2013 – 2020 66
Trang 3Hình 4.1 Sơ đồ địa giới hành chính xã 26
Hình 4.2 Bản đồ địa chính xã 26
Hình 4.3: Đường Hùng Vương 34
Hình 4.4: Đường QL 1A 34
Hình 4.5: Các đường giao thông trong địa bàn xã Mai Pha 36
Hình 4.6: Hệ thống kênh mương thủy lợi của xã Mai Pha 37
Hình 4.7: Trường tiểu học Mai Pha 40
Hình 4.8: Trường THCS 40
Hình 4.9: Trường mầm non 40
Hình 4.10: Những ngôi nhà tại trung tâm xã 42
Hình 4.11: Nhà ở theo mô hình kinh tế vườn đồi 42
Hình 4.12: Trụ sở UBND xã 43
Hình 4.13: Trạm y tế xã Mai Pha 59
Hình 4.14: Nhà văn hóa xã 60
Trang 4PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học về quy hoạch nông thôn mới 4
2.1.1 Khái niệm nông thôn 4
2.1.2 Khái niệm nông thôn mới 4
2.1.3 Đặc trưng của nông thôn mới thời kỳ CNH – HĐH giai đoạn 2011 -2020 5
2.1.4 Nội dung của xây dựng nông thôn mới 6
2.1.5 Khái niệm xây dựng nông thôn mới 12
2.1.6 Những nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 12
2.1.7 Căn cứ pháp lý để xây dựng đề tài 13
2.1.8 Một số văn bản, nghị định, nghị quyết có liên quan đến quy hoạch nông thôn mới của xã 14
2.2 Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới 15
2.3 Cơ sở thực tiễn 17
2.3.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới 17
2.3.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 20
2.3.3 Tình hình nông thôn mới ở tỉnh Lạng Sơn 23
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
Trang 53.3 Nội dung nghiên cứu 24
3.3.1 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Mai Pha –thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn 24
3.3.2 Đánh giá thực trạng nông thôn tại xã Mai Pha theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (theo 19 tiêu chí) 24
3.3.3 Đề xuất phương án quy hoạch nông thôn mới xã Mai Pha – thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020 24
3.3.4 Một số giải pháp để thực hiện quy hoạch 24
3.4 Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 24
3.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 24
3.4.3 Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo 25
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Mai Pha 26
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28
4.1.3 Nhận xét, đánh giá chung 31
4.2 Thực trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tại xã Mai Pha 32
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Mai Pha năm 2013 32
4.2.2 Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội 34
4.2.3 Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất 43
4.2.4 Thực trạng Văn hóa - Xã hội - Môi trường của xã 44
4.2.5 Thực trạng hệ thống chính trị của xã 48
4.2.6 Thực trạng nông thôn xã Mai Pha theo bộ tiêu chí nông thôn mới 48
Trang 6tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 -2020 53
4.3.1 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 53
4.3.2 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 55
4.3.3 Quy hoạchphát triển sản xuất, kinh doanh 61
4.3.4 Quy hoạch các hạng mục vệ sinh môi trường 67
4.4 Một số giải pháp để thực hiện quy hoạch 70
4.4.1 Giải pháp tuyên truyền, vận động 70
4.4.2 Thực hiện tốt lồng ghép các nguồn vốn và huy động vốn 72
4.4.3 Giải pháp về đất đai 73
4.4.4 Đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật 73
4.4.5 Giải pháp về tổ chức thực hiện 73
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
5.1 Kết luận 75
5.2 Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 7PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo củaĐảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được thành tựu khá toàn diện
và to lớn Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sảnxuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo vữngchắc an ninh lương thực quốc gia, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thếcao trên thị trường thế giới Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăngcông nghiệp dịch vụ ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổimới Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường, bộ mặt nhiều vùngnông thôn thay đổi Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết cácvùng nông thôn ngày càng được cải thiện Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tolớn Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường Dân chủ cơ
sở được phát huy An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Vịthế chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được nâng cao
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng Nông nghiệp phát triển còn chưa bềnvững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưaphát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao khoahọc – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Việc chuyển dịch cơcấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổbiến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị tăng nhiềumặt hàng thấp Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưathúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn Cáchình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triểnmạnh mẽ sản xuất hàng hóa Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quyhoạch; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ônhiễm Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ
hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; Chênh lệchgiàu giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc
Trang 8Có thể nói trong những năm vừa qua, nhiều xã miền bắc nói chung và
xã Mai Pha nói riêng đã triển khai đẩy mạnh công tác sản xuất, thực hiệnchuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu kinh tế địa phương Xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ cơ
sở, thực hiện nếp sống văn minh nơi thôn xóm Tuy nhiên, bên cạnh nhữngthành tựu đã đạt được thì chúng ta cũng nhìn nhận rằng trước những yêu cầuhội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đạihóa đất nước, nông nghiệp – nông thôn xã Mai Pha còn một số tồn tại, khókhăn và nhiều vấn đề đang đặt ra cần tập trung giải quyết, đó là: Cơ cấu sảnxuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi trên địa bàn còn chuyểndịch chậm, đặc biệt sự kém phát triển của cơ sở hạ tầng
Xuất phát từ thực tế đó được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đạihọc Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, dưới
sự hướng dẫn của cô giáo TS.Nguyễn Thị Lợi, em tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Mai Pha, thành phố Lạng
Sơn, tỉnh Lạng Sơn.”
Với mong muốn có cái nhìn tổng thể về thực trạng phát triển cơ sở hạtầng cũng như thành quả đạt được của nước ta hiện nay trên quy mô cấp xã
Từ đó xây dựng phương án quy hoạch để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn phù hợp với thời đại mới trong thời kì hội nhập kinh tếquốc tế của Quốc gia
và tinh thần cho người dân
- Xây dựng nếp sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững trật tự
an ninh trên địa bàn
- Nâng cấp cở sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cải tạo công trình, chỉnhtrang làng xóm
Trang 91.3 Yêu cầu của đề tài.
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài, nghiên cứu một cáchkhoa học và khách quan
- Đánh giá hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn xây dựngnông thôn mới tại xã Mai Pha – thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn
- Hiểu rõ và nắm vững các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đềquy hoạch sử dụng đất
- Đánh giá xác thực đề án quy hoạch nông thôn mới tại xã Mai Pha giaiđoạn 2011 - 2020
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Đây là cơ hội tốt cho sinh viên thực hành khảo sát thực tế, áp dụngnhững kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, và có cơ hội gặp gỡ, học tập, trao đổikiến thức với những người có kinh nghiệm và dân địa phương
Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnhquá trình xây dựng và phát triển điều kiện kinh tế - xã hội nói chung và cơ sở
hạ tầng nói riêng ở nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp – nông thôn hiện nay
Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng về hệ thống cơ sở hạ tầng nôngthôn trên địa bàn xã và có thể so sánh được một số tiêu chí so với các xã khácdựa trên Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính phủ
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa racác giải pháp cho vùng nông thôn trên địa bàn xã
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Mai Pha có nhữngđịnh hướng phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương
Trang 10PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học về quy hoạch nông thôn mới
2.1.1 Khái niệm nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã [6]
Nông thôn là một phần không gian xã hội, trong đó bao gồm một lượngdân cư sinh sống, có kiểu tổ chức hoạt động sản xuất và dịch vụ cụ thể, có đặctrưng và văn hóa đặc thù, có lối sống mang nét riêng biệt theo một vùng địa lýnhất định và đối lập với vùng đô thị
2.1.2 Khái niệm nông thôn mới
Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thànhmột kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra chonông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với
mô hình nông thôn cũ (truyền thống) ở tính tiên tiến về mọi mặt
Ngày 16/04/2009 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 419/QĐ-TTg Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí và được chia
ra làm 5 nhóm:
Nhóm 1: Tiêu chí về quy hoạch (1 tiêu chí ; Tiêu chí 1: Quy hoạch vàphát triển theo quy hoạch )
Nhóm 2: Tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí)
( Tiêu chí 2: Giao thông; Số 3: Thủy lợi; Số 4: Điện; Số 5 : Trườnghọc; Số 6: Cơ sở vật chất văn hóa; Số 7: Chợ nông thôn; Số 8: Bưu điện; Số9: nhà ở dân cư )
Nhóm 3: Tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất ( 4 tiêu chí : Tiêu chí
số 10: Thu nhập; Số 11: Hộ nghèo; Số 12: Cơ cấu; Số 13: Hình thức tổ chứcsản xuất)
Nhóm 4: Tiêu chí về Văn hóa - Xã hội - Môi trường (4 tiêu chí: Tiêuchí 14: Giáo dục; Số 15: Y tế; Số 16: Văn hóa; Số 17: Môi trường)
Trang 11Nhóm 5: Hệ thống chính trị (2 tiêu chí: Tiêu chí số 18 : Hệ thống tổchức chính trị xã hội vững mạnh; Số 19: An ninh , trật tự xã hội)
Trong 19 tiêu chí lớn sẽ có những tiêu chí cụ thể, tổng cộng gồm 39 chỉtiêu để đánh giá Một xã nếu đạt đủ 19 tiêu chí là đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới.[3]
Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chíquốc gia về nông thôn mới quy định tại điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy địnhmức đạt của các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phươngnhưng không được thấp hơn mức quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia [2]
Từ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và quy định của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn, chúng ta thấy: nông thôn mới là nông thôntoàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, anninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội của từng vùng
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 Tại quyết định này, mục tiêuchung của Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hìnhthức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hộinông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinhthái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộihiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ,
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao,môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững
2.1.3 Đặc trưng của nông thôn mới thời kỳ CNH – HĐH giai đoạn 2011 -2020
Trang 12Bao gồm 5 đặc trưng sau :
- Kinh tế phát triển , đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nôngthôn được nâng cao ;
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xãhội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ
- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao [6]
Trương trình xây dựng quy hoạch nông thôn mới dựa trên bộ tiêu chíquốc gia về nông thôn mới Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dungchương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới
2.1.4 Nội dung của xây dựng nông thôn mới
2.1.4.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Nội dung:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu:
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa theo Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT, ngày08/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD,ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường; phát triểncác khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xãtheo Thông tư số 09/2010/TT-BXD, ngày 04/8/2010 và Sổ tay hướng dẫn lậpquy hoạch nông thôn mới của Bộ Xây dựng
Yêu cầu: Đạt tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
2.1.4.2 Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
Nội dung:
- Về giao thông:
Trang 13+Hoàn thiện đường xã, liên xã, đường xã xuống thôn bằng nhựa hóahoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp VI được quy định trongTCVN 4054-2005;
+ Hoàn thiện đường trục thôn, xóm được cứng hóa theo tiêu chuẩn22TCVN 210:1992
+ Xây dựng đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, trong
đó phần lớn được cứng hóatheo tiêu chuẩn 22TCVN 210:1992 (hoặc tiêuchuẩn thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223-95);
+ Xây dựng đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lạithuận tiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 4454/1987 của Bộ xây dựng
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụsinh hoạt và sản xuất trên địa bàn đáp ứng Quy trình kỹ thuật điện nông thônnăm 2006 (QĐKT - ĐNT-2006)
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động vănhóa thể thao trên địa bàn:
+ Xây dựng, hoàn thiện trung tâm văn hóa, thể thao xã (gồm nhà vănhóa đa năng và sân thể thao phổ thông) đảm bảo theo Quy chuẩn trung tâmvăn hóa, thể thao xã của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch (ban hành kèm theoQuyết định 2448/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/7/2009);
+ Xây dựng, hoàn thiện nhà văn hóa và khu thể thao thôn
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trênđịa bàn theo Quyết định 370/2002/QĐ-BYT, ngày 07/2/2002 của Bộ Y tế
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáodục trên địa bàn
+ Hoàn thiện trường mầm non, nhà trẻ có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc giatheo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 262:2002 và đảm bảo quy địnhtheo Quyết định số 36/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục vềban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
+ Hoàn thiện trường tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theotiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 và đảm bảo quy định theo
Trang 14Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục vềban hành Quy chế chuẩn công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;
+ Hoàn thiện trường trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốcgia theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 vàđảm bảo quyđịnh theo Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/7/2001 của BộGiáo dục về ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
- Xây dựng, hoàn thiện chợ nông thôn đạt chuẩn TCXDVN 361:2000của Bộ xây dựng
- Về bưu điện:
+ Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông (đại lý bưu điện hoặc
ki ốt, bưu cục hoặc điểm bưu điện – văn hóa, thùng thư công cộng, điểm truynhập dịch vụ bưu chính, viễn thông ) với diện tích tối thiểu 150m2
+ Xây dựng điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ở thôn (đối vớiInternet băng rộng (ADSL) theo tiêu chuẩn TCN 68-227: 2006 ban hành tạiQuyết định định số 55/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ Bưu chínhviễn thông)
- Cải tạo, xây mới xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn:
+ Xây dựng đê hoặc bờ bao chống lũ theo tiêu chuẩn hoàn chỉnh mặtcắt thiết kế, cứng hóa mặt đê và đường hành lang chân đê, trồng cỏ mái đê,trồng cây chân đê phía sông, phía biển; cống dưới đê vững chắc, đồng bộ vớimặt cắt đê; lử lý sạt lở đảm bảo ổn định; đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp;
có ban chỉ huy phòng chống lụt bão xã, có đội quản lý đê nhân dân, đội tuầntra, canh gác đê trong mùa mưa lũ theo quy định, hoạt động có hiệu quả;
+ Hoàn thiện các công trình tưới tiêu, cấp nước công nghiệp, cấp nướcsinh hoạt đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam đối với từng loại, pháthuy trên 75% năng lực thiết kế, 100% công trình có chủ quản lý đích thực
+ Kiên cố hóa kênh mương (kể cả mương nội đồng)
- Hoàn chỉnh trụ sở xã: Trụ sở xã xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiệnđối nội, đối ngoại, diện tích khuôn viên tối thiểu 1000m2, diện tích sử dụngcủa trụ sở đối với khu vực đồng bằng, trung du tối thiểu 500m2, khu vực miền
Trang 15núi hải đảo tối thiểu 400 m2; mật độ xây dựng dưới 50%, mật độ cây xanhtrên 30%
- Nhà ở nông thôn: Chỉnh trang các khu dân cư hiện có; xóa nhà tạm,dột nát, xây dựng, hoàn thành nhà ở nông thônđạt tiêu chuẩn của Bộ xâydựng, phù hợp với Quy hoạch theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày10/9/2009 của Bộ Xây dựng
Yêu cầu: đạt các tiêu chí 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới
2.1.4.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Yêu cầu: đạt tiêu chí 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
2.1.4.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội
Nội dung:
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngtheo Nghị quyết 30a của Chính Phủ
- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo
- Thực hiện an sinh xã hội
Yêu cầu: đạt tiêu chí 11 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
2.1.4.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
Nội dung:
Trang 16- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn
Yêu cầu: đạt tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
2.1.4.6 Phát triển giáo dục đào tạo
Nội dung:
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo:+ Đạt và duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, chống mù chữ.Đảm bảo huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 90% (xã đặc biệt khó khăn đạt80%) trở lên Ít nhất 80% (xã đặc biệt khó khăn đạt 70 %) số trẻ nhóm tuổi11-14 tốt nghiệp tiểu học, số còn lại đang học tiểu học
+ Phổ cập giáo dục trung học Đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sởhàng năm từ 90% (xã đặc biệt khó khăn đạt 70%) trở lên Tỷ lệ thanh thiếuniên 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở từ 80% (xã đặc biệt khókhăn đạt 70%) trở lên
+ Nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục họctrung học phổ thông
+ Đẩy mạnh đào tạo nghề
Yêu cầu: đạt tiêu chí 5, 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
2.1.4.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Nội dung:
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế (theoQuyết định 108/2007/QĐ-Tg, ngày 17/7/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ)
-Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế
Yêu cầu: đạt tiêu chí 5 và 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
2.1.4.8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông
Nội dung:
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa Phấnđấu xã có trên 70% số thôn, bản đạt tiêu chuẩn “ Làng văn hóa ” theo Quyết
Trang 17định 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và
Trang 182.1.4.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
+ Chỉ đạo nhân dân xây dựng hố xí đảm bảo vệ sinh
- Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường trên địa bàn xã:+ Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn xóm.Các thôn đều có tổ vệ sinh, phát quang, khơi thông cống rãnh
+ Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải đạt yêu cầu chung theoTCVN 6696-2000 Bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới theo tiêu chuẩnthiết kế TCXDVN 261-2001
+ Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang Nghĩa trang có khu hung táng, cáttáng, nơi trồng cây xanh, lối đi thuận lợi, có quy chế quản lý nghĩa trang, mộđặt theo hàng và xây đúng diện tích, chiều cao theo quy định đảm bảo theotiêu chuẩn TCVN 7956:2008
+ Cải tạo, xây dựng các hồ sinh thái trong khu dân cư
+ Trồng cây xanh ở các công trình công cộng
Mục tiêu: đạt tiêu chí 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
2.1.4.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị
- xã hội trên địa bàn
Nội dung:
- Thành lập, duy trì đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị; đảm bảokhông có tình trạng “trắng” các tổ chức này ở các thôn bản
- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ
- Thu hút cán bộ trẻ về công tác tại xã
- Xây dựng ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chếhoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xâydựng nông thôn mới
Trang 19- Nâng cao chất lượng của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phấnđấu hàng năm, tổ chức Đảng, Chính quyền đạt “ trong sạch vững mạnh ”, các
tổ chức khác đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức
Yêu cầu: đạt tiêu chí 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
2.1.4.11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn
- Đảm bảo cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảmbảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
- Không để xẩy ra các hoạt động chống đối; không để xẩy ra mâuthuẫn, tranh chấp trong nhân dân, các loại tội phạm, tai nạn giao thông giảm
Yêu cầu: đạt tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
2.1.5 Khái niệm xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn đểcộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình củamình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, côngnghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn đượcđảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
- Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàndân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xãhội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp
- Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tíchcực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,dân chủ, văn minh
2.1.6 Những nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
- Nội dung xây dựng NTM hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc giađược qui định tại Quyết định 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướngchính phủ
Trang 20- Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộngđồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, banhành các tiêu chí, quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướngdẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở nông thôn, xã bànbạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trìnhMTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đangtriển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết;
có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinhtê; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư
Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương ( -xã, huyện, tỉnh); cóquy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch ( trên cơ sở cáctiêu chuẩnkinh tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên nghành ban hành)
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội: cấp ủyĐảng ,chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quyhoạch, kế hoạch , tổ chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động " toàn dân xâydựng nông thôn mới " do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị -
xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xâydựng nông thôn mới
2.1.7 Căn cứ pháp lý để xây dựng đề tài
- Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ 7 về vấn đềnông nghiệp, nông dân, nông thôn
- QCXDVN 01: 2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quyhoạch xây dựng;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn(QCVN 14: 2009/BXD) ban hành kèm theo Thông tư số 32/2009/TT-BXDngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng
- Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành kèm theo thông
tư số 31/2009/TT – BXD ngày 10/09/2009 của Bộ Xây dựng
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng
Trang 21- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nôngnghiệp & phát triển nông thôn hướng dẫn Quy hoạch phát triển sản xuất nôngnghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ Nôngnghiệp & PTNT V/v hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng quyđịnh việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MTngày 28/10/2011 của liên Bộ Xây dựng – Bộ Nông nghiệp và phát triển Nôngthôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệtquy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
2.1.8 Một số văn bản, nghị định, nghị quyết có liên quan đến quy hoạch nông thôn mới của xã
- Hướng dẫn số 01/LS: SXD-KH&ĐT-NN&PTNT-TN&MT-TC ngày28/9/2011 của Liên sở Xây dựng – Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn –
Sở Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài chính hướng dẫn quy hoạch chung xâydựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Quyết định số 110b/2011/QĐ - UBND ngày 15 tháng 8 năm 2011 củaUBND xã Mai Pha V/v chỉ định thầu tư vấn lập Quy hoạch xây dựng nôngthôn mới xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
- Hợp đồng số 67/2011/HĐTV - QHNT ngày 18 tháng 8 năm 2011 đã
ký giữa UBND xac Mai Pha và Công ty cổ phần Tư vấn XDGT Lạng Sơn V/
v Tư vấn lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mai Pha, thành phố LạngSơn, tỉnh Lạng Sơn
- Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2011 củaUBND thành phố Lạng Sơn V/v phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựngnông thôn mới xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2011 - 2020
Trang 22- Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2011 của UBNDtỉnh Lạng Sơn V/v phân bổ vốn thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gianăm 2011.
2.2 Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới
Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cưđang sống ở nông thôn Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn
là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế
xã hội đất nước Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảngxác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mớingày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngàycàng Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy(khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu mộtcách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới Nghịquyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị tríquan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Chính vìvậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng
bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp,nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách cóhiệu quả Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giảiphóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Giải quyết vấn đề nông nghiệp,nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vựcnông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Xây dựngnông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nôngthôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắnnông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chươngtrình mang tính tổng hợp, sâu rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng Mục tiêuchung của chương trình được Đảng ta xác định là: xây dựng nông thôn mới có
Trang 23kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hìnhthức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hộinông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinhthái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân ngày càng được nâng cao.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quantrọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước Nghị quyết Đạihội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựngnông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựngnông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vữngchắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nôngthôn Việt Nam
Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xâydựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước,thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội.Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện Kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưubuôn bán và phát triển sản xuât; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướngtăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cóhiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vậtchất tinh thần cho người dân; Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố vàtăng cường; Dân chủ cơ sở được phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao.Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ
sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khókhăn hạn chế, nhất là về công tác quy hoạch Quy hoạch nông thôn mới làmột vấn đề mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải mang tính chiến lượcphát triển KT - XH Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về năng lực, nên trongquá trình triển khai còn nhiều lúng túng Bên cạnh đó chúng ta còn gặp khókhăn về huy động nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới Đời sống của
Trang 24người dân nông thôn còn nhiều khó khăn Mặt khác, trong nhận thức nhiềungười còn cho rằng xây dựng nông thôn mới là dự án do nhà nước đầu tư xâydựng nên còn có tâm lí trông chờ, ỷ lại Chính vì vậy trong thời gian tới bêncạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩymạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, đểmọi người dân đều nhận thức rằng: "Xây dựng nông thôn mới là công việcthường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương; tất
cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng " nhằm thực hiện thành côngxây dựng nông thôn mới
Thực tiễn cũng cho thấy, những xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tớiviệc thu hẹp khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triểnlực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiệnsinh hoạt ở nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau.Chính vì vậy, bên cạnh phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lí luận, tổng kếtthực tiễn quá trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta cần học tập kinhnghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực về phát triển nông thôntiên tiến hiện đại, để xây dựng hoàn thiện hệ thống các quan điểm lí luận về pháttriển nông nghiệp, nông dân và nông thôn làm cơ sở khoa học cho thực tiễn Xâydựng nông thôn nước ta trở nên văn minh, tiên tiến hiện đại nhưng vẫn mangđậm bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của nông thôn Việt Nam [11]
2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới
2.3.1.1 Thái Lan phát triển nông thôn mới với sự trợ gúp mạnh mẽ của nhà nước
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nôngthôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vữngnền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cườngvai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩymạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằngcách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nôngnghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải
Trang 25quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệthống bảo hiểm rủi ro cho nông dân [9]
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sứccạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp,đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cáchkhoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyênbừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái;giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm,thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác Trong xây dựngkết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lýcác công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợi bảođảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng caonăng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp Chươngtrình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏđược triển khai rộng khắp cả nước…
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tậptrung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển côngnghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹnăng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị songsong với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu
Thái Lan đã tập trung phát triển các nghành mũi nhọn như sản xuấthàng nông nghiệp, thủy sản , hải sản phục vụ xuất khẩu , thúc đẩy mạnh mẽcông nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất làcác nước công nghiệp phát triển [9]
2.3.1.2 Nhật Bản - Với chủ trương " Mỗi làng một sản phẩm "
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita ( miền tây nam Nhật Bản)
đã hình thành và phát triển phong trào " Mỗi làng một sản phẩm ’’ với mụctiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng vớisựphát triển chung của cả nước Nhật Bản Trải qua gần 30 năm hình thành vàphát triển, Phong trào " Mỗi làng một sản phẩm " ở đây đã thu được nhiềuthắng lợi rực rỡ Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâmkhông chỉ của nhiều địa phương trên đất nướcNhật Bản mà còn rất nhiều khu
Trang 26vực, quốc gia khác trên thế giới Một số quốc gia, nhất là những quốc giatrong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trongphát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệmphong trào "Mỗi làng một sản phẩm " [9]
Những kinh nghiệm của phong trào " Mỗi làng một sản phẩm " đượcnhững người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiềungười, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến luocj phát triểnnông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đấtnước mình
2.3.1.1 Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc
Vào những năm 1960, Nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đờisống nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn Trong cả nước có 34% dân thuộcvào nhóm nghèo đói và chỉ 20% có thể tiếp cận với điện Dù đã đình chiếnnhưng tình 2 miền Bắc Nam vẫn đang căng thẳng, không có đủ kinh phí đầu
tư phát triển nông thôn Trước hoàn cảnh đó, vào những năm 70, chính phủHàn Quốc bắt đầu thực hiên mô hình “Nông thôn mới” để thực hiện côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn [10]
Từ năm 1970, chính phủ Hàn quốc thực hiện mô hình “Nông thôn mới”(Saemaul Undong - SMU) với mục tiêu CNH - HĐH nông thôn và với mụcđích biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới theotinh thần: Mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mìnhngày một đẹp hơn và giàu hơn Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngàymột giàu mạnh hơn dựa trên nền tảng "Khuyến khích người dân tự hợp tác đểgiúp đỡ nhau phát triển", theo quan điểm "Viện trợ của Chính phủ cũng là vônghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự giúp mình" Tinh thần SaemaulUndong được xây dựng trên 3 trụ cột: Chuyên cần - Tự giác - Hợp tác Ba trụcột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng, xãhội Hàn Quốc nói chung Chính phủ tập trung vào các dự án đem lại sức sốngmới cho làng, cải cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn: Mởrộng đường giao thông, hoàn thiện hệ thống nước thải sinh hoạt, xây dựngnhà sinh hoạt cộng đồng, trồng thêm cây xanh và xây dựng sân chơi cho trẻem tăng thu nhập cho người dân thông qua trồng trọt để thu hoa lợi Việc cải
Trang 27thiện môi trường sống cho người dân nông thôn được coi là nền tảng để bắtđầu cho quá trình phát triển nông thôn [10]
Những thành tựu của việc thực hiện mô hình nông thôn mới được thểhiện rất nhanh và rõ nét tại các làng tham gia chiến dịch Saemaul Undong.Sau 8 năm triển khai Phong trào Saemaul Undong, nông thôn Hàn Quốc đạtđược những thành tựu to lớn: Hoàn thành về cơ bản xây dựng cơ sở hạ tầngnông thôn, với 42.000 km đường liên thôn, 69.000 km đường nội đồng, đờisống nông dân thay đổi căn bản Thu nhập của người dân tăng 3 lần so với 7 nămtrước đó, đạt 3.000 USD/người/năm (năm 1977), cao hơn thu nhập bình quân của
hộ dân ở thành phố Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng
tự tích luỹ, tự đầu tư và tự phát triển… Thành quả của Phong trào SaemaulUndong đã tạo tiền đề để xây dựng xã hội Hàn Quốc ngày càng hưng thịnh [9]
2.3.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Theo chỉ thị của Ban bí thư, trước khi triển khai trong cả nước, Ban chỉđạo Trung ương về xây dựng nông thôn mới đã chọn 11 tỉnh, thành phố làmthí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới ở cấp xã
Sau 2 năm làm thí điểm (từ tháng 6/2009 đến 6/2011), chương trìnhnông thôn mới đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng
cả về KT - XH và kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo của các ngành, các cấp.Những ưu điểm về nội dung chương trình nông thôn mới đã được thể hiệnqua những kết quả chủ yếu sau:
- Mô hình nông thôn mới đã hình thành trên thực tế tại 11 xã thí điểmcủa Trung ương và các xã khác của địa phương
- Đã khẳng định được chủ trương lấy xã làm thí điểm xây dựng môhình nông thôn mới là đúng đắn và phù hợp với yêu cầu, điều kiện nước tahiện nay, đáp ứng được nguyện vọng của dân cư nông thôn, đúng với quanđiểm, đường lối CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta trong giaiđoạn 2011 - 2020
- Qua triển khai thực hiện đã xác định được những cơ chế, chính sáchcần đổi mới, trong đó quan trọng nhất là cơ chế, chính sách tài chính theonguyên tắc nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư và nhân dân đóng góp với tỷ
Trang 28lệ hợp lý, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng phùhợp với địa phương.
- Huy động được nguồn lực tài chính nhiều hơn cho chương trình xâydựng nông thôn mới, nhất là chương trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống kếtcấu hạ tầng nông thôn theo hướng CNH - HĐH
- Nhận thức của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương và
cơ sở về nông nghiệp và nông thôn được nâng cao so với trước Kết quả nàychắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến chương trình xây dựng nông thôn mớinói chung và đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững vànâng cao đời sống nông dân nói riêng
Qua 2 năm thí điểm tại 11 xã của trung ương chỉ đạo và các xã do địaphương chỉ đạo cho thấy, hầu hết các xã thí điểm đã thực hiện được trên 50%
số lượng tiêu chí đề ra (Trong đó, một số tiêu chí đã lượng hóa được thôngqua các chỉ tiêu cụ thể như: xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, huy động và
sử dụng các nguồn lực, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động nôngthôn, phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa giáo dục ), mô hình nông thôn mớixây dựng phù hợp với điều kiện địa phương Trong 19 tiêu chí thì việc lấytiêu chí quy hoạch đặt lên hàng đầu là phù hợp vì đó là điều kiện tiên quyết
Hạ tầng là khâu đột phá nên đặt ở vị trí thứ 2 là cần thiết bởi có tác động trựctiếp đến phát triển KT - XH nông thôn Các tiêu chí khác như văn hóa, y tế,giáo dục, môi trường, thu nhập đời sống của dân cư nông thôn, xóa đói giảmnghèo, an ninh thôn xóm bố trí ở các tiêu chí sau cũng khá hợp lý vì đó vừa
là mục tiêu vừa là kết quả của phát triển kinh tế và XDNTM [8]
Từ 11 xã được chọn làm thí điểm, đến nay số xã tham gia vào Chươngtrình xây dựng NTM đã lên tới hàng nghìn Sau 10 năm thử nghiệm, Chươngtrình xây dựng NTM đã được phát triển thành chương trình quốc gia đượcThủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4-6-2010 thực hiệnNghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5-8-2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấphành Trung ương Đảng, khóa X về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”
Trang 29Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc giaXDNTM tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình tổ chức tại VĩnhPhúc ngày 25-9-2012, cả nước đã có 2.436/5.855 xã đã phê duyệt đề ánXDNTM, đạt 42%; ngân sách Trung ương hỗ trợ cho 30 tỉnh phía Bắc (trừ
Tp Hà Nội) là 2.054 tỷ đồng, trong đó, năm 2012 là 1.110,3 tỷ đồng, tăng17,6% so với năm 2011; 21/31 tỉnh bố trí ngân sách địa phương với tổng kinhphí 16.641 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng và đàotạo Một kết quả đáng chú ý, các địa phương cả nước đã xây dựng được gần5.000 mô hình sản xuất (nâng cao giá trị thu nhập từ 20-25%), nhiều tỉnh phátđộng phong trào dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hànghóa, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng,…
Báo cáo tổng hợp từ các địa phương cho thấy, ngoài 11 xã điểm đã đạt
từ 15-18 tiêu chí, còn có thêm 32 xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí Tuy nhiên, theo ràsoát từ 2.377/9.084 xã đăng ký phấn đấu xã đạt nông thôn mới vào năm 2015,mới có 9 xã (chiếm 0,1%) đạt 18 tiêu chí, trong đó đều chưa đạt tiêu chí cơcấu lao động
Kết quả trên khẳng định chủ trương, chính sách XDNTM của Đảng, Nhànước đã được triển khai tích cực, trở thành chủ đề “nóng” ở cả cấp tỉnh, huyện và
xã, nông dân quan tâm đóng góp ý kiến xây dựng, giám sát triển khai
Chương trình XDNTM đã thành công bước đầu và đạt được một số kếtquả quan trọng về KT - XH và về kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo của các ngành,các cấp Chủ trương lấy xã làm điểm xuất phát để phát triển NTM là phù hợpvới yêu cầu và điều kiện nước ta hiện nay, đáp ứng được nguyện vọng củadân cư nông thôn Xã là cấp hành chính cuối cùng, có tư cách pháp lý để triểnkhai các hoạt động KT - XH Ban chỉ đạo các cấp đã bước đầu xác định đượcnhững cơ chế, chính sách cần đổi mới như phân cấp đầu tư xây dựng cơ bảncho huyện và xã, phát huy dân chủ cơ sở trong XDNTM, chính sách đất đai
và phát triển hạ tầng nông thôn và giải pháp cho dồn điền, đổi thửa để pháttriển sản xuất, cơ chế, chính sách tài chính, cơ chế quản lý xây dựng cơ bảncác cơ sở hạ tầng phù hợp với chính quyền cấp xã trong XDNTM [12]
Trang 302.3.3 Tình hình nông thôn mới ở tỉnh Lạng Sơn
-Thực hiện Nghị quyết số 20 - NQ/TW, ngày 12/08/2011 của BanChấp hành Đảng bộ tỉnh,xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2011 - 2020, sau 3 năm thực hiện ,được sự tập trung lãnh đạo,chỉ đạo củaTỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, sự nỗ lực
cố gắng của các Sở, ngành,đoàn thể, các huyện, thành phố, các xã, thị trấn
và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Chương trình xây dựng NTM tỉnh đãđạt được kết quả như sau:
So với Bộ tiêu chí NTM, đến tháng 03/2013:
- 35 xã điểm : Trong đó 01 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí ( xã Mai pha - TPLạng Sơn) của Bộ tiêu chí quốc gia vê nông thôn mới ( có 02 tiêu chí dự kiếnđạt trong năm 2013)
- 207 xã hoàn thành quy hoạch chung, 03 xã đạt trên 15 tiêu chí,tăng 03
xã so với năm 2011; 15 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, tăng 14 xã so với năm 2011;
66 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, tăng 44 xã so với năm 2011; 122 xã đạt dưới 5 tiêuchí, giảm 64 xã so với năm 2011 [14]
Trang 31PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án quy hoạch theo 19 tiêu chínông thôn mới cho xã Mai Pha
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm : Xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
- Thời gian : Từ ngày 10/02/2014 đến 30/04/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Mai Pha – thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn
3.3.2 Đánh giá thực trạng nông thôn tại xã Mai Pha theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (theo 19 tiêu chí)
3.3.3 Đề xuất phương án quy hoạch nông thôn mới xã Mai Pha – thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020
3.3.4 Một số giải pháp để thực hiện quy hoạch
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiêncứu trong quá trình thực hiện đề tài:
- Các tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xãMai Pha
- Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND xã và các số liệu thống kê củaUBND xã Mai Pha
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình xã Mai Pha theo 19tiêu chí nông thôn mới
- Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của xã Mai Pha năm 2013
3.4.2 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Trang 32- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được thông tin về địa bànnghiên cứu tiến hành thống kê số liệu theo từng nhóm và phân tích số liệu.Biểu diễn số liệu trên các bảng biểu.
- Xử lý số liệu trên nguyên tắc số liệu có thực
3.4.3 Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo
Tổng hợp kết quả nghiên cứu và viết báo cáo
Trang 33PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Mai Pha
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
- Phạm vi ranh giới: Xã Mai Pha
nằm về phía Nam thành phố Lạng Sơn, có
địa giới hành chính:
+ Phía Bắc: Giáp phường Đông Kinh
và Chi Lăng, Tp Lạng Sơn;
+ Phía Nam: Giáp xã Yên Trạch,
Tân Liên, huyện Cao Lộc;
+ Phía Đông: Giáp xã Hợp Thành,
xã Gia Cát, huyện Cao Lộc;
+ Phía Tây: Giáp xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn
Vị trí xã Mai Pha
Xã Mai Pha
Xã bao gồm 14 thôn: Rọ Phải, Khòn
Khuyên, Khòn Phổ, Co Măn, Mai Thành,
Bình Cầm, Khòn Pát, Pò Đứa, Pò Mỏ, Tân
Lập, Trung Cấp, Phai Duốc, Nà Chuông I,
Nà Chuông II
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo:
Xã Mai Pha nằm giữa bồn địa thuộc
máng trũng kiến tạo từ Trung sinh (Cao Bằng, Thất Khê - Lạng Sơn) có quátrình hình thành do sự hạ thấp mạnh các hồ sau đó được lấp đầy trầm tích tạonên vùng đất bằng có độ cao trung bình 255m, bao quanh là các đồi diệpthạch có cao độ trung bình là 350m
4.1.1.3 Khí hậu:
- Nhiệt độ không khí :
Nhiệt độ không khí trung bình năm 23C, thấp nhất (20C22C)
Hình 4.1 Sơ đồ địa giới hành chính xã
Hình 4.2 Bản đồ địa chính xã
Trang 34Mùa đông ở đây lạnh nhất trong vùng Tháng lạnh nhất là tháng 1 cónhiệt độ trung bình khoảng 15C nhiệt độ tuyệt đối thấp -2,1C.
Mùa hè tương đối dịu hơn so với ở vùng đồng bằng do hệ quả của khíhậu địa hình, thời kỳ có nhiệt độ trung bình >25C kéo dài 45 tháng ở vùngthấp, 34 tháng ở vùng cao
- Độ ẩm, mây, nắng
Độ ẩm trung bình năm chỉ đạt 81%83%
Lượng mây trung bình toàn năm của Lạng Sơn là 7,4 (phần mười bầu trời)
Số giờ nắng trung bình năm 1.582 giờ
- Mưa :
Lượng mưa trung bình của vùng vào loại mưa ít, khoảng (14001600) mm/năm
Số ngày mưa toàn năm (120140) ngày
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm (8090)% lượng mưa cả nămLượng mưa ngày cực đại đạt 197mm
- Gió
Hướng gió phụ thuộc theo địa hình, ở Lạng Sơn nói riêng và vùng CaoBằng - Lạng Sơn nói chung về mùa đông gió chủ đạo là hướng Bắc, và mùa
hè gió chủ đạo là hướng Nam Tốc độ gió trung bình năm vào loại nhỏ 2m/s
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất: chủ yếu là đất phát sinh tại chỗ do quá trình phonghoá hình thành
Xét về tính chất: xã Mai Pha có 3 nhóm đất chính là: nhóm đất bạc màu
có diện tích khoảng 306 ha tập trung ở các thôn bản trên địa bàn xã; nhóm đất
đỏ vàng có diện tích khoảng 685 ha phân bố ở các đồi núi cao nằm rải rác ởkhắp các bản trong xã và phần còn lại là sông suối, mặt nước
- Tài nguyên nước:
Nước mặt: hệ thống ao, hồ nhỏ diện tích khoảng 13 ha và các sông suốinhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã
Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực xã Mai Pha là loại nước ngầmtrong tầng trầm tích Đệ tứ thuộc loại nghèo nước Chiều sâu mực nước trongtầng thay đổi trong phạm vi rộng và biến đổi theo mùa, trung bình từ 16m
Trang 35ra đường, thậm chí ngay cạnh nhà ở, gây ô nhiễm đến môi trường sống củangười dân Mặt khác tập quán chăn nuôi gia súc thả rông càng làm cho tìnhtrạng ô nhiễm môi trường tăng lên.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Phần lớn người dân trong xã sống bằng nghề nông, thu nhập chính từviệc trồng trọt chăn nuôi Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập vàmức sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể.Thu nhập bìnhquân/người/năm: 9,60 triệu đồng/người/năm, bằng 1,16 lần so với mức thunhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của cả tỉnh năm 2013 là 8,25triệu đồng/người/năm.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 10%
- Năng suất lúa bình quân năm 2012 đạt 43,20 tạ/ha Năng suất hoamàu các loại và cây trồng khác đạt bình quân năm 48,50 tấn/ha
Kết quả 9 tháng đầu năm 2013:
Trang 36- Diện tích gieo trồng lúa vụ xuân 82,52 ha, vụ mùa 123,70 ha; Ngô vụxuân 77,80 ha, vụ mùa 38,80 ha; hoa màu các loại 31,10 ha Tổng sản lượngcây lương thực có hạt ước đạt 769,44 tấn bằng 54,96% kế hoạch năm.
* Chăn nuôi
Trong năm 2013, đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường Công tácphòng chống các dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được thường xuyên,không để dịch bệnh phát sinh xảy ra trên địa bàn
- Tổng đàn trâu, bò năm 2013 đạt 303 con; trong đó đàn bò đạt 18 con
Khu vực hồ chứa và đập dâng:
Trên địa bàn xã có hồ chứa Lẩu Xá rộng, hồ Bó Chuông, hồ Pò Luông.Hiện tại các hồ này đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản Tuy nhiên, việckhai thác và nuôi trồng thuỷ sản chưa mang lại hiệu quả kinh tế
Theo số liệu báo cáo năm 2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay
là 12,92ha, sản phẩm chủ yếu là cá Năng suất cá thịt trên đơn vị diện tích mặtnước thấp (khoảng 0,5 tấn/ha/năm)
* Sản xuất lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã 685,30 ha Trong đó diện tích đấtrừng sản xuất là 514,80 ha, chiếm 38,02% diện tích đất tự nhiên toàn xã; diệntích rừng phòng hộ 170,50 ha, chiếm 12,59% diện tích đất tự nhiên toàn xã.Công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản được đảm bảo Nhiều loại câyhàng hoá như: hồng, mận, thông, bạch đàn, keo được trồng, trở thành nguồnthu nhập chính của nhiều hộ gia đình
Trang 37Trong năm 2013, trên địa bàn toàn xã trồng được 88.850 cây Trong đókeo 4.200 cây, bạch đàn 56.850 cây, thông 27.800 cây Tỷ lệ cây trồng mớisống đạt trên 90%.
* Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn:
Các cơ sở chế biến nông sản, lâm hiện có trên địa bàn xã, gồm có 6 hợptác xã nông, lâm nghiệp và 14 cơ sở chuyên chế biến nông, lâm sản Trong đó
8 cơ sở chuyên chế biến nông sản, 06 cơ sở chế biến lâm sản
Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống:trên địa bàn xã không có
Tỷ lệ tăng tự nhiên: 0,95 % / năm
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số năm 2013 của xã Mai Pha
Trang 38Qua điều tra ta thấy: toàn xã có 6.279 hộ với tổng số 1.620 nhân khẩu.Được phân bố trên 14 thôn.
Tuy nhiên số nhân khẩu được phân bố trên các thôn chưa đồng đều,thôn có số hộ tập trung đông nhất là thôn Tân Lập với 234 hộ và 848 nhânkhẩu; Thôn có số hộ tập trung ít là thôn Bình Cằm với 59 hộ, 221 nhân khẩu
và thôn Pò Mỏ với 59 hộ, 238 nhân khẩu
- Dịch vụ, hành chính sự nghiệp là 342 người chiếm 13,30 % ;
- Thu nhập bình quân/người/năm: 9,60 triệu đồng/người/năm
4.1.3 Nhận xét, đánh giá chung
4.1.3.1 Điều kiện thuận lợi
- Xã Mai Pha có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có đường tỉnh lộ, liên
xã chạy qua, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội,chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển nôngnghiệp, đa dạng về vật nuôi, cây trồng cho năng suất, sản lượng cao
- Là xã có quỹ đất phù hợp cho phát triển trồng cây lúa, hoa màu cácloại và cây trồng khác đem lại kinh tế cao cho nhân dân Bên cạnh đó, xã MaiPha có điều kiện phù hợp về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển loàivật nuôi gà, vịt, lợn, trâu Xã có Di chỉ Mai Pha là di tích khảo cổ cấp Quốcgia đã được quy hoạch chi tiết; Đền Khánh Sơn là di tích cấp tỉnh, đây là lợithế của xã để phát triển ngành du lịch, dịch vụ
4.1.3.2 Khó khăn và các vấn đề cần được quan tâm giải quyết
- Các ngành kinh tế chưa phát huy được hết khả năng và thế mạnh của địaphương như tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ Hạ tầng kỹ thuật cơ sởchưa đồng bộ, tiềm năng đất đai và lao động chưa khai thác được triệt để
- Tiềm năng đất đai và lao động chưa được khai thác triệt để
Trang 39- Trình độ cán bộ cơ sở chưa đồng đều về năng lực quản lý kinh tế, cần
có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên
4.2 Thực trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tại
xã Mai Pha
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Mai Pha năm 2013
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Mai Pha năm 2013
2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 79,59 5,88
4.2 Đất núi đá không có rừng cây 0,82 0,06
(Nguồn: UBND xã Mai Pha )
Qua bảng 4.2 ta thấy:
- Tổng diện tích đất theo ranh giới hành chính: 13,54 km2 Mật độ dâncư: 464 người/km2 Cụ thể như sau:
Trang 40a Nhóm đất nông nghiệp
* Đất sản xuất nông nghiệp:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã là 306,94 ha, bao gồm:
- Đất trồng lúa: 158,84 ha;
- Đất trồng cây hàng năm: 148,10 ha
* Đất lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp của toàn xã là 685,30 ha, bao gồm:
- Diện tích đất rừng tự nhiên sản xuất: 514,80 ha;
- Diện tích đất rừng trồng phòng hộ: 170,50 ha
* Đất nuôi trồng thuỷ sản: 12,92 ha
b Nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp của toàn xã là 334,72 ha, bao gồm:
- Đất ở nông thôn: 79,63 ha
- Đất chuyên dùng: 166,07 ha Trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 2,58 ha;
+ Đất quốc phòng: 22,78 ha
+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 33,04 ha;
+ Đất có mục đích công cộng: 107,67 ha
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 0,8 ha
- Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng (đất sông ngòi, kênh rạch, suối
và đất mặt nước chuyên dùng): 79,59 ha
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 8,63 ha