Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã mai pha, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 25)

2.3.1.1. Thái Lan phát triển nông thôn mới với sự trợ gúp mạnh mẽ của nhà nước

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải

quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân. [9]

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước….

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

Thái Lan đã tập trung phát triển các nghành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy sản , hải sản phục vụ xuất khẩu , thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. [9]

2.3.1.2. Nhật Bản - Với chủ trương " Mỗi làng một sản phẩm "

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita ( miền tây nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào " Mỗi làng một sản phẩm ’’ với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng vớisự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào " Mỗi làng một sản phẩm " ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nướcNhật Bản mà còn rất nhiều khu

vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệmphong trào " Mỗi làng một sản phẩm ". [9]

Những kinh nghiệm của phong trào " Mỗi làng một sản phẩm " được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến luocj phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình.

2.3.1.1. Mô hình nông thôn mới ở Hàn Quốc

Vào những năm 1960, Nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn. Trong cả nước có 34% dân thuộc vào nhóm nghèo đói và chỉ 20% có thể tiếp cận với điện. Dù đã đình chiến nhưng tình 2 miền Bắc Nam vẫn đang căng thẳng, không có đủ kinh phí đầu tư phát triển nông thôn. Trước hoàn cảnh đó, vào những năm 70, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiên mô hình “Nông thôn mới” để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. [10]

Từ năm 1970, chính phủ Hàn quốc thực hiện mô hình “Nông thôn mới” (Saemaul Undong - SMU) với mục tiêu CNH - HĐH nông thôn và với mục đích biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới theo tinh thần: Mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn dựa trên nền tảng "Khuyến khích người dân tự hợp tác để giúp đỡ nhau phát triển", theo quan điểm "Viện trợ của Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự giúp mình". Tinh thần Saemaul Undong được xây dựng trên 3 trụ cột: Chuyên cần - Tự giác - Hợp tác. Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng, xã hội Hàn Quốc nói chung. Chính phủ tập trung vào các dự án đem lại sức sống mới cho làng, cải cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn: Mở rộng đường giao thông, hoàn thiện hệ thống nước thải sinh hoạt, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, trồng thêm cây xanh và xây dựng sân chơi cho trẻ em...tăng thu nhập cho người dân thông qua trồng trọt để thu hoa lợi. Việc cải

thiện môi trường sống cho người dân nông thôn được coi là nền tảng để bắt đầu cho quá trình phát triển nông thôn. [10]

Những thành tựu của việc thực hiện mô hình nông thôn mới được thể hiện rất nhanh và rõ nét tại các làng tham gia chiến dịch Saemaul Undong. Sau 8 năm triển khai Phong trào Saemaul Undong, nông thôn Hàn Quốc đạt được những thành tựu to lớn: Hoàn thành về cơ bản xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, với 42.000 km đường liên thôn, 69.000 km đường nội đồng, đời sống nông dân thay đổi căn bản. Thu nhập của người dân tăng 3 lần so với 7 năm trước đó, đạt 3.000 USD/người/năm (năm 1977), cao hơn thu nhập bình quân của hộ dân ở thành phố. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năng tự tích luỹ, tự đầu tư và tự phát triển… Thành quả của Phong trào Saemaul Undong đã tạo tiền đề để xây dựng xã hội Hàn Quốc ngày càng hưng thịnh. [9]

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã mai pha, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 25)