Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã mai pha, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 33)

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Mai Pha

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

- Phạm vi ranh giới: Xã Mai Pha nằm về phía Nam thành phố Lạng Sơn, có địa giới hành chính:

+ Phía Bắc: Giáp phường Đông Kinh và Chi Lăng, Tp. Lạng Sơn;

+ Phía Nam: Giáp xã Yên Trạch, Tân Liên, huyện Cao Lộc;

+ Phía Đông: Giáp xã Hợp Thành, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc;

+ Phía Tây: Giáp xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn. Vị trí xã Mai Pha

Xã Mai Pha

Xã bao gồm 14 thôn: Rọ Phải, Khòn Khuyên, Khòn Phổ, Co Măn, Mai Thành, Bình Cầm, Khòn Pát, Pò Đứa, Pò Mỏ, Tân Lập, Trung Cấp, Phai Duốc, Nà Chuông I, Nà Chuông II.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo:

Xã Mai Pha nằm giữa bồn địa thuộc

máng trũng kiến tạo từ Trung sinh (Cao Bằng, Thất Khê - Lạng Sơn) có quá trình hình thành do sự hạ thấp mạnh các hồ sau đó được lấp đầy trầm tích tạo nên vùng đất bằng có độ cao trung bình 255m, bao quanh là các đồi diệp thạch có cao độ trung bình là 350m.

4.1.1.3. Khí hậu:

- Nhiệt độ không khí :

Nhiệt độ không khí trung bình năm 23°C, thấp nhất (20°C÷22°C)

Hình 4.1. Sơ đồ địa giới hành chính xã

Mùa đông ở đây lạnh nhất trong vùng. Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình khoảng 15°C nhiệt độ tuyệt đối thấp -2,1°C.

Mùa hè tương đối dịu hơn so với ở vùng đồng bằng do hệ quả của khí hậu địa hình, thời kỳ có nhiệt độ trung bình >25°C kéo dài 4÷5 tháng ở vùng thấp, 3÷4 tháng ở vùng cao.

- Độ ẩm, mây, nắng

Độ ẩm trung bình năm chỉ đạt 81%÷83%.

Lượng mây trung bình toàn năm của Lạng Sơn là 7,4 (phần mười bầu trời). Số giờ nắng trung bình năm 1.582 giờ.

- Mưa :

Lượng mưa trung bình của vùng vào loại mưa ít, khoảng (1400÷1600) mm/năm.

Số ngày mưa toàn năm (120÷140) ngày.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm (80÷90)% lượng mưa cả năm Lượng mưa ngày cực đại đạt 197mm.

- Gió

Hướng gió phụ thuộc theo địa hình, ở Lạng Sơn nói riêng và vùng Cao Bằng - Lạng Sơn nói chung về mùa đông gió chủ đạo là hướng Bắc, và mùa hè gió chủ đạo là hướng Nam. Tốc độ gió trung bình năm vào loại nhỏ 2m/s.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: chủ yếu là đất phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá hình thành.

Xét về tính chất: xã Mai Pha có 3 nhóm đất chính là: nhóm đất bạc màu có diện tích khoảng 306 ha tập trung ở các thôn bản trên địa bàn xã; nhóm đất đỏ vàng có diện tích khoảng 685 ha phân bố ở các đồi núi cao nằm rải rác ở khắp các bản trong xã và phần còn lại là sông suối, mặt nước.

- Tài nguyên nước:

Nước mặt: hệ thống ao, hồ nhỏ diện tích khoảng 13 ha và các sông suối nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực xã Mai Pha là loại nước ngầm trong tầng trầm tích Đệ tứ thuộc loại nghèo nước. Chiều sâu mực nước trong tầng thay đổi trong phạm vi rộng và biến đổi theo mùa, trung bình từ 1÷6m.

4.1.1.5. Môi trường

Theo số liệu thống kê về môi trường trong những năm gần đây, nhìn chung hiện trạng môi trường trên địa bàn xã Mai Pha còn tương đối tốt chưa có biểu hiện suy thoái và ngày càng được cải thiện, các yếu tố tác động đến môi trường chủ yếu phát sinh do quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế.

Tại khu vực nông thôn trên địa bàn xã Mai Pha, ảnh hưởng về môi trường chủ yếu nhất vẫn là phân, nước thải gia súc do không có hệ thống cống rãnh thoát chất thải cho nên khi mưa đến, các loại chất thải gia súc chảy tràn ra đường, thậm chí ngay cạnh nhà ở, gây ô nhiễm đến môi trường sống của người dân. Mặt khác tập quán chăn nuôi gia súc thả rông càng làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tăng lên.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Phần lớn người dân trong xã sống bằng nghề nông, thu nhập chính từ việc trồng trọt chăn nuôi. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể.Thu nhập bình quân/người/năm: 9,60 triệu đồng/người/năm, bằng 1,16 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của cả tỉnh năm 2013 là 8,25 triệu đồng/người/năm.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 10%.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các nghành kinh tế

* Trồng trọt

UBND xã phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố cung ứng các loại giống cây con, hướng dẫn bà con nông dân tổ chức gieo trồng kịp thời vụ.

Kết quả năm 2012:

- Diện tích gieo trồng lúa vụ xuân 80,10 ha, vụ mùa 128,70 ha; Ngô xuân 52,70 ha, ngô hè thu 39,60; rau màu các loại 131,20 ha. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 1.348,90 tấn.

- Năng suất lúa bình quân năm 2012 đạt 43,20 tạ/ha. Năng suất hoa màu các loại và cây trồng khác đạt bình quân năm 48,50 tấn/ha.

- Diện tích gieo trồng lúa vụ xuân 82,52 ha, vụ mùa 123,70 ha; Ngô vụ xuân 77,80 ha, vụ mùa 38,80 ha; hoa màu các loại 31,10 ha. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt ước đạt 769,44 tấn bằng 54,96% kế hoạch năm.

* Chăn nuôi

Trong năm 2013, đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường. Công tác phòng chống các dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được thường xuyên, không để dịch bệnh phát sinh xảy ra trên địa bàn.

- Tổng đàn trâu, bò năm 2013 đạt 303 con; trong đó đàn bò đạt 18 con. - Tổng đàn lợn năm 2013 đạt 1.795 con.

- Tổng đàn gia cầm năm 2013 đạt 16400 con. * Thuỷ sản:

Khu vực ao gia đình:

Hiện nay trên địa bàn xã, chỉ có một số ít hộ nông dân nuôi cá quy mô nhỏ ở các ao diện tích nhỏ. Nhược điểm của khu vực ao gia đình là phân tán, manh mún, diện tích của từng ao nhỏ và thường bị thiếu nước vào mùa khô, sản lượng của mỗi ao không lớn. Sản lượng cá tại các ao gia đình không lớn, chủ yếu để phục vụ gia đình, chưa phát triển thành hàng hoá.

Khu vực hồ chứa và đập dâng:

Trên địa bàn xã có hồ chứa Lẩu Xá rộng, hồ Bó Chuông, hồ Pò Luông. Hiện tại các hồ này đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản chưa mang lại hiệu quả kinh tế.

Theo số liệu báo cáo năm 2013, diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay là 12,92ha, sản phẩm chủ yếu là cá. Năng suất cá thịt trên đơn vị diện tích mặt nước thấp (khoảng 0,5 tấn/ha/năm).

* Sản xuất lâm nghiệp:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã 685,30 ha. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 514,80 ha, chiếm 38,02% diện tích đất tự nhiên toàn xã; diện tích rừng phòng hộ 170,50 ha, chiếm 12,59% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản được đảm bảo. Nhiều loại cây hàng hoá như: hồng, mận, thông, bạch đàn, keo... được trồng, trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình.

Trong năm 2013, trên địa bàn toàn xã trồng được 88.850 cây. Trong đó keo 4.200 cây, bạch đàn 56.850 cây, thông 27.800 cây. Tỷ lệ cây trồng mới sống đạt trên 90%.

* Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn:

Các cơ sở chế biến nông sản, lâm hiện có trên địa bàn xã, gồm có 6 hợp tác xã nông, lâm nghiệp và 14 cơ sở chuyên chế biến nông, lâm sản. Trong đó 8 cơ sở chuyên chế biến nông sản, 06 cơ sở chế biến lâm sản.

Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống: trên địa bàn xã không có.

* Thương mại dịch vụ và du lịch:

Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ chiếm 28,31% là thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của xã.

4.1.2.3. Đặc điểm dân số và lao động

* Dân số

Dân cư xã Mai Pha hiện nay được chia làm 14 thôn Dân số : 6.279 người

Tỷ lệ tăng tự nhiên: 0,95 % / năm

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số năm 2013 của xã Mai Pha

TT Tên thôn Số hộ Dân số (người)

1 Thôn Rọ Phải 113 491 2 Thôn Khòn Khuyên 143 539 3 Thôn Khòn Phổ 121 467 4 Thôn Co Măn 98 377 5 Thôn Mai Thành 167 663 6 Thôn Bình Cằm 59 221 7 Thôn Khòn Pát 132 511 8 Thôn Pò Đứa 107 462 9 Thôn Pò Mỏ 59 238 10 Thôn Tân Lập 234 848 11 Thôn Trung Cấp 129 497

12 Thôn Phai Duốc 98 319

13 Thôn Nà Chuông I 97 375

14 Thôn Nà Chuông II 63 271

Qua điều tra ta thấy: toàn xã có 6.279 hộ với tổng số 1.620 nhân khẩu. Được phân bố trên 14 thôn.

Tuy nhiên số nhân khẩu được phân bố trên các thôn chưa đồng đều, thôn có số hộ tập trung đông nhất là thôn Tân Lập với 234 hộ và 848 nhân khẩu; Thôn có số hộ tập trung ít là thôn Bình Cằm với 59 hộ, 221 nhân khẩu và thôn Pò Mỏ với 59 hộ, 238 nhân khẩu.

* Lao động

Số người trong độ tuổi lao động là 4.314 người chiếm 68,70 % dân số. Trong đó:

- Lao động nông nghiệp là 2.563 người chiếm 59,40 % tổng số lao động; -Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 470 người chiếm 18,30 % ; - Dịch vụ, hành chính sự nghiệp là 342 người chiếm 13,30 % ; - Thu nhập bình quân/người/năm: 9,60 triệu đồng/người/năm.

4.1.3. Nhận xét, đánh giá chung

4.1.3.1. Điều kiện thuận lợi

- Xã Mai Pha có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có đường tỉnh lộ, liên xã chạy qua, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đa dạng về vật nuôi, cây trồng cho năng suất, sản lượng cao.

- Là xã có quỹ đất phù hợp cho phát triển trồng cây lúa, hoa màu các loại và cây trồng khác đem lại kinh tế cao cho nhân dân. Bên cạnh đó, xã Mai Pha có điều kiện phù hợp về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển loài vật nuôi gà, vịt, lợn, trâu... Xã có Di chỉ Mai Pha là di tích khảo cổ cấp Quốc gia đã được quy hoạch chi tiết; Đền Khánh Sơn là di tích cấp tỉnh, đây là lợi thế của xã để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.

4.1.3.2. Khó khăn và các vấn đề cần được quan tâm giải quyết

- Các ngành kinh tế chưa phát huy được hết khả năng và thế mạnh của địa phương như tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Hạ tầng kỹ thuật cơ sở chưa đồng bộ, tiềm năng đất đai và lao động chưa khai thác được triệt để.

- Trình độ cán bộ cơ sở chưa đồng đều về năng lực quản lý kinh tế, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.

4.2. Thực trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tạixã Mai Pha xã Mai Pha

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Mai Pha năm 2013

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Mai Pha năm 2013

STT Hạng mục Năm 2013

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1354,00 100,0

I Đất nông nghiệp 1.005,16 74,24

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 306,94 22,31

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 306,94 22,31

1.1.1.1 Đất trồng lúa 158,84 11,73

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 148,10 10,94

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm - 0,00

1.2. Đất lâm nghiệp 685,30 50,61 1.2.1 Đất rừng sản xuất 514,80 38,02 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 170,50 12,59 1.2.3 Đất rừng đặc dụng - 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 12,92 0,95 1.4 Đất làm muối - 0,00

1.5 Đất phi nông nghiệp khác - 0,00

2 Đất phi nông nghiệp 334,72 24,72

2.1 Đất ở nông thôn 79,63 5,88

2.2 Đất chuyên dùng 166,07 12,27

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 2,58 0,19

2.2.2 Đất quốc phòng 22,78 1,68

2.2.3 Đất an ninh - 0,00

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 33,04 2,44

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 107,67 7,95

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,8 0,06

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,63 0,64

2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 79,59 5,88

2.6 Đất phi nông nghiệp khác - 0,00

3. Đất khu du lịch - 0,00

4 Đất chưa sử dụng 14,12 1,04

4.1 Đất bằng chưa sử dụng 13,30 0,98

4.2 Đất núi đá không có rừng cây 0,82 0,06

(Nguồn: UBND xã Mai Pha )

Qua bảng 4.2 ta thấy:

- Tổng diện tích đất theo ranh giới hành chính: 13,54 km2. Mật độ dân cư: 464 người/km2. Cụ thể như sau:

a. Nhóm đất nông nghiệp * Đất sản xuất nông nghiệp:

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã là 306,94 ha, bao gồm: - Đất trồng lúa: 158,84 ha;

- Đất trồng cây hàng năm: 148,10 ha. * Đất lâm nghiệp:

Diện tích đất lâm nghiệp của toàn xã là 685,30 ha, bao gồm: - Diện tích đất rừng tự nhiên sản xuất: 514,80 ha;

- Diện tích đất rừng trồng phòng hộ: 170,50 ha. * Đất nuôi trồng thuỷ sản: 12,92 ha.

b. Nhóm đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp của toàn xã là 334,72 ha, bao gồm: - Đất ở nông thôn: 79,63 ha

- Đất chuyên dùng: 166,07 ha. Trong đó:

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 2,58 ha; + Đất quốc phòng: 22,78 ha.

+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 33,04 ha; + Đất có mục đích công cộng: 107,67 ha.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 0,8 ha.

- Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng (đất sông ngòi, kênh rạch, suối và đất mặt nước chuyên dùng): 79,59 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 8,63 ha. c. Nhóm đất chưa sử dụng:

Tổng diện tích đất chưa sử dụng trên toàn xã là 14,12 ha. Trong đó: - Đất bằng chưa sử dụng: 13,30 ha;

- Đất núi đá không có rừng cây: 0,82 ha. * Đánh giá chung:

- Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, trong đó chủ yếu là đất rừng trồng sản xuất, sau đó là đất rừng phòng hộ, đất trồng lúa.

- Đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất ở, đất giao thông, đất sông suối, đất mặt nước chuyên dùng, các loại đất chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

Có thể nói, đất đai trên địa bàn xã đã được khai thác khá triệt để. Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là đất bãi sông.

4.2.2. Thực trạng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

4.2.2.1. Hiện trạng giao thông

* Giao thông liên xã:

Hình 4.3: Đường Hùng Vương

- Đường Hùng Vương: quy mô đường đô thị 4 làn xe. Đoạn qua địa bàn xã dài 2,5km, trong đó: đường bê tông nhựa 2,5km. Có hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn.

Hình 4.4: Đường QL 1A

- Đường QL 1A: đoạn qua địa bàn xã có chiều dài 3,7km, quy mô cấp II, 6 làn xe chạy. Mặt đường bê tông nhựa rộng 12m, công trình thoát nước xây dựng hoàn chỉnh.

Bảng 4.3: Hiện trạng đường trục xã, liên xã năm 2013

TT Tên tuyến đường

Địa danh quản lý Hiện trạng tuyến đường Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài tuyến đường (km) Kết cấu mặt đường Bê tông xi măng (km) BTN, láng nhựa (km) Cấp phối (km) Đất (km) I Đường trục tỉnh lộ, Quốc lộ 1 QL 1A Nhà máy Xi măng Lạng Sơn Giáp xã Yên Trạch 3,50 3,50 2 II Đường đô thị

1 Đường Hùng Vương Cầu Rọ Phải QL 1A 2,50 3,50

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã mai pha, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w