Quy hoạchphát triển sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã mai pha, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 68)

4.3.3.1. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp

a. Mục tiêu phát triển:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, với sự đa dạng và cơ cấu hợp lý các sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu trong tỉnh và một phần cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm cho xã, khai thác hiệu quả tiềm năng của xã và phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nông dân.

- Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá gắn với xây dựng nông thôn mới làm thay đổi cơ bản nông thôn về cơ sở hạ tầng về văn hoá xã hội và về đời sống vật chất tinh thần của nông dân nói riêng và của dân cư khu vực nông thôn nói chung.

b. Quy hoạch sản xuất trồng trọt: * Cây lương thực có hạt:

Quy hoạch sản xuất cây lương thực trong giai đoạn 2013 – 2020 với những mục tiêu cơ bản sau:

Phát triển ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có quy mô trên toàn xã, phát triển tập trung ở các khu vực không bị ảnh hưởng của quy hoạch phát triển đô thị (Nà Chuông 1, Nà Chuông 2, Bình Cầm).

Đối với các vùng trong khu vực quy hoạch đô thị, hiện tại sản xuất nông nghiệp, tiếp tục hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho đến khi thu hồi đất để xây dựng quy hoạch.

Tập trung cho phát triển sản xuất lúa, chú trọng phát triển ngô. Thực hiện thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, tăng diện tích ngô ruộng vụ đông xuân, đưa giống mới (lúa lai, lúa thuần, ngô lai…) có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

+ Đối với sản xuất lúa: quy hoạch thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trên hầu hết diện tích gieo trồng lúa toàn xã, bố trí gieo trồng trên các vùng không khô hạn, thuận lợi tưới tiêu, bố trí gọn vùng để thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hoá các khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới. Phấn đấu xây dựng xong vùng lúa thâm canh

năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong toàn xã và đến năm 2014 thay thế toàn bộ diện tích trồng lúa lai thông thường bằng giống lúa chất lượng cao.

+ Đối với sản xuất ngô: tập trung bố trí gọn vùng sản xuất, chú trọng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và phát triển trồng cây ngô vụ đông trên toàn bộ diện tích đất 2 vụ lúa, vừa tăng năng suất ngô, tăng sản lượng cây lương thực và góp phần đảm bảo an ninh lương thực, vừa cung cấp phụ phẩm làm thức ăn cho chăn nuôi.

* Cây công nghiệp ngắn ngày:

Tập trung phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị và phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã. Thực hiện thâm canh đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng.

* Về sản xuất rau đậu thực phẩm

Đẩy mạnh phát triển sản xuất rau đậu thực phẩm, tăng nhanh diện tích rau (nhất là trong vụ đông xuân). Sản xuất rau đậu theo hướng thâm canh, chất lượng và an toàn thực phẩm. Đưa các giống rau đậu có giá trị cao vào sản xuất. Mở rộng diện tích trồng rau ở những nơi có điều kiện.

Thực hiện thâm canh trong rau đậu, đưa các giống rau đậu có chất lượng và năng suất cao, rau đặc sản vào gieo trồng, với các quy trình sản xuất rau an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu cho trong địa bàn thành phố và một phần cho tình các huyện lân cận.

Hình thành các vùng sản xuất rau đậu thực phẩm tập trung (như các vùng sản xuất khoai tây, vùng rau).

Tiếp tục mở rộng quy mô dự án trồng rau sạch trên địa bàn xã để cung cấp cho thành phố và các khu vực lân cận. Phát triển trồng rau sạch tại các khu vực ven sông Kỳ Cùng và các khu vực đang thực hiện, gồm các thôn Nà Chuông 1, Nà Chuông 2, Bình Cằm, Co Măn, Pò Đứa, Mỏ, Rọ Phải.

* Cây lâu năm:

Diện tích cây lâu năm trên địa bàn xã không lớn. Trong đó chủ yếu trồng một số loại cây ăn quả và được trồng chủ yếu tại các hộ gia đình song do diện tích nhỏ và chưa đầu tư đúng mức nên chưa đem lại hiệu quả cao.

Dự kiến trong những năm tới, mở rộng quy mô sản xuất kết hợp diện tích trồng cây ăn quả xây dựng mô hình trang trại (mô hình vườn – ao – chuồng ...) nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất.

Bố trí đưa một số loại cây ăn quả có thế mạnh của tỉnh như hồng Bảo Lâm, hồng vành khuyên Tân Mỹ ... vào trồng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn thay thế cho những loại cây kém hiệu quả.

4.3.3.2. Quy hoạch sản xuất chăn nuôi

Tăng nhanh giá trị sản xuất cũng như tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp trên cơ sở phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ và đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường.

Đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi một cách đồng bộ và đúng quy trình kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tạo thành vùng sản xuất chăn nuôi tập trung, có điều kiện áp dụng những phương pháp chăn nuôi mới. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, thả vườn (xa khu dân cư), từng bước thực hiện chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán thâm canh, thâm canh, nuôi trâu bò nhốt kết hợp chăn thả, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học…

Gia tăng cả về số lượng tổng đàn gia súc, gia cầm và chất lượng sản phẩm, đặc biệt chú trọng các giống vật nuôi có giá trị sản xuất, hiệu quả kinh tế cao. Tập trung phát triển đàn lợn lai hướng thịt, đàn gia cầm theo hướng sản xuất thịt, trứng...

Phát triển chăn nuôi kết hợp một cách đồng bộ với các dịch vụ kỹ thuật, công tác thú y, nhân giống, sản xuất thức ăn đảm bảo từ cung cấp sản phẩm dịch vụ đầu vào tới vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm đầu ra giúp người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.

* Định hướng phát triển trang trại chăn nuôi tập trung:

Trong những năm tới, xã định hướng phát triển theo mô hình trang trại để nâng cao hiệu quả kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các mô hình chăn nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

* Một số biện pháp phát triển chăn nuôi bền vững (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm, xã cần thực hiện đồng bộ các biện pháp cùng với kế hoạch phát triển chăn nuôi như sau:

- Tách riêng khu vực chăn nuôi lớn ra khỏi khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường.

- Tổ chức tiêm phòng định kỳ để phòng tránh được các dịch bệnh lây lan truyền nhiễm sang người, đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

- Quy mô diện tích đất xây dựng các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung tham khảo quy định trong TCVN 4454 – 1987 và được quy định như sau:

Trại Tiêu chuẩn đất xây dựng m2/con

+ Trại nuôi lợn: Lợn nội Lợn ngoại

Lợn thịt Từ 3,5 – 4,5 Từ 4 - 5

Lợn nái khôn nuôi con Từ 5 – 6,5 Từ 6 - 8

Lợn nái nuôi con Từ 18 – 25 Từ 25 - 30

Lợn đực giống Từ 25 – 30 Từ 30 – 35

+ Trại nuôi gà Tiêu chuẩn đất XD m2/100con

Gà thịt thương phẩm Từ 600 – 800

Gà hậu bị đẻ trứng thương phẩm

giai đoạn gà con (1 – 35 ngày tuổi) Từ 250 – 350 Gà để trưng thương phẩm trong đó:

Gà nuôi nền

Gà nuôi lồng 1 tầng

Từ 1.500 – 2.000 Từ 800 – 1.000

+ Trại nuôi vịt, ngan, ngỗng Tiêu chuẩn đất XD m2/100con

Vịt Ngan Ngỗng Vịt, ngan, ngỗng lấy thịt 300 – 350 300 – 400 500 – 600 Vịt, ngan, ngỗng lấy trứng 1.400-1.500 1.500-1.600 2.000-2.500 Vịt hậu bị thay thế vịt đẻ 1.100-1.200 1.200-1.300 1.600-1.800

4.3.3.3. Quy hoạch sản xuất ngành thuỷ sản

Xã Mai Pha có tổng diện tích ao hồ khoảng 18 ha, trong đó hồ Lẩu Xá 9,70 ha, Hồ Bó Chuông 3,70 ha, còn lại là các ao nhỏ của các hộ gia đình.

Dự kiến trong năm những năm tiếp theo tiếp tục khai thác các hồ trên địa bàn xã để nuôi cá. Phương thức nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm

canh, nuôi ghép nhiều loại cá khác nhau như (trắm cỏ, mè, trôi... chép, rô phi) và tăng dần các loại cá thích ứng với thâm canh, chất lượng ngon và có giá tị kinh tế cao hơn như: cá chép lai, Rô phi vằn, cá diêu hồng, đưa cá bống vào nuôi phổ biến. Cung cấp thức ăn bổ sung và thu hoạch theo hình thức đánh tỉa thả bù.

* Nuôi cá ao, hồ nhỏ gia đình:

- Quy hoạch mở rộng diện tích nuôi bằng cách khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho người dân đào thêm ao nuôi và tận dụng thêm diện tích các công trình thuỷ lợi theo qui hoạch của ngành thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ (xây dựng mới và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện). Diện tích ao hiện có, diện tích được xây dựng thêm và đưa thêm diện tích mặt nước hiện có vào sử dụng sẽ tăng diện tích đáng kể theo từng giai đoạn sau:

Các ao, hồ nhỏ hiện có phải được đưa vào nuôi cá đạt tỷ lệ 95%, những ao có đủ điều kiện về nguồn nước cần cải tạo nâng cấp để nuôi cá cao sản.

- Phương thức nuôi:

Đối với ao gia đình cần xây dựng kế hoạch nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Tuyên truyền và hướng dẫn cho dân chọn đối tượng nuôi thích hợp, phổ cập và chuyển giao cho người dân những kiến thức cơ bản cần thiết nhằm nâng năng suất từ 1 tấn/ha/năm vào năm 2015 và 1,40 tấn/ha/năm vào năm 2020.

- Đối tượng: nuôi ở trong ao, hồ nhỏ gia đình trước mắt nên chọn các loại cá truyền thống như: trắm, chép, trôi, mè... nhưng thời gian tới tăng dần các loại cá thích ứng với thâm canh, chất lượng ngon và có giá tị kinh tế cao hơn như: cá chép lai, Rô phi vằn, cá điêu hồng, đưa cá bống vào nuôi phổ biến.

- Thức ăn nuôi cá: Ngoài thức ăn thô và phân bón cần bổ sung thêm thức ăn tinh và thức ăn giàu đạm để nâng cao năng suất, chất lượng cá nuôi. Từng bước đưa thức ăn công nghiệp vào nuôi thuỷ sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuyến khích các hộ gia đình đầu tư nuôi trồng thuỷ sản tập trung, tận dụng tối đa diện tích mặt nước hiện có và tăng cường mô hình trang trại thuỷ

sản – lúa – cá – vịt. Hạn chế các hộ nuôi cá ở các ao hồ nhỏ lẻ, manh mún không đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 4.11: Dự kiến quy mô phát triển nuôi trồng thuỷ sản Giai đoạn 2013 – 2020 TT Hạng mục ĐVT Năm 2013 Định hướng phát triển Năm 2015 Năm 2020 1 Giá trị SX Tr.đ 103,36 284,9 325,6 2 Diện tích NTTS Ha 12,92 12,72 12,72 Vùng SX tập trung Ha 11,72 11,52 11,52 Ao, hồ nhỏ Ha 1,20 1,20 1,20 3 Sản lượng Tấn 6,50 17,81 20,35

( Nguồn: UBND xã Mai Pha) 4.3.3.4. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp

- Phương hướng phát triển:

Phát triển lâm nghiệp một cách bền vững trên cơ sở phát triển đồng bộ từ khâu lâm sinh xây dựng vốn rừng đến khai thác, chế biến, dịch vụ và công tác tổ chức quản lý.

Tập trung đầu tư phát triển rừng sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị rừng hiện có, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, thâm canh, gắn liền với cơ sở chế biến có trình độ công nghệ cao, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng giá sản phẩm lâm nghiệp. Lấy khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng để phát triển vốn rừng.

Quỹ đất lâm nghiệp của xã Mai Pha là 685,30 ha, trong đó rừng trồng sản xuất là 514,80 ha, đất rừng tự nhiên phòng hộ là 170,50 ha. Quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn xã đã được khai thác triệt để.

Hàng năm có biện pháp trồng lại rừng bù vào diện tích rừng đã khai thác, cần có biện pháp giám sát trong quá trình khai thác rừng, tránh tình trạng khai thác quá mức gây thiệt hại đến diện tích rừng chưa đến tuổi.

4.3.3.5. Quy hoạch sản xuất CN, TTCN, làng nghề truyền thống, trang trại:

Trên địa bàn xã không phát triển công nghiệp, chỉ phát triển TTCN - DV dự kiến bố trí phía Đông của xã, cạnh đường QL 1A có giao thông thuận lợi, tránh được tình trạng gây ô nhiễm cho khu dân cư.

- Định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp gồm các lĩnh vực: chế biến lâm sản, sản xuất và sửa chữa cơ khí nông nghiệp, nhà máy giết mổ gia súc tập trung.

- Trang trại: Các mô hình trang trại dự kiến bố trí ở phía Đông và phía Tây của xã. Định hướng kết hợp kinh tế trang trại và du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã mai pha, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 68)