Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã mai pha, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 28)

Theo chỉ thị của Ban bí thư, trước khi triển khai trong cả nước, Ban chỉ đạo Trung ương về xây dựng nông thôn mới đã chọn 11 tỉnh, thành phố làm thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới ở cấp xã.

Sau 2 năm làm thí điểm (từ tháng 6/2009 đến 6/2011), chương trình nông thôn mới đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng cả về KT - XH và kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo của các ngành, các cấp. Những ưu điểm về nội dung chương trình nông thôn mới đã được thể hiện qua những kết quả chủ yếu sau:

- Mô hình nông thôn mới đã hình thành trên thực tế tại 11 xã thí điểm của Trung ương và các xã khác của địa phương.

- Đã khẳng định được chủ trương lấy xã làm thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới là đúng đắn và phù hợp với yêu cầu, điều kiện nước ta hiện nay, đáp ứng được nguyện vọng của dân cư nông thôn, đúng với quan điểm, đường lối CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta trong giai đoạn 2011 - 2020.

- Qua triển khai thực hiện đã xác định được những cơ chế, chính sách cần đổi mới, trong đó quan trọng nhất là cơ chế, chính sách tài chính theo nguyên tắc nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư và nhân dân đóng góp với tỷ

lệ hợp lý, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng phù hợp với địa phương.

- Huy động được nguồn lực tài chính nhiều hơn cho chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là chương trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng CNH - HĐH.

- Nhận thức của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương và cơ sở về nông nghiệp và nông thôn được nâng cao so với trước. Kết quả này chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung và đến phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và nâng cao đời sống nông dân nói riêng.

Qua 2 năm thí điểm tại 11 xã của trung ương chỉ đạo và các xã do địa phương chỉ đạo cho thấy, hầu hết các xã thí điểm đã thực hiện được trên 50% số lượng tiêu chí đề ra (Trong đó, một số tiêu chí đã lượng hóa được thông qua các chỉ tiêu cụ thể như: xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, huy động và sử dụng các nguồn lực, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa giáo dục...), mô hình nông thôn mới xây dựng phù hợp với điều kiện địa phương. Trong 19 tiêu chí thì việc lấy tiêu chí quy hoạch đặt lên hàng đầu là phù hợp vì đó là điều kiện tiên quyết. Hạ tầng là khâu đột phá nên đặt ở vị trí thứ 2 là cần thiết bởi có tác động trực tiếp đến phát triển KT - XH nông thôn. Các tiêu chí khác như văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường, thu nhập đời sống của dân cư nông thôn, xóa đói giảm nghèo, an ninh thôn xóm...bố trí ở các tiêu chí sau cũng khá hợp lý vì đó vừa là mục tiêu vừa là kết quả của phát triển kinh tế và XDNTM. [8]

Từ 11 xã được chọn làm thí điểm, đến nay số xã tham gia vào Chương trình xây dựng NTM đã lên tới hàng nghìn. Sau 10 năm thử nghiệm, Chương trình xây dựng NTM đã được phát triển thành chương trình quốc gia được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4-6-2010 thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5-8-2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình tổ chức tại Vĩnh Phúc ngày 25-9-2012, cả nước đã có 2.436/5.855 xã đã phê duyệt đề án XDNTM, đạt 42%; ngân sách Trung ương hỗ trợ cho 30 tỉnh phía Bắc (trừ Tp. Hà Nội) là 2.054 tỷ đồng, trong đó, năm 2012 là 1.110,3 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2011; 21/31 tỉnh bố trí ngân sách địa phương với tổng kinh phí 16.641 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng và đào tạo. Một kết quả đáng chú ý, các địa phương cả nước đã xây dựng được gần 5.000 mô hình sản xuất (nâng cao giá trị thu nhập từ 20-25%), nhiều tỉnh phát động phong trào dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng,…

Báo cáo tổng hợp từ các địa phương cho thấy, ngoài 11 xã điểm đã đạt từ 15-18 tiêu chí, còn có thêm 32 xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí. Tuy nhiên, theo rà soát từ 2.377/9.084 xã đăng ký phấn đấu xã đạt nông thôn mới vào năm 2015, mới có 9 xã (chiếm 0,1%) đạt 18 tiêu chí, trong đó đều chưa đạt tiêu chí cơ cấu lao động.

Kết quả trên khẳng định chủ trương, chính sách XDNTM của Đảng, Nhà nước đã được triển khai tích cực, trở thành chủ đề “nóng” ở cả cấp tỉnh, huyện và xã, nông dân quan tâm đóng góp ý kiến xây dựng, giám sát triển khai.

Chương trình XDNTM đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng về KT - XH và về kinh nghiệm tổ chức chỉ đạo của các ngành, các cấp. Chủ trương lấy xã làm điểm xuất phát để phát triển NTM là phù hợp với yêu cầu và điều kiện nước ta hiện nay, đáp ứng được nguyện vọng của dân cư nông thôn. Xã là cấp hành chính cuối cùng, có tư cách pháp lý để triển khai các hoạt động KT - XH. Ban chỉ đạo các cấp đã bước đầu xác định được những cơ chế, chính sách cần đổi mới như phân cấp đầu tư xây dựng cơ bản cho huyện và xã, phát huy dân chủ cơ sở trong XDNTM, chính sách đất đai và phát triển hạ tầng nông thôn và giải pháp cho dồn điền, đổi thửa để phát triển sản xuất, cơ chế, chính sách tài chính, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản các cơ sở hạ tầng phù hợp với chính quyền cấp xã trong XDNTM. [12]

2.3.3. Tình hình nông thôn mới ở tỉnh Lạng Sơn

-Thực hiện Nghị quyết số 20 - NQ/TW, ngày 12/08/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh,xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020, sau 3 năm thực hiện ,được sự tập trung lãnh đạo,chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các Sở, ngành,đoàn thể, các huyện, thành phố, các xã, thị trấn và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Chương trình xây dựng NTM tỉnh đã đạt được kết quả như sau:

So với Bộ tiêu chí NTM, đến tháng 03/2013:

- 35 xã điểm : Trong đó 01 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí ( xã Mai pha - TP Lạng Sơn) của Bộ tiêu chí quốc gia vê nông thôn mới ( có 02 tiêu chí dự kiến đạt trong năm 2013).

- 207 xã hoàn thành quy hoạch chung, 03 xã đạt trên 15 tiêu chí,tăng 03 xã so với năm 2011; 15 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, tăng 14 xã so với năm 2011; 66 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, tăng 44 xã so với năm 2011; 122 xã đạt dưới 5 tiêu chí, giảm 64 xã so với năm 2011. [14]

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án quy hoạch theo 19 tiêu chí nông thôn mới cho xã Mai Pha.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm : Xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. - Thời gian : Từ ngày 10/02/2014 đến 30/04/2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Mai Pha –thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn

3.3.2. Đánh giá thực trạng nông thôn tại xã Mai Pha theo Bộ tiêu chí quốcgia về nông thôn mới (theo 19 tiêu chí) gia về nông thôn mới (theo 19 tiêu chí)

3.3.3. Đề xuất phương án quy hoạch nông thôn mới xã Mai Pha – thànhphố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020 phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020

3.3.4. Một số giải pháp để thực hiện quy hoạch

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài:

- Các tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Mai Pha.

- Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND xã và các số liệu thống kê của UBND xã Mai Pha.

- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình xã Mai Pha theo 19 tiêu chí nông thôn mới.

- Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của xã Mai Pha năm 2013

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được thông tin về địa bàn nghiên cứu tiến hành thống kê số liệu theo từng nhóm và phân tích số liệu. Biểu diễn số liệu trên các bảng biểu.

- Xử lý số liệu trên nguyên tắc số liệu có thực.

3.4.3. Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Mai Pha

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

- Phạm vi ranh giới: Xã Mai Pha nằm về phía Nam thành phố Lạng Sơn, có địa giới hành chính:

+ Phía Bắc: Giáp phường Đông Kinh và Chi Lăng, Tp. Lạng Sơn;

+ Phía Nam: Giáp xã Yên Trạch, Tân Liên, huyện Cao Lộc;

+ Phía Đông: Giáp xã Hợp Thành, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc;

+ Phía Tây: Giáp xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn. Vị trí xã Mai Pha

Xã Mai Pha

Xã bao gồm 14 thôn: Rọ Phải, Khòn Khuyên, Khòn Phổ, Co Măn, Mai Thành, Bình Cầm, Khòn Pát, Pò Đứa, Pò Mỏ, Tân Lập, Trung Cấp, Phai Duốc, Nà Chuông I, Nà Chuông II.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo:

Xã Mai Pha nằm giữa bồn địa thuộc

máng trũng kiến tạo từ Trung sinh (Cao Bằng, Thất Khê - Lạng Sơn) có quá trình hình thành do sự hạ thấp mạnh các hồ sau đó được lấp đầy trầm tích tạo nên vùng đất bằng có độ cao trung bình 255m, bao quanh là các đồi diệp thạch có cao độ trung bình là 350m.

4.1.1.3. Khí hậu:

- Nhiệt độ không khí :

Nhiệt độ không khí trung bình năm 23°C, thấp nhất (20°C÷22°C)

Hình 4.1. Sơ đồ địa giới hành chính xã

Mùa đông ở đây lạnh nhất trong vùng. Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình khoảng 15°C nhiệt độ tuyệt đối thấp -2,1°C.

Mùa hè tương đối dịu hơn so với ở vùng đồng bằng do hệ quả của khí hậu địa hình, thời kỳ có nhiệt độ trung bình >25°C kéo dài 4÷5 tháng ở vùng thấp, 3÷4 tháng ở vùng cao.

- Độ ẩm, mây, nắng

Độ ẩm trung bình năm chỉ đạt 81%÷83%.

Lượng mây trung bình toàn năm của Lạng Sơn là 7,4 (phần mười bầu trời). Số giờ nắng trung bình năm 1.582 giờ.

- Mưa :

Lượng mưa trung bình của vùng vào loại mưa ít, khoảng (1400÷1600) mm/năm.

Số ngày mưa toàn năm (120÷140) ngày.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm (80÷90)% lượng mưa cả năm Lượng mưa ngày cực đại đạt 197mm.

- Gió

Hướng gió phụ thuộc theo địa hình, ở Lạng Sơn nói riêng và vùng Cao Bằng - Lạng Sơn nói chung về mùa đông gió chủ đạo là hướng Bắc, và mùa hè gió chủ đạo là hướng Nam. Tốc độ gió trung bình năm vào loại nhỏ 2m/s.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: chủ yếu là đất phát sinh tại chỗ do quá trình phong hoá hình thành.

Xét về tính chất: xã Mai Pha có 3 nhóm đất chính là: nhóm đất bạc màu có diện tích khoảng 306 ha tập trung ở các thôn bản trên địa bàn xã; nhóm đất đỏ vàng có diện tích khoảng 685 ha phân bố ở các đồi núi cao nằm rải rác ở khắp các bản trong xã và phần còn lại là sông suối, mặt nước.

- Tài nguyên nước:

Nước mặt: hệ thống ao, hồ nhỏ diện tích khoảng 13 ha và các sông suối nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực xã Mai Pha là loại nước ngầm trong tầng trầm tích Đệ tứ thuộc loại nghèo nước. Chiều sâu mực nước trong tầng thay đổi trong phạm vi rộng và biến đổi theo mùa, trung bình từ 1÷6m.

4.1.1.5. Môi trường

Theo số liệu thống kê về môi trường trong những năm gần đây, nhìn chung hiện trạng môi trường trên địa bàn xã Mai Pha còn tương đối tốt chưa có biểu hiện suy thoái và ngày càng được cải thiện, các yếu tố tác động đến môi trường chủ yếu phát sinh do quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế.

Tại khu vực nông thôn trên địa bàn xã Mai Pha, ảnh hưởng về môi trường chủ yếu nhất vẫn là phân, nước thải gia súc do không có hệ thống cống rãnh thoát chất thải cho nên khi mưa đến, các loại chất thải gia súc chảy tràn ra đường, thậm chí ngay cạnh nhà ở, gây ô nhiễm đến môi trường sống của người dân. Mặt khác tập quán chăn nuôi gia súc thả rông càng làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tăng lên.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Phần lớn người dân trong xã sống bằng nghề nông, thu nhập chính từ việc trồng trọt chăn nuôi. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể.Thu nhập bình quân/người/năm: 9,60 triệu đồng/người/năm, bằng 1,16 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của cả tỉnh năm 2013 là 8,25 triệu đồng/người/năm.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 10%.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các nghành kinh tế

* Trồng trọt

UBND xã phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố cung ứng các loại giống cây con, hướng dẫn bà con nông dân tổ chức gieo trồng kịp thời vụ.

Kết quả năm 2012:

- Diện tích gieo trồng lúa vụ xuân 80,10 ha, vụ mùa 128,70 ha; Ngô xuân 52,70 ha, ngô hè thu 39,60; rau màu các loại 131,20 ha. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 1.348,90 tấn.

- Năng suất lúa bình quân năm 2012 đạt 43,20 tạ/ha. Năng suất hoa màu các loại và cây trồng khác đạt bình quân năm 48,50 tấn/ha.

- Diện tích gieo trồng lúa vụ xuân 82,52 ha, vụ mùa 123,70 ha; Ngô vụ xuân 77,80 ha, vụ mùa 38,80 ha; hoa màu các loại 31,10 ha. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt ước đạt 769,44 tấn bằng 54,96% kế hoạch năm.

* Chăn nuôi

Trong năm 2013, đàn gia súc, gia cầm phát triển bình thường. Công tác phòng chống các dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được thường xuyên, không để dịch bệnh phát sinh xảy ra trên địa bàn.

- Tổng đàn trâu, bò năm 2013 đạt 303 con; trong đó đàn bò đạt 18 con. - Tổng đàn lợn năm 2013 đạt 1.795 con.

- Tổng đàn gia cầm năm 2013 đạt 16400 con. * Thuỷ sản:

Khu vực ao gia đình:

Hiện nay trên địa bàn xã, chỉ có một số ít hộ nông dân nuôi cá quy mô nhỏ ở các ao diện tích nhỏ. Nhược điểm của khu vực ao gia đình là phân tán, manh mún, diện tích của từng ao nhỏ và thường bị thiếu nước vào mùa khô, sản lượng của mỗi ao không lớn. Sản lượng cá tại các ao gia đình không lớn,

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã mai pha, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 28)