Quy hoạch các hạng mục vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã mai pha, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 75)

a. Nguồn nước

- Nguồn nước mặt được khai thác tại hồ Lẩu Xá, hồ Pò Luông, hồ Bó Chuông, sông Kỳ Cùng và các suối nhỏ cung cấp nước cho sản xuất của nhân dân trong xã.

- Lựa chọn nguồn nước:

+ Nguồn nước cấp cho sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã đến năm 2020 sử dụng chung nguồn nước máy của thành phố. Các hộ xa trung tâm có thể khai thác nguồn nước ngầm, nước tự chảy.

+ Lựa chọn nguồn nước tại các hồ, sông Kỳ Cùng và các khe suối trên địa bàn xã làm nguồn nước cấp cho sản xuất của xã Mai Pha đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

b. Giải pháp cấp nước: * Nguồn nước sinh hoạt:

- Nguồn cấp nước cho sinh hoạt trung tâm xã và các khu vực lân cận được lấy từ nguồn nước máy của thành phố.

- Tiếp tục khai thác các nguồn nước được dẫn từ các khe đầu nguồn về. Nguồn nước này đã được Nhà nước đầu tư lắp đặt đường ống dẫn về các thôn trên địa bàn xã.

* Các công trình đầu mối:

- Tiếp tục khai thác các trạm bơm hiện có trên địa bàn xã. Xây dựng Nhà máy nước Mai Pha tại khu vực sân bay Mai Pha để khai thác nguồn nước sông Kỳ Cùng để cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố và xã Mai Pha.

* Mạng lưới cấp nước sạch:

- Tuyến dẫn từ Nhà máy đến nơi tiêu thụ: Thiết kế các tuyến theo mạng lưới vòng kết hợp cụt. Tuyến ống có đường kính D50mm÷D110mm, sử dụng đường ống HDPE (PE80).

c. Thoát nước thải

- Mục tiêu: Đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp. Đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường.

- Nước thải sinh hoạt:

+ Giai đoạn 2013 - 2015:60 l/ng.ngđ, tỷ lệ thu gom 60%. Lượng nước thải được thu gom 314,8 m3/ng.đ

+ Giai đoạn 2015- 2020: 80 l/ ng.ngđ, tỷ lệ thu gom 70%. Lượng nước thải được thu gom 592,8 m3/ng.đ

- Giải pháp: Sử dụng hệ thống thoát nước chung tại các khu vực dân cư tập trung. Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, các công trình công cộng (sau khi được xử lý cục bộ tại chỗ bằng các bể tự hoại) được xả vào hệ thống cống thoát nước mưa, các tuyến cống, rãnh thoát nước đặt trong các ngõ, bản rồi đổ ra suối thoát nước. Khuyến khích các hộ gia đình xây bể tự hoại đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Trạm xử lý nước thải bố trí tại khu vực gần cầu Rọ Phải.

Đối với các hộ gia đình có chăn nuôi tập trung, sẽ xử lý phân gia súc và nước rửa chuồng trại bằng các bể Biogas, để tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt cũng như làm sạch vệ sinh môi trường chuồng trại. Cặn lắng sau bể Biogas được đưa đến xử lý tại khu xử lý chất thải rắn tập trung.

Đối với các khu dân cư có mật độ dân cư thấp, lựa chọn giải pháp thoát nước thải tự thấm khi điều kiện địa chất cho phép.

Đối với nước thải khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp phải xử lý đạt giới hạn B của TCVN5945-2005 trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

d. Chất thải rắn (CTR)

- Giai đoạn (2013-2015): 0,6 kg/người,ngày; chỉ tiêu thu gom 80%. Tổng lượng rác thải: 3,649 tấn/ngày

- Giai đoạn (2015-2020) 0,8 kg/người,ngày; chỉ tiêu thu gom 90%. Tổng lượng rác thải: 6,627 tấn/ngày.

- Phân loại CTR ngay tại nguồn thải trước khi thu gom. Rác thải vô cơ để thu hồi tái chế, rác thải hữu cơ thu gom đến khu xử lý tập trung.

- Đối với những khu dân cư sống rải rác. Rác thải sẽ xử lý ngay tại mỗi hộ gia đình bằng cách chôn lấp tại vườn đồi quanh nhà.

- Các điểm tập kết CTR sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung được bố trí trong bán kính không quá 100m, trang bị thùng đựng CTR công cộng loại

0,5 m3 và xe đẩy tay cho các thôn để thu gom và vận chuyển CTR từ các điểm tập kết đến điểm trung chuyển.

- Toàn bộ CTR được thu gom và vận chuyển đến bãi xử lý rác thải chung của thành phố Lạng Sơn.

e. Các biện pháp quy hoạch bảo vệ môi trường.

- Trước mắt phải có biện pháp xử lý ô nhiễm do CTR, nước thải trên địa bàn xã.

- Cải tạo và xây mới hệ thống thoát nước chung cho toàn xã. - Nước thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường - Khuyến khích các hộ chăn nuôi xây hầm Biogas.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn xã gây ô nhiễm bụi cao cần phải có các giải pháp kỹ thuật như: lắp hệ thống thông gió tại các khu vực sản xuất.

- Khuyến khích các hộ dân sử dụng xí tự hoại và xí hợp vệ sinh tại các khu vực dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

- Công tác bảo vệ gia súc gia cầm cần được thực hiện chặt chẽ.

Khai thác tài nguyên rừng, đồi, chống xói mòn, bạc màu đất canh tác. Khuyến khích áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tăng cường sử dụng phân bón hứu cơ, hạn chế việc sử dụng phân bón hoá học.

- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

- Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đúng liều lượng. Tập huấn cho nông dân trong xã về kỹ thuật trồng trọt có khoa học và có ý thức bảo vệ môi trường trong nông nghiệp

- Phòng TN&MT thành phố giúp UBND thành phố Lạng Sơn chỉ đạo việc thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong các văn bản, pháp luật, các chỉ đạo của trung ương và địa phương về bảo vệ môi trường

- Phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý môi trường.

4.3.4.1. Về nghĩa trang

- Quy hoạch xây dựng nghĩa trang xã trên khu đất nghĩa trang hiện có tại đồi Pá Danh với tổng diện tích 1,20 ha. Nghĩa địa được xây dựng theo mẫu

chung phù hợp với tập quán tâm linh của người dân, có cổng, tường rào bao quanh. Trong nghĩa địa trồng cây xanh, có đường đi, mộ xây có hàng lối, có bộ phận quản trang.

- Tuyên truyền, giải thích cho người dân dần thích nghi với tập quán chôn cất tập trung vì môi trường sức khoẻ của cộng đồng.

- Các nghĩa địa phân tán rải rác, từng bước lập dự án di dời khi có nhu cầu vào mục đích xây dựng.

4.4. Một số giải pháp để thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã mai pha, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w