Bài dự thi kiến thức liên môn về An toàn giao thông

6 30.7K 810
Bài dự thi kiến thức liên môn về An toàn giao thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC TIÊN LÃNG TRƯỜNG THCS TOÀN THẮNG BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Tình huống: An toàn giao thông đường bộ xã Toàn Thắng Nhóm học sinh: 1. Nguyễn Mai Hằng 2. Vũ Thị Thanh Thủy Trường: THCS Toàn Thắng Lớp : 9B Tiên Lãng ngày 2 tháng 12 năm 2014 CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN LÃNG TRƯỜNG THCS TOÀN THẮNG ĐỊA CHỈ: THÔN ĐÔNG QUY- XÃ TOÀN THẮNG- HUYỆN TIÊN LÃNG SỐ ĐIỆN THOẠI: 0313883437 Email: thcstoanthang@gmail.com THÔNG TIN HỌC SINH: 1. Nguyễn Mai Hằng - Nữ ; sinh ngày: 15/11/2000 - lớp 9B 2. Vũ Thị Thanh Thủy - Nữ ; sinh ngày: 10/03/2000- lớp 9B TÊN TÌNH HUỐNG: AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ XÃ TOÀN THẮNG 1. TÊN TÌNH HUỐNG: AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ XÃ TOÀN THẮNG 2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Vận dụng kiến thức liên môn để áp dụng vào việc giúp bà con xã và các bạn học sinh trên địa bàn xã Toàn Thắng hiểu biết về luật an toàn giao thông đường bộ. 3.TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. - Về môn giáo dục công dân: +Giáo dục ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông + Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. - Về môn Ngữ văn: + Sử dụng văn bản thuyết minh, hoặc văn nghị luận, có thể là văn biểu cảm để tuyên truyền, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của bản thân, nhà trường, các đoàn thể, cũng như mọi người dân đối với vấn đền an toàn giao thông đường bộ. + Làm thơ về đề tài an toàn giao thông ở địa phương + Đóng kịch giáo dục ý thức tham gia giao thông. - Về môn Mĩ thuật- âm nhạc: + Vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông + Sưu tầm, sáng tác các bài hát về an toàn giao thông -Về môn Toán: - Đặt ra bài toàn kinh tế cho người dân. 4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG - Tìm kiếm thông tin qua sách học, qua báo, mạng internet - Kết hợp với BGH, Tổng phụ trách tổ chức cuộc thi tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông. - Thành lập các nhóm tình nguyện viên ở các lớp, kết hợp với đoàn thanh niên các thôn, và đoàn xã mở ra buổi thi tìm hiểu về an toàn giao thông như : vẽ tranh, làm thơ, đóng kịch , tổ chức hội thi về an toàn giao thông giữa các thôn trong xã - Các tình nguyện viên các lớp, các bạn trong trường thành lập nhóm tuyên truyền về an toàn giao thông, đồng thời kết hợp với công an xã làm công tác điều tra các đối tượng vi phạm an toàn giao thông. - Phát thanh măng non của trường nhắc nhở những bạn vi phạm ở các lớp; ở địa phương nhắc nhớ những người, hoặc gia đình vi phạm an toàn giao thông. 5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. Sau khi học kiến thức về an toàn giao thông ở môn giáo dục công dân chúng em thấy vấn đề về an toàn giao thông ở trường, ở địa phương chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. * Học sinh trong trường: Cả trường có 219 học sinh, trong đó có 90 học sinh đi xe đạp và có 3 học sinh đi xa đạp điện ( do một số bạn nhà xa, bố mẹ không có điều kiện đưa đón) vì thế không ít học sinh từng vi phạm luật an toàn giao thông, mặc dù luật an toàn giao thông học từ lớp dưới. Do đó việc tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, tự giác của học sinh là vấn đề hết sức cần thiết. Sau khi cô giáo đưa chương trình tích hợp về an toàn giao thông ra bàn bạc trước lớp, chúng em rất hào hứng. Lớp chúng em liền chia làm 3 nhóm để tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông, áp dụng trong học sinh lớp mình. Đặc biệt sau vụ việc:” Bố một bạn trong lớp chết vì bị tai nạn giao thông” chúng em được chứng kiến sự mất mát đau đớn đó, không chỉ thấy xót thương mà đã thôi thúc chúng em biến thành hành động phải làm : đó là biết luật về an toàn giao thông, thực hiện đúng luật và phổ biến cho mọi học sinh trong trường cũng như ở địa phương. Đầu tiên cô giáo đưa ra một bài toán về những người bị thiệt mạng, bị tai nạn, bị phạt vì vi phạm an toàn giao thông. Chúng em thấy những con số đó là sự tổn thất về kinh tế và cả tinh thần rất lớn đối với mỗi gia đình có người vi phạm luật an toàn giao thông. Chúng em chia lớp làm 3 nhóm . Nhóm 1: Lên mạng, sách, báo tìm hiểu về luật an toàn giao thông và các biển báo về an toàn giao thông đường bộ. Nhóm 2: Vẽ tranh, áp phích cổ động Nhóm 3: Tìm bài hát và những vở kịch hoặc tự mình dựng về vấn đề an toàn giao thông. Tổ chức phổ biến những vấn đề mình tìm hiểu được chia sẻ với các bạn trong lớp, sau đó nhắc nhở, phê bình những bạn vi phạm. Sau ba tuần thực hiện tìm hiểu về an toàn giao thông đường bộ để giúp các bạn có thêm kiến thức và thể hiện quan niệm của mình cũng như những đề xuất khi tham gia giao thông. Cô giáo tổ chức cuộc thi: - Khách mời: các thầy cô trong trường, lớp trưởng các lớp - Chương trình thi tìm hiểu về an toàn giao thông - Xen kẽ với văn nghệ, vẽ, đóng kịch: + Phổ biến luật an toàn giao thông tới các bạn học sinh • Nhận biết các biển báo: đường cấm, cổng trường… (sử dụng máy tính) • Một số quy định về đi đường( chiếu trên máy) • Mức phạt đối với người vi phạm an toàn giao thông( trên máy) + Đặt ra một số tình huống thường gặp với các bạn học sinh đóng kịch) • Học sinh đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không? • Học sinh cấp 2, 3 đi xe máy chở 3 chạy lạng lách trên đường làng, đường quốc lộ. • Trường tiểu học, trường THCS, trường cấp 3 gần nhau, chung một con đường, buổi sáng, giờ tan tầm học sinh thường tụ tập trước cổng trường làm thế nào để không sảy ra sự ách tắc giao thông - Các tình huống đặt ra dành cho học sinh thảo luận và nêu ý kiến của nhóm. - Các tổ vẽ tranh thi vẽ tranh tuyên truyền về an toàn giao thông. - Thi hát, đóng kịch, thuyết trình, cảm nghĩ, nghị luận về vấn đề an toàn giao thông. - Mỗi nhóm đóng một tình huống về vi phạm an toàn giao thông ở trường hoặc ở địa phương mình sau đó 2 nhóm còn lại đưa ra cách giải quyết tình huống đó, phân tích hành vi đúng, sai. Chẳng hạn: trâu bò… đi lại trên đường của thôn ; đến ngày màu rơm rạ phơi đầy đường làng. Khi người dân đi làm ra phố các biển báo về vấn đề an toàn giao thông. Sau khi cuộc thi kết thúc, lớp chúng em đề xuất và trao đổi với BGH, tổng phụ trách cho các lớp thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Kết hợp với đoàn xã, đoàn ở các thôn tổ chức tìm hiểu và đóng kịch về thực hiện an toàn giao thông tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân. Đồng thời kết hợp với đoàn thôn nhắc nhở hàng ngày trên lao truyền thanh của thôn những gia đình có người vi phạm an toàn giao thông. Những bạn học sinh vi phạm được nhắc nhở trên loa của trường. 6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhắc nhở chính mình, những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm nghiêm chỉnh thực hiện luật an toàn giao thông. Có như vậy thì số vụ tai nạn giao thông sẽ nhanh chóng giảm và mỗi người dân có ý thức văn hóa khi tham gia giao thông. Các bạn học sinh là những tuyên truyền viên tích cực ở gia đình, thôn xóm của mình. Đây là việc làm thiết thực giúp mọi người có thêm hiểu biết ứng xử và văn hóa tham gia giao thông. Tuy vấn đề tuyên truyền và tìm hiểu về vấn đề an toàn giao thông ở trường học cũng như ở địa phương còn ít những các bạn trong trường đã có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động tập thể, đồng thời các bạn còn thể hiện sự sáng tạo của mỗi cá nhân, phát huy tích tích cực tham gia hoạt động trong lớp, trong trường và ở địa phương nơi cư trú. Giáo dục tinh thần tương thân tương ái, ý thức trách nhiệm cộng đồng. Các bạn học sinh có thể sử dụng kiến thức liên môn và giải quyết tình huống vào thực tiễn và biết cách ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông trong trường, trong làng, ngoài quốc lộ cũng như khi tham gia giao thông. Đây là việc làm rất thiết thực, lớn lao giúp các bạn có văn hóa ứng xử đẹp khi tham gia giao thông, đồng thời giúp các gia đình giảm thiểu vi phạm, tai nạn giao thông xảy ra. 7.KHUYẾN NGHỊ CỦA HỌC SINH * Đối với lớp, trường: trong mỗi giờ sinh hoạt cuối tuần, đầu tháng, hay các hoạt động ngoại khóa thầy cô nên dành 10-15’ trao đổi với học sinh về vấn đề an toàn giao thông ở địa phương, ở trường. Thầy cô cũng nên tạo điều kiện cho các em học sinh tự rút ra bài học và viết bản báo cáo sau mỗi tháng sinh hoạt lớp. Nhà trường nên kết hợp với công an giao thông của huyện, xã phổ biến luật giao thông cho học sinh các trường, người dân. Đặc biệt là học sinh cấp 3- tình trạng vi phạm giao thông còn khá phổ biến. Cần biểu dương các bạn học sinh tích cực tuyên truyền cho gia đình, địa phương về luật an toàn giao thông và văn hóa gia thông đẹp. Trường học mở cuộc thi tranh vẽ, sáng tác vở kịch, làm thơ viết truyện về vấn đề an toàn giao thông. Nhà trường thành lập các nhóm tình nguyện viên ở các thôn tổ chức tuyên truyền thường xuyên đặc biệt là vào dịp tết, hè khi học sinh rảnh rỗi. *Các cơ quan có trách nhiệm nên đặt biển báo nơi thường xuyên sảy ra tai nạn. Đặc biệt là tuyến đường quốc lộ chạy qua địa bàn xã Toàn Thắng- đây là điểm đen - mỗi năm có đến 3-5 vụ chết do tai nạn giao thông trên đoạn đường này. * Công an nên thường xuyên kiểm tra giao thông trên đoạn đường này đực biệt vào buổi sáng, trưa, chiều khi tan tầm học sinh cấp 3 về. Trên đây là những góp ý, ý kiến của nhóm em. Em mong muốn mọi người dân nâng cao ý thức tham gia giao thông, có văn hóa ứng xử đẹp khi tham gia giao thông đường bộ trên quê hương, đất nước mình. Điều đó giúp chúng ta khắc phục tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông, vi phạm an toàn giao thông đồng thời tạo ra được làng xóm văn minh, xã hội văn minh. Nhóm em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn và các thầy cô giáo, cũng như sự hưởng ứng của tất cả mọi người. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng ngày 2 tháng 12 năm 2014 Nhóm tác giả Nguyễn Mai Hằng Vũ Thị Thanh Thủy . đền an toàn giao thông đường bộ. + Làm thơ về đề tài an toàn giao thông ở địa phương + Đóng kịch giáo dục ý thức tham gia giao thông. - Về môn Mĩ thuật- âm nhạc: + Vẽ tranh về đề tài an toàn giao. luật an toàn giao thông và các biển báo về an toàn giao thông đường bộ. Nhóm 2: Vẽ tranh, áp phích cổ động Nhóm 3: Tìm bài hát và những vở kịch hoặc tự mình dựng về vấn đề an toàn giao thông. . vẽ tranh tuyên truyền về an toàn giao thông. - Thi hát, đóng kịch, thuyết trình, cảm nghĩ, nghị luận về vấn đề an toàn giao thông. - Mỗi nhóm đóng một tình huống về vi phạm an toàn giao thông

Ngày đăng: 30/01/2015, 16:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan