Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
143 KB
Nội dung
Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ NHÚT NHÁT A.ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay nền giáo dục được coi là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của con người. Ở đó nhà trường đặc biệt quan tâm đến sự phát triển tự nhiên của cá nhân trẻ mà đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Từ tấm bé , trẻ em cần được tập cho bản tính tự lập, biết cười nhiều hơn, biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ và đặc biệt biết rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin để trở nên mạnh mẽ , kiên cường hơn trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để làm được những điều đó? Bản thân là một giáo viên mầm non tôi cũng không ít lần nghe phụ huynh nói rằng ” Con tôi ít nói lắm, gặp người lạ kêu làm gì cũng không làm, hay xấu hổ, con tôi lúc nào cũng lủi thủi một mình khiến tôi lo lắng lắm…”. Những vấn đề như vậy khiến chúng ta vô cùng lo lắng. Những tình trạng kể trên đều liên quan đến tính nhút nhát của trẻ. Hầu hết trẻ em đều có tính nhút nhát hoặc thiếu tự tin . Khi trẻ sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường, trẻ bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình. Sự sợ hãi của trẻ có thể mạnh đến nỗi ảnh hưởng đến công việc, học tập hay những hoạt động khác. Một số tình huống trẻ thường tránh né nhất : Nói chuyện trước đám đông, làm việc khi ai đó nhìn mình, gặp người lạ, trả lời câu hỏi trong lớp học…Vì vậy , nhút nhát sẽ là hòn đá cản đường trưởng thành và thành công của trẻ. Vậy tại sao trẻ lại có tính cách nhút nhát ? Làm thế nào giúp trẻ khắc phục tính nhút nhát, yếu đuối trở nên dũng cảm và đạt được thành công trong xã hội là vấn đề được rất nhiều giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh quan tâm. Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 1 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát Để khắc phục được tính nhút nhát của trẻ riêng bản thân tôi là một giáo viên mầm non thì tôi muốn đưa ra một số biện pháp để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống thông qua đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình “ Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát”. B.NỘI DUNG: I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1.Thuận lợi: -Trường là điểm bán trú nên trẻ tới học tập, sinh hoạt cả ngày. Vì vậy trẻ có nhiều thời gian bên cô thuận lợi cho việc theo dõi, rèn luyện cho trẻ. -Bản thân yêu nghề , mến trẻ. -Trường đã trang bị một giàn máy vi tính có kết nối mạng thuận lợi cho việc tìm hiểu nhiều thông tin trên internet. -Bản thân tôi luôn thích tìm hiểu những thông tin liên quan đến tính cách của trẻ mầm non. 2. Khó khăn: -Một vài trẻ mới đi học năm đầu nên rất nhút nhát. -Một số trẻ là con em công nhân nên việc trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp khó khăn. II.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: *Nội dung thực hiện: Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 2 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát Những trẻ em nhút nhát có thể gặp nhiều bất lợi trong xã hội năng động và cởi mở như hiện nay, bởi các bé sẽ mất nhiều thời gian hơn để cảm thấy thoải mái trong việc giao lưu, tiếp xúc với mọi người. Sự nhút nhát sẽ ngăn cản khả năng tiếp thu những kỹ năng sống của trẻ. Trẻ nhút nhát, không tự tin vào bản thân mình ngoài ảnh hưởng bởi khả năng thiên bẩm, mà hiện nay đa số trẻ đều là con một, thiếu sự giao tiếp với những đứa trẻ khác, cha mẹ lại quá nuông chiều, khiến trẻ khó thích nghi với hoàn cảnh , khi đối diện với người không quen hoặc môi trường lạ, trẻ dễ xuất hiện tâm lý sợ hãi.Có bậc cha mẹ còn quá nghiêm khắc , khiến cả ngày trẻ sống trong cảm giác sợ hãi, không dám thử việc mới, dần dần trở thành nhút nhát. Trẻ nhút nhát, có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện về thể chất và tâm hồn. Vì vậy các bậc phụ huynh cần coi trọng, quan tâm đến vấn đề này. Chỉ khi nào các bậc phụ huynh nắm bắt được phương pháp giáo dục khoa học và thích hợp, kiên trì hướng dẫn, trẻ mới trở nên dũng cảm, tự tin và hoạt bát. Để giúp các bậc phụ huynh cũng như các cháu khắc phục tính nhút nhát, không tự tin vào bản thân thì tôi sẽ đưa ra một số biện pháp sau: + Tìm hiểu những biểu hiện cũng như nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát. + Môi trường gia đình là một cái nôi ấm áp tạo nên tính cách dũng cảm cho trẻ. + Tập cho trẻ có ý thức tự lập. + Gíup trẻ tự tin thoát khỏi nhút nhát Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 3 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát + Rèn luyện sự mạnh dạn cho trẻ trong quá trình giao tiếp với mọi người. + Gíup trẻ chiến thắng nỗi sợ hãi. 1.Biện pháp 1: Tìm hiểu những biểu hiện cũng như nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát * Nhút nhát là gì? Trẻ được xem là nhút nhát khi trẻ không chịu hòa đồng và tham gia các hoạt động chung với bạn bè đồng trang lứa , mặc dù trong lòng rất muốn. *Những biểu hiện của trẻ nhút nhát: Tính cách nhút nhát, e thẹn là vấn đề gặp ở nhiều đứa trẻ. Về mặt ý nghĩa, tính cách nhút nhát này không phải là vấn đề to tát, nhưng lại có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội và sự phát triển sau này của trẻ , vì thế các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn. Thông thường, những đứa trẻ có tính nhút nhát thường có những biểu hiện sau: - Không chịu nói chuyện hay trả lời câu hỏi của người khác, dù đó là những câu hỏi rất đơn giản hoặc rõ ràng. - Không thích chơi đùa và tham gia các hoạt động tập thể - Không thích ra chơi ở những không gian công cộng đông người hoặc thoáng rộng ( như sân trường chẳng hạn), trừ phi đi đi với một người thực sự thân thiết. - E ngại mỗi khi được người khác quan tâm chú ý, kể cả khi đó là sự chú ý tích cực. *Nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát: Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 4 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát Hầu hết các trẻ nhỏ ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi đều “ nhút nhát” , vì thế giới xung quanh còn quá mới mẻ và lạ lẫm với trẻ, và các bé sẽ có xu hướng gần gũi với những người thân quen nhất. Sự nhút nhát ở giai đoạn này là bình thường trong quá trình phát triển của trẻ . Và theo lẽ tự nhiên , khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi trẻ sẽ có nhu cầu vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa. Trẻ nhút nhát kéo dài có thể do một hay nhiều nguyên nhân ,bao gồm: -Di truyền:Cấu trúc gen của trẻ có những yếu tố gây ra tính nhút nhát được thừa hưởng từ bố mẹ -Bản tính: Những trẻ nhạy cảm quá mức hoặc dễ hoảng sợ có nhiều nguy cơ nhút nhát kéo dài hơn các trẻ khác khi lớn lên. -Bắt chước người lớn: Trẻ học hỏi bằng cách bắt chước hành vi của những người lớn xung quanh, mà gần gũi nhất là phụ huynh. Nếu ba mẹ co tính nhút nhát cũng có thể vô tình truyền tính cách này cho con mình thông qua các hoạt động hàng ngày. -Do mối quan hệ gia đình: Trẻ thiếu tình thương của ba mẹ hoặc không được chăm sóc thường xuyên trong gia đình sẽ dễ rơi vào trạng thái lo âu và trở nên nhút nhát -Sống khép kín: Những trẻ không được tạo điều kiện tiếp xúc với cộng đồng hoặc thế giới bên ngoài trong những năm đầu đời sẽ dễ trở nên nhút nhát do thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp và tương tác với mọi người. -Thường xuyên bị chê bai: Những trẻ hạy bị chọc ghẹo hoặc bị ức hiếp bởi bạn bè hoặc người thân trong gia đình như Ba mẹ, anh chị em, họ hàng… Cũng có xu hướng nhút nhát và dễ hoảng sợ. Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 5 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát -Sợ thất bại: Nhút nhát cũng thường xuất hiện ở những trẻ được người lớn kỳ vọng quá nhiều, nhất là khi những kỳ vọng đó vượt ngoài khả năng của trẻ . Trẻ sẽ trở nên rụt rè, không dám làm việc gì cả vì sợ hỏng việc. Khi chúng ta tìm hiểu được nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát thì lúc đó chúng ta sẽ có cách giúp trẻ khắc phục tính nhút nhát đó. Ví dụ: Ở lớp tôi có trường hợp của bé Thanh Ngân .Phụ huynh đã tâm sự với tôi rằng “ Ở nhà bé hay nói và nói năng rất trôi chảy, thậm chí còn hay vặn vẹo bố mẹ. Thế nhưng ra ngoài cháu rất nhát. Mỗi khi gặp người lớn, dù bố mẹ nhắc nhở nhiều bé cũng không chào, hoặc chỉ nói lí nhí. Khi tôi nhẹ nhàng hỏi han, cháu nói là con ngại, xấu hổ. Cháu là bé gái ngoan ngoãn, tính hiền lành nhưng cứ thế này thì sau này ra môi trường mới, đơn giản như lên tiểu học chẳng hạn thì không biết phải làm sao, tôi lo lắng lắm” Bản thân là một giáo viên của bé tôi sẽ đưa ra cách giải quyết như sau: Tôi cũng để ý thấy ở lớp bé chỉ chơi với 1-2 bạn. Ra hoạt động ngoài trời, bé thích chơi những trò chơi ít người chơi.Khi cô gọi lên trả lời câu hỏi thì bé rụt rè, nói rất nhỏ. Trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp là một vấn đề chúng ta cần phải quan tâm nhiều. Thông thường, những trẻ chỉ nói chuyện lanh lợi khi ở nhà còn khi ra ngoài lại thu mình nhút nhát rụt rè là do bé cảm thấy không an toàn và không tự tin khi phải quyết định hoặc hành động một mình. Trẻ có tính cách như vậy có thể là do nhận được quá nhiều sự bao bọc trong gia đình ( trẻ chưa chủ động làm một cái gì mà không có sự theo dõi và chỉ bảo của người lớn). Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 6 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát Điều này khiến trẻ không tự tin một chút nào nếu không có người lớn ở bên chỉ bảo. Hướng giải quyết là chị phải chủ động gần gũi con và giúp trẻ cởi mở chia sẽ những khó khăn bằng lời. Chị nên tìm hiểu sâu hơn những cảm xúc hoặc suy nghĩ thực đằng sau lời nói. Ví dụ chị hỏi thêm vì sao con sợ người khác nhìn, tại sao con cảm thấy xấu hổ?.Có thể các bé sẽ nói rằng” con chẳng thể làm một cái gì đúng cả, hoặc mọi người sẽ cười khi con làm điều gì đó sai nên con mới tránh và xấu hổ”. Chị có thể nói với bé rằng sai sót là chuyện bình thường, có đôi khi mẹ cũng sai vậy nhưng không ai cười mẹ cả. Sau đó hỏi về những điểm mạnh của bé để bé cảm thấy tự tin hơn như : mẹ thấy con ở nhà con kể chuyện rất hay nên mẹ tin rằng con có thể kể những câu chuyện đó cho các bạn nghe…Bằng cách thức đó chị sẽ giúp bé có những niềm tin mới, tích cực hơn về bản thân để tự chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động với bạn bè. 2.Biện pháp 2: Môi trường gia đình là một cái nôi ấm áp tạo nên tính cách dũng cảm cho trẻ. Gia đình là mảnh đất màu mỡ để trẻ trưởng thành với tính cách lành mạnh. Một môi trường gia đình bình đẳng, hiểu biết và ấm áp sẽ giúp trẻ khắc phục tâm lí nhút nhát, cho trẻ dũng cảm và tự tin, thúc đẩy sự phát triển tính cách tốt đẹp của trẻ, khiến trẻ càng thêm thông minh, dũng cảm, nhanh nhạy.Ngược lại sống trong một môi trường gia đình không tốt, chỉ làm tổn thương tâm hồn trẻ, khiến trẻ trở nên tự ti, nhút nhát, không có ý chí tiến lên. Vì vậy các bậc phụ huynh, giáo viên nên cần nhìn nhận , chú ý tới hành động lời nói của mình hàng ngày. Ví dụ: Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 7 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát Có một đôi vợ chồng nọ khi đón con gái tan học về nhà, khi đi được nữa đường, không biết hai người có chuyện gì mà xảy ra cãi nhau. Tiếng cãi cọ mỗi lúc một to, rồi họ dứt khoát dừng xe lại và bàn về chuyện li hôn. Cô con gái 5 tuổi ngồi trong xe không nói câu nào. Một lúc sau, người mẹ mới phát hiện con gái đang ngồi ghế sau vẽ tranh: Hai người lớn lạnh lung đứng đối diện nhau, ở giữa có một em bé đang nằm. “ Em bé dưới đất con vẽ ai vậy?”. Người mẹ hỏi cô bé. “ Chết ạ!”.Cô bé nói. “ Đứa bé đó là ai?” Đứa bé quay lưng lại và nói : “Là con” “ Sao con lại chết chứ?” Trầm ngâm hồi lâu, rồi cô bé nói: “ Vì bố mẹ cãi nhau, chia tay…” Hai vợ chồng nhìn nhau. Hóa ra ở lớp, cô bé đã nhìn thấy một vài bạn bị gọi là “ Đứa trẻ mồ côi”, cô bé cũng sợ mình rơi vào trường hợp đó. Vì thế nghĩ rằng sau khi bố mẹ cãi nhau, li hôn, mình cũng bị bỏ rơi, và sẽ chết. Trong bức vẽ ngây thơ đó, cô bé đã vô tình bộc lộ tâm trạng của mình, khiến bố mẹ cô bé tỉnh ngộ: Trong quá trình trưởng thành của con cái, cần có môi trường gia đình yên bình, ấm áp và an toàn, và phải có tình yêu toàn vẹn của ba mẹ. Trước mặt con cái ba mẹ không nên cãi nhau, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không nên căng thẳng, cần tín nhiệm và yêu thương nhau, tránh gây phiền não cho con cái. Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 8 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát Trẻ sống và lớn lên trong môi trường gia đình thế nào thì sẽ bị ảnh hưởng bởi thế ấy: Trẻ lớn lên trong sự nghiêm khắc sẽ hay cáu gắt, trẻ lớn lên trong sự căm hận sẽ hay đánh lộn, trẻ lớn lên trong sự chăm biếm sẽ hay xấu hổ, trẻ lớn lên trong sự tủi nhục sẽ thấy hổ thẹn, trẻ lớn lên trong sự khoan dung sẽ biết nhường nhịn, trẻ lớn lên trong sự cổ vũ sẽ có tự tin, trẻ lớn lên trong sự khen ngợi sẽ biết thưởng thức, trẻ lớn lên trong sự công bằng sẽ sống chính trực, trẻ lớn lên trong sự ủng hộ sẽ sống có trách nhiệm, trẻ lớn lên trong sự tán thưởng sẽ biết tự yêu bản thân, trẻ lớn lên trong tình bạn, tình yêu thương sẽ biết yêu thương mọi người. Sự trưởng thành của trẻ có ảnh hưởng rất lớn từ môi trường xung quanh. Gia đình là cái nôi trưởng thành của trẻ, môi trường gia đình có ảnh quan trọng đến sự phát triển tâm lí và tính cách của trẻ. Vì thế chúng ta nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cần tạo cho con cái một môi trường gia đình tốt, giúp trẻ trưởng thành lành mạnh, tự tin và phóng khoáng. Vậy muốn trẻ có được môi trường gia đình tốt, chúng ta cần chú ý đến: - Cha mẹ cần tạo cho con cái môi trường gia đình tràn ngập yêu thương: Sự ấm áp của tình yêu thương là môi trường tâm lí tốt đẹp cho sự phát triển toàn diện của trẻ, không khí yêu thương trong gia đình sẽ giúp ánh sáng trí tuệ của trẻ nảy mầm, đương nhiên cũng bồi dưỡng cả sự phát triển tính cách lành mạnh cho trẻ. - Quan tâm đến nhu cầu tâm lí, tình cảm của trẻ: Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 9 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát Những biến cố xảy ra trong gia đình khiến trẻ bị tổn thương về tâm lí, trẻ dễ cáu giận, gây gổ, không muốn đi học…Đối với các vấn đề đó ba mẹ cần quan tâm chu đáo nhiều hơn, khi trẻ gặp khó khăn ba mẹ cần giúp đỡ kịp thời, tích cực. Nếu môi trường gia đình không thích hợp khiến trẻ mất dũng khí đối diện với cuộc sống, ba mẹ và giáo viên cần can thiệp kịp thời. - Không nên để trẻ gánh trách nhiệm nặng nề: Khi ta kỳ vọng quá cao vào trẻ sẽ gây áp lực nặng nề đối với trẻ. Nếu quá nóng vội chỉ nhận được sự thất vọng, còn trẻ sẽ trở nên tự ti, nhút nhát, có khi còn có tâm lí chống đối, không nghe lời. Vì thế môi trường gia đình tốt chính là cho trẻ một cảm giác thoải mái trong tâm hồn, để trẻ tự do phát triển tiềm năng của bản thân , sẽ không cảm thấy nặng nề, khó chịu. - Ba mẹ là tấm gương tốt cho trẻ: Tấm gương tốt có sức mạnh vô cùng lớn. Đứng trước khó khăn, ba mẹ không sợ hãi, nản chí mới là một tấm gương bồi dưỡng trẻ có niềm tin.Cùng với việc muốn trẻ làm cái này cái nọ, ba mẹ cần chú ý đến hành động , lời nói của mình, là tấm gương tốt cho con. Tự ti, nhút nhát được hình thành trong quá trình trưởng thành của trẻ. Nếu ba mẹ gặp việc gì cũng nói “ không làm được “, trẻ không những ảnh hưởng thói quen tư duy đó của ba mẹ, mà còn có suy nghĩ tương tự:” Ba mẹ không làm được thì con cũng làm không được”. Tóm lại, môi trường gia đình có tác dụng không thể thay thế trong sự phát triển tính cách của trẻ, các bậc phụ huynh cần căn cứ vào đặc điểm Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 10 [...]... Kết quả thực hiện: Với phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát, tôi đã giúp được một số trẻ của lớp tôi trở nên mạnh dạn, tự tin 100% trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin Tóm lại: Với phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát đã em lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả cao trong việc giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp xã hội của trẻ 2 Kết luận: Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát là một phương pháp mới đang được rất nhiều... hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 14 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát 5.Biện pháp 5: Rèn luyện sự mạnh dạn cho trẻ trong quá trình giao tiếp với mọi người Giao tiếp là con đường quan trọng giúp trẻ học cách làm người, cách giao tiếp tốt sẽ giúp trẻ mạnh dạn không còn nhút nhát, sợ sệt nữa, giúp trẻ dễ thích nghi với hoàn cảnh, môi trường mới Ngoài ra, giao tiếp xã hội giúp trẻ học được kiến thức không có... trẻ chính là quan tâm, yêu thương trẻ nhiều hơn Theo sự phát triển về thể chất và trí tuệ, trẻ đã không thỏa mãn việc ăn uống nữa mà bắt đầu có ý thức và hành động tự lập Người lớn cần quan tâm Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 18 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát nhiều đến trẻ, ít nhất mỗi ngày bỏ ra 20 phút để nói chuyện với trẻ, chơi đùa cùng trẻ, nên tiếp xúc thân mật với trẻ, ôm ấp trẻ, ... thành của trẻ, nó có tác dụng vô cùng to lớn trong quá trình trưởng Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 13 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát thành của trẻ Nếu trẻ tự tin, trẻ sẽ sống lạc quan, yêu đời, làm việc chủ động tích cực, dũng cảm chấp nhận thử thách Đối với trẻ em ngày nay, thế giới tương lai tràn đầy tính cạnh tranh và thách thức, từ nhỏ trẻ được bồi dưỡng sự tự tin sẽ giúp trẻ tràn... Để trẻ biết đồ chơi cũng có “nhà” của chúng , mỗi lần chơi xong trẻ biết cất đồ chơi gọn gang, ngăn nắp Để trẻ hiểu rằng, thu dọn đồ chơi, đồ dùng là việc của bản thân trẻ, nên trẻ phải tự làm Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp chơi trò chơi để thu hút trẻ tham gia và thu dọn đồ chơi, đồ dùng của mình,cứ kiên trì như vậy, dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen -Dạy trẻ kiến thức và kỹ năng làm việc: Trẻ. . .Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát của từng trẻ để tạo môi trường gia đình tốt đẹp, bồi dưỡng cá tính tốt cho trẻ, phát triển tiềm năng của trẻ Như vậy mới có lợi cho việc hình thành tính cách, trẻ mới trở thành con người tự tin, dũng cảm 3.Biện pháp 3: Tập cho trẻ ý thức tự lập Một đứa trẻ thiếu tính tự lập, chỉ là người sống dựa dẫm, ỷ lại,... chẳng hạn “ nhút nhát Tôi vẫn thường nghe các bậc phụ huynh trong buổi đầu đưa con đến lớp thường nói: “ Bé nhút nhát lắm “ và trẻ sẽ được thể bám đu vào phụ huynh, cúi đầu xuống và trở nên cực kỳ kém tự tin Tất nhiên, sẽ có một số trẻ dè dặt hơn những đứa trẻ khác nhưng gán cho trẻ đặt tính này sẽ chỉ làm cho trẻ thêm thu mình vào trong vỏ ốc và càng khó khăn hơn để phá vỡ sự nhút nhát -Giúp trẻ phá... KINH NGHIỆM: Để giúp trẻ xây dựng lòng tin và vượt qua sự nhút nhát thì theo tôi nên chú ý đến cá tính riêng của từng trẻ và thay đổi cách nuôi dạy trẻ cho phù hợp -Đừng dán nhãn cho trẻ là “ nhút nhát trước mặt người khác -Tạo môi trường gia đình an toàn và ấm áp -Hình thành cho trẻ ý thức tự lập không ỷ lại vào người khác -Thừa nhận và tôn trọng cảm giác của trẻ -Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với bạn... pháp giáo dục trẻ nhút nhát Ở lứa tuổi mầm non đây là thời kỳ đầu trong việc giao tiếp xã hội của trẻ, chúng ta nên tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện với bạn bè, cổ vũ trẻ kết bạn, từ đó có kinh nghiệm xã hội, giúp phát triển kỹ năng sống và giao tiếp cho trẻ -Gíup trẻ khắc phục tâm lý xấu hổ: Tâm lý xấu hổ là trở ngại lớn nhất trong việc giao tiếp với mọi người Trẻ hay xấu hổ lại thường nhút nhát, không... trưởng thành của trẻ, do có sự tồn tại của sự sợ hãi, trẻ dự cảm được sự nguy hiểm, tránh né Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hân Trang 17 Phương pháp giáo dục trẻ nhút nhát nguy hiểm đó kịp thời Tuy nhiên quá sợ hãi lại là một trạng thái tâm lý, dưới ảnh hưởng không tốt này, nhiều trẻ không dám làm một việc gì đó, ta cần giúp trẻ khắc phục nỗi sợ hãi, giúp trẻ trở nên dũng cảm, như vậy trẻ mới trở nên