Các biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng Ðặc điểm chung của những biện pháp thuộc nhóm này là trong văn cảnh cụ thể, từ ngữ có hiện tượng chuyển đổi ý nghĩa lâm thời.. 3
Trang 1Các biện pháp tu từ Tiếng Việt
BIỆN PHÁP TU TỪ:
cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà BPTT được chia ra: BPTT ngữ âm, BPTT từ vựng - ngữ nghĩa, BPTT
cú pháp, BPTT văn bản Vd điệp âm, điệp vần, điệp thanh, hài âm là những BPTT ngữ âm; tương phản, so sánh,
ẩn dụ, nói lái, phản ngữ là những BPTT từ vựng ngữ nghĩa; sóng đôi, câu hỏi tu từ là những BPTT cú pháp; hài hoà tương phản, quy định về đoạn trong văn bản là những BPTT văn bản
A Các biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng
Ðặc điểm chung của những biện pháp thuộc nhóm này là trong văn cảnh cụ thể, từ ngữ có hiện tượng chuyển đổi ý nghĩa lâm thời Tức là, nghĩa của từ ngữ vốn biểu thị đối tượng này được lâm thời chuyển sang biểu thị đối tượng khác, dựa trên cơ sở của hai mối quan hệ liên tưởng : liên tưởng tương đồng và logic khách quan Mặc dù so sánh không phải là hiện tượng chuyển nghĩa nhưng nó là cơ sở của nhiều biện pháp tu từ trong nhóm này
I- So Sánh
1- Khái niệm:
So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm
mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe Ví dụ:
Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ( Ca dao )
Cần phân biệt so sánh tu từ với so sánh luận lí Dù đều là thao tác đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau nhưng hai loại so sánh này lại có sự khác nhau về chất Nếu so sánh tu từ là sự đối chiếu giữa các đối tượng khác loại thì so sánh luận lí là sự đối chiếu giữa các đối tượng cùng loại Nếu so sánh
tu từ nhằm mục đích gợi lên một cách hình ảnh đặc điểm giữa các đối tượng từ đó tạo nên xúc cảm thẩm
mĩ trong nhận thức của người tiếp nhận thì so sánh luận lí đơn thuần chỉ cho ta thấy sự ngang bằng hay hơn kém giữa các đối tượng đấy mà thôi.Ví dụ :
- Ðôi ta như cá ở đìa
Ngày ăn tản lạc, tối dìa ngủ chung
- Ðứt tay một chút chẳng đau
Xa nhau một chút như dao cắt lòng.
- Khôi đã cao bằng mẹ.
- Con hơn cha nhà có phúc.
- Nam học giỏi như Bắc.
2- Cấu tạo:
2.1- Hình thức: Bao giờ cũng công khai phô bày hai vế :
- Vế so sánh
- Vế được so sánh
Ở dạng thức đầy đủ nhất, so sánh tu từ gồm có bốn yếu tố:
*A bao nhiêu B bấy nhiêu:
Qua đình ngả nón trông đình
Ðình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu ( Ca dao)
* A là B :
Em là gái trong song cửa
Anh là mây bốn phương
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa.
( Một mùa đông -Lưu Trọng Lư)
* A ( ẩn từ so sánh) B: Tấc đất, tấc vàng
2.2- Nội dung: Các đối tượng nằm trong hai vế là khác loại nhưng lại có nét tương đồng nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ Nếu nét giống nhau này thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ ( cơ sở giống
Trang 2nhau) thì ta có so sánh nổi; nếu nét giống nhau này không thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ thì ta có so sánh chìm
3- Chức năng :
So sánh tu từ có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm.Biện pháp tu từ này được vận dụng rộng rãi trong nhiều phong cách khác nhau như :khẩu ngữ, chính luận, thông tấn, văn chương,
II- Ẩn dụ tu từ :
1- Khái niệm: Ẩn dụ là cách lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này để chỉ đối tượng kia dựa vào nét tương đồng giữa hai đối tượng Ví dụ:
Tưởng nước giếng sâu nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn tiếc hoài sợi dây
( Ca dao )
2- Cấu tạo:
2.1- Hình thức: Ẩn dụ tu từ chỉ phô bày một đối tượng- đối tượng dùng để biểu thị- còn đối tượng định
nói đến- được biểu thị- thì dấu đi, ẩn đi, không phô ra như so sánh tu từ
2.2- Nội dung: Ẩn dụ tu từ cũng giống như so sánh tu từ (do đó người ta còn gọi là so sánh ngầm),
nghĩa là cần phải liên tưởng rút ra nét tương đồng giữa hai đối tượng Những mối quan hệ liên tưởng tương đồng thường được dùng để cấu tạo ẩn dụ tu từ là: tương đồng về màu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động, tương đồng về cơ cấu 3- Chức năng : Ẩn dụ tu từ có hai chức năng: biểu cảm và nhận thức Biện pháp tu từ này cũng được
dùng rộng rãi trong các PCCN tiếng Việt
III- Nhân hoá :
1- Khái niệm: Nhân hoá là một biến thể của ẩn dụ tu từ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị
những thuộc tính, hoạt động của người dùng để biểu thị hoạt động của đối tượng khác loại dựa trên nét tương đồng về thuộc tính, về hoat động giữa người và đối tượng không phải là người
Ví dụ:
Những chị luá phất phơ bím tóc Những cây tre bá vai nhau thì thầm đứng học Ðàn cò trắng
Khiêng nắng qua sông.
( Trần Ðăng Khoa )
2- Cấu tạo :
2.1- Hình thức:
+ Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những tính chất, hoạt động của đối tượng không phải là người Ví dụ:
Ðây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng đài lở lói rỉ rên than.
( Chế Lan Viên)
+ Xem đối tượng không phải là người như con người để tâm tình trò chuyện Ví dụ:
Ðêm nằm than thở, thở than
Gối ơi hỡi gối, bạn lan đâu rồi?
( Ca dao)
2.2- Nội dung: Dựa trên sự liên tưởng nhằm phát hiện ra nét giống nhau giữa đối tượng không phải là
người và người
3- Chức năng: Nhân hoá có hai chức năng: nhận thức và biểu cảm Nhân hoá được dùng rộng rãi trong
các phong cách : khẩu ngữ, chính luận,văn chương
Ngoài ra còn có biện pháp vật hoá Ðó là cách dùng các từ ngữ chỉ thuộc tính, hoạt động của loài vật, đồ vật sang chỉ những thuộc tính và hoạt động của con người Biện pháp này thường được dùng trong khẩu ngữ và trong văn thơ châm biếm Ví dụ:
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi,
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.
( Ca dao)
Trang 3IV- Hoán dụ :
1- Khái niệm: Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu
biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó dựa vào mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai đối tượng
Ví dụ:
Aó chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ( Việt Bắc - Tố Hữu )
2- Cấu tạo:
2.1- Hình thức: Giống ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ chỉ có một vế biểu hiện, vế được biểu hiện ko phô ra 2.2- Nội dung: Nếu ẩn dụ dựa trên mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng thì hoán dụ dựa vào mối
quan hệ có thực, quan hệ tiếp cận Một số mối quan hệ logic khách quan thường được dùng để cấu tạo nên hoán dụ tu từ:
- Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
- Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể
- Quan hệ giữa cái chứa đựng và vật được chứa đựng ( cải dung)
- Quan hệ giữa chủ thể và vật sở thuộc
- Quan hệ giữa số lượng xác định và số lượng không xác định ( cải số )
- Quan hệ giữa tên riêng và tính cách con người ( cải danh)
3- Chức năng
Hoán dụ chủ yếu có chức năng nhận thức Biện pháp tu từ này được dùng rộng rãi trong các PCCN tiếng Việt
V- Tượng trưng:
1- Khái niệm : Tượng trưng là biện pháp tu từ biểu thị đối tượng định miêu tả bằng ước lệ có tính chất xã
hội Người ta quy ước với nhau rằng từ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó
Ví dụ:
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông.
( Nguyễn Công Trứ )
2- Cấu tạo:
2.1- Hình thức: Chỉ có một vế biểu hiện giống như ẩn dụ và hoán dụ tu từ
2.2- Nội dung: Ðược xây dựng trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng tương đồng và logic khác quan
* Tượng trưng ẩn dụ:
Chênh vênh thẳng đuột bách tùng
Với hàng lau cỏ đứng cùng được sau.
( Nguyễn Công Trứ)
*Tượng trưng hoán dụ:
Ðứng lên thân cỏ thân rơm Búa liềm đâu sợ súng gươm bạo tàn.
(Tố Hữu)
3- Chức năng Tượng trưng chủ yếu có chức năng nhận thức và chủ yếu được dùng trong PCVC
B Các biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ kết hợp
Ðặc điểm chung của những biện pháp thuộc nhóm này là trong văn cảnh cụ thể, nhờ cách sắp xếp từ ngữ theo những mối quan hệ kết hợp nhất định mà có được nội dung biểu hiện bổ sung
Sự đối lập giữa các hình thức kết hợp khác nhau nhằm cùng biểu hiện một thông báo cơ sở là nguyên nhân sinh ra các cách tạo hình, gợi cảm của những biện pháp tu từ được cấu tạo theo
quan hệ kết hợp
I- Ðiệp ngữ:
1-Khái niệm : Ðiệp ngữ là biện pháp lặp đi lặp lại những từ ngữ nào đó nhằm mục đích mở rộng, nhấn
mạnh ý nghĩa hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc
Ví dụ:
Cũng cờ, cũng biển cũng cân đai
Trang 4Cũng gọi ông nghè có kém ai.
( Nguyễn Khuyến )
2-Hình thức Có một số hình thức điệp như : điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng
2.1- Ðiệp ngữ nối tiếp:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai.
( Chinh Phụ Ngâm- Ðặng Trần Côn)
2.2- Ðiệp ngữ cách quãng:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi
(Tây Tiến- Quang Dũng)
3-Chức năng: Ðiệp ngữ vừa có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm Biện pháp này được dùng rộng rãi trong các PCCN
II- Phối hợp từ:
1- Khái niệm: Phối hợp từ ( còn gọi là đồng nghĩa kép) là biện pháp tu từ trong đó người ta dùng phối hợp nhiều từ ngữ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa nhằm mục đích biểu hiện đầy đủ các phương diện khác nhau của cùng một đối tượng hoặc cùng một nội dung trình bày
Ví dụ:
Xoè bàn tay bấm đốt
Tính đã bốn năm ròng
Người ta bảo không trông
Ai cũng nhủ đừng mong
Riêng em thì em nhớ.
( Thăm luá -Trần Hữu Thung )
2- Tác dụng :
- Giúp lời văn thêm mạnh, làm cho sự biểu đạt tư tưởng tình cảm đầy đủ, chính xác
- Thể hiện sự say sưa, nhiệt tình của lời nói, làm tăng thêm tính hùng hồn và hấp dẫn Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì câu văn dễ trở nên nặng nề
3-Chức năng :
Phối hợp từ có cả chức năng nhận thức và biểu cảm Biện pháp này thường được dùng trong PC văn chương và PC chính luận
III- Tiệm Tiến:
1- Khái niệm: Tiệm tiến là biện pháp tu từ dùng cách sắp xếp các lượng ngữ nghĩa có quan hệ gần gũi nhau theo một trình tự từ nhỏ đếön lớn, từ nông đến sâu, từ nhẹ đến mạnh, từ phương diện này đến phương diện kia, hoặc ngược lại trình tự đó Kết quả là phần đi sau hơn hoặc kém phần đi trước về nội dung ý nghĩa hoặc về sắc thái biểu cảm
Ví dụ: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước
( Hồ Chí Minh)
2- Tác dụng: Tiệm tiến có tác dụng tạo nên sự bất ngờ, gây một cảm xúc và một ấn tượng đặc biệt đối với nội dung trình bày bởi vì sự miêu tả cứï tăng dần hoặc giảm dần theo những cung bậc mà người ta không đoán trước được Ví dụ:
Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần kì, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi
đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ( Hồ Chí Minh)
3- Chức năng: Tiệm tiến có chức năng nhận thức và biểu cảm Biện pháp này được dùng nhiều trong
PC chính luận và PC văn chương
IV- Ðột giáng :
1- Khái niệm: Ðột giáng là biện pháp tu từ gây sự chú ý vào một chi tiết nội dung bằng cách xếp đặt từ ngữ, câu văn sao cho khi chuyển sang chi tiết này thì mạch trình bày bị chuyển đổi một cách đột ngột Biện pháp này gây nên cảm giác hụt hẫng đối với người tiếp nhận từ đó tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích
Ví dụ:
Trang 5Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua quan sĩ tử người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.
( Khuyết danh )
2- Chức năng: Ðột giáng có chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm Biện pháp này chủ yếu được dùng trong thơ ca trào lộng, châm biếm, đả kích Trong văn xuôi chúng ta thấy ít sử dụng biện pháp này
V- Tương phản:
1- Khái niệm: Tương phản là biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một văn cảnh nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả
Ví dụ:
O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu.
( Tấm ảnh - Tố Hữu )
2- Chức năng : Tương phản có chức năng nhận thức và biểu cảm Biện pháp này được dùng nhiều trong các phong cách : chính luận, thông tấn và văn chương
VI- Im lặng :
1- Khái niệm: Im lặng (hay còn gọi là phép lặng) là biện pháp tu từ dùng sự biểu đạt bằng cách bỏ trống (tín hiệu zêrô) Nhờ ngữ cảnh, nhờ những dòng chữ, những tiếng nói có mặt mà những dòng chữ, những tiếng nói vắng mặt trở nên có nghĩa.( Trong chữ viết, phép lặng được thể hiện bằng dấu ba chấm [ ] )
Ví dụ:
Tay em cầm một bông hồng
Ðẹp tươi như thể trắng trong như là
Sao anh như thấy thừa ra
Hoặc bông hồng ấy hoặc là chính em
( Phạm Công Trứ )
2- Ðặc điểm : Im lặng thường được dùng trong hai trường hợp :
2.1- Diễn tả sự e thẹn, đau khổ, tiếc thương hay sự uất ức nghẹn ngào không nói ra được Ví dụ:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta!
(Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến)
2.2- Dùng để châm biếm, đả kích Ví dụ:
Ðã mang tiết xuất gia
Lại đeo thói nguyệt hoa
Sự mô đâu có thế
Ma!
( Thơ Yết hậu)
3- Chức năng: Im lặng có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm Biện pháp này thường được dùng trong các phong cách : khẩu ngữ, văn chương
VII- Khoa trương:
1- Khái niệm: Khoa trương ( hay còn gọi là Ngoa dụ, phóng đại- Hyperbole) là biện pháp tu từ dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, mức độ, của đối tượng được miêu tả so với cách biểu hiện bình thường nhằm mục đích nhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối tượng được miêu tả
Ví dụ :
Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường.
( Ca dao)
2- Chức năng: Khoa trương có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm Biện pháp này được dùng nhiều trong các PC: khẩu ngữ, văn chương, thông tấn
VIII- Nói giảm:
1- Khái niệm: Nói giảm ( còn được gọi là nhã ngữ hay khinh từ) là biện pháp tu từ dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn , nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn để thay thế cho sự biểu đạt bình thường cần
Trang 6phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm Nói giảm không có phương tiện riêng mà thường được thực hiện thông qua các hình thức ẩn dụ hay hoán dụ tu từ
Ví dụ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến - Quang Dũng)
Biện pháp tu từ này thường được dùng để nói về cái chết
2- Chức năng : Nói giảm có chức năng nhận thức và biểu cảm Biện pháp này được dùng nhiều trong các PC: khẩu ngữ, văn chương, chính luận
IX- Chơi chữ:
1- Khái niệm: Chơi chữ ( pun) là biện pháp tu từ vận dụng linh hoạt các tiềm năng về ngữ âm , chữ viết,
từ vựng , ngữ pháp của tiếng Việt nhằm tạo nên phầìn tin khác loạüi tồn tại song song với phần tin cơ
sở Phần tin khác loại này- tức lượng ngữ nghĩa mới- là bất ngờ và về bản chất là không có quan hệ phù hợp với phần tin cơ sở
Ví dụ:
Con công đi chùa làng kênh
Nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại.
( Ca dao )
Có nhiều hình thức chơi chữ: Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm, chữ viết, từ vựng, cú pháp Bài thơ Tình hoài của Lê Ta là một ví dụ về cách chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm (điệp thanh):
Trời buồn làm gì trời rầu rầu
Anh yêu em xong anh đi đâu?
Lắng tiếng gió, suối, thấy tiếng khóc
Một bụng một dạ một nặng nhọc
Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi
Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi
Thương thay cho em căm thay anh
Tình hoài càng ngày càng tày đình.
2- Chức năng: Chơi chữ có cả hai chức năng nhận thức và biểu cảm Biện pháp này thường được dùng
để châm biếm, đả kích hoặc để đùa vui Nó thường được dùng trong các PC như : khẩu ngữ, chính luận, văn chương
X- Nói lái:
1- Khái niệm: Nói lái là biện pháp tu từ dùng cách đánh tráo phụ âm đầu, vần và thanh điệu giữa hai hay nhiều âm tiết để tạo nên những lượng ngữ nghĩa mới bất ngờ, nhằm mục đích châm biếm, đùa vui Ðây
là hình thức chơi chữ đặc biệt của các ngôn ngữ phân tiết như tiếng Việt
Ví dụ:
Cam sành nhỏ lá thanh ương
Ngọt mật thanh đường nhắm lớ bớ anh
Thanh ương là tuổi mong chờ
Một mai nhái lặn chà quơ, quơ chà.
( Ca dao )
Về lí thuyết, khi có hai âm tiết ta đã có thể nói lái Tuy nhiên, nói lái chỉ trở thành một biện pháp nghệ thuật nếu nó đem đến cho ta một nội dung ngữ nghĩa mới bất ngờ Ví dụ: Vũ Như Cẩn àVẫn như cũ; Bùi Lan àBàn lui
2- Chức năng : Nói lái có cả hai chức năng nhận thức và biểu cảm Biện pháp này chủ yếu được dùng trong PC khẩu ngữ và văn chương
XI- Dẫn ngữ- Tập Kiều :
1- Dẫn ngữ :
1.1- Khái niệm: Dẫn ngữ là biện pháp dùng những điển cố, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn hoặc thơ văn
có giá trị, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống ngôn ngữ và cuộc sống tinh thần của một tập thể người nhằm thuyết minh một vấn đề mới, biểu hiện một tư tưởng, tình cảm mới, làm cho cách kiến giải của người nói, người viết thêm sức thuyết phục
Ví dụ:
Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.
Trang 71.2- Chức năng : Dẫn ngữ có chức năng nhận thức và biểu cảm Biện pháp này được dùng trong các
PC : khẩu ngữ , chính luận , văn chương
2- Tập Kiều:
2.1- Khái niệm : Tập Kiều là hình thức dẫn ngữ đặc biệt Ở đây người ta sử dụng những ý hoặc lời trong truyện Kiều, một tác phẩm mà mọi người Việt Nam đều quen biết, đều thuộc lòng ít nhiều để tạo nên sắc thái Kiều trong sự biểu đạt của lời nói
Ví dụ :
Có tiền mà cậy chi tiền
Có tiền như Mỹ cũng phiền lắm thay ( Hồ Chí Minh )
Nguyên văn Kiều :
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
2.2- Tác dụng :
- Tạo nên màu sắc Kiều, không khí Kiều, sự đồng cảm giữa người nói và người nghe
- Tạo nên sự dễ dàng thông hiểu, sự liên tưởng mạnh mẽ
2.3- Chức năng : Tập Kiều có chức năng nhận thức, chức năng biểu cảm và chủ yếu được dùng trong
PCVC
CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
I- VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI
1- Ý nghĩa:
Ðứng về mặt ngôn ngữ học thì việc phân loại và miêu tả các phong cách chức năng ngôn ngữ tiếng Việt
là yêu cầu lí thuyết đặt ra cho bất kì ngôn ngữ nào đã và đang ở thời kì phát triển Trong giao tiếp,
phong cách chức năng ngôn ngữ luôn giữ vai trò môi giới Tất cả những nét phong phú và sâu sắc, thâm thuý và tinh tế, tất cả những khả năng biến hoá của tiếng Việt đều thể hiện trong phong cách và qua
phong cách Tất cả những vấn đề quan trọng như Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Chuẩn hoá
ngôn ngữ,phát triển và nâng cao tiếng Việt văn hoá đều phải được giải quyết trong sự gắn bó mật thiết
với phong cách Mọi sự non kém, thiếu sót về ngôn ngữ đều sẽ bộc lộ khi sử dụng các phong cách chức năng ngôn ngữ
Ðối với nhà trường, sự phân loại và miêu tả các PC sẽ tạo ra những cơ sở khoa học về tiếng Việt để
biên soạn những tài liệu học tập, giảng dạy hoàn chỉnh về tiếng Việt Sự phân loại và miêu tả các phong cách có ý nghĩa về nhiều mặt: ý nghĩa xã hội, ý nghĩa lí luận và ý nghĩa sư phạm
2- Các cách phân loại PCNN:
Việc phân loại các phong cách chức năng là một vấn đề đã được đặt ra từ thời Mĩ từ pháp cổ đại với
lược đồ bánh xe phong cách của Virgile Riêng ở Việt Nam vấn đề này chỉ mới thực sự quan tâm từ khi
có các giáo trình về phong cách học Cụ thể là trong quyển Giáo trình Việt ngữ tập III của Ðinh Trọng
Lạc xuất bản năm 1964 Từ đó đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại các
PCCNTV Và, thực tế vấn đề này vẫn chưa có tiếng nói chung cả về số lượng các phong cách và cả về thuật ngữ Có thể khảo sát hai quan điểm về cách phân loại qua hai bộ giáo trình Phong cách học và
đặc điểm tu từ tiếng Việt của giáo sư Cù Ðình Tú và Phong cách học tiếng Việt của giáo sư Ðinh Trọng Lạc (chủ biên ) và Nguyễn Thái Hoà
1-GS Cù Ðình Tú phân loại dựa trên sự đối lập giữa PC khẩu ngữ tự nhiên và PC ngôn ngữ gọt giũa Sau
đó, trên cơ sở chức năng giao tiếp của xã hội mà chia tiếp PC ngôn ngữ gọt giũa thành : PC khoa học, PC chính luận, PC hành chính PC ngôn ngữ văn chương được khảo sát riêng không nằm trong phong cách
ngôn ngữ gọt giũa Sơ đồ phong cách tiếng Việt được biểu hiện như sau :
Tiếng Việt toàn dân
Phong cách khẩu ngữ tự nhiên Phong cách ngôn ngữ gọt giũa
Phong cách khoa học Phong cách chính luận Phong cách hành chính Phong cách ngôn ngữ văn chương 2- GS Ðinh Trọng Lạc phân loại phong cách chức năng tiếng Việt ra làm 5 loại : PC Hành chính- công
vụ, PC khoa học- kỹ thuật, PC báo chí- công luận, PC chính luận và PC sinh hoạt hàng ngày Theo giáo
sư, lời nói nghệ thuật không tạo ra phong cách chức năng riêng mà chỉ là một kiểu chức năng của ngôn ngữ
Trang 8So sánh hai cách phân loại trên chúng ta thấy: Cách thứ nhất phân loại còn thiếu một phong cách CNNN đang tồn tại thực tế hiện nay trong tiếng Việt , đó là PC thông tấn ( Ở đây chúng tôi dùng thuật ngữ thông tấn thay cho thuật ngữ báo chí ) Cách thứ hai lại không có PC ngôn ngữ văn chương trong hệ thống PCCNNN tiếng Việt Ðiều này không đảm bảo tính hệ thống của PCCNNN tiếng Việt và mâu thuẫn về khái niệm phong cách đã được đề cập ở phần phân loại của tác giả Giáo trình này phân loại các
PCCNNN tiếng Việt ra làm 6 loại Ðó là : PC khẩu ngữ, PC khoa học, PC thông tấn, PC chính luận, PC hành chính và PC văn chương
1- Phong cách khẩu ngữ:
a- Khái niệm:
Phong cách KN là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành,
PCKN có các dạng thể hiện như : chuyện trò, nhật kí, thư từ Trong đó chuyện trò thuộc hình thức hội thoại, nhật kí thuộc hình thức văn bản tự thoại và thư từ thuộc hình thức văn bản cách thoại Tuy nhiên,
có thể thấy ở phong cách này, dạng nói là dạng giao tiếp chủ yếu Ở dạng này tất cả những nét riêng trong sự thể hiện như: đặc trưng, đặc điểm ngôn ngữ được bộc lộ rõ và hết sức tiêu biểu Có điều cần phải chú ý là không phải dạng nói nào cũng thuộc PCKN Chỉ có những lời nói ( chuyện trò) trong giao tiếp mang tính không nghi thức mới thuộc PCKN Ở PC này người ta còn chia làm hai dạng: PCKN văn hoá và PCKN thông tục Ở mỗi dạng này lại có sự thể hiện riêng cả về đặc trưng cũng như về đặc điểm ngôn ngữ Do đó, mỗi PCCNNN không phải là một khuôn mẫu khô cứng
b- Chức năng và đặc trưng:
b.1- Chức năng : PCKN có các chức năng : trao đổi tư tưởng tình cảm và chức năng tạo tiếp Những vấn đề mà PCKN đề cập không chỉ là những vấn đề cụ thể, đơn giản trong đời sống tình cảm, sinh hoạt hàng ngày mà còn là những vấn đề trừu tượng, phức tạp như chính trị xã hội, khoa học, nghệ thuật, triết học,
b.2- Ðặc trưng: PCKN có 3 đặc trưng :
b 2.1- Tính cá thể: Ðặc trưng này thể hiện ở chỗ khi giao tiếp, người nói bao giờ cũng thể hiện vẻ riêng về thói quen ngôn ngữ của mình khi trao đổi, chuyện trò, tâm sự với người khác Ngôn ngữ là công
cụ chung dùng để giao tiếp trong một cộng đồng nhưng ở mọi người có sự vận dụng và thể hiện không giống nhau do nhiều nguyên nhân như: nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, tâm lí, tính cách, trình độ học vấn, văn hoá Ðặc trưng này khiến cho sự thể hiện của phong cách KN cực kì phong phú, phức tạp, đa dạng
b.2.2- Tính cụ thể: Ở PCKN, những cách nói trừu tượng, chung chung tỏ ra không thích hợp Ðiều này do giao tiếp ở đây thường là giao tiếp hội thoại, sự tiếp nhận và phản hồi thông tin, tình cảm cần phải tức thời và ngắn gọn Ðặc trưng này đã giúp cho sự giao tiếp trong sinh hoaüt hàng ngày trở nên nhanh chóng, dễ dàng, ngay trong trường hợp phải đề cập đến những vấn đề trừu tượng
b.2.3- Tính cảm xúc: Ðặc trưng này gắn chặt với tính cụ thể Khi giao tiếp ở phong cách KN người
ta luôn luôn bộc lộ thái độ tư tưởng, tình cảm của mình đối với đối tượng được nói đến Những cách diễn đạt đầy màu sắc tình cảm đã nảy sinh trực tiếp từ những tình huống cụ thể trong thực tế đời sống muôn màu muôn vẻ Chính thái độ, tình cảm, cảm xúc làm thành nội dung biểu hiện bổ sung của lời nói, giúp người nghe có thể hiểu nhanh chóng, hiểu sâu sắc nội dung cơ bản và nhất là mục đích, ý nghĩa của lời nói
c- Ðặc điểm ngôn ngữ:
1- Ngữ âm :
Khi nói năng ở PC này người ta không có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm mà nói năng thoải mái, không những trong phát âm mà cả trong điệu bộ cử chỉ Chính vì đặc điểm này mà chúng ta thấy PCKN là PC tồn tại rất nhiều những biến thể ngữ âm
Ngữ điệu trong PCKN mang dấu ấn riêng của cá nhân, có tính chất tự nhiên , tự phát Trong một số trường hợp, ngữ điệu là nội dung thông báo chính chứ không phải là lời nói
2- Từ ngữ:
- Ðặc điểm nổi bật nhất của PC này là thường dùng những từ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm
- Khi gọi tên hàng ngày, người ta không thích dùng tên khai sinh vì cách gọi này thường kém cụ thể, ít gợi cảm Người ta tìm những cách đặt tên khác có khả năng gợi ra hình ảnh, đặc điểm cụ thể riêng biệt thường có ở một cá nhân
Trang 9- Những từ biểu thị các nhu cầu vật chất và tinh thần thông thường ( như ăn, ở, đi lại, học hành, thể dục thể thao, chữa bệnh, mua bán, giao thiệp, vui chơi, giải trí, sinh hoạt trong gia đình, trong làng xóm ) chiếm tỉ lệ lớn, có tần suất cao
* Một số hiện tượng nổi bật:
+ Có một lớp từ chuyên dùng cho PCKN mà ít dùng ở các PC khác Ví dụ: Hết xảy, hết ý, số dách,
bỏ bố, bỏ mẹ, cút, chuồn Những tiếng tục, tiếng lóng cũng chỉ dùng ở PC này
+ Sử dụng nhiều từ láy và đặc biệt là láy tư Ví dụ như: đỏng đa đỏng đảnh, nhí nha nhí nhảnh, tầm bậy tầm bạ, lí la lí lắt Có khi sử dụng kiểu láy chen như:
-Làm ăn như tao thật là đáng chết, khách đến thì ít mà khứa đến thì nhiều
+ Hay dùng cách nói tắt Ví dụ : Nhân khẩu ( khẩu; chán nản ( nản; bi quanàbi
+ Sử dụng những kết hợp không có quy tắc Ví dụ: Ðẹp ( đẹp mê hồn, đẹp mê li rụng rốn, đẹp tàn canh giá lạnh, đẹp ve kêu, đẹp bá chấy
+ Thường dùng những từ tượng thanh, tượng hình
+ Thường dùng cách nói ví von, so sánh, chuyển nghĩa ẩn dụ hoặc hoán dụ
3- Cú pháp:
- Trong tổng số những cấu trúc cú pháp được sử dụng ở PC này, câu đơn chiếm tỉ lệ lớn và
có tần suất cao Ðặc biệt, câu gọi tên ( như: câu cảm thán, câu chào hỏi, ứng xử ) được sử dụng nhiều
- Ðặc điểm nổi bật ở PC này là tồn tại hai xu hướng trái ngược nhau Một mặt, khẩu ngữ dùng kết cấu tỉnh lược, có khi tỉnh lược đến mức tối đa nói bằng sự để trống hoàn toàn, mặt khác, dùng các kết cấu cú pháp có xen những yếu tố dư, lặp lại, có khi dư thừa một cách dài dòng lủng củng
d- Diễn đạt:
Do được dùng trong sinh hoạt hàng ngày nên PCKN có tính tự do, tuỳ tiện và phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí, cảm hứng của người trong cuộc Ðiều này dẫn đến tình trạng đề tài, đối tượng được đề cập trong PCKN ít khi tập trung, đứt đoạn, ý nọ xọ ý kia, thiếu tính liên tục
2- Phong cách khoa học:
a- Khái niệm:
PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học Ðây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu Khác với PCKN, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học ( ngoại trừ dạng phổ cập khoa học)
PC khoa học có ba biến thể: PC khoa học chuyên sâu, PC khoa học giáo khoa và PC khoa học phổ cập Khác với PC khẩu ngữ, ở PC này dạng viết là tiêu biểu
b- Chức năng và đặc trưng:
1- Chức năng: PC khoa học có hai chức năng là: thông báo và chứng minh Một vài giáo trình trước đây cho rằng PCKH có chức năng chủ yếu là thông báo [14],[15] Quan niệm trên tỏ ra không bao quát hết bản chất của PC này Chính chức năng chứng minh tạo nên sự khu biệt giữa PCKH với các PC khác Văn bản thuộc PC này không chỉ thuần thông báo các sự kiện, sự vật tồn tại trong thực tế khách quan mà còn phải chứng minh, làm sáng tỏ ý nghĩa của các sự kiện ấy
2- Ðặc trưng: PC khoa học có 3 đặc trưng :
2.1- Tính trừu tượng- khái quát: Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các sự vật, hiện tượng nên phải thông qua trừu tượng hoá, khái quát hoá khi nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan Trừu tượng hoá chính là con đường của nhận thức lí tính giúp ta thoát khỏi những nhận biết
lẻ tẻ, rời rạc ở giai đoạn cảm tính Ví dụ , để có khái niệm PCCNNN, người ta đã phải trừu tượng hoá tất cả các văn bản, các dạng lời nói trong quá trình hoạt động ngôn giao
2.2- Tính logic: Cách diễn đạt của PC khoa học phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ từ tư duy logic hình thức đến tư duy logic biện chứng Các nội dung ý tưởng khoa học của người viết phải được sắp xếp trong mối quan hệ logic, tránh trùng lặp hoặc mâu thuẫn; những khái quát, suy lí khoa học không được phủ định lại những tài liệu (cứ liệu) làm cơ sở cho nó
2.3- Tính chính xác- khách quan: PC khoa học không được phép tạo ra sự khác biệt giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt Một văn bản khoa học chỉ có giá trị thực sự khi đưa đến người tiếp nhận những thông tin chính xác về các phát hiện, phát minh khoa học Muốn vậy, văn bản khoa học phải đảm bảo tính một nghĩa Nghĩa là nó không cho phép nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu một cách mơ hồ Chân lí khoa học luôn phụ thuộc vào các quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người Những từ ngữ biểu cảm, những ý kiến chủ quan không thích hợp ở PC này
c- Ðặc điểm :
1- Ngữ âm: Khi phát âm ở PC này người ta thường có ý thức hướng đến chuẩn mực ngữ âm Ngữ điệu
có thể được dùng hạn chế để tăng thêm sức thuyết phục của sự lập luận
2- Từ ngữ:
Trang 10- Sử dụng nhiều và sử dụng chính xác thuật ngữ khoa học.
- Những từ ngữ trừu tượng, trung hòa về sắc thái biểu cảm xuất hiện với tần số cao và thích hợp với
sự diễn đạt của PC này
- Các đại từ ngôi thứ ba ( người ta) và đại từ ngôi thứ nhất ( ta, chúng ta, chúng tôi ) với ý nghĩa khái quát được dùng nhiều
3- Cú pháp:
-PC khoa học sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, kết cấu câu chặt chẽ, rõ ràng để đảm bảo yêu cầu chính xác, một nghĩa và tránh cách hiểu nước đôi nước ba
- Các phát ngôn hàm chứa nhiều lập luận khoa học, thể hiện chất lượng tư duy logic cao
- Câu điều kiện-hệ quả và câu ghép được sử dụng nhiều Nội dung của các phát ngôn đều minh xác Sự liên hệ giữa các vế trong câu và giữa các phát ngôn với nhau thể hiện những luận cứ khoa học chặt chẽ
Vì vậy, độ dư thừa trong các phát ngôn nói chung là ít, mà cũng có thể nói là ít nhất, so với các phát ngôn khác
-Văn phong KH thường sử dụng những cấu trúc câu khuyết chủ ngữ, hoặc câu có chủ ngữ không xác định
3- Phong cách thông tấn :
a Khái niệm:
PC thông tấn là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự
( Thông tấn : có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi.)
Báo chí, nhất là báo hàng ngày, là nơi đăng tải các loại tin tức, kiến thức có tính tổng hợp và cập nhật hoá, trong đó hầu như hiện diện đủ tất cả các loại phong cách như : khoa học, hành chính, chính luận, văn chương Do đó, không nên gọi phong cách thông tấn là phong cách báo chí
PC thông tấn có các loại: văn bản cung cấp tin tức, văn bản phản ánh công luận và văn bản thông tin- quảng cáo Phong cách thông tấn tồn tại cả ba dạng: dạng nói (kênh nói được dùng ở các đài phát thanh); dạng hình và nói (kênh nói và hình được dùng ở đài truyền hình); dạng viết ( kênh viết được dùng trên báo và tạp chí )
b- Chức năng và đặc trưng :
1- Chức năng: PC thông tấn có hai chức năng là thông báo và tác động
Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin Qua báo chí, người ta tiếp cận được nhanh chóng các vấn đề mà mình quan tâm Do đó, phong cách thông tấn trước tiên phải đáp ứng được chức năng này Ngoài ra, báo chí còn đảm nhận một nhiệm vụ to lớn khác là tác động đến dư luận làm cho người đọc, người nghe, người xem hiểu được bản chất của sự thật để phân biệt cái đúng cái sai, cái thật, cái giả, cái nên ngợi ca, cái đáng phê phán
2- Ðặc trưng : PC thông tấn có 3 đặc trưng:
2.1- Tính thời sự: Thông tin phải truyền đạt kịp thời, nhanh chóng Chỉ có những thông tin mới mẻ, cần thiết mới hấp dẫn người đọc, người nghe Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi và tiếp nhận thông tin của con người ngày càng lớn Báo chí sẽ thoả mãn nhu cầu thông tin đó của con người, nhưng đồng thời người ta đòi hỏi đấy phải là những thông tin kịp thời, nóng hổi
2.2- Tính chiến đấu: Báo chí là công cụ đấu tranh chính trị của một nhà nước, một đảng phái, một
tổ chức Tất cả công việc thu thập và đưa tin đều phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị đó Tính chiến đấu
là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội trên mặt trận chính trị tư tưởng Ðấy chính là các cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới; giữa cái tiến bộ và lạc hậu; giữa tích cực và tiêu cực
2.3- Tính hấp dẫn: Tin tức của báo, đài cần phải được trình bày và diễn đạt hấp dẫn để khêu gợi hứng thú của người đọc, người nghe Tính hấp dẫn được coi như là một trong những yếu tố quyết định
sự sinh tồn của một tờ báo, tạp chí hay các đài phát thanh, truyền hình Ðiều này đòi hỏi ở hai mặt: nội dung và hình thức
-Về nội dung: Thông tin phải luôn luôn mới, đa dạng, chính xác và phong phú
- Về hình thức: Ngôn ngữ phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc, đặc biệt là ở các tiêu đề
c- Ðặc điểm :
1- Ngữ âm: Với các đài phát thanh và truyền hình trung ương, đòi hỏi khi đưa tin phải phát âm chuẩn mực
Với các đài phát thanh và truyền hình của địa phương hoặc khu vực, có thể sử dụng một cách có chừng mực một số biến thể phát âm thuộc một phương ngôn nào đó, nơi mà đài phủ sóng
2- Từ ngữ: