2.3.1. Về kinh tế
2.3.1.1. Số lượng làng nghề và cơ cấu nghành nghề
Những năm về trước mặc dù là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề tồn tại song hoạt động kinh tế chủ yếu của Bắc Ninh vẫn là sản xuất nông nghiệp với cây lúa là cây trồng chính. Từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về khôi phục và phát triển các làng nghề TCTT, hoạt động công nghiệp - TTCN ở Bắc Ninh đã có những bước tiến đáng kể, các làng nghề đã từng bước được mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Số lượng làng nghề và ngành nghề mới cũng ngày càng tăng lên.
Hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng...; trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện, thị xã: Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh)[28]. Nhiều làng
nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Nếu phân theo ngành nghề sản xuất thì có 53 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 4 làng
nghề xây dựng, 3 làng nghề thương mại, 1 làng nghề vận tải thủy, 1 làng nghề kinh doanh giống thủy sản.
Bảng 2.2: Số lƣợng làng nghề và cơ cấu ngành nghề của tỉnh Bắc Ninh
STT Huyện, thị xã
Số làng nghề
Phân bố theo ngành kinh tế Thuỷ sản CN chế biến Xây Dựng Thƣơng mại Vận tải thuỷ 1 Từ Sơn 18 14 2 2 2 Tiên Du 4 2 2 3 Yên Phong 16 15 1 4 Quế Võ 5 5 5 Thuận Thành 5 1 4 6 Gia Bình 8 8 7 Lương Tài 6 5 1 Tổng cộng 62 1 53 4 3 1
(Nguồn: Sở Công thương Bắc Ninh, 2009.)
Trong số 62 làng nghề ở Bắc Ninh, có thể phân thành 3 nhóm như sau: (i) Số làng nghề phát triển tốt: có 20 làng nghề, chiếm 32%; gồm các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dệt... Những làng nghề này sản xuất các sản phẩm phù hợp với thị trường, luôn có sự đầu tư tăng cường năng lực sản xuất. (ii) Số làng nghề hoạt động cầm chừng không phát triển được: 26 làng nghề, chiếm 42%, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu...), nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân dụng... (iii) Số làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề: 16 làng nghề, chiếm 26%. Đây là những làng nghề mà sản phẩm làm ra không còn thích hợp với thị trường, do
sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm công nghiệp như gốm, dụng cụ cầm tay, tranh dân gian, mây tre đan. [4]
Bắc Ninh không những là tỉnh có nhiều làng nghề tồn tại mà còn là tỉnh rất đa dạng về các ngành nghề TTCN. Chỉ riêng ngành công nghiệp chế biến trong 53 làng nghề (chiếm 85,5%) đã có tới 12 nhóm sản phẩm bao gồm:
Bảng 2.3: Các ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Ninh
+ Chế biến nông sản thực phẩm: 14 làng (22,6%)
+ Dệt 3 làng (4,8%)
+ Đan lưới vó 1 làng (1,6%)
+ Đồ gỗ dân dụng và mây, tre, nứa 10 làng (16,1%)
+ Sản xuất giấy 2 làng (3,2%)
+ Sản xuất tranh dân gian, giấy màu 1 làng (1,6%)
+ Sản xuất đồ gốm 2 làng (3,2%)
+ Sản xuất thép 2 làng (3,2%)
+ Sản xuất tơ tằm 2 làng (3,2%)
+ Đúc nhôm, đồng 3 làng (4,8%)
+ Sản xuất công cụ càm tay bằng kim loại 1 làng (1,6%) + Chế biến gỗ và mộc cao cấp 12 làng (19,4%)
(Nguồn: Sở Công thương Bắc Ninh, năm 2009)
Có thể nói rằng chế biến lương thực, thực phẩm là loại nghề TTCN phổ biến ở Bắc Ninh, nó chiếm tỷ trọng cao chất trong tổng số các làng nghề (22,6%). Điển hình cho làng nghề này là làng nghề Bún bánh thôn Đoài (Tam Giang) và làng rượu Đại Lâm (Tam Đa). Nghề chế biến gỗ và mộc cao cấp cũng là một trong những nghề TTCN chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của các làng nghề Bắc Ninh, đem lại doanh thu cao như làng Đồng Kỵ, Đa Hội, Phù Khê Thượng…
2.3.1.2. Các nguồn lực phát triển làng nghề
a) Nguồn lao động
Bắc Ninh là một tỉnh đông dân cư, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60% tổng số dân. Cơ cấu dân số trẻ đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các làng nghề. Qua số liệu khảo sát vào tháng 4/2009 của Sở Công thương Tỉnh về „Thực trạng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở Tỉnh Bắc Ninh” tại 558 thôn của toàn tỉnh có kết quả như sau:
-Về cơ cấu các hộ gia đình nông thôn tham gia trong các làng nghề là 22,9% số hộ trên toàn tỉnh. Trên thực tế thì các hộ nông nghiệp cũng có người tham gia lao động tại các làng nghề và cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các làng nghề.
Bảng 2.4: Hộ gia đình hoạt động trong các làng nghề ở Bắc Ninh
Huyện, thị xã, Tphố Số thôn khảo sát Tổng số dân của các thôn khảo sát (Ngƣời) Tổng số hộ gia đình SXKD (Hộ) Trong đó Hộ nông nghiệp (Hộ) Hộ làng nghề (Hộ) Tỷ lệ hộ làng nghề so với tổng số hộ (%) Bắc Ninh (*) 49 62.379 19.983 15.885 4.098 20,5 Yên Phong 73 129.959 28.719 18.479 10.240 35,6 Quế Võ 107 155.484 36.363 31.586 4.777 13,1 Tiên Du 61 128.891 32.105 25.611 6.494 20,2 Từ Sơn (**) 23 51.674 12.950 6.910 6.040 46,6 Thuận Thành 109 145.673 32.851 24.137 8.714 26,5 Gia Bình 65 85.711 22.375 19.273 3.102 13,8 Lương Tài 71 153.320 28.593 22.937 5.656 19,7 Toàn tỉnh 558 913.091 213.939 164.818 49.121 22,9
(*) Chỉ tính các thôn của 9 xã thuộc địa bàn nông thôn của Tphố Bắc Ninh. (**) Chỉ tính các thôn của 5 xã thuộc địa bàn nông thôn của Thị xã Từ Sơn.
Nguồn: Báo cáo Thực trạng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh. Sở Công thương Bắc Ninh, năm 2009.
-Về cơ cấu lao động ở nông thôn tham gia tại các làng nghề ở các huyện, thị xã, thành phố được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 2.5: Số lao động trong các làng nghề ở Bắc Ninh.
Huyện, thị xã, T.phố Số thôn tiến hành khảo sát Tổng số dân các thôn khảo sát (Ngƣời) Tổng số lao động trong độ tuổi (Ngƣời) Trong đó Lao động nông nghiệp (Người) Lao động trong các làng nghề (Người) Tỷ lệ L.động làng nghề so với tổng L.động (%) Bắc Ninh (*) 49 62.379 43.436 34.171 7.439 17,1 Yên Phong 73 129.959 68.095 48.169 19.926 29,2 Quế Võ 107 155.484 80.911 70.822 10.184 12,5 Tiên Du 61 128.891 57.744 44.437 13.307 23,0 Từ Sơn (**) 23 51.674 23.803 10.084 13.724 57,6 Thuận Thành 109 145.673 67.827 47.834 19.993 29,4 Gia Bình 65 85.711 49.167 39.064 10.103 22,8 Lương Tài 71 153.320 46.846 35.903 10.943 28,7 Toàn tỉnh 558 913.091 437.829 330.484 105.619 24,9
Nguồn: Báo cáo Thực trạng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh. Sở Công thương Bắc Ninh, năm 2009.
Số lượng lao động làng nghề khoảng 24,9% tổng số lao động nông thôn, tỷ lệ số lao động hoạt động trong các làng nghề phản ánh một thực trạng chung là: Ở những địa phương vốn trước đây là thuần nông, thì nay số người tham gia hoạt động tại các làng nghề lại tăng nhanh hơn những vùng trước đây vốn có nhiều nghề phụ; trong tổng số 105.619 lao động tham gia tại các làng nghề chiếm 24,9% trong tổng số lao động đã khảo sát, xếp theo tỷ trọng từ cao xuống thấp như sau: Từ Sơn (57,6%), Thuận Thành (29,4%),Yên Phong (29,2%), Lương Tài (28,7%)… Điều này cũng phản ảnh thực tế là mức
thu nhập từ nghề nông trong những năm qua rất thấp, khó đảm bảo các nhu cầu tiêu dùng của nông dân, người dân đã chuyển dịch sang phát triển các làng nghề (truyền thống và làng nghề mới) để có thu nhập tốt hơn.
- Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu tập trung ở một số làng nghề đang phát triển như, làng nghề đồ gỗ dân dụng, đồ mỹ nghệ: 19.305 lao động (chiếm 18,27%) lao động phi nông nghiệp ở nông thôn; Chế biến nông sản, thuỷ sản: 6.505 lao động (chiếm 6,15%); sản xuất các sản phẩm từ kim loại: 5.001 lao động (chiếm 4,73%); Sản xuất giấy các loại: 1.758 lao động (chiếm 1,66%)…
-Về trình độ lao động: hiện nay ở nhiều làng nghề vẫn còn những nghệ nhân tâm huyết với nghề, một số lao động trẻ cũng đã đựơc qua đào tạo. Song, hạn chế lớn là chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trình độ chuyên môn và trình độ văn hoá còn thấp, nhất là đối với các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh.
b) Vốn cho sản xuất kinh doanh
Trong sản xuất kinh doanh vốn là yếu tố cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định. Để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề tỉnh đã chú trọng đến hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay hệ thống ngân hàng này có chi nhánh ở tất cả các huyện, thị và gần chục chi nhánh liên xã và hầu hết nằm ở khu vực kinh tế phát triển trong đó có các làng nghề. Các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực hiện chủ trương tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều được ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ vay từ 30 – 50% vốn lưu động. Nhiều làng nghề được ngân hàng đầu tư cho vay đã nhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, có doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm như làng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng kỵ, làng sắt Đa Hội…, một số làng nghề nhờ vốn
đầu tư của ngân hàng mà được khôi phục như làng nghề dâu tằm tơ truyền thống Vọng Nguyệt (Yên Phong).
Tuy nhiên, hiện nay một số làng nghề ở Bắc Ninh đang ở trong tình trạng thiếu vốn. Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của quốc tế hay nhà nước là rất khó khăn. Nên phải dựa vào vốn tự có, nguồn vốn này của các cơ sở làng nghề rất nhỏ bé nhưng lại chiếm 60 – 70% tổng vốn sản xuất kinh doanh.
c) Nguồn nguyên liệu
Tỉnh Bắc Ninh vốn nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các nguyên liệu tại chỗ không đủ đáp ứng cho việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng và năng lực cạnh tranh. Một số làng nghề sử dụng được nguyên liệu tại chỗ của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, kể cả sản phẩm phụ, phế liệu như làng nghề chế biến nông sản: mỳ, bánh đa nem, nấu rượu. Hoặc các làng nghề vật liệu xây dựng sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để sản xuất như: đất, cát, đá, sỏi, sản phẩm tre đan…Còn lại hầu hết nguyên liệu sản xuất đều phải nhập từ nơi khác, như: làng nghề đồ gỗ, mỹ nghệ Đồng Kỵ, nguồn nguyên liệu sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trong nước hiện bị cạn kiệt, phần lớn được nhập từ thị trường các nước ASEAN, trong đó lớn nhất là từ Lào, các loại gỗ mà Đồng Kỵ phải nhập khẩu chủ yếu là gỗ nhóm I (lim, trắc, gụ, đinh hương, cam xe…). Các làng nghề khác như làng nghề Dệt Tương Giang, Tơ tằm Nội Duệ, làng nghề Giấy Dương Ổ… đều phải nhập nguyên liệu từ các tỉnh, thành phố trong nước. Điều này làm hạn chế tính chủ động trong sản xuất và đẩy chi phí trung gian tăng cao, giảm lợi nhuận, suy giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề. Để các làng nghề phát triển bền vững, đồng thời với quy hoạch phát triển các ngành nghề, quy hoạch phát triển làng nghề, tỉnh Bắc Ninh cần thiết phải có một quy hoạch tổng thể về nguyên vật liệu cho các làng nghề.
Làng nghề của Bắc Ninh đã có chuyển biến về kỹ thuật và công nghệ theo hướng CNH, HĐH. Một số làng nghề đã ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, như: làng nghề Tơ tằm Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong) đã triển khai ứng dụng công nghệ dệt bằng máy kiếm trong dệt lụa tơ tằm nhằm tạo ra các sản phẩm lụa tơ tằm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên các thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, một số làng nghề hiện nay vẫn còn hạn chế trong cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp và ô nhiễm môi trường nặng nề tại các làng nghề. Nguyên nhân cơ bản ở đây là do thiếu vốn đầu tư. Mặt khác, cũng do một số sản phẩm làng nghề có thị trường không ổn định hoặc nhu cầu thấp nên các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh không quan tâm đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ mà chỉ sản xuất cầm chừng.
2.3.1.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành bại của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Hàng năm các làng nghề của Bắc Ninh cung cấp cho thị trường rất nhiều loại sản phẩm với khối lượng tương đối lớn đáp ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và ngoài. Với sức ép cạnh tranh của các hàng hoá của các địa phương khác và nước ngoài, các làng nghề Bắc Ninh đã kịp thời cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà không mất đi yếu tố đặc sắc trong sản phẩm, đặc biệt là nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường cho sản phẩm của các chủ cơ sở sản xuất. Do đó, các sản phẩm làng nghề vẫn có chỗ đứng vững trên các thị trường trong và ngoài nước. Một số mặt hàng đã xuất khẩu sang các thị trường có đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật như: sản phẩm đồ gỗ của Đồng Kỵ được chế tác rất cẩn thận, tinh xảo, đã xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Châu Âu và chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Sản phẩm Đồng Đại Bái đã được quảng cáo trên mạng điện tử và có 20 sản phẩm tranh chữ, đỉnh đồng
ghép tam khí được dự trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học chào mừng Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại Hà Nội vào trung tuần tháng 11- 2006. Sản phẩm tranh Đông Hồ … Những sản phẩm của làng nghề Bắc Ninh đã vươn xa thêm một bước không chỉ về mặt giá trị mà lớn hơn đó là sản phẩm đại diện cho tinh hoa của một miền quê được bạn bè quốc tế yêu thích.
Tuy nhiên, các làng nghề của Việt Nam nói chung và các làng nghề Bắc Ninh nói riêng đang đứng trước khó khăn về đầu ra cho sản phẩm do khủng hoảng kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá nước ngoài. Việc tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề còn nhiều hạn chế. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, đa dạng hóa sản phẩm chưa cao, đặc biệt là chưa tạo dựng được thương hiệu cho sản phẩm, chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các làng nghề khác trong nước và sản phẩm của một số nước trong khu vực. Vì vậy mà tốc độ tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chưa cao, khối lượng tiêu thụ còn khiêm tốn so với nhu cầu và tiềm năng của các thị trường.
2.3.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề
a) Theo các ngành nghề sản xuất
Làng nghề ở Bắc Ninh hoạt động trong nhiều lĩnh vực với các sản phẩm khá phong phú, đa dạng và có chất lượng tốt. Hiện nay có trên 20 mặt hàng chính, ngoài ra còn sản xuất thêm nhiều mặt hàng phụ. Trong số đó có những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân (mỳ, bún, bánh cuốn, rượu, đồ gỗ, gốm…), có sản phẩm phục vụ sản xuất (cày bừa, dụng cụ cầm tay bằng kim loại…), có sản phẩm phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật (tranh dân gian, đồ đồng, đồ gỗ mỹ nghệ…), lại có cả dịch vụ vận tải, thương mại. Trong quá trình phát triển có những sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài: Hàng gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre đan, hàng thêu ren, hàng tơ tằm… Cũng có những sản phẩm đã từng được xuất khẩu nhưng nay bị mất thị trường chưa khôi phục được: Hàng tranh dân gian, hàng