Bối cảnh mới và ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững làng nghề ở Bắc

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh (Trang 94)

nghề ở Bắc Ninh

Cùng với quá trình đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới – nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế Thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức rất lớn cho sự phát triển làng nghề ở Bắc Ninh.

Hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, nhờ đó các sản phẩm làng nghề ngày càng có cơ hội xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất tạic các làng nghề sẽ phải nghiên cứu để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã các sản phẩm làng nghề nếu muốn giữ và mở rộng thị trường. Gia nhập WTO các làng nghề Việt Nam nói chung, làng nghề Bắc Ninh nói riêng sẽ đối diện với môi trường kinh doanh mới, yêu cầu các cơ sở này phải tự thân vươn lên: tìm vốn đầu tư, tìm kiếm thị trường, chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm… Do đó, hoạt động kinh doanh của các cơ sở sản xuất sẽ năng động hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sản

phẩm làng nghề vẫn còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao nên khó cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài.

Thực tế, nền kinh tế Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Vấn đề việc làm được giải quyết tốt hơn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng tiến bộ. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và có hiệu quả kinh tế cao. Các ngành công nghiệp nâng cao chất lượng cạnh tranh tạo ra được nhiều hàng hoá xuất khẩu và thu hút được nhiều lao động, trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành nghề thủ công truyền thống. Ví dụ, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt trên 1 tỷ USD, đem lại giá trị kinh tế lớn; mặt hàng này là một trong 10 mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao của cả nước và được đánh giá là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn.

Bên cạnh đó nền kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với nhiều hạn chế. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực. Tuy đã có nhiều cố gắng đầu tư, song kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn lạc hậu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay nền kinh tế Việt Nam rơi vào lạm phát với tốc độ đáng lo ngại. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2008 là hơn 20%. Chỉ riêng 2 tháng đầu năm và những ngày đầu tháng 3 năm 2011, tỷ lệ lạm phát đã là hơn 6%. Mục tiêu giữ mức lạm phát 7% của năm 2011 là rất khó thực hiện. Cùng với đó, là cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế thế giới mà cả Việt Nam trước mắt và lâu dài. Các làng nghề ở Việt Nam nói chung và làng nghề Bắc Ninh nói riêng cũng trong tình trạng điêu đứng, vì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với số lượng hạn chế do người tiêu dùng dè sẻn chi tiêu. Sức mua của người nước ngoài giảm nên rất

nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, người lao động phải nghỉ việc. Năm 2009, có khoảng 5 triệu lao động làng nghề mất việc làm (kể cả công nhân thời vụ).

Đại hội XI của Đảng (tháng 1/2011) đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2020 của đất nước. Đó là “chiến lược tiếp tục đẩy

mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững, phát huy sức mạnh toàn dân tộc xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng XHCN”.

Chiến lược này đã đề ra 5 quan điểm phát triển, trong đó quan điểm số một là phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược. Chiến lược xác định 3 khâu đột phá: (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Đó là điều kiện rất thuận lợi, cơ hội mới cho phát triển làng nghề Việt Nam nói chung, làng nghề Bắc Ninh nói riêng phát triển theo hướng bền vững.

Về phát triển làng nghề bền vững, nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của BCHTW Đảng khoá X đã nhấn mạnh: “Thực hiện chương trình: Bảo tồn và phát triển mỗi làng một nghề, năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD, hàng năm tạo 180 – 200 nghìn việc làm mới. Đối với làng đã có nghề, xây dựng kế hoạch, đề án để thúc đẩy phát triển, nhân rộng nghề ra nhiều hộ trong làng. Đối với làng chưa có nghề, lập dự án phát triển, tìm kiếm thị trường, liên doanh, liên kết với các cơ sở nghề, tạo lập tay nghề, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, lựa chọn hộ có đủ điều kiện để phát triển nghề, dần thành lập các cơ sở sản xuất mới ở địa phương nhằm tạo điều kiện cho phát triển các hình thức hợp tác, loại hình kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với mỗi vùng, địa phương nhằm tạo điều kiện cho phát triển ổn định, bền vững. Chú trọng phát triển làng

nghề sản xuất hàng hoá thủ công mỹ nghệ, bảo quản, chế biến nông – lâm – thuỷ sản, gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh, phát triển cơ khí nhỏ.”

Đối với Bắc Ninh, sau 15 năm xây dựng và phát triển tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Quy mô, nguồn lực, kết cấu hạ tầng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được tăng cường, lực lượng lao động và doanh nhân phát triển, vị thế của tỉnh có bước tiến mới. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 18 (9/2010) đã xác định mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020: “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công nghiệp – đô thị hiện đại với sản xuất công nghệ cao, công nghệ sạch; tăng cường đầu tư vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, cơ giới hoá, xây dựng nông thôn mới; phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường… Đẩy mạnh CNH, HĐH phát triển thành trung tâm công nghệ cao và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015 và phấn đấu xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020”.

Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế nhanh, đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Đại hội Đảng bộ lần thứ 18 của tỉnh khẳng định một trong những biện pháp quan trong là phát triển làng nghề “Phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề chú trọng các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm. Phát huy nghề truyền thống, đẩy mạnh công tác khuyến công, tổ chức thực hiện tốt chương trình phát triển, nhân cấy nghề mới vào các vùng thuần nông, phấn đấu 100% số xã có ít nhất một nghề phi nông nghiệp”

Bối cảnh mới trên đây đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển làng nghề. Nó tạo ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)