Qua nghiên cứu quá trình khôi phục, phát triển các làng nghề ở một số quốc gia và địa phương trong nước, có thể thấy ở đó có những điểm chung và đó rất có thể là những kinh nghiệm có ích đối với sự phát làng nghề bền vững ở Bắc Ninh. Cụ thể:
+ Dù là Trung Quốc, Nhật Bản hay Hà Nội, Hải Dương muốn phát triển làng nghề bền vững cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước. Nhà nước có thể ban hành những quy định pháp chế tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh của các làng nghề hoạt động, đồng thời sự hỗ trợ về tài chính từ phía Nhà nước sẽ tạo nền tảng và động lực cho các làng nghề phát triển. Nhà nước có các chính sách, quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường tại các làng nghề.
+ Cần đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bên cạnh những cơ sở sản xuất được tổ chức theo quy mô hộ gia đình cần phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo cầu nối cho các làng nghề tiếp cận và làm quen với cơ chế thị trường, tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm.
+ Thành lập các tổ chức hiệp hội làng nghề với vai trò hỗ trợ các làng nghề trong việc thu hút vốn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
xuất trong các làng nghề cần áp dụng công nghệ mới hiện đại bên cạnh công nghệ truyền thống, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và tạo cho sản phẩm mang nét độc đáo riêng.
+ Chú trọng cải tạo và xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho các làng nghề mở rộng giao lưu, tiếp cận với các điều kiện hiện đại, từ đó có thể bắt kịp với những thay đổi của thị trường.
+ Kết hợp sự phát triển của làng nghề với việc sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu tại chỗ, xử lý chất thải gây ô nhiễm, sản xuất những sản phẩm sạch nhằm hướng đến phát triển bền vững tại các làng nghề.
Như vậy, qua tìm hiểu quá trình phát triển làng nghề của một số nước và địa phương trong nước đã cho thấy những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh hiện nay.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ Ở BẮC NINH
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý: Bắc Ninh nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, Bắc Ninh xưa và nay luôn là một vùng đất sầm uất, tấp nập, là nơi gặp gỡ, giao hội của các mạch giao thông thuỷ bộ, cảnh quan sinh thái phong phú, trung tâm giao thương về kinh tế xã hội của đất nước. Bắc Ninh còn được coi là một trong những trung tâm giao thương, tiếp xúc kinh tế, chính trị, văn hoá giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và với các nước khác. Vị trí đó rất thuận lợi cho Bắc Ninh nói chung và các làng nghề nói riêng mở rộng giao lưu và phát triển.
Về Khí hậu và thuỷ văn, Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. Nhiệt độ và độ ẩm lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật từ mặt đất phát tán, phát triển nhanh chóng và lan truyền trong không khí, chuyển hoá
các chất ô nhiễm trong không khí gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường trong các làng nghề gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người làm nghề và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm hoặc các nông sản khác.
Bắc Ninh có hệ thống sông ngòi, ao hồ khá dày đặc với các con sông lớn chảy qua như sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình và nhiều sông nhỏ…những con sông này chảy qua rất nhiều các làng nghề của Bắc Ninh, vừa tạo điều kiện cho giao lưu đường thủy của các làng nghề vừa cung cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất cho các làng nghề đồng thời cũng chính là nới tiếp nhận nguồn nước thải từ các làng nghề. Sông Ngũ Huyện Khê dài 48,4km chảy qua hầu hết các thôn của xã Phông Khê - nơi có nghề tái chế giấy nổi tiếng, sông Cầu chày qua nhiều làng nghề của xã Tam Đa và Tam Giang (huyện Yên Phong)
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
Bắc Ninh là địa bàn cư trú lâu đời của cư dân Việt cổ. Từ bao đời nay mọi người đã quần tụ với nhau trong xóm làng, có luỹ tre xanh bao bọc, có cây đa, giếng nước, mái đình. Trước đây, nghề nông được coi là nghề chính, là nguồn sống chủ yếu của cư dân nông thôn. Song do sự phân công lao động tại chỗ, nhu cầu phục vụ xã hội, sự năng động sáng tạo nên nghề thủ công sớm ra đời và ngày càng phát triển. So với các địa phương khác, có thể nói Bắc Ninh là một tỉnh đất chặt người đông. Diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh chỉ có 822,71 km2 trong đó diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm đa số 62% (tương đương 498,542 km2), mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 25,56km2, đất lâm nghiệp là 5,34km2, đất chuyên dùng 131,73km2 còn lại là đất thổ cư và đất chưa sử dụng. Đất chặt, người đông, đặc biệt là ở các làng nghề khiến cho mặt bằng sản xuất của các cơ sở làm
nghề gặp khó khăn, đây là một nhân tố dẫn đến hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh và những hệ luỵ tiêu cực về ô nhiễm môi trường.
Theo số liệu thống kê Dân số và lao động năm 2009, Bắc Ninh có 1.026.700 người. Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 76,5%, dân số thành thị chiếm 23,5%, [35]. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dân số nông thôn. Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa-xã hội của tỉnh.
Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 1248 người/ km2. Ở những xã có làng nghề, mật độ dân số cao hơn rất nhiều. Xã Văn Môn (Yên Phong), nơi có nghề đúc nhôm, đồng, chì tồn tại từ lâu đời, mật độ dân số lên tới 2.015 người/km2. Xã Phong Khê (Yên Phong) nơi có nghề sản xuất giấy phát triển, mật độ dân số rất cao: 11.290 người/km2… Mật độ dân số lớn như vậy sẽ là một thế mạnh về nguồn nhân lực tạo đà cho sự phát triển của làng nghề. Mặt khác, Bắc Ninh còn là một địa phương có truyền thống hiếu học, với 218.800 học sinh phổ thông phần nào đã làm cho chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng lao động làng nghề nói riêng được bảo đảm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của các làng nghề. Hơn nữa, một khi người lao động có trình độ văn hóa, họ sẽ dễ dàng tiếp thu khoa học, kỹ thuật hiện đại cũng như lĩnh hội những kinh nghiệm truyền thống từ các nghệ nhân đi trước nhờ đó đảm bảo cho sản phẩm các làng nghề giữ được nét độc đáo riêng có của mỗi vùng, mỗi địa phương.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông
Bắc Ninh có đầy đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ rất thuận lới để tiếp cận với các thị trường lớn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề:
Các đường quốc lộ 1, 18, 38 chạy qua đặc biệt là quốc lộ 1A và 1B, con đường huyết mạch của đất nước nối thủ đô Hà Nội với Lạng Sơn và biên giới Trung Quốc. Sự phân bố tập trung dọc theo con đường này tạo cho các làng nghề Bắc Ninh khá nhiều cơ hội để phát triển. Nằm dọc theo hai bên đường quốc lộ 1A có các làng chuyên sản xuất thép (Châu Khê, Từ Sơn), đồ gỗ nội thất (Đồng kỵ, Hương Mạc, Phù Khê huyện Từ Sơn), các làng nghề sản xuất giấy (Phong Khê - Yên Phong và Phú lâm - Tiên Du) hay cung cấp dịch vụ xây dựng của các xã Nội Duệ- Tiên Du, Tương Giang - Từ Sơn, nghề dệt (Tương Giang - Từ Sơn)…
Ngoài ra, Bắc Ninh còn có rất nhiều lợi thế trong giao lưu đường sắt. Qua địa phận Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Bắc Ninh cũng rất gần với các tuyến đường sắt từ Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên. Bắc Ninh cũng nằm gần với sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quân sự Gia Lâm. Với vị trí như vậy rất tốt đề cho các làng nghề ở Bắc Ninh tiếp cận với các thị trường trong nước, trong khu vực và thị trường quốc tế.
Hệ thống đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá hoặc lát gạch. Đặc biệt với sự hỗ trợ kinh phí của Trung ương và vốn đầu tư của địa phương, cầu Hồ bắc qua sông Đuống đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo điều kiện cho sự giao lưu kinh tế giữa hai vùng Nam - Bắc của tỉnh. Hai năm trở lại đây, thực hiện chủ trương xã hội hoá các phương tiện tham gia giao thông, các tuyến xe bus Hà Nội - Bắc Ninh, Hà Nội - Thuận Thành, Bắc Ninh - Lương Tài… đã khai trương và đi vào hoạt động tạo rất nhiều thuận lợi cho sự giao lưu giữa các huyện, thị trong tỉnh với nhau và với các phương tiện khác, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội.
Hệ thống điện
Tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm tới công tác nâng cấp, xây dựng hệ thống điện lực phục vụ cho kinh tế và dân sinh, tiến hành xây dựng thêm các trạm biến áp mới nhằm từng bước thuỷ lợi hoá, điện khí hoá nông nghiệp nông thôn. Trong 5 năm 2006 - 2010, tỉnh đầu tư 1.500 tỷ đồng để xây dựng 9 trạm 110KV tại các khu, cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề. Sở Điện lực Bắc Ninh đã triển khai quản lý điện đến tận thôn, xóm nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định và hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thoát điện năng. Đây chính là một trong những yếu tố cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các làng nghề nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh nói chung.
* Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trong các làng nghề nói riêng và toàn tỉnh nói chung đã có những bước tiến đáng kể. Gần như 100% các xã có điểm bưu điện văn hoá xã, số máy điện thoại cũng ngày càng gia tăng, mật độ điện thoại là 92,4 máy/100 dân; Toàn tỉnh có 35.000 máy vi tính, 52 mạng LAN, mật độ thuê bao Internet là 12,5 thuê bao/100 dân. Mạng diện rộng (WAN) của tỉnh được thiết lập kết nối các sở, ban, ngành, địa phương vơi Trung tâm. Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần quảng bá thương hiệu của các sản phẩm làng nghề ở Bắc Ninh.
2.1.2.3. Cơ cấu kinh tế
Kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), đặc biệt là trong những năm gần đây tình hình kinh tế của tỉnh có những bước tiến đáng kể. Kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, chuyển biến cả về chất lượng và hiệu quả. Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra: Tổng sản phẩm (GDP) giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 15,1%/năm, đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất kể từ khi tái lập tỉnh. Năm 2010: GDP bình quân đầu người ở Bắc Ninh đạt 1.800 USD/năm,
cao gấp 1,5 lần bình quân cả nước. Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (năm 2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc [2].
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Năm 2006, Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 47,8% GDP; Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 23,6% và dịch vụ chiếm 28,6% GDP của tỉnh. Đến năm 2010, tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng tăng lên 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp giảm xuống còn 11%.[2]
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế ở Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2010
Đơn vị: % STT NGÀNH KINH TẾ NĂM 1997 NĂM 2006 NĂM 2010 1 Nông nghiệp. 44.7 23.6 11
2 Công nghiệp, xây dựng. 24.5 47.79 64.8
3 Dịch vụ. 30.8 28.61 24.2
(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh. Năm 2010)
Cơ cấu lao động theo ngành có sự chuyển dịch nhanh, tích cực, tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 62,3% năm 2005 đến năm 2010 giảm xuống còn 42,8%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,3% năm 2005 lên 33%; dịch vụ tăng từ 14,4% lên 24,2%.[2]
Qua đó có thể khẳng định rằng cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh đang có những chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH.
2.1.2.4. Giáo dục, văn hoá, y tế
Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư tập trung, quy mô, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Bắc Ninh đẩy mạnh chương trình phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở, xây dựng trường
chuẩn quốc gia, xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 95,5%; 100% các xã, phường đều có Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả. Tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, tỷ trọng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục trong tổng chi thường xuyên tăng từ 37% năm 2005 lên 42,8% năm 2010. Đào tạo nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực, toàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề trong đó có 2 trường cao đẳng nghề, chất lượng học sinh tốt nghiệp trường dạy nghề từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường lao động…[2]. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, phát triển của các làng nghề nói riêng.
Hoạt động văn hoá, thông tin và thể dục - thể thao có bước phát triển. Cơ sở vật chất văn hoá, thể thao từ tỉnh đến cơ sở được xây dựng với hơn 260 tỷ đồng bằng ngân sách và xã hội hoá. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được nhân rộng trên toàn tỉnh. Công tác bảo tổn di tích lịch sử được quan tâm đầu tư bằng cả nguồn vốn ngân sách và xã hội hoá. Sự kiện văn hoá quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh: UNESCO công nhận dân ca Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hoạt động y tế, bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân có chuyển biến tiến bộ. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, áp dụng thành công một số kỹ thuật mới, tiên tiến, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Công tác