Đánh giá chung về phát triển làng nghề bền vững ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh (Trang 82)

2.4.1. Những thành tựu

2.4.1.1. Về phát triển kinh tế

- Số lượng làng nghề và ngành nghề mới ngày càng tăng lên. Năm 1998, Bắc Ninh có 58 làng nghề thì hiện nay cả tỉnh có 62 làng nghề tập trung ở 35/108 xã. Mục tiêu đến năm 2015 ít nhất mỗi xã ở khu vực nông thôn có một làng nghề sản xuất TTCN, dịch vụ, đưa tổng số làng nghề trên địa bàn tỉnh lên 108 làng nghề.

Số lượng lao động làm việc trong các làng nghề tăng lên, chất lượng lao động được cải thiện. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có chính sách đào tạo nghề và truyền nghề cho những lao động trẻ tham gia vào sản xuất tại các làng nghề đề nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Trung tâm dạy nghề các huyện, thành phố, UBND các xã, các doanh nghiệp, HTX đào tạo được 3.270 lao động với tổng kinh phí 3,049 tỷ đồng với các nghề như: Gốm sứ, mây tre đan, cơ khí, thêu tranh... Công tác đào tạo nghề đã góp phần khôi phục nghề truyền thống, phát triển nghề và tạo dựng một số nghề mới, nhất là ở vùng thuần nông và những nơi diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, đồng thời tạo điều kiện cho một số làng nghề phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm ở trong và ngoài nước.

Để nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các làng nghề ở Bắc Ninh đã chủ động tìm nhiều biện pháp trong đó, giải pháp quan trọng mà làng nghề đang triển khai là ứng dụng kỹ thuât công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất. Ở một số làng nghề chế biến nông sản như làm bún, bánh ở Khắc Niệm, nấu rượu đã áp dụng công nghệ sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm… Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất đã mang lại hiệu quả đáng kể: năng suất, chất lượng sản phẩm tăng lên, giá cả sản phẩm giảm xuống, đặc biệt là giảm thiểu được các chất thải gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

Thị trường tiêu thụ được mở rộng. Sản phẩm của các làng nghề không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày cao và đa dạng của thị trường trong tỉnh, mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ để tiếp tục đầu tư phát triển. Hiện nay, một số sản phẩm làng nghề đã có thế mạnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu như: đồ gỗ mỹ nghệ, sắt thép, hàng quần áo may sẵn, kính xây dựng… Thương hiệu của một

số sản phẩm sản xuất ra đã có mặt tại các thị trường trong nước và thế giới. Một số sản phẩm đã vào được thị trường “khó tính” như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh là 602,9 triệu USD, trong đó sản phẩm của làng nghề có kim ngạch xuất khẩu 80 triệu USD/ năm.

2.4.1.2. Giải quyết các vấn đề xã hội

Sự phát triển của làng nghề Bắc Ninh góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cư dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn, xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh.

Số lao động tham gia làng nghề tăng lên từng ngày. Năm 1997 cả tỉnh có 34.412 lao động tham gia làng nghề thì đến năm 2005 đã có 143.831 lao động làm việc tại các làng nghề. Năm 2009 là 105.119 lao động thường xuyên và khoảng 30.000 lao động vùng khác đến làm việc tại làng nghề. Có thể khẳng định rằng việc khôi phục và phát triển làng nghề là một hướng đi đúng để Bắc Ninh có thể tận dụng nguồn nhân lực dồi dào vào phát triển kinh tế.

Có việc làm, thu nhập tăng lên, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là một điển hình. Cách đây 20 năm người dân Đồng Kỵ còn lam lũ phải xoay xoả đủ nghề để kiếm sống. Giờ đây, Đồng Kỵ trở thành “làng giám đốc”, hiện nay Đồng Kỵ có đến 95% gia đình sản xuất đồ gỗ, 5% còn lại là làm các dịch vụ phục vụ cho nghề nay, không còn gia đình nào trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Nhờ sự phát triển làng nghề mà diện mạo nông thôn ở những nơi có làng nghề phát triển cũng thay đổi. Nhiều công trình phúc lợi công cộng như: công viên, bệnh viện, nhà văn hoá, bảo tàng, thư viện, nhà thi đấu đa năng được đưa vào sử dụng phục vụ cuộc sống của người dân làng nghề.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, các làng nghề đều hướng đến xây dựng làng văn hoá. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được triển khai rộng khắp, đến năm 2010 có 85% số hộ được công nhận gia đình văn hoá, 65% số thôn, làng, khu phố được công nhận làng, khu phố văn hoá…Tiêu biểu là làng văn hoá Mão Điền (Thuận Thành) dẫn đầu cả nước về số người đỗ vào đại học, cao đẳng hàng năm.

Những năm gần đây, một hướng đi mới trong sự phát triển làng nghề ở Bắc Ninh là xu hướng găn kết phát triển làng nghề với phát triển du lịch. Với những làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một do không có thị trường đầu ra, như làng tranh Đông Hồ, tranh tre Xuân Lai thì xu hướng này là một giải pháp tốt để vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá bảo tồn được các làng nghề, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân.

2.4.1.3. Bảo vệ môi trường

Hiện nay, một số cơ sở sản xuất và chính quyền địa phương tại các làng nghề đã nhận thức được vai trò về sự phát triển bền vững làng nghề và đặc biệt là tác hại của ô nhiễm môi trường do chất thải của làng nghề gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân. Do vậy, chính quyền địa phương mà trực tiếp là người sản xuất đã chủ động tìm kiếm các biện pháp như áp dụng công nghệ sạch, xây dựng cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường, tiến hành xử lý chất thải để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

Để giảm mức độ ô nhiễm do các làng nghề gây ra, Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các chính sách quản lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, như: Thu phí bảo vệ môi trường theo Nghị định 67/NĐ-CP. Tiến hành xây dựng Quy định về quản lý nước thải làng nghề; quy định trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường của các sở, ban, ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh

tại các làng nghề, khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường: Ngừng cung cấp điện có thời hạn, đình chỉ cho vay hoặc rút vốn vay trước thời hạn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…

Các biện pháp trên đã phần nào khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề Bắc Ninh.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh vững làng nghề ở Bắc Ninh

2.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế về kinh tế * Thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh của các làng nghề Bắc Ninh gặp nhiều khó khăn khi về thị trường, phần lớn các cơ sở sản xuất ít có cơ hội tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian nên không nắm bắt đầy đủ yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả sản phẩm. Mặt khác, chưa có một hệ thống hỗ trợ của Nhà nước để tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước (cung cấp các thông tin về nhu cầu, chủng loại, mẫu mã, giá cả và thị hiếu người tiêu dùng), điều này làm cho hoạt động đầu tư không có phương hướng rõ ràng, đầu tư manh mún, không có tính chiến lược, tình trạng chạy theo những ngành hàng hay loại sản phẩm đem lại lợi nhuận nhất thời, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu, đầu tư không hiệu quả, như tình trạng buôn bán gỗ xưa ở làng nghề Đồng Kỵ đã làm cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp bị phá sản.

Sản phẩm làng nghề Bắc Ninh còn đang chịu sức ép cạnh tranh của những hàng hoá ở trong và ngoài nước. Một số mặt hàng do công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất thủ công, nên sản phẩm đơn giản, năng suất, chất lượng chưa cao, ít có sản phẩm độc đáo mang tính văn hóa truyền thống, hoặc có phong cách hiện đại dẫn đến sức cạnh tranh yếu. Cộng thêm, công tác quảng

bá, tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu yếu kém, vì vậy nhiều làng nghề rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm.

* Trình độ kỹ thuật và công nghệ không cao, chậm được đổi mới.

Một trong các yếu kém lớn về kỹ thuật và công nghệ của các làng nghề hiện nay là: Công nghệ đã rất lạc hậu (công nghệ thủ công là chủ yếu), máy móc thiết bị chuyên dùng ít, công suất thấp; phần lớn sử dụng các thiết bị máy móc tự chế, lắp lẫn. Những hạn chế này dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, sản phẩm khó cạnh tranh ngay cả thị trường trong nước và gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do: Thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ; sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các trung tâm khoa học công nghệ còn rất hạn chế, hình thức hỗ trợ còn chắp vá, mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một số mô hình trình diễn sản xuất.

* Các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp cận nguồn vốn đầu tư rất khó khăn.

Quy mô vốn tự có của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề hiện nay rất hạn chế, hầu hết các cơ sở không có điều kiện để triển khai đầu tư các dự án mở rộng sản xuất, chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ với mục tiêu giải quyết công ăn việc làm. Một số nguyên nhân chủ yếu mà các cơ sở sản xuất kinh doanh khó tiếp cận với nguồn vốn đầu tư kinh doanh là:

- Sản xuất ở quy mô hộ gia đình còn chiếm tỷ lệ rất cao, trong khi đó cơ chế cho vay vốn tín dụng đối với các chủ thể là hộ gia đình khó khăn hơn nhiều so với các doanh nghiệp.

- Cơ chế và thủ tục vay vốn tín dụng cần tiếp tục cải tiến để người đi vay có điều kiện tiếp cận vốn sản xuất, kinh doanh. Thực tế hiện nay người đi vay thường phải có tài sản thế chấp, nhưng đối với nông thôn tài sản thế chấp chủ yếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngoài ra không có tài sản giá trị khác làm thế chấp.

- Gần đây Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi vay vốn để kích cầu, chống suy giảm kinh tế, theo đó các cơ sở sản xuất được vay vốn ưu đãi theo một số danh mục đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên thực tế đối tượng được hưởng rất hạn chế. Phần lớn các cơ sở sản xuất đều đang gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, sản phẩm ứ đọng, một số cơ sở đã bị thua lỗ. Trong khi đó điều kiện để được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay vốn là cơ sở kinh doanh sản xuất phải ổn định, có khả năng thanh toán cao, điều này gây khó khăn cho người đi vay trong lúc rất cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. * Mặt bằng sử dụng cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề không đáp ứng yêu cầu.

Hiện nay hầu hết các cơ sở của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có mặt bằng sản xuất kinh doanh chật hẹp, vì vậy giải quyết vấn đề mặt bằng cho sản xuất kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế làng nghề. Do đó, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc khôi phục và phát triển làng nghề, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh-xã hội. Những năm gần đây các cấp các ngành đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ khoá XV, trong đó tập trung quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề nên mặt bằng cho sản xuất đã được cải thiện, tuy nhiên khả năng đáp ứng còn hạn chế. Một số cụm công nghiệp làng nghề, do nhu cầu đăng ký cao đã áp dụng phân chia định suất, khiến cho mặt bằng sản xuất của mỗi cơ sở vốn đã chật hẹp, đến nay không có khả năng mở rộng được nữa. Trong các cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch đầu tư xây dựng bình quân mỗi cơ sở chỉ được trên dưới 1.000m2, với diện tích như vậy không đảm bảo để mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, kho bãi, công trình phụ trợ và là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

* Phân hoá giàu – nghèo

Cùng với xu hướng phát triển chung, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở các làng nghề Bắc Ninh cũng làm cho sự phân hoá giàu – nghèo ngày càng tăng lên. Nhìn tổng thể đời sống của một bộ phận nhân dân của tỉnh còn khó khăn, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo, sự phân hoá giàu – nghèo tạo nên sự bất bình đẳng, những mâu thuẫn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình phát triển.

Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Bắc Ninh là 1800 USD/người (vượt mức bình quân chung của cả nước). Song mức chênh lệch giữa các nhóm giàu và nghèo ngày một gia tăng. Do đó, tỉnh cần phải thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, hiệu quả.

*Yếu tố văn hoá trong các sản phẩm và một số làng nghề truyền thống có xu hướng bị mai một.

Một số làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bắc Ninh như: Làng tranh Đông Hồ, làng dệt lụa tơ tằm Vọng Nguyệt, làng dệt Hồi Quan…đang có nguy cơ bị mai một, mất nghề.

Dòng tranh dan gian Đông Hồ đã tồn tài 400 năm, nay làng tranh có nguy cơ bị mai một. Trong những năm từ 1960 đến 1970, tranh Đông Hồ bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn. Những bản khắc cổ có giá trị đã bị hư hỏng, thất lạc rất nhiều. Từ năm 1970 đến 1985, tranh Đông Hồ được xuất sang 12 nước XHCN. Thời kỳ này, việc xuất khẩu tranh đạt được kết quả cao nhất. Từ đó đến năm 1990, do sự thay đổi về nhu cầu thẩm mỹ và tác động của kinh tế thị trường, dòng tranh Đông Hồ tồn tại lay lắt. Đến nay, hầu hết những người làm tranh đều bỏ nghề. Làm tranh Đông Hồ hiện chỉ còn 3 gia đình còn duy trì, nhưng chủ yếu là người cao tuổi gắn bó với nghề. Làng tranh hiện nay đã

trờ thành làng làm hàng mã. Mặt khác, yếu tố văn hoá trong sản phẩm cũng không còn nguyên vẹn: Ảnh hưởng xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới, dùng bột mầu thay cho chất liệu thiên nhiên... trở nên phổ biến đã làm cho dòng tranh mất dần đi những nét đặc trưng vốn có. Nhiều bản khắc cổ đứng trước nguy cơ bị thất lạc, bị hư hại do cung cách bảo quản thủ công.

Nguyên nhân chính của sự mai một và biến mất của các nghề và làng nghề là do cơn lốc đô thị hóa, nhiều sản phẩm truyền thống khi làm ra không có thị trường tiêu thụ nên các hộ sản xuất phải tìm nghề khác để mưu sinh.

*Nảy sinh các tệ nạn xã hội trong các làng nghề

Sự phát triển kinh tế ở các làng nghề đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Quá trình đô thị hoá

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)