Thị trường có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề. Thị trường hoàn thiện, mở rộng, vững mạnh thì làng nghề mới phát triển bền vững. Do đó cần phát triển đồng bộ các loại thị trường.
Về thị trường đầu vào:
Thị trường nguyên, nhiên liệu: Các làng nghề ở Bắc Ninh, trừ các làng
nghề hoạt động ở trong ngành xây dựng, giao thông vận tải, thương mại còn hầu hết các làng nghề khác, trong đó có làng nghề chế biến nông sản, sản xuất giấy, thép xây dựng đều phải thu mua nguyên liệu chính từ bên ngoài. Hoạt động của các làng nghề luôn phụ thuộc vào nguyên liệu do các hộ tìm tòi khai thác nên tính ổn định và chất lượng nguồn nguyên liệu không cao. Cần xây dựng thị trường đầu vào, tạo nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo chất lượng cho các làng nghề. Thực hiện việc quy hoạch tại chỗ (đối với nghề chế biến nông sản) hoặc liên doanh liên kết với các tỉnh bạn thậm chí với các nước làng giềng (Lào, Campuchia, Thái lan) tạo nguồn nguyên liệu cho các làng nghề. Để làm được điều đó cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước bằng một cơ chế và những chính sách thông thoáng.
Thị trường vốn. Huy động tối đa mọi nguồn vốn là rất cần thiết đối với
việc việc bảo tồn và phát triển các làng nghề ở Bắc Ninh. Hiện nay nguồn vốn đầu tư vào sản xuất trong các làng nghề còn ít, chủ yếu vẫn là vốn tự có. Những năm qua đã có sự tham gia cung ứng vồn của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng song số cơ sở sản xuất có được vốn từ nguồn này còn rất ít. Để cho số đông các hộ sản xuất trong các làng nghề đều có cơ hội tiếp cận và sử dụng phần vốn tín dụng, Nhà nước cần ban hành, sửa đội cơ chế, chính sách trong quan hệ tín dụng tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức kinh doanh tiền tệ với các hộ làm nghề. Tỉnh cần có những quy định cụ thể những đối tượng được sử dụng nguồn vốn từ quỹ khuyến công của tỉnh tạo điều kiện nhân, cấy mở mang ngành nghề mới trong tỉnh. Tổ chức thành lập các tổ chức
tư vân giúp đỡ các cơ sở sản xuất trong các làng nghề xây dựng dự án sản xuất theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Ngoài ra tỉnh Bắc Ninh cũng nhanh chóng hoàn thiện và phát triển một số thị trường đáp ứng nhu cầu sản xuất của các làng nghề: Thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường đất đai, như:
Thị trường công nghệ - một thị trường hàng hoá đặc biệt, bởi khoa học
công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển. Để thị trường công nghệ ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy làng nghề phát triển theo hướng bền vững. Tỉnh cần có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng đối với các làng nghề vay vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ mang lại hiệu quả sản xuất cao. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cung cấp thông tin tiến tới thành lập các trung tâm tư vấn cho các doanh nghiệp ở các làng nghề để họ thực hiện việc chuyển giao công nghệ có hiệu quả. Nhà nước bảo bộ quyền sở hữu công nghiệp của các cở sở sản xuất, áp dụng hình thức bán trả góp thiết bị công nghệ mới cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị. Sớm hình thành cơ quan chuyên kiểm định công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài.
Thị trường lao động cần đổi mới hoạt động của các trung tâm giới
thiệu việc làm, khuyến khích tổ chức các hội chợ, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm…
Về thị trường đầu ra cho sản phẩm: Hiện nay cần có các hình thức tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm như sau:
- Tổ chức các điểm trưng bày để giới thiệu và bán sản phẩm ở các thành phố lớn hoặc ở những nơi giáp ranh của nước ta với các nước nhằm
từng bước tiếp cận với khách hàng nước ngoài nhu làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã thuê ki ốt tại cửa khẩu Trung Quốc để bán sản phẩm.
- Mở các cửa hàng giới thiệu sản phầm ngay gần nơi sản xuất để quảng bá và bán sản phẩm.
- Hình thành những bộ phận chuyên thu gom sản phẩm trong làng nghề để bán và giới thiệu
- Đem sản phẩm ra chợ, các trung tâm thương mại bán trực tiếp cho khách hàng hoặc ký hợp đồng làm gia công, xuất khẩu uỷ thác.
- Xây dựng hệ thống website cho mỗi làng nghề và hệ thống các sản phẩm làng nghề để quảng bá và bán trực tiếp.
Với những cách tiếp cận đó nhiều mặt hàng đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và vươn rộng ra nước ngoài. Song cũng còn nhiều mặt hàng mới chỉ tiêu thụ được trên thị trường nội địa. Trong những năm tới các làng nghề của Bắc Ninh cần tìm thị trường tiêu thụ cho mình theo hướng coi thị trường nội địa là chính, thị trường xuất khẩu là quan trọng. Cụ thể:
- Thị trường nội địa sẽ là thị trường tiêu thụ chính của những làng nghề sản xuất hàng hoá giản đơn, phục vụ tiêu dùng thường ngày như: rượu, bún, bánh… hoặc các sản phẩm gia dụng như đồ mộc dân dụng, hàng dệt thô (vải, khăn mặt…).
- Thị trường nước ngoài cần được tập trung phát triển nhằm tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề có chất lượng cao, sản phẩm có giá trị lớn và có giá trị văn hoá cao như gỗ mỹ nghệ, thêu ren, gốm, đồ đồng… Muốn mở rộng thị trường này, trước hết Tỉnh cần:
+ Thành lập trung tâm thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp cho các làng nghề thông tin về thị trường, giá cả (trong và ngoài nước). Làm môi giới cho các doanh nghiệp trong các làng nghề thực hiện các hoạt động giao dịch trên thị trường.
+ Chỉ đạo cho sở Công thương phối hợp với Liên minh các hợp tác xã hướng dẫn cho các làng nghề, ngành nghề thành lập Hiệp hội ngành nghề nhằm tăng sức cạnh tranh và năng lực sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong làng nghề.
+ Xây dựng các trung tâm (hoặc cửa hàng) trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm công nghiệp, TTCN ở những nơi tập trung đông dân cư, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh giúp cho các sản phẩm làng nghề dễ dàng tiếp cận với khách hàng.
+ Tổ chức định kỳ các hội chợ triển lãm tại tỉnh đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề trong tỉnh tham gia các hội chợ triển lãm tại các tỉnh khác trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, những người sản xuất cần tự mình điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường (trong và ngoài nước) về số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm, hình thức, mẫu mã của sản phẩm từ đó có những thay đổi sản phẩm cho phù hợp. Lập kế hoạch sản xuất cụ thể và có sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện cho thích hợp với những diễn biến của thị trường. Liên kết với nhau trong sản xuất tạo điều kiện đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Hình thành cho mình chiến lược tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả việc xúc tiến bán và thu thập những thông tin phản hổi từ phía khách hàng.
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề. Thương hiệu là một tài sản vô hình rất có giá trị của các doanh nghiệp. Nó mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như bán được nhiều hàng hơn, lợi nhuận thu được lớn hơn do doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao hơn, khi có thương hiệu sẽ thu hút được vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong các làng nghề đặc biệt là những làng nghề có sản phẩm xuất khẩu sang
các thị trường nhạy cảm như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản… thì việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm để từng bước xây dựng cho mình một thương hiệu có tên tuổi thực sự là một bảo đảm cho các doanh nghiệp này có thể sống mãi với thời gian. Muốn vậy, các làng nghề cần hướng hoạt động của các doanh nghiệp vào các vấn đề sau:
- Luôn đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm để có được những sản phẩm hoàn chỉnh, thiết kế mẫu mã đẹp phù hợp với yêu cầu của chương trình thương hiệu quốc gia.
- Từng bước tạo lập thị trường ổn định, phát triển cả trong và ngoài nước. - Tiến hành đăng ký quản lý chất lượng với các cơ quan quản lý chất lượng tại Việt Nam và quốc tế.
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp về vai trò của thương hiệu sản phẩm cũng như các vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
- Thành lập một bộ phận chuyên trách trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
3.3.6. Giải quyết hài hoà các vấn đề xã hội ở các làng nghề
Phát triển làng nghề bền vững Bắc Ninh không chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm mà cần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống, hạn chế đói nghèo, giảm thiểu phân hoá giàu – nghèo, phát triển văn hoá, y tế, giáo dục tại các làng nghề…Do vậy, trong thời gian tới tỉnh cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, y tế, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao tại các làng nghề; Huy động nguồn lực ở các thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ cao; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phát triển các mô hình chăm sóc sức khoẻ mới và mở rộng hình thức chăm
sóc sức khoẻ tại nhà, khám chữa bệnh theo yêu cầu; Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công và bảo trợ xã hội, hỗ trợ cho người nghèo tại các địa phương có phát triển làng nghề và trong toàn tỉnh; Tiếp tục phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
3.3.7. Tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng tại các làng nghề, xây dựng các làng nghề xanh, sạch, đẹp
Thực hiện tốt chủ trương của Trung ương về đẩy mạnh kinh tế hoá ngành tài nguyên và môi trường đây là chủ trương xuyên suốt, có tính chiến lược nhằm chuyển đổi từ cơ chế “xin – cho” sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường để tăng thu ngân sách cho nhà nước và thúc đẩy phát triển bền vững tại các làng nghề.
Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các làng nghề hiện nay cần có những giải pháp cụ thể sau:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân và các cấp quản ký trong các địa phương có phát triển làng nghề và trong toàn xã hội. Xây dựng chiến lược tổng thể, hệ thống quy định về quản lý và có chế tài xử phạt trong bảo vệ môi trường tại các làng nghề, có giấy chứng nhận sản xuất với tiêu dùng bền vững “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”. Do đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các chủ sản xuất, người lao động và nhân dân.
- Tiến hành quy hoạch các làng nghề. Có kế hoạch, lộ trình để từng bước tiến tới thực hiện triệt để việc tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, quy hoạch xây dựng hợp lý khu công nghiệp làng nghề mới và có kế hoạch quản lý tốt môi trường, như: đề ra những quy định về quản lý bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong các làng nghề; duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của xã. Thành lập đội quản lý vệ sinh môi trường của làng nghề
kiểm tra thường xuyên tình trạng môi trường trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải, xử lý bụi giao thông. Có chế tài xử lý thật mạnh đối với những cơ sở không tuân thủ nghiêm túc việc bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như cắt điện, không cho vay vốn... đối với các cơ sở này.
- Triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới trong sản xuất nhằm đưa công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất, giảm dần các loại chất thải độc hại trong các làng nghề. Từng bước khôi phục môi trường ở khu dân cư, trả lại cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho làng, xã. Đối với các lò đúc, cán, ủ kim loại, cần xây dựng hệ thống xử lý bụi và khí SO2 bằng tháp rửa, dùng dung dịch nước vôi, quy định các bãi tập kết xỉ than, xỉ kim loại để sử dụng làm vật liệu san nền. Đối với những xưởng mạ kẽm cần xây dựng hệ thống bể xử lý nước thải đơn giản, các thùng chứa a-xít, hóa chất mạ phải được bảo quản đúng quy định, xử lý nước thải mạ theo phương pháp kết tủa, huyền phù sau đó lắng và lọc bùn.
- Thành lập các tổ, đội vệ sinh môi trường hoạt động thu gom, xử lý rác thải trong phạm vi thôn, làng theo nguyên tắc thu phí của những người có nguồn xả thải tuỳ theo số lượng chất thải của họ.
- Tăng cường công tác thành tra, kiểm soát về vấn đề vệ sinh môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
3.3.8. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển làng nghề
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh thì sự quản lý, chỉ đạo của cơ quan Nhà nước ở các cấp có vai trò quan trọng. Do đó, cần nâng cao năng lực quản lý của các cấp, ngành có trách nhiệm:
- Cần lập quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp – TTCN trong toàn tỉnh. Thực hiện giải toả mặt bằng, đền bù đất để nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp làng nghề đi vào hoạt động.
- Chính quyền các cấp cần tạo điều kiện để người lao động làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, tạo các điều kiện về mặt bằng, vốn, thủ tục hành chính, thông tin, kỹ thuật để phát triển làng nghề.
- Lập các dự án phát triển làng nghề mới, khôi phục các làng nghề cũ kèm theo dự án hỗ trợ về vốn, đào tạo lao động hoặc mặt hàng để sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm của các làng nghề. Đa dạng hoá loại hình vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà sản xuất tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức về thực hiện nghĩa vụ thuế trong các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và dân cư trong các làng nghề.
- Nghiên cứu giảm một phần thuế cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư và các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề và khu dịch vụ phục vụ làng nghề trong 1 -2 năm đầu tiên. Đối với những làng nghề mới được thành lập, khôi phục hoặc sản phẩm mới đưa vào sản xuất và sản xuất chưa ổn định thì nên áp dụng chính sách miễn giảm thuế trong vòng 2 – 3 năm tiếp theo.
- Các sở ban ngành của Tỉnh kết hợp với Ban quản lý các khu cụm công nghiệp áp dụng công nghệ mới, đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường tại các