1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HE THONG TU VUNG TIENG VIET

9 3,5K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 106 KB

Nội dung

I .CHUYÊN ĐỀ : HỆ THỐNG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT (Bám sát) II.THỜI GIAN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: 8 Tiết -Tiết 1-2: Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt -Tiết 3: Hệ thống từ vựng Tiếng Việt : Phân loại từ vựng -Tiết 4-5: Hệ thống từ vựng Tiếng Việt : Các hiện tượng về nghĩa từ -Tiết 6-8:Một số biện pháp tu từ về từ vựng: III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ : *Tiết 1 -2 : Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt: A. Mục tiêu cần đạt: - Nắm được cách phát triển từ vựng Tiếng Việt qua hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ về sự phát triển . -Biết phân biệt phương thức chuyển nghĩa bằng Ẩn dụ ,Hoán dụ khác với biện pháp tu từ Ẩn dụ ,hoán dụ B. Nội dung cụ thể: Từ vựng luôn luôn phát triển theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội. I .Một trong những cách phát triển từ vựng Tiếng Việt là phát triển nghĩa từ trên cơ sở nghĩa gốc bằng hai phương thức chủ yếu: Ẫn dụ và hoán dụ ( Cơ chế này tạo ra hiện tượng từ nhiều nghĩa) Ví dụ : a. Mũi: bộ phận của cơ thể người dùng để hít thở ( Khứu giác) *Nghiã chuyển theo phương thức ẩn dụ: -Mũi đất -Mũi tiến công -Mũi tên -Mũi kim b. Vai: bộ phận của cơ thể người dùng để gánh ,vác *Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: -Áo anh rách vai *Chú ý phân biệt phương thức chuyển nghĩa bằng Ẩn dụ ,Hoán dụ khác với biện pháp tu từ Ẩn dụ ,Hoán dụ Ví dụ: a. "Ngày ngày mặt trời (1 )đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ " Mặt trời (1) là nghĩa gốc, chỉ mặt trời tự nhiên Mặt trời (2) là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ b. Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng Mặt trời (1) là nghĩa gốc Mặt trời (2) Hình ảnh ẩn dụ chỉ đứa con của người mẹ Tà Ôi II. Tạo từ mới : a. Kết hợp để tạo từ mới hoặc tổ hợp từ mới Ví dụ : -Kinh tế +đặc khu → đặc khu kinh tế - Sở hữu + tri thức → sở hữu tri thức b. Kết hợp theo mô hình : Ví dụ : X +Tặc → lâm tặc, hải tặc, tin tặc X + Hoá → Công nghiệp hoá, thương mại hoá, ô xy hoá X + điện tử → thư điện tử, GD điện tử, thương mại điện tử III . Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài :( Chủ yếu là từ Hán Việt) Ví dụ: Hiệu trưởng, Cô –ta (Quota), in- tơ –nét (internet) C. Luyện tập: Vẽ sơ đồ về sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt : *Tiết 3 : Hệ thống từ vựng Tiếng Việt: Phân loại từ vựng A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS - Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng Tiếng Việt - Biết phân biệt loại từ và vận dụng tốt trong thực hành nói - viết - Bồi dưỡng lòng tự hào về Tiếng Việt giàu và đẹp; Ý thức phát triển vốn từ ngày càng phong phú. B. Nội dung cụ thể: I .Phân loại từ vựng theo đặc điểm cấu tạo : Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Ghép chính phụ Ghép đẳng lập Láy hoàn toàn Láy bộ phận Láy âm Láy vần C. Luyện tập: BT1: Từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? Học hỏi, vui vẻ, học hành, cỏ cây, tươi tốt, mong muốn, sách vở, nhà trường, nhường nhịn. BT 2: Xác định các kiểu từ láy đã học cho những từ sau: Xinh xinh, nhỏ nhắn, nhẹ nhàng, sạch sành sanh, thướt tha, đèm đẹp, sát sàn sạt, trăng trắng, lênh khênh, đờ đẫn. BT3:Vẽ sơ đồ phân loại từ Tiếng Việt *Tiết 4-5 : Hệ thống từ vựng (tiếp theo) Các hiện tượng về nghĩa từ A. Mục tiêu cần đạt: -Ôn các hiện tượng về nghĩa từ đã học -Biết phân biệt các hiện tượng về nghĩa từ B. Nội dung cụ thể : 1. Nghĩa của từ : Là cái ( nội dung ) mà từ biểu thị 2. Thành ngữ : Là tổ hợp từ cố định biểu thị một khái niệm ( khác với tục ngữ biểu thị một kinh nghiệm, một phán đoán, một nhận xét) Ví dụ : Hãy phân biệt đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ ? -Tham thì thâm ( Tục ngữ) - Được voi đòi tiên (Thành ngữ) : Tham lam, được cái này lại muốn cái khác 3. Từ nhiều nghĩa: Là từ có hai nét nghĩa trở lên.Trong đó có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển ( Phát triển nghĩa từ trên cơ sở nghĩa gốc là cơ chế tạo ra từ nhiều nghĩa) Ví dụ : Ăn - Em ăn cơm ( gốc) - Tàu vào cảng ăn hàng (chuyển) 4. Từ đồng âm: Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau ( khác với từ nhiều nghĩa) Ví dụ : Phân biệt đâu là hiện tượng đồng âm, đâu là hiện tượng chuyển nghĩa? Từ Hiện tượng Từ Hiện tượng Cái (bát) Đồng âm (Lá) cây Chuyển nghĩa →Từ nhiều nghĩa (Bát) trứng (Lá)phổi con (đường) Đồng âm chân tay Chuyển nghĩa →Từ nhiều nghĩa Ngọt như (đường) chân núi 5.Từ đồng nghĩa:Những từ có âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau . Có 2 loại : + Từ đồng nghĩa hoàn toàn + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn Ví dụ : Hy sinh, từ trần, qua đời, mất → chết * Chú ý: + Đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau được. Ví dụ : Sân bay - phi trường + Đồng nghĩa không hoàn toàn không thể thay thể cho nhau được. Ví dụ : hy sinh - bỏ mạng 6. Từ trái nghĩa : Những từ có nghĩa trái ngược nhau. Chia 2 nhóm : a. Trái nghĩa lượng phân : Biểu thị hai khái niệm đối lập nhau, loại trừ nhau Ví dụ : Sống-Chết , Chẵn - lẻ, Chiến tranh - hoà bình b. Trái nghĩa thang độ: Biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này này, không có nghĩa phủ định cái kia. Ví dụ : Giá - trẻ, giàu nghèo,Yêu -ghét 7.Từ tượng hình, từ tượng thanh: a. Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật: Ví dụ : Vật vã, xộc xệch, lã chã, lấm tấm b. Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,con người. Ví dụ : Ha hả, hì hì, hu hu, mèo, bò, bốp, bịch 8. Từ địa phương, biệt ngữ xã hội : a. Từ địa phương : là những từ chỉ được dùng ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Ví dụ : Từ phổ thông Từ địa phương ( Quảng Nam) Lợn Heo Vừng Mè Dứa Thơm b. Biệt ngữ xã hội : Là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Ví dụ: Từ phổ thông Biệt ngữ xã hội ( Học sinh, sinh viên) Tài liệu Phao Điểm 1 Gậy Trúng ngỗng Điểm 0 9.Thuật ngữ : Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. 10. Cấp độ khái quát về nghĩa từ : a. Từ ngữ có nghĩa rộng: Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của nhiều từ ngữ khác. b. Từ ngữ có nghĩa hẹp: Khi phạm vị nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. c. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp hơn đối với một từ ngữ khác. Ví dụ : Y phục 〉 Quần, áo 〉 Quần đùi, áo dài, áo sơ mi 11.Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa Ví dụ: Tập hợp các từ Nét nghĩa chung Bút bi, bút chì, phấn, bút dạ Dụng cụ dùng để viết Lông mi,con ngươi, nhìn, cận thị Về mắt C. Luyện tập: BT1 :Phân biệt hiện tượng từ đồng âm và hiện tượng từ nhiều nghĩa cho các trường hợp sau: a/Con đường,nhà từ đường b/Chân tay,chân núi c/Bụng mang dạ chửa,bụng trống d/ Bác bỏ,chú bác BT 2: Các nhóm từ sau đây được xếp theo hiện tượng gì đã học? a. Hy sinh - Từ trần, sân bay - phi trường b. Hạt mè - Hạt vừng, Trái mãng cầu -Quả na c. Học sinh- Học trò, Giáo viên - Thầy cô giáo *Tiết 6 -8 : Một số biện pháp tu từ về từ vựng: A.Mục tiêu cần đạt: -Ôn các phép tu từ đã học -Biết nhận biết và phân biệt các phép tu từ trong các ngữ liệu cụ thể B. Nội dung cụ thể: 1.So sánh: a. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gơị cảm cho diễn đạt. b. Các diễn đạt so sánh thường gặp: Các diễn đạt so sánh thường gặp Ví dụ -A là B Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo -A như B Cô giáo như mẹ hiền - Như B,A Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất * Có thể lượt từ so sánh và phương diện so sánh Trường sơn : Chí lớn ông cha Cửu Long : Lòng mẹ bao la sóng trào *Trong đó : +Vế A : vế được so sánh +Vế B : Hình ảnh so sánh 2. Ẩn dụ : a. Khái niệm : là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi cảm . b. Các kiểu ẩn dụ : Các kiểu ẩn dụ Ví dụ Ẩn dụ hình thức Về thăm nhà Bác Làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng Ẩn dụ cách thức Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ẩn dụ phẩm chất Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai 3. Nhân hoá: a. Khái niệm : Nhân hoá là gọi tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả con người,làm cho chúng trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người. b. Các kiểu nhân hoá: Các kiểu nhân hoá Ví dụ Dùng vốn từ gọi người để gọi vật Lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, câu Tay lại thân mật sống với nhau mỗi người một việc, không ai tị ai cả. Dùng từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Trò chuyện xưng hô vật như đối với người Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta 4.Hoán dụ : a. Khái niệm : Hoán dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng, khái niệm này băng một sự vật , hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm. b. Các kiểu hoán dụ : Các kiểu hoán dụ Ví dụ Lấy bộ phận để gọi toàn thể Một tay lái chiếc đò ngang Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Cả phòng im phăng phắc Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật Áo chàm đưa buổi chia ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao 5. Nói quá ( Cường điệu) a. Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. b. Ví dụ: -Anh ta ngủ ngáy như sấm. - Cô ấy đẹp như tiên. 6.Nói giảm, nói tránh: a. Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,uyển chuyển,tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề,tránh thô tục thiếu lịch sự. b. Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời” 7. Điệp ngữ: a. Khái niệm: Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý,gây cảm xúc mạnh b. Các dạng điệp ngữ : - Điệp ngữ cách quản - Điệp ngữ nối tiếp - Điệp ngữ vòng 8. Chơi chữ: a. Khái niệm : Chơi chữ là lợi dụng hình thức đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn thú vị b. Các lối chơi chữ thường gặp : - Dùng từ đồng âm - Các lối nói lái - Dùng lối nói trại âm - Dùng lối cách điệp âm. - Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, cùng nghĩa. c. Ví dụ : Còn trời , còn nước, còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa. C. Luyện tập: Hãy xác định biện pháp tu từ trong những câu sau và cho biết tác dụng nghệ thuật của phép tu từ đó ? a. Ngoài thêm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng b. Bà già đi chợ cầu đông Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ đoán rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng d. Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời đâu thấy người thương e. Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhơ ai. g. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai ? BT3 :Phân biệt hiện tượng từ đồng âm và hiện tượng từ nhiều nghĩa cho các trường hợp sau: a/Con đường,nhà từ đường b/Chân tay,chân núi c/Bụng mang dạ chửa,bụng trống d/ Bác bỏ,chú bác BT 6: Các nhóm từ sau đây được xếp theo hiện tượng gì đã học? a. Hy sinh - Từ trần, sân bay - phi trường b. Hạt mè - Hạt vừng, Trái mãng cầu -Quả na c. Học sinh- Học trò, Giáo viên - Thầy cô giáo . Thầy cô giáo *Tiết 6 -8 : Một số biện pháp tu từ về từ vựng: A.Mục tiêu cần đạt: -Ôn các phép tu từ đã học -Biết nhận biết và phân biệt các phép tu từ trong các ngữ liệu cụ thể B. Nội dung cụ. ( Khứu giác) *Nghiã chuyển theo phương thức ẩn dụ: -Mũi đất -Mũi tiến công -Mũi tên -Mũi kim b. Vai: bộ phận của cơ thể người dùng để gánh ,vác *Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: -Áo. phương thức chuyển nghĩa bằng Ẩn dụ ,Hoán dụ khác với biện pháp tu từ Ẩn dụ ,hoán dụ B. Nội dung cụ thể: Từ vựng luôn luôn phát triển theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội. I .Một trong

Ngày đăng: 05/05/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w