1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài rèn kĩ năng ghi nhớ hệ thống từ vựng và từ loại tiếng việt

21 871 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 567 KB

Nội dung

Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này, quathực tiễn dạy học theo tôi là do rất nhiều yếu tố mà một trong những yếu tố cơbản là các kiến thức về từ vựng và từ loại học sinh được học trong chươn

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯ KUIN

Trang 2

MỤC LỤC

- Đặt vấn đề ……… Trang 03

- Nội dung ……… Trang 04

+ Cơ sở lí thuyết ……… ………… Trang 04

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “ Tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi

vì đời sống tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp…Chính cái giàu đẹp đó đãlàm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt…”

Qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy họcsinh lớp 9 rất hay nhầm lẫn các kiến thức về hệ thống từ vựng và từ loại tiếngViệt, dẫn đến dùng từ sai khá nhiều Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này, quathực tiễn dạy học theo tôi là do rất nhiều yếu tố mà một trong những yếu tố cơbản là các kiến thức về từ vựng và từ loại học sinh được học trong chương trìnhTHCS là khá nhiều và trải đều từ lớp 6 đến lớp 9

Làm thế nào để giúp học sinh lớp 9 nắm vững và có một cái nhìn hệ thống,bao quát các kiến thức về từ vựng và từ loại được học trong chương trình, gópphần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời phát huy được vai trò chủđộng, tích cực của các em trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học ? … Tôi đã được đọc những kinh nghiệm rất thú vị của Eran Kantz viết trong cuốn

Bí mật của một trí nhớ siêu phàm như sau : Khi phân loại các thứ thành từng nhóm thì chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng nhớ chúng hơn Nói một cách hình tượng, cùng một lúc chúng ta có thể dễ dàng ăn một thìa đậu hơn là chỉ ăn một hạt đậu Cũng như việc nhớ theo nhóm sẽ dễ hơn là nhớ từng thứ riêng lẻ.

Và, cùng với thực tế trong công việc của mình, bản thân tôi đã rút ra đượcnhững kinh nghiệm trong việc nâng cao khả năng nhớ kiến thức, khả năng làmviệc có bài bản, khoa học cho học sinh khi học các kiến thức về từ vựng, từ loại

tiếng Việt và đã vận dụng thành công trong giảng dạy … đó là việc Rèn luyện

kĩ năng ghi nhớ hệ thống từ vựng và từ loại tiếng Việt cho học sinh lớp 9

bằng cách lập sơ đồ và bảng hệ thống kiến thức dựa trên sự phân loại từ theo các tiêu chí khác nhau …

Trang 4

Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, tôi xin phép được trình bày vấn đề theo ba

* Khái niệm về từ của tiếng Việt :

Giáo sư Đỗ Hữu Châu định nghĩa : “ Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âmtiết cố định bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trongnhững kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớnnhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để đặt câu”

1 Từ vựng :Từ vựng được hiểu là tập hợp tất cả những cụm từ cố định và đơn

vị tương đương với từ trong ngôn ngữ

a.Các lớp từ được phân loại dựa theo cấu tạo:

Dựa vào số hình vị ( hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để cấu tạo từ

-Trong giảng dạy chúng ta gọi là tiếng ), từ trong tiếng Việt gồm từ đơn và từ

phức :

*Từ đơn : là từ chỉ có một hình vị , có 2 loại từ đơn

Trang 5

- Từ đơn đơn âm : 1 hình vị = 1 âm tiết ( VD : nhà, trường, lớp…)

- Từ đơn đa âm : có 1 hình vị nhưng lại có hơn 1 âm tiết (các từ mượn được

phiên âm trực tiếp như : a-xít , pê-nê-xi-nin …)

*Từ phức : là từ có từ hai hình vị trở nên

Dựa vào quan hệ giữa các hình vị để chia từ phức thành từ ghép và từ láy.

- Từ ghép : có quan hệ ý nghĩa ( tự thân các âm tiết có nghĩa chủ yếu là nghĩa

từ vựng ) Dựa vào kiểu quan hệ ý nghĩa để chia từ ghép thành :

+ Từ ghép đẳng lập :các tiếng có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa ( VD :

nhà cửa, học hành, trường lớp…)

+ Từ ghép chính phụ : các tiếng có quan hệ bất bình đẳng – một tiếng mang

nghĩa chính, một tiếng mang nghĩa bổ sung ( VD : sân bay, xe đạp, học sinh …)

- Từ láy : có quan hệ ngữ âm , từ láy gồm :

+ Láy hoàn toàn (VD: chiều chiều, tim tím, đo đỏ …)

+ Láy bộ phận (VD : lạnh lẽo, nhấp nhô, hấp tấp…)

b Các lớp từ có liên quan về nghĩa :

- Từ nhiều nghĩa : lớp từ nhiều nghĩa bao gồm những từ mà mỗi từ đều có hơnmột nghĩa

Ví dụ : từ “chân”

+ Nghĩa gốc : là tên gọi chỉ chi dưới của người và động vật

+ Nghĩa chuyển : 1.Chỉ bộ phận phía dưới của đồ vật ( chân bàn, chân ghế …) 2.Chỉ giới hạn tưởng tượng phía dưới của một hiện tượng ( chân trời, chân mây…)

3.Chỉ một bộ phận, một con người nổi bật đáng chú ý trong một nghề chuyên môn nào đó( chân hậu vệ, chân trong ủy ban…)

4 Nghĩa tu từ : là sáng tạo của mỗi cá nhân ( Ba mươi năm

ấy chân không mỏi – chỉ cuộc kháng chiến lâu dài )

Trang 6

- Từ đồng nghĩa : là hiện tượng của những từ tập hợp thành những nhóm màcác từ trong mỗi nhóm khác nhau về hình thức âm thanh nhưng giống nhauhoàn toàn hoặc không hoàn toàn về nghĩa từ vựng.

Ví dụ :

+ Đồng nghĩa hoàn toàn : trái , quả

+ Đồng nghĩa không hoàn toàn(khác nhau về sắc thái biểu cảm):hi sinh- chết

- Từ trái nghĩa : Là hiện tượng của những từ tạo thành từng cặp mà các từ trongmỗi cặp khác nhau về âm thanh, tương phản nhau về ý nghĩa trên cùng một mặtbằng logic nào đó

Ví dụ : đẹp – xấu , lên – xuống , cao – thấp …

- Từ đồng âm : Là những từ giống nhau về hình thức âm thanh nhưng khácnhau về nghĩa

Ví dụ : Con ngựa đá con ngựa đá

+ Gốc Hán : bộ phận quan trọng nhất của lớp từ này là từ Hán Việt ( là những

từ của tiếng Việt được mượn ở tiếng Hán từ đời nhà Đường(618-907) trở vềsau, các từ này được người Việt đọc theo âm Tràng An đời Đường - cách đọcHán Việt ) Bên cạnh từ Hán Việt còn có những từ Hán cổ ( VD: chém, ngà,buồng…)

+ Gốc Âu : gồm

▫ Gốc Pháp : pê-nê-xi-nin , ô-xi, …

▫ Gốc Anh : ma-ket-tinh , in-tơ-nét …

▫ Gốc Nga : xô viết , bôn-sê-vích …

Trang 7

d Các lớp từ khác nhau về phạm vi sử dụng :

- Từ toàn dân : Từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân

Ví dụ : bố , mẹ …

- Từ địa phương : Từ được sử dụng trong một địa phương nhất định

Ví dụ : ba, má…( Phương ngữ Nam Bộ)

- Thuật ngữ : Từ chỉ khái niệm khoa học công nghệ , thường được dùng trongcác văn bản khoa học công nghệ

Ví dụ : ẩn dụ ,phân số thập phân…

- Biệt ngữ xã hội : Những từ ngữ chỉ được dùng trong những tầng lớp xã hội

nhất định

Ví dụ : ngỗng ( điểm 2) …( Học sinh thường sử dụng )

e Các lớp từ được phân loại dựa theo những tính chất về nghĩa của từ ( thường được nói tới ) :

- Từ tượng hình : Là từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật …

Ví dụ : ếch ngồi đáy giếng, chân trời góc bể, ông nói gà bà nói vịt

2 Từ loại : là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý

nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với những từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu ( Đinh Văn Đức – Ngữ pháp tiếng Việt)

Trang 8

-Kết quả phân loại từ loại của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Cổn(Ngôn ngữ,số 2/2003):

Trang 9

- Kiến thức về từ vựng, từ loại tiếng Việt trải đều ở bốn khối 6,7,8,9 cụ thể :

- Từ tượng hình, từ tượng thanh,

từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã

- Như vậy, nhìn vào bảng hệ thống trên chúng ta sẽ thấy các kiến thức về từ vựng và từ loại mà học sinh được học trong chương trình Ngữ văn THCS là tương đối nhiều và trải đều cả cấp học Điều này, làm cho học sinh lớp 9 rất haynhầm lẫn khi dùng từ và khó hệ thống được kiến thức từ vựng, từ loại mình đã học, đặc biệt là trong các tiết “Tổng kết về từ vựng” và “Tổng kết về ngữ pháp”( Phần từ loại)

Trang 10

III CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ :

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành các biện pháp( sẽ trình bày cụ thể ở phần 1.III và 2.III của SKKN này) để giúp học sinh lớp 9 nắm vững hệ thống từ vựng và từ loại được học trong chương trình :

Để tiến hành cách làm này, chúng tôi đã phân loại từ vựng và từ loại theo cáctiêu chí khác nhau ( như đã trình bày ở phần I.Cơ sở lí thuyết).Nói như Eran

Kantz “Khi phân loại các thứ thành từng nhóm thì chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng nhớ chúng hơn”, chúng tôi cũng đã giúp học sinh ghi nhớ kiến thức theo cách ấy

Tức là, thay vì tổng kết theo các mục như trong sách giáo khoa, chúng tôi tổ chức hướng dẫn học sinh tổng kết về lí thuyết bằng các sơ đồ và bảng hệ thống kiến thức trước giúp học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết , rồi sau đó mới tổ chức luyện tập …

* Các phương pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể :

1 Lập sơ đồ hệ thống kiến thức bằng kĩ thuật bản đồ tư duy :

a Bản đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý

tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề

b.Cách làm :

- Bước 1: Viết tên chủ đề chính ở trung tâm

- Bước 2 : Từ chủ đề chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề xoay quanh chủ đề trung tâm nói trên

- Bước 3 : Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp các nội dung thuộc nhánh chính đó

- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo

(Từ năm học 2011-2012, dựa trên những thành công đã đạt được ở các năm học trước, chúng tôi tiếp tục áp dụng phần mềm Mind Map trong các bài giảng điện tử của mình với mục đích tiếp tục giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ

Trang 11

động trong học tập đồng thời hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học của giáo viên )

2 Lập bảng hệ thống kiến thức :

a Lập bảng hệ thống kiến thức là hướng dẫn học sinh tổng kết các đơn vị

kiến thức đã học sắp xếp trong các cột, hàng hợp lí

b Cách làm :

- Bước 1 : Giáo viên nghiên cứu kĩ bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài

- Bước 2 : Hệ thống lại các kiến thức cơ bản

- Bước 3 : Sắp xếp các kiến thức đó vào bảng hệ thống một cách khoa học

* Yêu cầu của bảng hệ thống :

+ Làm nổi bật được đơn vị kiến thức của bài học

+ Lời văn ngắn gọn, súc tích, bảo đảm tính khoa học, khái quát cao

+ Đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ

* Lưu ý :

Bảng hệ thống này có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà trước tiết học, hoặc lập trên lớp trong giờ học tùy theo yêu cầu và đặc trưngcủa mỗi tiết…

3 Một số sơ đồ và bảng hệ thống từ vựng, từ loại (minh họa) :

a PHẦN TỪ VỰNGa.1

TỪ ĐƠN Vd:… Từ ghép đẳng

lập

Vd:………….

Trang 12

xa nhau, không liên nhau hoặc gần cặp mà các từ quan gì với nhau giống nhau trong mỗi cặp từ, tương phản nhau

về ý nghĩa trên cùng một mặt bằng logíc nào đó

Vd:………… Vd:………… Vd:………… Vd:………….

Trang 13

TỪ THUẦN VIỆT Vd:………….

TỪ Hán cổ(Vd:………)

(Phân loại theo Gốc Hán

nguồn gốc) TỪ MƯỢN Hán Việt (Vd:……)

mượn T.Anh(Vd:) Gốc Âu mượn T.Pháp(Vd:) mượn T Nga(Vd:)

Từ được sử dụng Từ được sử dụng Từ chỉ khái niệm Những từ ngữ phổ biến trong một địa khoa học công nghệ, chỉ được dùng trong toàn dân phương nhất định thường được dùng trong những trong các văn bản tầng lớp xã hội khoa học công nghệ nhất định Vd:………… Vd:………… Vd:………… Vd:………….

a.5

Trang 14

TỪ TƯỢNG HÌNH TỪ TƯỢNG THANH

TỪ

(Phân loại dựa theo những

tính chất về nghĩa của từ )

↓ ↓

Là từ gợi tả hình ảnh,dáng vẻ, Là từ mô phỏng âm thanh

trạng thái của sự vật … của tự nhiên , con người … Vd:………… Vd:………….

Phát triển nghĩa của từ ngữ

( Trên cơ sở nghĩa gốc)

Phát triển số lượng từ ngữ

Trang 15

TT BIỆN

PHÁP

1 So sánh Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét

tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho

sự diễn đạt

………

2 Ẩn dụ Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét

tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho

sự diễn đạt

………

3 Hoán dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên

của sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho

sự diễn đạt

………

4 Nhân hóa Là gọi tên sự vật, cây cối,đồ vật… bằng những từ

ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm chothế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người…

………

5 Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô,

tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

8 Chơi chữ Là phép tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa

của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…làmcho câu văn hấp dẫn, tế nhị

………

b PHẦN TỪ LOẠIb.1.Danh từ, động từ, tính từ :

Trang 16

Phía trước

Từ loạ i Phía sau

Phó từ Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ

để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

………

Trợ từ Là những từ ngữ luôn đi kèm với một từ ngữ

trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị đánh giá

Trang 17

Tình thái

từ

Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói

………

C KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Những giải pháp trên đã được tôi thực hiện trong hai năm học 2009-2010, 2010-2011 và tiếp tục thực hiện trong năm học 2011-2012 ở các lớp 9A và 9B trường THCS EaTiêu trong các tiết dạy về từ vựng và từ loại trong chương trìnhNgữ văn 9, cụ thể là :

+ Tiết 43,44,49,52,59 phần Tổng kết từ vựng

+ Tiết 148,149 phần Tổng kết ngữ pháp.

+ Tiết 21, 25 bài Sự phát triển của từ vựng.

+ Tiết 33 bài Trau dồi vốn từ.

Với giải pháp này, chúng tôi đã giúp học sinh lớp 9 nâng cao khả năng ghi nhớmột cách có hệ thống và chính xác các kiến thức được học, rèn cho các em kĩ năng làm việc có bài bản, khoa học , từ đó phát huy vai trò chủ động, tích cực

Trang 18

của các em trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học ….Giúp các em có một cái nhìn hệ thống nhất, khái quát nhất về kiến thức từ vựng và từ loại đượchọc trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS tạo nền tảng vững chắc để các

em học tốt bộ môn Ngữ văn ở bậc học Trung học phổ thông

- Kết quả được đối chiếu cụ thể như sau :

- Và, trong quá trình thực hiện đề tài cũng giúp bản thân tôi tự tìm tòi, học hỏi

để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đượcgiao …

Trang 19

D KẾT LUẬN

Như vậy, với việc lập sơ đồ và bảng hệ thống từ vựng,từ loại tiếng Việt, ngoài việc chúng tôi đã giúp học sinh lớp 9 rèn luyện khả năng ghi nhớ kiến thức, mà qua việc thực hiện những giải pháp trên, chúng tôi đã cung cấp cho học sinh một kĩ năng khác , kĩ năng này có thể áp dụng trong bất kì lĩnh vực

nào của cuộc sống đó chính là kĩ năng”ghi nhớ theo nhóm”.

Và, chúng tôi xin được trích dẫn một câu trong cuốn Bí mật của một trí nhớ siêu phàm của Eran Kantz để khép lại bài viết này : Sự thật là một người thầy tốt có thể làm nên những điều thần kì Một giáo viên giỏi có phương pháp giảng dạy hay và linh hoạt sẽ tác động tích cực đến khả năng ghi nhớ bài giảng của học sinh Chúng tôi hi vọng, với những gợi ý nhỏ trong SKKN này, cùng

với những tìm tòi sáng tạo của bản thân, quý đồng nghiệp sẽ có thêm những kinh nghiệm để dạy tốt phần từ vựng, từ loại tiếng Việt, mà hơn thế là dạy tốt

bộ môn mà mình phụ trách…

Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, tôi xin được trao đổi một số vấn đề liênquan về kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạycủa bản thân, rất mong được đón nhận các ý kiến đóng góp , trao đổi , bổ sungcủa các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này ngày càng phát huy giá trịtrong thực tiễn dạy học…

Xin được trân trọng cảm ơn

Trang 20

* TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Giáo dục & Đào tạo , Sách giáo khoa Ngữ văn ( 6,7,8,9 )

2 Bộ Giáo dục & Đào tạo , Sách giáo viên Ngữ văn ( 6,7,8,9 )

3 Ngữ pháp Tiếng Việt, Đinh Văn Đức

4 Tạp chí Ngôn ngữ , số 02/2003

Ngày đăng: 08/06/2014, 14:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w