1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Rèn luyện một số kỹ năng thực hành về các biện pháp tu từ tiếng việt qua bài học thực hành một số phép tu từ ngữ âm

22 677 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 484 KB

Nội dung

Bởi đây là một phần quan trọng trong đề thi, cùng với mong muốn dạy họcphải là sự năng động và sáng tạo, giờ học phải đạt hiệu quả và hấp dẫn, sôi nổi, nêntôi mạnh dạn đưa vào sáng kiến

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

I Lí do chọn đề tài 1

II Mục đích nghiên cứu 1

III Đối tượng nghiên cứu 2

IV Phương pháp nghiên cứu 2

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3

I Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

II Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

III Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường……… ……… … 16

C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………17

1 Kết luận.…… …….……… 17

2 Kiến nghị……….………17

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ………18

Trang 2

A MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Học tiếng Việt và dạy học tiếng Việt tưởng chừng đơn giản, vì nó làtiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ mà từ thuở lọt lòng ai ai cũng biết Nhưng khi bắt tay vàothực hiện dạy học cho bài bản, khoa học thì không phải ai cũng làm được Bởi vì,với giáo viên, có thể một phần là chủ quan, phần khác là ngại đầu tư vào phân mônTiếng Việt Với học sinh, do nhận thức có hạn, các em chỉ nghĩ làm thế nào để giảiquyết được trong phần đọc hiểu của đề thi Quốc gia Còn chủ yếu sẽ chú ý phầnlàm văn, viết văn, học tác phẩm văn học

Tất nhiên, thi cử, kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy – học là một vấn đềmấu chốt, được chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đàotạo công bố ngày 5/8/2015 định hướng: “Đánh giá kết quả học tập phải căn cứ vàoyêu cầu cần đạt của môn học đối với từng lớp học, cấp học; tập trung đánh giá nănglực đọc, viết, nói, nghe, qua đó đánh giá năng lực tư duy; khuyến khích những suynghĩ độc lập, sáng tạo, hạn chế kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc” Bắt đầu từnăm học 2014-2015, theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kì thi THPTQuốc gia đã được tổ chức trong toàn quốc Đề thi môn Ngữ văn theo yêu cầu của kìthi Quốc gia có nhiều điểm khác biệt

Với mục tiêu đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực trên cả hai phươngdiện tiếp nhận và tạo lập văn bản, đề thi môn Ngữ văn hiện nay cấu trúc gồm 2phần: phần đọc hiểu và phần làm văn Trong đó, phần đọc hiểu là một hướng tiếpcận mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và chiếm 3/10 tổng sốđiểm bài thi Trong đó một phần của đọc hiểu là kiểm tra tiếng Việt, những hiểubiết về các phương pháp, phương tiện tạo giá trị nhận thức và thẩm mĩ cho văn bản

Bởi đây là một phần quan trọng trong đề thi, cùng với mong muốn dạy họcphải là sự năng động và sáng tạo, giờ học phải đạt hiệu quả và hấp dẫn, sôi nổi, nêntôi mạnh dạn đưa vào sáng kiến kinh nghiệm này những suy nghĩ của chủ quan,mang tính chất chiêm nghiệm cá nhân để nhằm trao đổi một phương pháp, mộtcách thức rèn luyện học sinh thực hành nhằm giúp các em học sinh đạt kết quả tốthơn trong bài thi THPT QG

Tôi mạnh dạn đem những hiểu biết và kinh nghiệm tích lũy được trong quá

trình dạy học xin được trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện một số

kỹ năng thực hành về các biện pháp tu từ Tiếng Việt: Thực hành một số phép

tu từ ngữ âm”, nhằm thay đổi không khí của một giờ Tiếng Việt, giúp học sinh

làm tốt một phần trong mục Đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề tài mang tính bao quát về các biện pháp tu từ tiếng Việt nói chung, nhưngtôi vận dụng nó trong một tiết học cụ thể, chọn một đơn vị tu từ cụ thể: Ngữ âm

II Mục đích nghiên cứu

Trang 3

Thứ nhất: trên cơ sở những kiến thức lý thuyết đọc hiểu cần phải nắm vững,

hệ thống các kỹ năng cần thiết để học sinh làm tốt phần đọc hiểu trong môn Ngữvăn nói chung và đề thi THPT Quốc gia nói riêng

Thứ hai: giúp học sinh chủ động, tự tin làm bài phần đọc hiểu trong đề thiTHPT Quốc gia đạt kết quả cao, nhất là trong giải quyết câu hỏi về các biện pháp tu

III Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những ngữ liệu trong SGK, Sách bài tập, trong tiết học cụ thể: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM; rèn luyện kĩ năng nhận biết các dạng câu hỏi đọc hiểu; rèn luyện kĩ năng trình bày câu trả lời phần đọc hiểu; rèn luyện kĩ năng trình bày bài viết khoa học, đủ đầy

IV Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết vềnhững kiến thức lý thuyết liên quan đến dạy bài thực hành và rèn luyện kĩ năngthực hành, nhằm hướng tới giải quyết một phần của mục đọc – hiểu trong đề thiNgữ văn

- Nghiên cứu thực nghiệm: tiến hành kiểm tra, đánh giá tại hai lớp 12C3, 12C5

- Thống kê toán học: qua bài kiểm tra, đánh giá giáo viên thống kê kết quả đểđánh giá năng lực của học sinh

Trang 4

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Học tiếng Việt là để nhằm hướng tới mục đích giao tiếp: Phải kết hợp chặt chẽgiữa việc lĩnh hội kiến thức lí thuyết ngôn ngữ với việc luyện tập thực hành giaotiếp, cần giải quyết hợp lí giữa việc dạy kiến thức ngôn ngữ lần lượt từ các đơn vịbậc thấp đến bậc cao, từ dễ đến khó (ngữ âm - từ vựng - ngữ pháp- văn bản- phongcách) với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không tuân theo trình tự đó Vìvậy, để đạt được mục đích giao tiếp, có lúc phải sắp xếp lại trình tự ngữ liệu chophù hợp với giao tiếp trong thực tế

Thực hành tiếng Việt là áp dụng lí thuyết vào các trường hợp cụ thể, từ đó rút

ra những bài học trong ứng dụng, giao tiếp thực tiễn Việc dạy tiếng về bản chất vàmục đích mang tính thực hành rõ rệt Nguyên tắc thực hành cần được quán triệttrong suốt quá trình dạy học ở tất cả các khâu từ tìm hiểu bài, giới thiệu bài mới,bài học, ghi nhớ và bài tập và nhất là luyện tập Khi dạy thực hành, cần chú ý tớihai cách thức tiếp cận: đi từ ví dụ cụ thể, đến rút ra kết luận, hai là: từ nhắc lại líthuyết đến áp dụng vào bài tập Thực hành để hiểu sâu lí thuyết, và để sử dụng vàothực tiễn giao tiếp, vận dụng trong bài thi Quốc gia

Hơn nữa, trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn hiện nay, phần đọc hiểuthường có hình thức cho một văn bản và yêu cầu thí sinh dựa vào văn bản đó để trảlời các câu hỏi đọc hiểu Mục đích của các câu hỏi nhằm đánh giá xem người đọc

có hiểu văn bản không Hiểu ở đây trước hết là phải nắm đúng, nắm đủ thông tincủa văn bản; hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng của văn bản; cao hơn là phải hiểu sâu vănbản (nhất là văn bản văn học) tức là hiểu những gì không nói trên câu chữ văn bản;hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, phát hiện được những nội dung, ý nghĩa mà ngườikhác chưa/không thấy; thậm chí có khi nằm ngoài ý đồ của tác giả… Cái này mộtphần có liên quan đến hiểu biết Tiếng Việt, các biện pháp tu từ

Với mục đích dạy tốt bài thực hành, và để vận dụng kĩ năng thực hành trong

đề thi Quốc gia, tôi vận dụng vào một tiết dạy cụ thể: Các biện pháp tu từ ngữ âmtiếng Việt

II Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Khi dạy học Ngữ văn, các thầy cô đều được trang bị nhận thức về vấn đề phải

“công bằng” với các phân môn Đọc văn, Làm văn, tiếng Việt được quy định trongchương trình Nhưng thực tế dạy học, nhiều thầy cô giáo chỉ chú ý các tiết Đọc văn,Làm văn, tiếng Việt, Lí luận văn học ít chú ý tới

Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đạihọc, Cao đẳng đã xuất hiện phần đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn Năm học

2014 – 2015, Bộ GD & ĐT chính thức công bố phương án tổ chức một kì thi chung

Trang 5

- THPT Quốc gia Đây là một bước tiến mới mang tính chất đột phá trong đổi mớigiáo dục Xuất phát từ xu hướng đổi mới: từ kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ nhữngkiến thức (kiến thức do giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ) chuyển sang kiển trađánh giá năng lực đọc – hiểu của học sinh (tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phávăn bản) Đây cũng là hướng tiếp cận với xu thế chung của thế giới Nội dung kiếnthức để làm dạng đề này lại nằm rải rác ở chương trình và phụ thuộc rất lớn vàokhả năng đọc hiểu của học sinh, chưa có một tài liệu chính thống nào cung cấpphương pháp, kĩ năng và xâu chuỗi vấn đề lại để hướng dẫn học sinh làm dạng bàinày một cách có hệ thống Nhiều thầy cô giáo và học sinh còn chưa tự tin khi làmphần Đọc hiểu

Thực tế này bắt buộc nhiều thầy cô giáo phải nhìn lại vẫn đề dạy học TiếngViệt và dạy thực hành Cùng với thực tế chung của các trường THPT trong cảnước, trường THPT Lê Hồng Phong cũng có những thuận lợi và khó khăn nhấtđịnh Về phía giáo viên: các giáo viên luôn yêu thích, say mê, tâm huyết với nghề.Song trong quá trình hướng dẫn học sinh làm phần đọc hiểu vẫn, nhiều giáo viênchưa trang bị cho học sinh một cách hệ thống những kĩ năng cần thiết phải có từviệc nhận diện các dạng câu hỏi, cách trình bày câu hỏi, bài viết hay phân bố thờigian hợp lí Về phía học sinh: chưa phân biệt được các dạng câu hỏi đọc hiểu, kĩnăng làm bài còn yếu Nói riêng một phần nho nhỏ trong đề thi, tôi thấy các em cònmắc rất nhiều: hiểu và trình bày về biện pháp tu từ, tác dụng của biện pháp tu từcòn rất lúng túng

Năm học 2016 – 2017, tôi được nhà trường phân công dạy 2 lớp: 12C3, 12C5.Sau khi làm bài số 1 theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, tôi nhận thấy học sinhchưa có kĩ năng làm bài phần đọc hiểu Số lượng bài đạt mức điểm yếu và trungbình chiếm đa số, điểm khá ít, còn điểm giỏi không có Trong đó gần như việc pháthiện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ, các em bị mất điểm

Khảo sát kết quả cụ thể ở 2 lớp 12C3, 12C5 với tổng số học sinh 68 trong bàithực hành về các biện pháp tu từ Tiếng Việt nói chung khi ôn thi Đọc hiểu đề thiQuốc Gia, tôi thu được kết quả sau:

Trang 6

pháp tu từ Tôi áp dụng cho một bài học cụ thể: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU

TỪ NGỮ ÂM.

III Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

1 Hệ thống các biên pháp tu từ cần trang bị cho học sinh

Đề bài đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh có cấu trúc gồm 2 phần:

- Phần 1: Đề đưa ra một văn bản: văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng,văn xuôi hoặc thơ, có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích Xuhướng sẽ là một văn bản mới nằm ngoài sách giáo khoa

- Phần 2: Đề đưa ra các câu hỏi ở 4 mức độ nhận thức từ thấp đến cao: nhậnbiết (Biết) – thông hiểu (Hiểu) – vận dụng thấp – vận dụng cao

- Trong phần hai, thường thì đề thi có một câu hỏi phát hiện một vài biện pháp

- Hài thanh: phối hợp thanh bằng và thanh trắc

- Tính chất đóng, mở của âm tiết

- Phép điệp: thuộc vào phép tu từ ngữ âm gồm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh

Nhân hóa

Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối, bằng những

từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làmcho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gầngũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ,tình cảm của con người

Ẩn dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằmtăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Trang 7

lặp lại từ (ngữ) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

- Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp từ (ngữ) Từngữ được lặp lại gọi là điệp từ (ngữ)

Chơi chữ

Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ đểtạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn

và thú vị

Nói quá (thậm xưng)

Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tínhchất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấnmạnh, gây ấn tượng tăng tính biểu cảm

Nói giảm nói tránh

Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê

sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự

* Một số phép tu từ cú pháp:

- Phép liệt kê: là thủ pháp sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hoặc cụm từ cùng loại

để diễn đạt trọn vẹn sâu sắc những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng,tình cảm

- Phép lặp cú pháp: là cách lặp đi lặp lại một kiểu câu nhằm nhấn mạnh và tạosắc thái biểu cảm cho ý cần diễn đạt

- Câu hỏi tu từ: là thủ pháp nghệ thuật nhằm diễn tả cảm xúc và biểu đạt niềmtin, sự xác nhận chắc chắn trước một đối tượng, một sự việc

- Phép chêm xen: là bộ phận xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tinnào đó Nó có thể nằm ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu Khi nói, khi đọc, nó đượctách ra bằng ngữ điệu; khi viết, nó được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặcdấu gạch ngang

2 Chuẩn bị điều kiện để thực hiện

- Chuẩn bị của GV:

+ Để xây dựng bài giảng giáo viên cần: Xác định đúng nội dung kiến thứcnào trong bài cần phải giáo dục, kĩ năng nào phải rèn luyện, giáo viên diễn giảngbằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập,tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học;

+ Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu thờilượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và cách

tổ chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo để phát

Trang 8

huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình huống phátsinh trước giờ dạy học;

+ Chuẩn bị phương tiện dạy học SGK, SGV, bài soạn, phiếu học tập, hệthống câu hỏi kiểm tra, đánh giá và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại HS;

+ Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh

- Chuẩn bị của học sinh:

+ Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới;

+ Chuẩn bị thái độ, tâm thế

III Bài thiết kế dạy học thực hành

Tiết 31- Tiếng Việt: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

Nắm được một số phép tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản và có kĩ năng phân tích, sử dụng chúng

II PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 1

- Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1

2 Kiểm tra bài cũ

Chỉ ra một biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của nó trong câu thơ sau:

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới)

Dự kiến trả lời:

Nhân hóa : Luồng run rẩy

Nhánh khô gầy, xương mỏng manh.

Gợi ra vẻ đẹp cụ thể, sinh động của thiên nhiên, người đọc hình dung được cái rét, cái run, cái lạnh như thấm vào từng chiếc lá, ngọn cây, thiên nhiên như có hồn, mang sắc thái của tâm trạng con người, với những cảm giác tinh vi Sử dụng nhân hóa, XD vừa thể hiện được cái mới trong cảm nhận về thiên nhiên, vừa thể hiện được cái mới trong cách quan sát và miêu tả

Cho điểm hs

3 Tiến trình bài học

Trang 9

Giáo viên chuyển tiếp, giới thiệu bài mới:

Tu từ là biện pháp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (âm, tiếng, từ, câu) đểtạo ra sắc thái thẩm mĩ cho văn bản, thực hiện tốt các mục đích giao tiếp Việc sửdụng các biện pháp tu từ tạo ra vẻ đẹp thẩm mĩ, góp phần tạo hiệu quả biểu đạt: tưtưởng, cảm xúc, hình tượng

Các biện pháp tu từ được chia thành nhiều loại: tu từ ngữ âm, tu từ về từ, ngữnghĩa, tu từ về cú pháp, tu từ về văn bản

Tu từ ngữ âm là biện pháp khai thác các yếu tố ngữ âm như nhịp điệu, âm, vần,thanh để phục vụ cho việc thể hiện nội dung cảm xúc, nhằm đạt hiệu quả cao tronggiao tiếp

Câu văn xuôi thông thường không quá chú trọng bởi vần điệu, nhịp điệu,nhưng không phủ nhận tầm quan trọng của nó trong một số các trường hợp hoặchoàn cảnh cụ thể, thể loại cụ thể Những lúc như thế, nhịp điệu và âm hưởng có tácdụng lớn lao

Thơ (văn vần) rất cần tính hình tượng và sự thể hiện cảm xúc nên điệp âm,điệp vần, điệp thanh là những biện pháp có tác dụng tích cực

Phép tu từ ngữ âm có nhiều, trong đó tiết học hôm nay chúng ta tập trung vàohai trường hợp: tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu (văn xuôi) và điệp âm, điệpvần, điệp thanh (cho thơ)

- Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm

hiểu phần I

- Thao tác 1: Câu hỏi nhắc lại lí

thuyết, mở rộng kiến thức.

+ Nhịp điệu và âm hưởng được tạo ra

do những yếu tố nào? Tạo âm hưởng

nhịp điệu có tác dụng gì?

(dự kiến: sự ngắt nhịp, sự phối hợp âm

thanh, hòa phối ngữ âm của từ, thanh

điệu; Tác dụng: tạo sự hài hòa cân đối,

sức hấp dẫn, sức thuyết phục)

+ Có những loại nhịp nào, đặc điểm

của âm, thanh điệu?

Thao tác 2: Hướng dẫn HS làm bài

tập.

Tổ chức lớp học thành 3 nhóm lớn,

I Tạo nhip điệu và âm hưởng cho câu

* Hiểu về khái niệm, tác dụng, đặc điểmcủa một số yếu tố ngữ âm:

- Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu làcách sử dụng việc ngắt nhịp, sự phối hợp

âm thanh, hòa phối ngữ âm của từ, thanhđiệu để tạo sức hấp dẫn bằng hình thứccân đối nhịp nhàng của lời văn hoặc sựuyển chuyển, êm ái, du dương hòa quyệnvới nội dung hình tượng và cảm xúc củacâu văn

- Nhịp: ngắn, dài có tác dụng tạo cảmgiác hoặc dồn dập, hối thúc, bức, gấphoặc dàn trải, khoan thai, nhịp nhàng

- Âm: mở, nửa mở, khép (đóng) có tácdụng hoặc vang, ngân, lan tỏa, hoặc chắcchắn, dứt khoát

- Thanh: trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) khỏe

Trang 10

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

- Âm tiết kết thúc mỗi nhịp có tính

chất mở hay đóng, thuộc nhóm thanh

bằng hay thanh trắc? Tác dụng của nó?

khoắn, gân guốc; bằng ( huyền, không)trầm lắng, nhẹ nhàng

- Hai vế sau ngắn, nhịp điệu dồn dập,mạnh mẽ phù hợp với sự khẳng địnhhùng hồn về quyền độc lập, tự do củadân tộc

- Hai vế đầu có vai trò là luận cứ, hai vếcâu sau có vai trò là các kết luận

* Âm tiết , thanh điệu kết thúc mỗi nhịp

- Ba vế đầu kết thúc bằng âm tiết mangthanh bằng ( nay, nay, do) tạo cảm giáckéo dài, trầm vang, câu tiếp kết thúcbằng âm tiết mang thanh trắc (lập), chốtlại, gọn, chắc

- “Do” là âm tiết mở, ngân vang, “lập” là

âm tiết đóng, chắc khỏe

=> Kết thúc bằng âm tiết đóng, thanhtrắc có âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát,thích hợp với lời khẳng định độc lập củadân tộc

* Phối hợp: Sử dụng biện pháp điệp ngữ

Trang 11

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

- Cách phối hợp thanh, âm, vần, nhịp

như thế nào ( với các phép tu từ lặp cú

pháp, lặp từ), tác dụng của nó?

Giáo viên chốt lại vấn đề

- Hướng dẫn HS tìm hiểu Bài tập 2

Bài 2: Tương tự bài 1, gợi ý cho các

em làm ở nhà.

Điều gì nổi bật về nghệ thuật trong

đoạn văn này? Phân tích tác dụng

của:

+ Nhịp điệu: ngắt nhịp, (Nhịp điệu

khi nhanh, khi chậm thể hiện điều gì ?)

+ Sự phối hợp với phép đối, với vần,

với lặp (từ, cú pháp, nhịp điệu…)

(một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phảiđược…) lặp cấu trúc (hai vế đầu dài, cókết cấu cú pháp giống nhau, vế sau vàcâu cuối ngắn, kết cấu cú pháp cũnggiống nhau)

=> Âm hưởng hùng hồn và đanh thépcho lời tuyên ngôn

Bài tập 2:

- Nhịp ngắn ở câu đầu, câu hai, câu ba,phối hợp với nhịp dài, dàn trải ở vế cuốicâu 1, câu 4 tạo nên âm hưởng khi khoanthai, khi dồn dập, mạnh mẽ

- Vần ( phối hợp với nhịp): câu đầu(trong tiếng bà – với tiếng già) vần bằng;câu hai điệp vần ung ( súng, súng), vầntrắc sử dụng liên tiếp cuối mỗi nhịp, tạo

sự trầm bổng, nhịp nhàng

- Phép điệp:

+ Điệp từ ngữ: ai có, dùng+ Lặp cú pháp: ai có … dùng + Lặp nhịp điệu: Câu đầu: 4 tiếng/ 2tiếng,

mạnh mẽ, tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng cho lời kêu gọi.

Bài tập 3:

Ngày đăng: 16/08/2017, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Một số tư liệu lấy từ mạng Internet Khác
2/ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD, 2007) Khác
3/ SGK Ngữ văn 9 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD, 2006) Khác
4/ Ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn (NXBGD, 2015) 5/ SGK Ngữ văn 10 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD, 2008) Khác
6/ SGK Ngữ văn 11 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD, 2008) Khác
7/ SGK Ngữ văn 12 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD, 2008) Khác
8/ Ôn tập Ngữ văn chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia (NXBGD, 2015) 9/ 99 biện pháp tu từ tiếng Việt – Đinh Trọng Lạc Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w