1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo an lóp 5 tuần 4-5

53 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 710,5 KB

Nội dung

TUẦN 4 Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012 CHÀO CỜ Toán Tiết 16 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN (Trang 18) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với 1 dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán cho HS. 3. Thái độ: GD lòng say mê học toán. II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng phụ kẻ bảng BT1 III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2 : Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ. a, Ví dụ: - GV nêu VD sgk. - HS tìm quãng đường đi được trong 1giờ, 2giờ, 3 giờ. - Treo bảng ghi kết quả lên bảng. - HS nhìn bảng và nhận xét: + 3giờ so với 1 giờ thì gấp mấy lần? + 12 giờ so với 4 giờ thì gấp mấy lần? + Vậy khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần? - GV chốt ý sgk. b, Bài toán: - GV đính đề bài toán lên bảng. - Gợi ý để HS tìm ra 2 cách giải: Rút về đơn vị và tìm tỉ số. - Lưu ý: khi giải bài toán này, chỉ cần chọn một trong 2 cách thích hợp để trình bày bài giải. (1p) (15p) - Ghi kết quả vào bảng kẻ sẵn . Thời gian đi 1giờ 2giờ 3giờ Q đường đi được 4km 8km 12km + …….gấp 3 lần . +…… gấp 3 lần . +…… quãng đường đi được gấp lên 3 lần . * Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần * cách1: “Rút về đơn vị” Bài giải Trong 1giờ ô tô đi được là: 90 : 2 = 45 (km) Trong 4giờ ô tô đi được là: 45 × 4 = 180 (km) Đáp số: 180 (km) * cách2: “Tìm tỉ số” Bài giải 4giờ gấp 2giờ số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) 78 Hoạt động3: Luyện tập thực hành - GV gợi ý HS giải bằng cách rút về đơn vị . - HS tự làm bài và chữa bài Nêu yêu cầu bài toán - Gợi ý HS tìm cách giải (có thể giải theo 2 cách). - 2 HS lên bảng mỗi em giải một cách - Cả lớp làm bài vào vở - GV theo dõi và cùng HS chữa bài. Bài 3: tóm tắt bài toán : a, 1000 người tăng: 21người 4000 người tăng: …người? b, 1000 người tăng: 15 người 4000 người tăng: … người? - HS tự giải vở kết hợp1HS lên giải. - GV chữa và chấm bài HS (20p) Trong 4giờ ô tô đi được là: 90 × 2 = 180 (km) Đáp số: 180 (km) Bài 1: + Tìm tiền mua 1 m vải 80000 : 5 = 16000 (đồng) + Tìm số tiền mua 7 m vải loại đó 16000 × 7 = 112000 (đồng) Bài 2: C1 Bài giải 12 ngày đội đó trồng được số cây là: 1200 : 3 × 12 = 4800 (cây) Đáp số: 4800 cây C2 Bài giải Mỗi ngày đội đó trồng được số cây là: 1200 : 3 = 400 (cây) 12 ngày đội đó trồng được số cây là: 400 × 12 = 4800 (cây) Đáp số: 4800 cây Bài 3: Chẳng hạn: a, 4000 người gấp 1000 người số lần là: 4000 : 1000 = 4 (lần) Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm là: 21 × 4 = 84 (người) b) Tương tự phần a. 4. Củng cố: (2p) GV nhấn mạnh nội dung ôn tập về giải toán 5. Dặn dò: (1p) HS về nhà làm bài ở VBT Tập đọc Tiết7 NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY(Trang 36) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa-da-cô, xa-xa-ki,,,) Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng từ ngữ miêu tả hậu quả của chiến tranh hạt nhân, khát vọng của những cô bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu niên. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới . 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dâu câu, giữa các cụm từ. 3. Thái độ: Yêu hoà bình, ghét chiến tranh. II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc diễn cảm III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra: 2 HS đọc phân vai vở kịch: Lòng dân (5p) 3. Bài mới: 79 Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2: Luyện đọc - 1HS khá, giỏi đọc bài - GV chia đoạn: - Giải nghĩa từ khó SGK. - HS nối tiếp đọc bài - Đọc theo cặp - GV: đọc mẫu Hoạt động3: Tìm hiểu bài - HS: đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? + Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ? + Các bạn nhỏ làm gì để bày tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô? + Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình ? + Nếu được đứng trước tượng đài em nói gì với Xa-da-cô? + Nội dung chính của bài là gì? Hoạt động3: Luyện đọc diễn cảm - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 3. - HS chú ý nghe và luyện đọc - Thi đọc diễn cảm (1p) (10p) (9p) (6p) Đoạn 1: Mĩ ném bom… Nhật Bản. Đoạn 2: Hậu quả …đã gây ra. Đoạn3: Khát vọng sống…Xa-xa-cô. Đoạn 4: Ước vọng hoà bình của HS + Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. - ……bằng cách ngày ngày gấp sếu. Vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ 1 nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh . + Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu gửi tới cho xa-da-cô. - Khi Xa- da- cô chết các bạn nguyện góp tiền XD đài tưởng niệm nhớ nạn nhân đã bị bom nguyên tử giết hại… - Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết và tôi cùng mọi người đấu tranh xoá bỏ vũ khí hạt nhân * Nội dung: Tố cáo tội ác của c/t hạt nhân , nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới. 4. Củng cố: (2p) Nêu lại nội dung bài (Tố cáo tội ác của trên toàn thế giới) 5. Dặn dò: (1p) Về nhà luyện đọc và kể cho mọi người nghe câu chuyện. Khoa học Tiết 7 TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ (Trang16) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nêu được điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. 2. Kĩ năng: Xác định bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Phiếu bài tập HĐ2 III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: (1p) 80 2. Kiểm tra: Ở tuổi dậy thì ta cân lưu ý điều gì? (Vệ sinh thân thể sạch sẽ không lành mạnh) (5p) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2: Làm việc với SGK - HS đọc các thông tin trang 16,17 - Phát phiếu bài tập. - HS làm việc theo nhóm, thư ký ghi biên bản thảo luận - Các nhóm treo sản phẩm, bào cáo. - Nhóm khác bổ sung ý. - GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng Hoạt động3: Trò chơi: “Ai? họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời”. - Chia 3 nhóm, mỗi nhóm 4 ảnh + Xác định người ở trong ảnh ở giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của giai đoạn đó + Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? - Các nhóm làm việc theo sự HD của GV. - Các nhóm cử người lần lượt trình bày. - GV: nhận xét hoạt độnh của các nhóm. (1p) (14p) (10p) + Kết quả phiếu bài tập: Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên Chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, ở tuổi này.Sự phát triển mạnh về thể chất Tuổi trưởng thành Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển … Tuổi già ở tuổi nàỳ cơ thể suy yếu dần - VD: Người trong ảnh này là ông tôi, ông năm nay 75 tuổi ông ở giai đoạn tuổi già, ông không được khoẻ như trước nữa + Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay là ở vào tuổi dậy thì … 4. Củng cố: (3p) Nêu đặc điểm nổi bật của tuổi vị thầnh niên? (Chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn ) 5. Dặn dò: (1p) Về học bài và chuẩn bị bài sau Kĩ thuật Tiết 5 THÊU DẤU NHÂN (Tiết 2 (trang20) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết: cách thêu dấu nhân(dấu x). 2. Kĩ năng: Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. 3. Thái độ: Yêu thích và tự hào với sản phẩm làm được. II. Đồ dùng dạy học Bộ dụng cụ cắt thêu lớp 5 III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra: Đồ dùng (2p) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2: HS thực hành. - HS nhắc lại các thao tác kĩ thuật của tiết trước(GV có thể ghi lại quy trình thực hiện lên bảng) - GV nhận xét và hệ thống lại cách (1p) (20p) - Quy trình thực hiện. + Bắt đầu thêu:(Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ hai phía 81 thực hiện theo một quy trình nhất định. - GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1và nhận xét. - Gọi HS nhắc lại yêu cầu thực hành và thời gian hoàn thành sản phẩm. - Quan sát uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật. Hoạt động3: Đánh giá sản phẩm. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Yêu cầu HS nhắc lại cách đánh giá sản phẩm. - Cử 2-3 HS lên đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu. - GV nhận xét đánh giá sản phẩm theo 3 mức. (7p) bên phải đờng dấu). + Thêu mũi thứ nhất. + Thêu mũi thứ hai. + Thêu các mũi tiếp theo. + Kết thúc đường thêu. - HS thao tác đúng kĩ thuật đẹp có sáng tạo đánh giá (A + ). - Hoàn thành(A) - Chưa hoàn thành(B). 4. Củng cố: .(3p) Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành 5. Dặn dò: (1p) Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. * Rút kinh nghiệm sau ngày dạy Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012 Tập đọc Tiết 8 BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT (Trang 41) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Đọc diễn cảm trôi chảy bài thơ. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh bảo vệ cuộc sống bình yên và bình đẳng giữa các dân tộc. 2. Kĩ năng: Thuộc lòng bài thơ . 3. Thái độ: Yêu hoà bình II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết nội dung chính của bài III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra: (5p) HS đọc bài những con sếu … 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2: Luyện đọc . - 1HS khá giỏi đọc toàn bộ bài. - HS nối nhau đọc (mỗi tốp 3 em) . - Luyện đọc theo cặp . + GV chú ý sửa lỗi cho HS về cách đọc . (1p) (10p) 82 + GV đọc diễn cảm toàn bài . Hoạt động3: Tìm hiểu bài - HS đọc thầm từng khổ thơ. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + CH: Hình ảnh trái đất có gì đẹp ? + CH: Em hiểu 2 câu cuối khổ thơ 2 nói gì? + CH: Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ? + CH: Bài thơ muốn nói lên điều gì ? Hoạt động4: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. - HS đọc diễn cảm theo cặp. - Thi đọc diễn cảm toàn bài. - HS: đọc thuộc lòng bài thơ. (8p) (6p) - Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển. - Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý, cũng thơm. Cũng như trẻ em trên thế giới dù khác nhau màu da - Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử … * Nội dung: Trái đất là của tất cả trẻ em dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng, đều là của quý trên trái đất. Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi. 4. Củng cố: (3p) GV chốt ND bài (vài HS nhắc lại ND) 5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn bài kĩ và chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 17 LUYỆN TẬP (Trang19) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ. 2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập 3. Thái độ: Ham học toán II. Đồ dùng dạy học Bảng nhóm III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra: (3p) Kiểm tra VBT 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2: Luyện tập - HS biết tóm tắt bài toán rồi giải. (Giải theo cách rút về đơn vị) - 1 HS đọc y/c, cả lớp đọc thầm bài - 1 HS lên giải, lớp làm vở nháp. (1p) (20p) Bài 1: Tóm tắt: 12 quyển: 24000 đồng 30 quyển: …đồng ? 83 - Chữa bài chung. - GV nhận xét bài. Nhóm đôi - 1 HS đọc y/c, cả lớp đọc thầm bài - HS tự làm bài - 1 HS lên giải, lớp làm vở + 2 tá bút là 24 bút chì. - HS đọc đề toán, tóm tắt rồi giải - Giải tương tự bài1(rút về đơn vị) - GV chữa bài và chấm điểm: - HS đọc y/c và tóm tắt bài toán. - HS chọn cách giải thích hợp . - Cả lớp giải bài vào vở. + GV cùng HS chữa bài. 6p Bài giải Giá tiền 1 quyển vở là: 24000 : 12 = 2000 (đồng) Số tiền mua 30 quyển vở là: 2000 × 30 = 60 000 (đồng) Đáp số: 60 000 đồng. Bài 2: Bài giải - 24 bút chì gấp 8 bút chì số lần là: 24 : 8 = 3 (lần) - 8 bút chì phải trả số tiền là: 30 000 : 3 = 10 000 (đồng) Đáp số: 10 000 đồng Bài 3: Bài giải Một ô tô chở được số HS là: 120 : 3 = 40 (HS) Để chở 160 HS cần dùng số ô tô là: 160 : 40 = 4 (ô tô) Đáp số: 4 ô tô Bài 4: Một ngày được trả số tiền là: 72000 : 2 = 36000 (đồng) 5 ngày được trả số tiền là: 36000 × 5 = 180 000 (đồng) Đáp số: 180 000 đồng 4. Củng cố: (2p) GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: (1p) HS về nhà làm lại các bài vào vở. Thể dục Tiết 7 Bài 7. ĐHĐN –TRÒ CHƠI HOÀNG ANH HOÀNG YẾN I. Mục tiêu. - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác ĐHĐN ; cách chào và xin phép ra vào lớp, tập hợp hang dọc dóng hàng điểm số, đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải , trái, đằng sau. Yêu cầu thuần thục động tác thực hiện nhanh nhẹn khẩn trương đúng động tác - trò chơi bỏ khăn. Yêu cầu chơi đúng luật , hứng thú trong khi chơi II. Đồ dùng dạy học - Sân thể dục, còi , trang phục gon gàng theo quy định . III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung 1. Mở đầu 7 phút - Nhận lớp * 84 - Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học ******** ******** - Khởi động: Đội hình nhận lớp + Học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , … + Thực hiện bài thể dục phát triển chung . 2 × 8 nhịp Đội hình khởi động cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự 2. Cơ bản 18-20 phút - Ôn ĐHĐN + ôn cách chào và báo cáo… + tập hợp hàng dọc dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , nghỉ, quay phải trái , đằng sau… 7 phút Học sinh luyện tập theo tổ(nhóm) GV nhận xét sửa sai cho h\s Cho các tổ thi đua biểu diễn * ******** ******** ******** - trò chơi vân động - chơi trò chơi hoàng anh hoàng yến 4-6 phút GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi h\s thực hiện 3. Kết thúc. - Tập chung lớp thả lỏng. - Nhận xét đánh giá buổi tập - Hướng dãn học sinh tập luyện ở nhà 5-7 phút * ********* ********* Luyện từ và câu Tiết 7 TỪ TRÁI NGHĨA (Trang38) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa. 2. Kĩ năng: Biết tìm từ trái nghĩa và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa . 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết nội dung phần ghi nhớ III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra: (4p) Đọc đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật 3. Bài mới: 85 Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2: Nhận xét: - HS đọc y/c bài tập 1 + Từ nào là từ in đậm? - HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện từng nhóm báo cáo . + Cả lớp và GV nhận xét chốt lại . - HS đọc y/c bài tập. - HS trao đổi, báo cáo kết quả. - GV nhận xét chốt lại. - HS đọc y/c bài tập. - HS trao đổi, báo cáo kết quả. - GV nhận xét chốt lại. + 2-3 HS nêu ghi nhớ (SGK) Hoạt động4: Luyện tập - HS đọc y/c bài 1. - 4 HS lên bảng làm mỗi em gạch chân cặp từ trái nghĩa. - GV theo dõi HS làm bài và nhận xét. - HS đọc y/c bài 1, làm bài vào vở (1p) (12p) (14p) Bài 1. So sánh nghĩa của các từ in đậm: - Từ in đậm là: phi nghĩa, chính nghĩa + Phi nghĩa: Trái với đạo lý. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ + Chính nghĩa: Hợp với đạo lý. Chiến đấu vì chính nghĩa là c/đ vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại cái áp bức * Vậy : Chính nghĩa và phi nghĩa là 2 từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là từ trái nghĩa. Bài 2. Tìm từ trái nghĩa với nhau - Từ trái nghĩa: Sống/ chết Vinh/ nhục + vinh: được kính trọng, đánh giá cao. + nhục: xấu hổ vì bị khinh bỉ. Bài 3: - Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam * Ghi nhớ: + Từ trái nghĩa là tư có nghĩa trái ngược nhau. + Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trang thái, đối lập nhau. Bài 1: Tìm những cập từ trài nghĩa + Cặp từ trái nghĩa là: - Đục/trong - Đen/sáng - Rách/lành, dở/hay Bài 2: Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm Lời giải: a, hẹp /rộng b, xấu /đẹp c, trên /dưới Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ 86 - Đọc y/c bài 3, trao đổi rồi thi tiếp sức - HS nêu các từ trái nghĩa tìm được - GV ghi từ ngữ HS tìm được lên bảng - Nhận xét chốt lại ý đúng. - Đặt câu, câu có chứa từ trái nghĩa. - HS đọc y/c bài 4 - Mỗi HS đặt 2 câu ra nháp. - HS nêu câu của mình. - GV nhận xét sửa câu cho HS. Các từ trái nghĩa: a, Hòa bình/chiến tranh, xung đột. b, Thương yêu / căm ghét, căm giận, căm thù, thù ghét c, Đoàn kết/chia rẽ d, Giữ gìn/phá hại Bài 4: Đặt câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa - Câu chứa 1 từ trái nghĩa: Ông thương yêu tất cả các cháu. Ông chẳng ghét bỏ đứa nào. - Câu có cả cặp từ trái nghĩa: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết . 4. Củng cố: (1p) GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn bài học thuộc phần ghi nhớ. Lịch sử Tiết 4 XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX (Trang38) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Học xong bài HS biết. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nền kinh tế, xã hội ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa Pháp. 2. Kĩ năng: Nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi đồng thời xã hội cũng thay đổi). 3. Thái độ: Han học hỏi và tìn hiểu lịch sử. II. Đồ dùng dạy học Hình minh họa trong sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2. Kiểm tra: (3p) Ý nghĩa diễn ra cuộc phản công ở kinh thành Huế? (Năm1885, sau cuộc phản công gọi là phong trào cần vương) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2: Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX Đầu thế kỷ XX. - HS đọc sgk và quan sát hình. - Trao đổi theo cặp. + Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế VN có những ngành nào là chủ yếu? + Thực dân Pháp đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nhân dân ta? (1p) (12p) - Trước khi thực dân Pháp xâm lược VN dựa vào nông nghiệp là chủ yếu tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển một số ngành như: dệt, gốm, đúc đồng - … chúng khai thác khoáng sản ở nước ta: than, thiếc, bạc, vàng … 87 . được số mét mương là: 35 × 3 = 1 05 (m) Đáp số: 105m Bài 4: Bài giải Số gạo xe tải đó chở được là: 50 × 300 = 150 00 (kg) Số bao gạo xe tải đó chở được là: 150 00 : 75 = 200 (bao) Đáp số:. Bài giải 3000 đồng gấp 150 0 đồng số lần là: 3000 : 150 0 = 2 (lần) Nếu mua vở với giá 150 0 đồng 1 quyển thì mua được số quyển vở là: 25 × 2 = 50 (quyển) Đáp số: 50 quyển Bài 2: Bài giải Tổng. trong 5 ngày cần số người là: 70 : 5 = 14 (người) Đáp số: 14 người Bài 2: Bài giải Một người ăn hết số gạo trong thời gian là: 20 × 120 = 2400 (ngày) 150 người ăn hết số gạo trong thời gian

Ngày đăng: 28/01/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w