Tài liệu bội dưỡng HSG môn Địa lý

41 926 5
Tài liệu bội dưỡng HSG môn Địa lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TX SÔNG CẦU MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9 CẤP THCS I. PHẦN MỞ ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII và IX Đảng ta đều xác định và nhấn mạnh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng tạo sự chuyển biến toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”. Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục - đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, để hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Vì thế muốn hiện đại hóa nền kinh tế, trước hết cần những con người có kiến thức vững vàng thì mới có năng lực sáng tạo, linh hoạt trong mọi công việc mà đội ngũ học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở chính là nguồn cung cấp cho đất nước những công dân tài đức trong tương lai. Vậy làm thế nào để khai thác hết tiềm năng trong mỗi con người và xây dựng đội ngũ học sinh giỏi cho các bộ môn. Đó chính là nhiệm vụ và tâm huyết của mỗi giáo viên nào cũng đều suy nghĩ. Ngoài giảng dạy, truyền thụ những kiến thức cơ bản phổ thông, toàn diện cho học sinh, người giáo viên còn phải có năng lực đào tạo mũi nhọn, tìm kiếm, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong phạm vi môn mình phụ trách. Việc làm ấy có ý nghĩa thiết thực trong chiến lược phát triển con người mà Đảng ta đang quan tâm và chỉ đạo thực hiện ngày nay. Do đó công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ then chốt trong nhà trường, vì kết quả học sinh giỏi hàng năm là một trong những tiêu chí để xét thi đua và tạo danh tiếng cho trường, là thành quả tạo niềm tin với phụ huynh. Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin báo cáo tham luận một số "Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí 9 " để đưa ra những ý tưởng và việc làm cụ thể mà đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS 1. Những thuận lợi: * Về nhận thức: Ban lãnh đạo nhà trường rất chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đây là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục. Hầu hết cha mẹ học sinh luôn có ý thức muốn con mình học giỏi, nên cũng tạo điều kiện cho con em học tập để tham gia kì thi học sinh giỏi các cấp. * Về đội ngũ giáo viên: Hầu hết được đào tạo chính quy chuẩn hoá đội ngũ, có lòng yêu nghề mến trẻ, say mê với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tâm huyết với nghề. Đội ngũ được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn có ý thức cập nhật kiến thức mới để nâng cao trình độ. * Về học sinh: Nhiều em cố gắng chăm học, vượt khó vươn lên và đạt kết quả cao trong học tập. * Về chế độ đối với giáo viên và học sinh giỏi. Hàng năm Ban giám hiệu trường, Hội phụ huynh học sinh và Hội khuyến học xã đều có những phần thưởng để khuyến khích những giáo viên bồi dưỡng và học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi các cấp. Để tạo điều kiện giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh có chất lượng cao và luôn nhiệt tình công tác, say mê tìm tòi phát triển, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. * Về cơ sở vật chất: - Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 2. Những tồn tại và khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. * Về nhận thức: - Do nhận thức của một số phụ huynh đã định hướng con mình học các môn tự nhiên, để sau này tìm được nhiều ngành kinh tế cho tương lai. Do đó việc chọn học sinh giỏi môn Địa lí còn nhiều bất cập. * Về đội ngũ giáo viên: - Hầu hết giáo viên còn trẻ, số năm công tác chưa nhiều, kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít. - Một số giáo viên chưa thật sự nhiệt tình công tác bồi dưỡng đào tạo học sinh giỏi, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn. - Thời gian đầu tư cho bồi dưỡng học sinh giỏi còn mang tính chất thời vụ. * Về học sinh: Đối tượng học sinh khá giỏi cũng không đều, những học sinh có năng khiếu cả về tự nhiên và xã hội thì các em lại không yêu thích và ham mê học Địa lí và ngược lại, có những học sinh rất thích học Địa lí nhưng kiến thức và kĩ năng Địa lí chưa thành thạo, điều này có ảnh hưởng không ít đến chất lượng đội tuyển của bộ môn Địa lí. - Đội tuyển học sinh giỏi được tuyển chọn ở nhiều lớp, nên việc tập trung bồi dưỡng còn trắc trở, vì có lớp học chéo buổi như: Thể dục, sinh hoạt đội… - Học sinh chưa chú trọng môn này, vì coi đây là “môn phụ” chỉ cần học thuộc bài, do đó một số em kĩ năng Địa lí còn nhiều hạn chế. * Về cơ sở vật chất và các điều kiện khác: - Tài liệu tham khảo để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí hầu như chưa có. III. BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 1. Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi. Đối với học sinh thuộc lớp nào, hoặc môn học nào cũng đều có sự phân hóa về trình độ hiểu biết và năng lực học tập. Vì thế việc phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng là việc làm rất cần thiết đối với người giáo viên trong công tác giảng dạy của mình. - Để phát hiện được học sinh giỏi phải qua nhiều năm theo dõi và tiến hành từ lớp đầu cấp học. - Thông qua giờ giảng và học tập trên lớp, bằng những câu hỏi nâng cao và kĩ năng thực hành, kết hợp các bài kiểm tra, nhằm phát hiện đúng đối tượng. - Ngoài năng lực học bài và nhớ kĩ bài học, các em được chọn phải có kiến thức và kĩ năng Địa lí cơ bản như: Kĩ năng tính toán, vẽ, phân tích và nhận xét các loại biểu đồ, bản đồ và sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam một cách thành thạo + Hình thức phát hiện, tuyển chọn: - Thông qua sự giới thiệu của các thầy cô giáo bộ môn, hoặc để học sinh tự giác chọn môn học mà mình yêu thích và có năng khiếu về môn đó. - Thông qua kết quả học tập các năm trước và kết quả các bài kiểm tra học sinh giỏi. - Giáo viên dạy ít nhất 2 khối để nhận biết, lựa chọn học sinh giỏi đúng đối tượng. Tóm lại: Quá trình phát hiện tuyển chọn bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình lâu dài “Có gốc mới có ngọn” nên tuy chỉ thi học sinh giỏi với khối 9 nhưng người giáo viên bộ môn phải có tầm nhìn chiến lược, từ xa để có kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu cấp học thì kết quả học sinh giỏi mới cao. 2. Tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi. - Giáo viên tiến hành bồi dưỡng theo kế hoạch của nhà trường, trên cơ sở đó giáo viên chủ động thời gian bồi dưỡng theo từng chủ đề. - Giáo viên biên soạn nội dung giảng dạy theo từng chủ đề, phù hợp với thời gian bồi dưỡng theo kế hoạch. - Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cần phải kiểm tra lại khả năng nhận thức, lưu giữ thông tin Địa lý của học sinh, để nắm bắt những mặt ưu điểm và hạn chế, từ đó có phương pháp bồi dưỡng thích hợp. Đồng thời có kế hoạch phân công học sinh giúp đỡ nhau cùng học tập, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả đồng đội. 3. Chọn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức có lẽ giáo viên nào cũng thực hiện được, nhưng việc bồi dưỡng học sinh giỏi không phải giáo viên nào cũng đảm nhận được, nhà trường xác định đội ngũ giáo viên bồi dưỡng tốt là điều kiện quan trọng hàng đầu, có tính quyết định đến chất lượng học sinh giỏi, Vì vậy đội ngũ giáo viên dạy học sinh giỏi của trường cần đảm bảo các điều kiện sau: - Trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và có tính chất quyết định trong quá trình bồi dưỡng chất lượng học sinh giỏi. - Tinh thần trách nhiệm: Để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có kết quả, người dạy phải có trách nhiệm đối với thành tích học tập của học sinh mình, trách nhiệm đối với sự tin tưởng của cấp lãnh đạo và đồng nghiệp, phải đặt trách nhiệm lên hàng đầu và có tấm lòng hy sinh, không tính toán, luôn xem thành tích của học sinh là niềm vui trong việc giảng dạy của mình. - Nhiệt tình công tác: Giáo viên đảm nhiệm công tác này phải có tâm huyết với nghề nghiệp, lòng say mê nghiên cứu tìm tòi tài liệu để nâng cao chất lượng của học sinh. - Uy tín: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là phần học thêm của học sinh, do vậy các em nhiệt tình theo học, người thầy phải tạo được lòng tin nơi các em, cho các em thấy được việc học bồi dưỡng học sinh giỏi là quyền lợi và là niềm vinh dự của bản thân và được theo học người thầy ấy là niềm tự hào của chúng. Muốn được như thế người thầy phải có uy tín đối với học sinh về chuyên môn và đạo đức. - Kinh nghiệm: Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đòi hỏi giáo viên có nhiều kinh nghiệm để truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kĩ năng Địa lí, phương pháp học và các dạng đề thi đã trải qua nhiều năm giảng dạy và sưu tầm. Bên cạnh đó giáo viên phải tự bồi dưỡng những kiến thức nâng cao và tiếp cận nhiều nguồn kiến thức khác nhau, để cung cấp cho học sinh những kiến thức sâu rộng và hiểu biết hơn để ngày càng có thêm nhiều học sinh giỏi. [...]...4 Thời gian bồi dưỡng - Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là việc dạy ngoài chương trình chính khóa, do đó vấn đề thời gian cũng là một yêu cầu rất quan trọng Kế họach bồi dưỡng phải rải đều trong năm, không nên dạy dồn ở tháng cuối khi thi và phải để người thầy có thời gian sưu tầm, nghiên cứu tài liệu thì kết quả thi học sinh giỏi có khả quan - Cần tăng cường thời gian bồi dưỡng để đảm bảo kế hoạch... năng phân tích số liệu thống kê Việc phân tích và nhận xét bảng số liệu, thông thường được tiến hành như sau: - Đọc tiêu đề của bảng số liệu thống kê để nắm được chủ đề - Nắm các đặc trưng không gian, thời gian của các đại lượng được trình bày trong bảng - Tuyệt đối không bỏ qua số liệu nào bởi vì các số liệu đưa vào bảng thống kê trong đề thi đã được chọn lọc kĩ - Phân tích các số liệu tổng quát trước... các mối quan hệ nhân quả Biết xác lập mối quan hệ giữa các kiến thức Địa lí và nhớ kiến thức một cách lôgic là việc làm hết sức cần thiết trong học tập Địa lí Đối tượng học tập Địa lí là những thể tổng hợp tự nhiên và kinh tế - xã hội Các mối quan hệ trong Địa lí rất phong phú và đa dạng, vì vậy trong quá trình học và ôn tập môn Địa lí cần phải biết cách xác định các mối quan hệ giữa các yếu tố tự... NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 1 KIẾN THỨC Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi dựa theo chương trình trung học cơ sở hiện hành và tính đến thời điểm thi, nhưng cần xác định các đơn vị kiến thức trọng tâm của bộ môn trong từng bài, từng chương, từng khối lớp cụ thể, trên cơ sở đó giáo viên nâng cao kiến thức từng chủ đề Qua theo dõi nhiều năm của các kì thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh môn Địa lí, tôi... số liệu thống kê Trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, câu hỏi yêu cầu phân tích số liệu thường xuất hiện nhiều, do tính chất khó của loại câu hỏi này, đồng thời đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức Địa lí Thông thường đề thi hay gặp phân tích, nhận xét, so sánh số liệu thống kê Vì vậy khi bồi dưỡng, ... bồi dưỡng hợp lí, tránh được những điều khiếm khuyết, đã rèn luyện cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cần thiết, phương pháp học tập đúng đắn Sau khi thực nghiệm, các em hứng thú học môn Địa lí và nhận thức đúng đắn về vị trí, chức năng của một bộ môn văn hóa trong nhà trường, mỗi tiết dạy với sự tham gia hoạt động của học sinh nhiều, khả năng vận dụng cao và có sức hút mạnh nhất trong tất cả các môn. .. tổng số x số % : 100 10 Tính tốc độ tăng trưởng = số thực của năm sau x 100 : số thực của năm gốc (đơn vị %) (năm gốc là năm đầu của bảng số liệu) 10 Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu V KẾT QUẢ Tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí là một vấn đề tôi rất quan tâm trong quá trình dạy học Song bản thân cũng có không ít những điều băn khoăn là làm sao để có nhiều học... nhất, trung bình - Xử lí các số liệu đã cho theo yêu cầu của bài tập (khi cần) - Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét Mỗi nhận xét cần có dẫn chứng để tăng sức thuyết phục - Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp để tìm ra câu trả lời đúng theo yêu cầu đề thi Ví dụ: Cho bảng số liệu: Thu nhập bình quân đầu người... một địa phương cụ thể, từ đó rút ra những nhận xét cần thiết, kĩ năng chồng xếp, đối chiếu các trang bản đồ để trình bày, mô tả tổng hợp về các đối tượng địa lí, tình hình phát triển và phân bố của các hiện tượng, sự vật địa lí Khi sử dụng Atlát Địa lí, hướng dẫn các em nên đi theo trình tự sau: - Tìm hiểu về cấu trúc của Atlát (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao) - Xem bản chú giải ở mặt trước... các sự vật, hiện tượng Địa lí Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat Địa lí thì nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, cơ sở vật chất, thị trường, nguồn lao động không đề cặp đến một cách đầy đủ và hợp lí Kinh nghiệm ôn luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh cho thấy, trong những trường hợp như vậy phải chú ý phân biệt các loại kiến thức có thể khai thác từ Atlát Địa lí, các loại kiến thức . Về cơ sở vật chất và các điều kiện khác: - Tài liệu tham khảo để bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí hầu như chưa có. III. BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 1. Phát hiện và tuyển. mê học Địa lí và ngược lại, có những học sinh rất thích học Địa lí nhưng kiến thức và kĩ năng Địa lí chưa thành thạo, điều này có ảnh hưởng không ít đến chất lượng đội tuyển của bộ môn Địa lí. -. trung bồi dưỡng còn trắc trở, vì có lớp học chéo buổi như: Thể dục, sinh hoạt đội… - Học sinh chưa chú trọng môn này, vì coi đây là môn phụ” chỉ cần học thuộc bài, do đó một số em kĩ năng Địa lí

Ngày đăng: 27/01/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan