Giải thích

Một phần của tài liệu Tài liệu bội dưỡng HSG môn Địa lý (Trang 26)

+ Kinh tế ngày càng phát triển nên thu nhập bình quân đầu người của cả hai vùng có xu hướng tăng.

+ Thu nhập bình quân đầu người của Tây Nguyên thời gian 1999 – 2002 giảm chủ yếu do những biến động về sản xuất và tiêu thụ

sản phẩm cây công nghiệp.

+ Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân cao hơn do trình độ phát triển kinh tế cao hơn.

c. Kĩ năng sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam.

Ngoài những kĩ năng về sử dụng bản đồ nói chung, khi sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam, các em cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng: dựa vào tỉ lệ bản đồ đo tính các biểu đồ (chiều cao của các cột, độ lớn của các hình tròn, tỉ lệ của từng hợp phần trăm…) trên bản đồ để tính sản lượng của một ngành sản xuất ở một địa phương cụ thể, từ đó rút ra những nhận xét cần thiết, kĩ năng chồng xếp, đối chiếu các trang bản đồ để trình bày, mô tả tổng hợp về các đối tượng địa lí, tình hình phát triển và phân bố của các hiện tượng, sự vật địa lí.

Khi sử dụng Atlát Địa lí, hướng dẫn các em nên đi theo trình tự sau: - Tìm hiểu về cấu trúc của Atlát (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao).

- Xem bản chú giải ở mặt trước của trang bìa 1 để biết các kí hiệu thể hiện trên bản đồ và cố gắng nhớ được càng nhiều kí hiệu càng tốt. Điều đó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho quá trình đọc Atlát sau này, tránh việc phải lật đi lật lại bản chú giải khi phân tích bản đồ.

- Tùy theo yêu cầu của từng bài học mà thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

Trong các kì thi học sinh giỏi hiện nay điều có các câu hỏi về kĩ năng sử dụng Alát. Thông thường câu hỏi gắng với Atlát có hai dạng: Dạng thứ nhất dựa vào Atlát trình bày nhận xét. Dạng thứ hai dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học để so sánh và giải thích.

Ví dụ: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang công nghiệp chung) và kiến thức đã học hãy:

a. So sánh sự giống nhau và khác nhau về qui mô và khác nhau về qui mô và cơ cấu của hai trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

b. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? khác nhau đó?

Để trả lời câu hỏi này giáo viên cần hướng dẫn học sinh, (nếu chỉ dựa vào riêng trang Atlát, hoặc riêng kiến thức đã học) để làm bài thì sẽ không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy đủ. Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức Atlát bỏ sót, đặc biệt các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về mặt không gian

lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng Địa lí... Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat Địa lí thì nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên

nhân phát triển, cơ sở vật chất, thị trường, nguồn lao động...không đề cặp đến một cách đầy đủ và hợp lí.

Kinh nghiệm ôn luyện thi học sinh giỏi cấp tỉnh cho thấy, trong

những trường hợp như vậy phải chú ý phân biệt các loại kiến thức có thể khai thác từ Atlát Địa lí, các loại kiến thức không thể hoặc rất khó thể hiện rõ trên Atlát, phải khai thác từ vốn kiến thức đã có của bản thân. Trong mỗi ý trình bày của bài làm, cần kết hợp hai loại kiến thức này với nhau một cách thích hợp.

Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày được các vấn đề sau:

a. So sánh:

* Giống nhau: - Qui mô: Đều có qui mô lớn.

- Cơ cấu ngành: Đa dạng, gồm một số ngành công nghiệp chủ yếu như: luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may, chế biến nông chủ yếu như: luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô…

* Khác nhau: - Qui mô: Thành phố Hồ Chí Minh có qui mô lớn hơn (lớn nhất cả nước). Hà Nội có qui mô nhỏ hơn (đứng thứ hai cả nước).

Một phần của tài liệu Tài liệu bội dưỡng HSG môn Địa lý (Trang 26)