1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Viết bài văn cảm nhận khổ thơ thứ ba trong bài Nhớ rừng của nhà văn Thế Lữ

5 8,5K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 17,26 KB

Nội dung

Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào thơ Mới, Thế Lữ xuất hiện như một vì sao mai sáng lấp lánh. Cho đến ngày nay, tên tuổi nhà thơ Thế Lữ vẫn gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng của ông “Nhớ rừng”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của một chúa sơn lâm trước cảnh đời bị giam cầm bức bách tù túng, nó luôn mơ về những ngày được sống trong cảnh đẹp thơ mộng và bí ẩn của chốn rừng xanh. Thành công nhất và được người đọc yêu thích phải kể đến khổ thơ thứ ba, đoạn thơ tái hiện một bộ tranh từ bình thật đẹp về chốn rừng xưa

Trang 1

Đề: Viết bài văn cảm nhận khổ thơ thứ ba trong bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ

MB: Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào thơ Mới, Thế Lữ xuất hiện như một vì sao mai sáng lấp lánh Cho đến ngày nay, tên tuổi nhà thơ Thế Lữ vẫn gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng của ông “Nhớ rừng” Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của một chúa sơn lâm trước cảnh đời bị giam cầm bức bách tù túng, nó luôn mơ về những ngày được sống trong cảnh đẹp thơ mộng và bí ẩn của chốn rừng xanh Thành công nhất và được người đọc yêu thích phải kể đến khổ thơ thứ ba, đoạn thơ tái hiện một bộ tranh từ bình thật đẹp về chốn rừng xưa:

“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

TB: Bài thơ “Nhớ rừng” đã gắn liền tên tuổi của ông Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, tác giả để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt hay cũng chính là lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy Thế Lữ đưa vào thơ ông những dòng cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ tưa như những dòng nham thạch nóng bỏng luôn chảy tràn trề Nhưng không chỉ dừng ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ

tả cảnh tuyệt mĩ – cảnh rừng xanh trong hồi ức đau thương của một con hổ “nhớ rừng”

Trang 2

Đoạn thơ thứ ba chính là chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt oai phong chốn rừng xanh của con hổ, gieo vào lòng ta những cảm xúc đẹp và tươi mới Đây cũng chính là đoạn thơ tuyệt bút với vẻ đẹp hài hòa lộng lẫy như bộ tranh tứ bình Tác giả quả đúng là một họa sĩ tài ba, ông đã dùng thơ để vẽ tranh Nỗi tiếc nhớ của con hổ hiện lên trong bốn cảnh mà cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ

và thơ mộng với vị trí trung tâm là hình ảnh con hổ uy nghi với sức mạnh của vị chúa tể chế ngự cả thiên nhiên Bằng cách mượn “ Lời một con hổ ở vườn bách thú” làm chiếc chìa khóa, tác giả đã mở ra thế giới nghệ thuật của bài thơ với các câu hỏi tu từ cùng biện pháp điệp cấu trúc vang lên dồn dập để thể hiện sâu sắc tâm trạng tiếc nuối quá khứ - một nỗi buồn đau đáu trong lòng

Bốn cảnh rừng tuyệt mĩ chính là những kỉ niệm đẹp gắn liền với đêm trăng, trong mưa, trong bình minh và trong hoàng hôn Mỗi cảnh đều được thể hiện bằng hai câu thơ: câu thứ nhất tả cảnh rừng và câu thứ hai tả hình ảnh con hổ trên nền khung cảnh thiên nhiên kì vĩ ấy Mở đầu đoạn thơ là bức tranh nhỏ về đêm trăng huyền ảo và thơ mộng:

“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ trong đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như tan chảy trong không gian Ánh trăng đang bao trùm lên vạn vật Dưới trăng, mọi vật như lung linh và huyền ảo hơn Hổ say mời hay say cảnh đẹp? Không, hổ không còn là một mãnh thú nữa mà chú giống như một thi sĩ đang say sưa ngắm cảnh đẹp Trong đêm trăng đứng bên bờ suối càng khiến

ta cảm nhận được hết sắc màu rực rỡ của thiên nhiên Đó là một hình ảnh thật lãng mạn, nó lặng im và tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ Thật lãng mạn và thơ mộng biết bao!

Nếu như hình ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:

“ Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?”

Trang 3

Cơn mưa ngàn dữ dội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới” Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh oai hùng Nó đang lấy cái tĩnh của vị chúa tể để chế ngự cái động dữ dội của rừng già đại ngàn Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường dũng mãnh Nhưng hổ dường như có niềm vui, niềm vui của một vị chúa sơn lâm đang nhìn thấy cảnh giang sơn đổi mới Hổ như một nhà hiền triết đang lặng mình ngẫm nghĩ Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo

ca của cảnh bình minh:

“ Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”

Sau ngày mưa, bầu trời bình minh tươi sáng hơn, chan hòa ánh nắng mai rực rỡ, tưng bừng rộn rã tiếng chim ca như ru giấc ngủ bình yên của chúa sơn lâm Con

hổ càng khẳng định được vị trí của mình Ban đêm, nó thức cùng vũ trụ trăng sao Ngày mưa nó đứng ngắm giang san Lúc vạn vật thức dậy, nó vẫn còn say sưa trong giấc ngủ Hình ảnh của kẻ chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ

có thể chế ngự, chi phối kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được hổ Cảnh vui tươi, rộn rã nhưng quá đỗi yên bình Hổ đang say một giấc ngủ của một bậc đế vương Nhưng có lẽ, dữ dội nhất, mê say nhất vẫn là cảnh rừng lúc hoàng hôn buông xuống:

“ Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?”

Bức tranh rừng dữ dội trong gam màu đỏ, màu đỏ của máu, màu đỏ của ánh mặt trời Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời dần dần lặng xuống sau chân trời Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng đỏ rực dữ dội kia là máu của mặt trời khi đang lịm dần trong cái chết Hổ đang giành lấy quyền lực của mặt trời để cai trị muôn loài, để chiếm lấy riêng phần bí mật của

Trang 4

vũ trụ: “ Chết mảnh mặt trời” là một cách nói mới mẻ và giàu gợi cảm Trước hình ảnh mặt trời đang hấp hối vô cùng yếu ớt thảm hại, tầm vóc chúa sơn lâm càng trở nên kì vĩ như bao gồm cả vũ trụ Hổ chính là một mãnh thú mà không ai có thể chế ngự được Ôi, dữ dội và linh thiêng quá đỗi!

Bốn bức tranh vẽ về hổ trong các phông cảnh và tư thế khác nhau đã khái quát trọn vẹn về một thời oanh liệt của chúa sơn lâm Bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm đầy uất hận, là bốn câu hỏi mà giọng điệu nghẹn ngào, nuối tiếc Tất cả chỉ còn hoài niệm, là nỗi buồn nhớ da diết, quặng đau “ Nào đâu…” là tiếng than ngậm ngùi tiếc nuối mở đầu dòng hoài niệm Đến những câu hỏi tiếp theo: “ đâu…” nuối tiếc đã nhuốm màu đau đớn, thiết tha hơn Xót xa và bi thảm thay! Não nùng và quặng đau đến dường nào Và đặc biệt câu hỏi cuối cùng kéo dài đến

ba dòng thơ đã là lời chất vấn dữ dội tìm về một dĩ vãng huy hoàng Nhưng dĩ vãng có bao giờ trở lại, càng tiếc nuối càng xót đau Giấc mơ huy hoàng cuối cùng khép lại trong tiếng than tràn đầy u uất: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!” Tiếng than hay chính là tiếng gầm kết thúc chất chứa bao tiếc nuối khi hồi tưởng cảnh rừng xưa thể hiện sự ngao ngán chán chường Đó cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ Con người phải sống trong cảnh nô

lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng tiếc nhớ khôn nguôi “thời oanh liệt” của lịch sử dân tộc và khao khát được độc lập tự do, trở lại với “nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa” Thơ của Thế Lữ đã kín đáo nói hộ nỗi niềm của người dân Việt Nam, cũng chính vì vậy mà thơ của ông vừa ra đời đã được công chúng hân hoan đón nhận KB: Không chỉ có thế, đoạn thơ còn hấp dẫn chúng ta ở những giá trị nghệ thuật đặc sắc của nó, những giá trị tiêu biểu cho thơ mới giai đoạn đầu Đoạn thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn với mạch cảm xúc sôi nổi mãnh liệt, trí tưởng tượng phong phú bay bổng Chính những cảm hứng lãng mạn này đã sản sinh ra những hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng, đặc biệt là những chi tiết miêu tả

vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng của núi rừng trên nền đó hình ảnh uy dũng của con

hổ biểu tượng cho người anh hùng thị thất thế sa cơ mang tâm sự đầy bi tráng Khổ thơ khép lại, khép lại những hoài niệm đẹp nhưng mở ra bao cảm xúc xót xa Cho đến hôm nay “ Nhớ rừng” của Thế Lữ, đặc biệt là khổ thơ thứ ba vẫn còn nguyên vẹn sức hấp dẫn người đọc

Ngày đăng: 27/01/2015, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w